Ung thư
29/12/2013 03:36 - Đăng bởi: adminUng thư là một trong những căn bệnh nan y mà thế giới đang phải đối mặt. Trên thế giới hiện có hơn 20 triệu người mắc ung thư và mỗi năm có gần 6 triệu người bệnh bị căn bệnh nan y này cướp đi sinh mạng. Chống chọi với căn bệnh này quả là gian nan, đòi hỏi mỗi người bệnh là 1 chiến sĩ dũng cảm quyết chiến đấu đến cùng trong trận chiến sinh tử. Nếu 1 trong quý vị và các bạn đang đọc chẳng may mắc phải căn bệnh ung thư quái ác này thì xin hãy xem những người mà chúng tôi sẽ nói đến sau đây. Những con người đã cùng “sống”, đối mặt với ung thư và cuối cùng họ đã chiến thắng bệnh tật.
Diễn viên điện ảnh, Đào Ngọc Linh với nhân vật Nhị Muội Tử trong bộ phim “Câu chuyện thành Liễu” năm xưa đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Nhưng nào ai ngờ, vào cái tuổi 60, bà bỗng nhiên mắc phải căn bệnh ung thư quái ác. Nhưng cũng không ai có thể ngờ được, sau 14 năm chống chọi với căn bệnh, Đào Ngọc Linh, đến nay đã 74 tuổi vẫn có thể tiếp tục diễn các vai diễn của mình trên màn ảnh.
Từ năm 1956, sau thành công trong vai diễn Nhị Muội Tử trong bộ phim “Câu chuyện thành Liễu”, sự nghiệp diễn viên của Đào Ngọc Linh cũng đã trải qua 39 năm. Vào 1 ngày của tháng 11 năm 1993, Đào Ngọc Linh vừa qua tuổi 60, trong lúc đang phấn khởi chuẩn bị khởi quay 1 bộ phim, thì được bệnh viện thông báo là kết quả 1 lần kiểm tra trước đây cho thấy Vòm họng của bà có vấn đề. Bác sĩ yêu cầu bà đến bệnh viện để kiểm tra cụ thể.
- bởi vì còn phải nhập viện, nên tôi gọi điện cho đạo diễn bộ phim, nói rằng nhiều nhất là hơn 1 tuần là tôi nhất định sẽ xuất viện.
Nhưng tiếc rằng, tình hình không lạc quan như bà đã tưởng. Một tuần sau đó, bà không những không được xuất viện, mà kết quả kiểm tra phim của bà lại đem đến cho bà những tin tức không tưởng tượng nổi.
- Kết quả là ác tính, là căn bệnh ung thư.
Dòng chữ: Nhật ký thứ 2, Ngày 15/11/1993: Phía sau bên trái hàm trên của vòm họng, bị khối u tuyến nước bọt.
- Tôi không làm sao ngủ nỗi, cứ cảm thấy cả đời tôi hầu như chưa hề làm việc xấu gì mà người ta nói rằng, người tốt thì cả đời sẽ bình an, tại làm sao mà tôi không được bình an thế này.
Đối mặt với căn bệnh ung thư đã giáng xuống Đào Ngọc Linh 1 đòn đau khá mạnh. Cho dù nỗ lực điều chỉnh bản thân, nhưng trong 1 thời gian tương đối dài, tâm trạng của bà rất rối bời.
Dòng chữ: nhật ký chủ nhật, ngày 1/12/1993: Đêm hôm qua, mình ngủ rất ngon. Hôm qua là 1 tháng kể từ khi mình bị phát hiện mắc bệnh, cũng là sinh nhật của mình. Hy vọng mọi đau khổ cùng với thời gian sẽ qua đi
Theo phương pháp chữa trị của Bác sĩ, Đào Ngọc Linh phải nhanh chóng tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u. Nhưng ngay sau khi nghe đến phương án phẫu thuật như thế nào, thì bà không thể nào tiếp nhận phẫu thuật.
