Bệnh tiểu đường 2
29/12/2013 03:46 - Đăng bởi: adminTrong bài trước chúng tôi đã đề cập đến nguyên nhân và những biểu hiện của căn bệnh tiểu đường. Trong bài này, chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu đến qúy vị và các bạn những vấn đề có liên quan, cách thức kiểm soát và kiểm tra lượng đường trong máu của những bệnh nhân đã mắc căn bệnh tiểu đường. Mời các bạn cùng theo dõi.
Một ngày trong tháng 8 năm 2006, sau 1 ngày làm việc vất vả, đã hơn 4 giờ chiều, ông Hoàng đứng chờ xe buýt về nhà.
- Đợi mãi mà xe không đến, thêm vào đó trong lòng có cảm giác nôn nóng. Trời thì nóng, người chờ đông đúc. Kết quả là xe đến, mọi người chen chúc lên xe. Một lúc sau, tôi bỗng thấy chóng mặt.
- Tôi vội vàng leo lên ghế ngồi và ngồi nghỉ 1 lát. Ái chà, tôi cứ cảm thấy hồi hộp, khó chịu và chóng mặt.
- Hồi tỉnh lại, tôi vội lấy 2 miếng bánh trong túi ra ăn. Ăn xong, cảm thấy khá hơn rất nhiều. Nếu không ăn 2 cái bánh đó, có lẽ không về nhà nổi mất.
Sau sự việc này, ông Hoàng nhớ lại rằng những hiện tượng xảy ra như thế thực ra không phải xảy ra 1, 2 lần.
- Khoảng thời gian gần đây, cứ khoảng 4 đến 5 giờ chiều, vào khoảng giờ ăn cơm thì tôi cứ cảm thấy hồi hộp, khó chịu và chóng mặt, không ăn cái gì đó là không chịu được. Cái cảm giác khó chịu này quả là không chịu đựng nổi. Về sau, tôi hỏi 1 người bạn là bác sĩ. Anh ấy nói tôi có thể là bị hạ đường huyết.
Mới đầu, ông Hoàng cũng cho là mình bị hạ đường huyết. Nhưng những biểu hiện gần đây khiến ông bắt đầu lo lắng phải chăng mình mắc bệnh gì khác? Hôm sau, ông vội đến bệnh viện hữu nghị Nhật - Trung. Xét theo bệnh trạng của ông Hoàng, bác sĩ đã cho tiến hành xét nghiệm lượng đường.
- Lượng đường trong máu lúc đói của bệnh nhân cao hơn 1 chút so với bình thường. Cần phải tiến hành kiểm tra công năng Insulin.
- Như thế nào gọi là công năng Insulin?
- Đợi có kết quả kiểm tra, tôi sẽ giải thích cho ông. Bây giờ, tôi đưa cho ông 1 ít đường glucôza. Ông căn cứ theo yêu cầu của tôi, hãy thử làm cuộc thử nghiệm này.
- Do sự tiến bộ trong các phương pháp xét nghiệm y học, chúng tôi hy vọng sẽ sớm phát hiện bệnh. Cứ giống như ông Hoàng, lượng đường trong máu là 6. 6. Như vậy là vượt qua mức bình thường. Nhưng lại chưa đạt tới đặc trưng tiểu đường. Do đó, đối với những người bệnh này, chúng tôi nhất định cần phải xem, công năng Insulin hiện nay của bệnh nhân là ở giai đoạn nào?
Theo yêu cầu của bác sĩ, ông Hoàng lại thực hiện 1 cuộc kiểm tra lượng đường sau buổi ăn.
- Bác sĩ, hãy xem cho tôi, tôi có bệnh gì?
- Xét nghiệm của ông có vấn đề. Kết quả của đơn xét nghiệm cho thấy, bệnh của ông là tiền tiểu đường.
- Sau khi nghe kết quả xét nghiệm tôi cảm thấy sốc. Trời ơi, tôi nghĩ thầm, bệnh tiểu đường không phải là tương đương với bệnh ung thư mà không chết sao? Tương lai là nó sẽ theo tôi cả đời, trị cũng không trị hết. Tôi phải làm sao đây?
Ông Hoàng nghĩ không phải là giống với hạ đường huyết sao? Tại sao lượng đường trong máu lại có thể cao được chứ? Bác sĩ tại sao lại nói mình mắc tiểu đường được chứ.
- Hạ đường huyết trước buổi ăn của ông Hoàng là như thế này, bởi vì bệnh nhân trước tiên xuất hiện sự không bình thường của mức độ bài tiết insulin, mới khiến cho hạ huyết áp trước buổi ăn. Tình hình này tiến triển tiếp, nếu lượng đường bài tiết lại kém đi thì dẫn tới tiểu đường.