- Đem phần mặt của bệnh nhân, từ môi trên này sẽ được cắt mở ra toàn bộ, giở bỏ ra tổ chức mềm, sau đó mới tiến hành cắt khối u được.
Cắt vào phần mặt mới vất bỏ khối u! Bệnh nhân Đào Ngọc Linh vừa mới cân bằng tâm lý, chấp nhận đối mặt với căn bệnh, nay không thể ngờ còn phải đối mặt với ca phẫu thuật khủng khiếp đến thế.
- Tôi sẽ không hủy khuôn mặt đâu. Tôi làm sao có thể nhìn mặt mọi người đây, trong lòng cứ nghĩ là nhất định không được.
Theo yêu cầu của bà Linh, các Bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nhưng thông qua vòm họng để cắt bỏ khối u. Điều may mắn là, ca phẫu thuật thành công ngoài tưởng tượng. Nhưng ca phẫu thuật cũng tạo nên vết thương nghiêm trọng trong vòm miệng. Một thời gian rất dài sau đó, bà không thể nuốt thức ăn, cũng không thể nói chuyện, chỉ có thể dựa vào truyền dich để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thíêt để nuôi dưỡng cơ thể.
Đối với Đào Ngọc Linh, 1 mặt vừa phải đối mặt với khả năng nguy hiểm là có thể mất đi chức năng của miệng, một mặt khác còn phải chấp nhận khả năng sau phẫu thuật các tế bào ung thư phát triển trở lại và di căn.
Dòng chữ:Nhật ký thứ 3, ngày 14/12/1993:cần phải giành lấy mạng sống, không thể ngồi đó đợi chết được. Trong chiến tranh phải học cách đấu tranh. Chiến lược xem thường kẻ địch, chiến thuật trọng thị kẻ địch, bảo vệ bản thân, tiêu diệt kẻ địch.
Nói thì là nói như vậy, nhưng muốn thưc sự “Từ mặt chiến thuật xem trọng kẻ địch” thì cần phải tìm kiếm 1 phương pháp thiết thực, nhưng phương pháp đó ở đâu?
- Tôi nghĩ trong lòng, nếu anh ở trong nhà muốn phát bệnh thì có bệnh, ở nhà chờ chết thì sẽ được chết, chi bằng đi ra ngoài tham gia các hoạt động, muốn ra sao thì ra.
Thế là, Bà linh, sau phẫu thuật phải tiếp tục hóa trị đã bắt đầu cuộc chiến chống bệnh ung thư của mình như thế.
- Chỉ cần không phải là thời gian đi chữa bệnh thì tôi đều đi tập thể dục từ 6 đến 7 tiếng đồng hồ.
Đào Ngọc Linh tập thể dục chủ yếu là đi bộ vận động, rèn luyện thân thể. Môn vận động này có ích cho việc hồi phục khí lực. Sự nổ lực tập luyện mỗi ngày của bà Linh được thực hiện rất kiên trì, tuy nhiên cứ sau mỗi lần hoá trị đã làm cho cơ thể của Đào Ngọc Linh bị suy kiệt nghiêm trọng.
Nhưng cũng chính vào lúc đó, diễn viên Đào Ngọc Linh nhận được lời mời đóng vai diễn trong bộ phim “Trường thiếu niên pháo binh”.
- lúc đó, tôi chẳng có tí sức lực nào, nhưng chồng tôi khuyên nên đi.
Trong suốt 39 năm theo đuổi sự nghiệp diễn xuất, thì vào lúc này, khát vọng được trở lại sân khấu vẫn luôn thôi thúc, nhưng chỉ là do cơ thể quá yếu nên bà sợ rằng lực bất tòng tâm mà thôi. Tuy nhiên đối với lời mời lần này, bà cũng cảm thấy thử xem.
- Vậy là tôi gọi người nhà đỡ tôi đi, cứ vậy mà cũng tới được cục điện ảnh. Đây là lần đầu tiên tôi tham gia lại hoạt động xã hội kể từ sau khi được phẫu thuật.
Thế là, sau hơn 4 tháng phẫu thuật, tuy cơ thể còn rất yếu nhưng Đào Ngọc Linh đã tham gia vào vai diễn của mình.
- Sau này, khi tôi nhìn thấy Linh thì thấy không hề giống 1 bệnh nhân. Hoàn toàn giống như trước đây. Tôi nói làm thế nào mà lại hồi phục nhanh như thế.
Ngay bản thân Đào Ngọc Linh cũng không ngờ rằng, bà không chỉ có thể hoàn thành xuất sắc vai diễn trong bộ phim “Trường thiếu niên pháo binh” mà sức khoẻ cũng ngày càng tốt lên.
- Không phải là cứ nói ai phải mắc bệnh ung thư, ai không nên mắc bệnh chứ. Vì thế không nên nghĩ quá nhiều. Mắc bệnh thì phải lo đối mặt với sự thật thôi.
Đến nay đã 74 tuổi, trải qua 14 năm chống chọi với bệnh tật. Đào
Ngọc Linh vẫn tiếp tục cống hiến tài năng cho màn bạc.
Diễn viên Đào Ngọc Linh đã dám nhìn thẳng vào căn bệnh ung thư của mình và đồng thời nổ lực không ngừng tìm kiếm phương pháp chống lại căn bệnh nan y này. Cuối cùng cũng đã hồi phục lai sức khoẻ để có thể tiếp tục sự nghiệp cũng như lý tưởng của mình. Dân gian có câu: Không có nỗi buồn nào bằng sự nản chí. Một khi mắc bệnh thì mọi người cần phải đối mặt với nó, tự động viên khích lệ bản thân, có như thế mới có cơ may níu giữ được sinh mệnh. Có lẽ phải những con người cũng mắc căn bệnh ung thư và từng thoát được qua 3 “cửa tử” như Mạnh Dần Sinh mới có thể hiểu nổi.
Năm 1997, ông Sinh bị chẩn đoán là ung thư kết tràng, chỉ trong vòng sau 15 ngày được phẫu thuật cắt bỏ khối u, ông lại phải tiếp tục chịu thêm 3 cuộc phẫu thuật bụng. Ba lần đối mặt với sinh tử, đến nay đã được 10 năm càng có những cảm nhận sâu đậm hơn với căn bệnh ung thư và cuộc sống.
Một ngày vào năm 1997, Mạnh Dần Sinh vừa qua tuổi 50, sự nghiệp đang không ngừng phát triển thì bỗng nghe 1 thông tin choáng váng: ông bị ung thư kết tràng.
- Phản ứng đầu tiên khi tôi nghe thấy là đầu óc trống rỗng, máu nóng cứ trào lên, chân tay bủn rủn.
Lúc đó, Mạnh Dần Sinh cho rằng, mình không còn cách chết bao xa nữa. Để cứu lấy mạng sống, thì phải lập tức làm theo phương pháp của Bác sĩ là mổ bụng để cắt bỏ khối u.
- Tôi nói với con gái, bố không còn sống được bao lâu nữa. Con sắp được đi du học Nhật. Hôm nay, bố có chết thì ngay ngày mai con phải lập tức đi ngay, không được để ý gì đến bố cả. Tiền đồ của con là quan trọng hơn cả.
Ngày 15/ 9, sau khi đã bàn giao xong mọi thứ, Mạnh Dần sinh được đưa vào phòng mỗ. Do khối u phát triển bên trong đường ruột, nên khối u và cả đoạn đường ruột có chứa khối u đều bị cắt bỏ. Ngoài dự đoán của Mạnh Dần Sinh, phẫu thuật xem như là thành công. Nhưng nào ai nghĩ được rằng, 4 ngày sau phẫu thuật, tia hy vọng mới vừa nhóm lên đã bị dập tắt.
- Bắt đầu là có cảm giác trong dạ dày rất khó chịu, căng lên, bụng căng phồng, đánh liên tục. Các bác sĩ gọi đó là bụng ếch.