Các bác sĩ giải thích là khi chúng ăn ăn uống, trong cơ thể sẽ lập tức sản sinh lượng insulin tương ứng giúp phân giải chất đường có trong thức ăn. Nhưng lượng insulin sản sinh ra trong cơ thể của ông Hoàng lại không đồng bộ với lúc ăn. 3 đến 4 giờ sau khi ăn, insulin mới có. Nhưng vào lúc đó thì thức ăn ăn vào đã tiêu hoá xong. Lượng insulin dư thừa sẽ khiến người bệnh có biểu hiện của hạ đường huyết. Như vậy nguyên nhân căn bản là do công năng insulin xuất hiện sự khác thường chứ không phải là do đến giờ ăn mà chưa được ăn!
- Tình hình của ông hiện nay được y học gọi với thuật ngữ là : Tiểu đường tiền lâm sàng (IGT). Tiến triển thêm 1 bước là qua bệnh tiểu đường.
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của bệnh tiểu đường, lượng đường khi đói của người khoẻ mạnh phải là từ 3, 9 đến 6, 1mmol/l và nếu khi no lượng đường cũng phải nhỏ hơn 7, 8mmol/l. Còn Nếu vượt qua 7 lúc đói và quá 11, 1mmol lúc no, theo tiêu chuẩn quốc tế trong chẩn đoán tiểu đường người đó đã mắc phải căn bệnh tiểu đường. Tuy nhiên có rất nhiều người lượng đường trong máu của họ lại nằm giữa những con số trên. Như vậy, có nghĩa là lượng đường trong máu trước và sau bữa ăn của họ cao hơn mức bình thường nhưng lại chưa đạt tới tiêu chuẩn của bệnh tiểu đường, y học gọi đó là Tiểu đường tiền lâm sàng hay còn gọi là rối loạn dung nạp đường. Giai đoạn phát căn bệnh chính là giai đoạn quá độ nguy hiểm từ người khoẻ mạnh sang người mắc tiểu đường.
- Bệnh Tiểu đường tiền lâm sàng cũng như 1 chiếc xe chưa khởi động. Nhưng nếu đã đến giai đoạn tiểu đường rồi thì lại giống như chiếc xe đang chạy vậy! Nhưng con đường này là chạy thẳng đến tử vong. Vì vậy ngay từ lúc ban đầu phải dự phòng là rất quan trọng.
Bác sĩ đề nghị ông Đàm hãy luôn mang theo mình 1 ít thức ăn sẵn, để khi gặp phải chứng chóng mặt, hồi hộp thì có thể lấy ra dùng tạm.
- Khi cảm thấy chóng mặt, khó chịu thì lấy ra ăn 1 chút đã giúp tôi có thể tỉnh táo.
Nhưng các bác sĩ cũng nói rằng, một khi đã mắc phải chứng bệnh tiểu đường tiền lâm sàng thì những đồ ăn vặt chỉ có thể tạm thời cứu hoãn chứng chóng mặt, khó chịu. Muốn thực sự tránh mắc căn bệnh tiểu đường thì cần phải khống chế mặt thức ăn, tránh ăn quá nhiều các thức ăn có nhiệt lượng cao.
- Tôi nhìn thấy cơ thể của ông Hoàng vẫn không có biểu hiện lad quá mập. Với tình hình như thế, chúng tôi khuyên ông ấy tốt nhất cả ngày chỉ nên ăn khoảng 5 lạng thức ăn chính. Trong 5 lạng đó, có thể sắp xếp theo tỉ lệ, sáng 1 : trưa 1: tối 1, hoặc là sáng 2: trưa 2: tối 1. Nếu ăn thực phẩm chính như mức đã nói trên thì phải giảm bớt lượng thịt, bình quân mỗi ngày là khoảng 2 lạng thịt, có thể là cá, thịt hay là trứng đều được. Còn cần 1 bịch sữa, khoảng nửa kg rau xanh, và bao gồm cả lượng nước uống cùng với 1 số nguyên tố vi lượng hợp lý.
Chúng ta cũng cần có các vận động phù hợp giúp tiêu hao bớt lượng mỡ thừa trong cơ thể. Mỗi ngày kiên trì vận động nhẹ khoảng 30 phút là rất tốt.
- Các bác sĩ cũng đã nói rồi, mắc phải căn bệnh tiểu đường giống như là 1 chiếc xe mất phanh chạy trên đường vậy. Chẳng phải là sẽ rất nguy hiểm sao? Tình hình tôi bây giờ như xe đã khởi động nhưng chưa chạy mà thôi. Tôi đang nghĩ làm cách nào để xe không chạy lên đường, làm thế nào để khống chế tốt căn bệnh đang có. Tôi rút ra những điều mình sẽ lưu tâm: Một là, “quản lý tốt” cái miệng của mình, hai tập luyện thể thao; và ba không hút thuốc, uống rượu.