Mạnh Dần Sinh vô cùng lo lắng, tại sao khối u được cắt bỏ rất thuận lợi mà tại sao bệnh tình lại xấu đi nhanh đến thế?
- Sau đó thực là tiến thoái lưỡng nan, tôi không xì hơi được, đi đại tiện cũng không được, muốn nôn ra mà cũng không nôn nổi, vô cùng khó chịu.
Thực ra bệnh tình của Mạnh Dần Sinh trở nặng không phải do ung thư phát triển hay di căn mà là chứng bệnh xuất hiện sau ca phẫu thuật- Chứng tắc ruột. Đây là do bệnh nhân sau khi phẫu thuật, trong ổ bụng đầy máu, nước mủ và dịch lẫn lộn với nhau, khiến cho thành ruột ở đây xuất hiện sự dính kết với các mức độ khác nhau. Như vậy, những thứ bên trong đường ruột còn có khí thể, bị nén lại không thể thông được, thì nó sẽ áp lực càng lúc càng lớn. Dẫn đến các hiện tượng như nôn mửa, căng bụng, không thể bài tiết khí, không thể đi đại tiện. Nếu không kịp thời giải quyết, những người mắc bệnh bình thường đều có thể nguy hiểm đến tính mạng. Còn như Mạnh Dần Sinh vừa mới phẫu thuật xong, đường ruột đã bị tổn thương thì càng không chịu đựng nổi áp lực và sự mở rộng của của chứng tắc ruột. Lúc đó, cách tốt nhất và nhanh nhất là phải phẫu thuật giải trừ chứng tắc ruột, khôi phục lại sự thông suốt cho ruột
Chứng tắc ruột của Mạnh Dần Sinh càng ngày càng nghiêm trọng, các bác sĩ đề nghị là nhất định là phải tiến hành phẫu thuật lại 1 lần nữa. Nhưng vết thương lần mổ trước còn chưa liền miệng, nay lại mổ ra lại và lại động dao vào vị trí đường ruột cũ thì liệu Mạnh Dần Sinh có chịu nổi hay không?
- Lúc đó tôi cũng bất chấp tất cả, muốn mổ lần 2 thì cứ mổ.
Tháng 9/1997, ca mổ lần hai cho Mạnh Dần Sinh được tiến hành. Các bác sĩ tiến hành xử lý khúc ruột bị tắc cho ông. Sau khi tỉnh lại Mạnh Dần Sinh vui mừng biết mình gặp đại nạn mà không chết.
- Lúc đó, tôi cứ nghĩ cuộc sống tươi đẹp như thế làm sao mà muốn chết được chứ.
Mạnh Dần Sinh hy vọng sức khoẻ mình mau nhanh chóng hồi phục. Sáu ngày đã trôi qua, tất cả đều bình thường. Ông nghĩ rằng mình sẽ nhanh được cho xuất viện về nhà. Nhưng cũng đúng vào buổi sáng của ngày thứ 6 sau ca mổ, ông Sinh lại cảm thấy cơn khó chịu lại tự nhiên kéo đến.
- vừa mở miệng thì bao nhiêu thứ trong dạ dày luôn ra như suối. Sau đó 1 lát lại tiếp tục nôn ra dữ dội. Thật cũng chẳng biết những thứ đó từ đâu ra.
Khối u cũng được cắt bỏ, cơn nguy hiểm của chứng tắc ruột cũng đã giải quyết, tại sao lại xảy ra chuyện này?
- Lúc đó, sau khi nôn xong, tôi không đứng dậy nổi, tôi quỳ bên thành giường, vỗ giường và gào lớn: Ông trời ơi, sao ông không để tôi chết cho rồi.
Các bác sĩ sau khi kiểm tra phát hiện rằng, vốn dĩ là Mạnh Dần Sinh lại xuất hiện chứng tắc ruột, hiện tượng chứng tắc ruột lặp lại như vậy về mặt lâm sàng là rất ít gặp. Các bác sĩ cũng chẳng biết sử trí thế nào.
- Lúc này, chúng tôi sử dụng phương pháp chữa trị bằng phẫu thuật. Chữa trị bằng phẫu thuật ở đây là nói đến việc cắt bỏ đoạn ruột bị tắc hoặc là phải cắt bỏ đoạn ruột này.
Lại tiến hành lần phẫu thuật thứ 3 thì như vậy chỉ trong thời gian có nữa tháng mà Mạnh Dần Sinh phải chịu đựng 3 ca phẫu thuật, lại thực hiện phẫu thuật vào đúng 1 vị trí thì quả là chịu không nổi, bởi sau 2 ca phẫu thuật trước, bệnh nhân đã hoàn toàn kiệt sức.
- Chồng nói với tôi là, trước hết ông ấy xin lỗi tôi, bởi cả đời này tôi theo ông ấy chưa hưởng được sung sướng gì, sau khi ông ấy chết đi thì hãy tìm hạnh phúc khác!
Mặc dù lần phẫu thuật thứ 3 là rất nguy hiểm, nhưng hiện nay nhìn thấy bệnh tình của Mạnh Dần Sinh vẫn đang tiếp tục xấu đi, nếu không có phương pháp khác tốt hơn thì bắt buộc phải phẫu thuật. . Nhưng ngay trước thời điểm mổ, có Bác sĩ đã đề xuất nên dùng thử thuốc đông y.
- Có 1 phương thuốc rất hay dùng chữa căn bệnh tắc ruột, gọi là Thừa Khí Thang. Thừa Khí Thang là phương thuốc nổi tiếng trong “Thương Hàn Luận”, thành phần chủ yếu gồm Hậu Phác, Tích thực, Đại Hoàng, Sufat Natri ngậm nước. . Thang thuốc này sẽ có tác dụng thông ruột.
Nếu uống xong phương thuốc này cũng có tác dụng thì nguy hiểm sẽ càng lớn hơn, Mạnh Dần Sinh vẫn phải tiến hành ca mổ và cắt bỏ đi đoạn ruột bị tắt.
Mạnh Dần Sinh nhanh chóng uống thang thuốc đầu tiên. Một ngày đã trôi qua. Phương pháp này rốt cuộc có cứu được sinh mệnh của Mạnh Dần Sinh?
- Tễ thứ 2 của thang thuốc còn chưa uống xong, nhưng vào sáng sớm hôm đó bỗng thấy ông ấy đã xì hơi được.
Ruột đã có thể bài khí, chứng tỏ đoạn ruột bị tắc đã không còn tắc.
- Chao ôi, tôi cảm giác lúc đó tôi vui mừng quá đổi, vui mừng đến nỗi muốn nhảy múa.
Mạnh Dần Sinh cuối cùng đã may mắn không phải mổ lần 3, cũng là may mắn trải qua 3 cửa ải sinh tử chỉ trong vòng có 15 ngày.
- Tôi xem như có thể sống rồi, sống rồi.
Qua 3 lần nguy hiểm đến tính mạng, tháng 10 năm 1997, Mạnh Dần Sinh xuất viện. Trải nghiệm được thế nào là sống chết, Mạnh Dần Sinh không còn lo sợ căn bệnh ung thư mà từ đó chăm lo luyện tập sức khoẻ hơn. Đến nay, 10 năm đã qua, ông vẫn rất khoẻ mạnh.
Mạnh Dần Sinh chỉ trong vỏn vẹn có 15 ngày ngắn ngủi mà lại nếm thử qua đến 3 lần nguy hiểm tính mạng. Kể từ đó, sự nhận thức về căn bệnh ung thư, về cuộc sống đã có những thay đổi sâu sắc. Căn bệnh ung thư mang đến cho ông ngoài đau đớn và sự dày vò ra, cũng đã biến ông trở nên nghị lực hơn, trầm tư hơn để chiêm nghiệm cuộc sống. Nhưng chúng tôi còn muốn giới thiệu đến 1 người, không chỉ bởi vì ung thư làm thay đổi bản thân, mà còn tự mình quay lại toàn bộ quá trình chống chọi với căn bệnh ung thư như thế nào, chỉ với mục đích đem đến những trải nghiệm của căn bệnh cho tất cả chị em phụ nữ.
Cô ấy chỉ là 1 trong số những người mắc căn bệnh ung thư vú, nhưng cô ấy lại là người đầu tiên trong số họ đã tự mình quay lại toàn bộ sự trải nghiệm của những người mắc bệnh ung thư vú. Và cuối cùng cũng đã hoàn thành bộ phim tư liệu đầu tiên của Trung Quốc về những người mắc căn bệnh ung thư vú.
Dòng chữ: tháng 4 năm 2002, bộ phim khởi quay
Cô ấy là Diệp Đơn Dương, 36 tuổi, ngày 20/4/2002, Đơn Dương đã nhờ thợ cắt tóc cắt cho 1 mình 1 kiểu tóc thật đặc biệt. . . . . . . . Cắt trọc mái tóc của mình. Đồng thời mời bạn của mình đến nhờ quay lại toàn bộ quá trình cắt tóc của mình.
- trước ống kính của tôi, cô ấy từ đầu đến cuối luôn mỉm cười, tôi chỉ cảm thấy chỉ có người cắt tóc là hơi run run.
- Tôi thật sự sợ cô ấy khó chấp nhận, thật sự tôi sợ làm tổn thương cô ấy, vì vậy mỗi khi tôi cắt 1 đoạn tóc, thì tôi đều đặt tay như thế này lên phía trước để che lại với hy vọng có thể khiến cho cô ây ít thấy đi sự khác biệt so với trước kia.
Cũng giống như tất cả những phụ nữ khac, Diệp Đơn Dương cũng yêu thích cái đẹp, cũng đã từng tự hào về mái tóc của mình. Vậy thì tại sao khi muốn cạo trọc tóc của mình lại nhờ người khác quay lại thời khắc này?
Câu chuyện quay về ngày 30/3/2002, ngày hôm đó, Diệp Đơn Dương bị chẩn đoán là mắc căn bệnh ung thư vú, cần phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u.
- Lúc đó trong lòng tôi rất muốn khóc, nhưng thực ra tôi cảm giác là tất cả mọi người khi khóc đều có 1 quán tính, vì vậy mà tôi cố kìm nén không để mình rơi nước mắt.
Bệnh ung thư thường có 2 phương pháp phẫu thuật, 1 là cắt bỏ khối u nhưng vẫn giữ lại ngực, cách 2 là cắt bỏ toàn bộ ngực. Diệp Đơn Dương đã chon lựa cách 1.
Sau khi phẫu thuật, cô được đưa vào nằm chung với các bệnh nhân khác. Những bệnh nhân này ngực đều cắt bỏ hết không còn gì cả, thay vào đó là 2 đường sẹo dài.
- Không có ngực đối với phụ nữ quả thật là sự tổn thương lớn. bất kể là người già hay phụ nữ trẻ bởi ngực là bộ phận đặc biệt của người phụ nữ.
Hình ảnh nhìn thấy đó đã khiến Diệp Đơn Dương cả đêm không ngủ.
- Trước khi tôi mắc bệnh, tôi chẳng hề biết đến căn bệnh ung thư vú. Tôi tin chắc rằng số người biết đến căn bệnh này cũng không nhiều. Đồng thời căn bệnh đặc thù này cũng đem đến cho người phụ nữ mắc phải nó 2 vết thương về cả thể chất và tinh thần. vì vậy tôi đã quyết định quay lại bộ phim này.
Diệp đơn Dương là 1 nhà biên tập điện ảnh, nay lại mắc thêm căn bệnh ung thư vú này thế là đã quyết định quay lại bộ phim về chính mình.
- Tôi muốn phản ánh cuộc sống của những chị em phụ nữ mắc bệnh. Khi vận mệnh sắp đặt cho họ số phận như thế, thì họ nên làm thế nào để đối mặt với nó và bản thân họ sẽ hứng chịu những nổi đau như thế nào.
Dòng chữ: tháng 4/2002, 12 ngày sau phẫu thuật, Diệp Đơn Dương bắt đầu tiến hành hoá liệu. Đúng vào ngày này, cô bắt đầu đối diện với ống kính
- Bàn tay này cũng đã không thể co lại, cử động ngón cái thì đốt ngón tay cái đau không chịu nổi.
Tiến hành hoá liệu là quá trình bắt buộc sau khi phẫu thuật- lại là 1 sự đau đớn khó lòng chấp nhận.
- Sau khi cái ống chích này đi vào cơ thể, tiêm đến huyết quản chỉ có nữa tiếng thôi mà sao đau không chịu nổi.
Tuy bị bệnh tật dày vò, nhưng vì để có thể hoàn thành 1 cách chân thật toàn bộ quá trình mắc bệnh, từ đầu đến cuối cô ấy chưa bỏ dỡ đoạn phim nào.
Nhưng cùng với từng đợt hoá trị liệu, điều lo lắng của Diệp Đơn Dương đã xảy ra
Dòng chữ: Tháng 4/2002. Ngày thứ 14 sau hoá trị
- Nói thật là, trong lòng tôi rất khó chịu. Bất luận là bạn có chuẩn bị tư tưởng tốt đến thế nào đi chăng nữa nhưng vào thời khắc đó cũng khiến người ta khiếp sợ. Không đau tí gì sao?. Không đau, không đau, thật là không đau. Mọi người biết không, tôi sợ nhất là lúc tắm. Tôi vừa đưa tay vuốt tóc là tóc rụng xuống từng nắm. Sau đó, nhà tắm toàn tóc. Nhìn thật đáng sợ.
Một điều khủng khiếp khi hoá liệu là tóc sẽ nhanh chóng rụng hết. Diệp Đơn Dương cũng phải đối mặt với sự thật này.
Để giảm bớt sự đau khổ về mặt tinh thần này, cô đã ra 1 quyết định
Dòng chữ: tháng 4 năm 2002, cảnh quay quá trình cắt tóc.
Mặc dù đã chuẩn bị tâm lý là sẽ cắt trọc mái tóc của mình. Nhưng đúng vào lúc khi toàn bộ mái tóc đã cắt xuống thì Diệp Đơn Dương đã bật khóc.
- Lúc đó, trong lòng cảm thấy rất khó chịu
Nhưng chỉ 1 thoáng sau, Diệp Đơn Dương lại hồi phục lại được bình tĩnh và tự nhiên vốn có của mình.
- có thể ghi lại những chuyển biến tâm trạng, cảm giác của Diệp Đơn Dương là 1 thứ đáng quý. Không chỉ có ý nghĩa với bản thân cô ấy mà còn có ý nghĩa với toàn xã hội.
Dòng chữ: Sau khi kết thúc hoá liệu, Diệp Đơn Dương vẫn tiếp tục ghi lại cuộc sống sau căn bệnh ung thư của mình.
Bộ phim đã này được công chiếu vào năm 2005. Bộ phim đã khiến cho không ít khán giả đã phải bật khóc cho số phận của những người phụ nữ phải đối mặc với căn bệnh ung thư vú quái ác. Nhưng đồng thời cũng khiến cho mọi người cảm phục lòng dũng cảm, tâm thế ung dung đối mặt với căn bệnh nan y của Diệp Đơn Dương. Hy vọng câu chuyện về 3 con người, mắc 3 căn bệnh ung thư nguy hiểm nhưng cuối cùng họ vẫn sống; đã chiến thắng bệnh tật, đấu tranh với số phận để giành lại cuộc sống cho chính mình sẽ là nguồn động lực lớn cho những quý vị không may mắc phải căn bệnh này. Chương mục của chúng tôi xin kết thúc tại đây. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào chuyên mục lần sau.
Bài viết này có 0 bình luận