Các nghiên cứu đã cho thấy, đa số người mắc tiểu đường tuýp 2 đều do sự chuyển hoá từ tiểu đường tiền lâm sàng mà thành. Chỉ cần sớm phát hiện và kịp thời điều chỉnh về ăn uống cũng như tập luyện là hoàn toàn có thể hồi phục lại bình thường, từ đó mà tránh xa được bệnh tiểu đường. Do đó, tuy không phải là người mắc tiểu đường nhưng quý vị và các bạn cũng cần phải chú ý đến lượng đường của mình, nhất là những người mà trong gia đình có tiền sử bệnh tiểu đường, người béo phì, hoặc người có độ tuổi trên 45, người bị rối loạn mỡ trong máu và người bị cao huyết áp. Nếu hiện tượng hạ đường huyết trước buổi ăn đã xuất hiện quá 2 tháng thì nhất định phải đi khám xem công năng insulin.
Còn bây giờ, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị 1 món ăn thuốc có thể khống chế lượng đường trong máu. Chuẩn bị 50g bột củ nưa, 250g bột bắp, 10g sơn chu du, và cuối cùng 10g Dương sâm.
Trong các nguyên liệu này có lẽ bột củ nưa là thứ khá xa lạ. Vậy cách dùng nó như thế nào?
Hãy nhìn, đây là 10g bột mì, còn đây là 10g bột củ nưa. Chúng ta rót vào mỗi bên 1 ít nước thì sẽ thấy sự khác nhau. Thêm 1 ít nước vào thì bột mì sẽ biến thành dung dịch bột lỏng. Nhưng bột củ nưa lại đang hút nước, không ngừng phình to ra, và rất nhanh sau đó đã biến thành 1 thứ hỗn hợp đặc giống như thạch trắng và nở đầy cả ly. Đây cũng là trạng thái của bột này khi vào cơ thể chúng ta.
- Bản thân củ nưa đã chứa lượng chất xơ vô cùng phong phú. Sau khi ăn vào bên trong người thì lại biến thành chất kết dính. Chất này một mặt giúp bao buộc các chất dinh dưỡng lại, hạn chế các chất dinh dưỡng bị thành tiểu tràng hấp thu nhanh. Đồng thời, nó cũng hình thành bề mặt thành tiểu tràng 1 lớp rất dính, tạo ra bình phong giúp dinh dưỡng hấp thu chậm lại, như vậy tốc độ Hydrat cacbon xâm nhập vào máu cũng giảm lại. Như thế là lượng đường được cân bằng, duy trì hoạt động sinh lý bình thường cho người bệnh.
Cách làm như sau, cho Dương sâm vào bát với lượng nước vừa đủ. Đặt bát vào xửng hấp trong 10 phút. Sau 10 phút, lấy bát chưng Dương sâm ra, để nguội. Nước chưng này được dùng để trộn bột.
- Nước chưng từ dương sâm trong bài thuốc này có thành phần rất tốt. Dương sâm bản thân nó có chứa saponin nhân sâm có tác dụng điều tíêt lượng đường rất tốt. Công dụng này của dương sâm kết hợp với tác dụng điều tiết sự cân bằng lượng đường của bột củ nưa sẽ càng giúp cho nồng độ lượng đường trong máu luôn duy trì ở mức ổn định, cân bằng hoạt động sinh lý bình thường cho người bệnh.
- Mọi thứ chuẩn bị đã xong, chúng ta bắt đầu tiến hành làm bánh. Trộn bột củ nưa và bột ngô chung với nước chưng từ Dương sâm. Sau đó, ngâm sơn chu du với nước cho mềm để làm 25 chiếc bánh. Bánh làm xong, chúng ta gắn thêm trên mỗi bánh 1 hạt Sơn chu du. Sau đó, cho vào xửng hấp, dùng lửa lớn hấp trong 25 phút.
- Bản thân Sơn chu du có tác dụng bổ thận, mà những người mắc bệnh tiểu đường thường thận bị tổn thương. Do đó, bài thuốc này sẽ có thể tích cực dự phòng các biến chứng kèm theo do tổn thương thận gây ra. Tôi còn nhớ có 1 bệnh nhân nam khoảng 45 tuổi. Sau khi bị mắc bệnh tiểu đường, ông đã chữa trị theo phương pháp tây y và lượng đường đã được khống chế rất khả quan, nhưng ông lại xuất hiện chứng tiểu đêm và chứng đau nhức tê mỏi. Ông ấy đã phải nhờ sự giúp đỡ của thuốc đông y. Chúng tôi đã đề nghị ông ấy dùng Sơn chu du. Mỗi lần 8g, pha chung với trà để uống. Sau 1 thời gian chữa trị như thế, bệnh nhân phát hiện mình đã bớt đi tiểu đêm và chứng đau mỏi chân tay cũng đã không còn.
Dòng chữ: Công hiệu: giảm lượng đường
Dòng chữ: Cách dùng: mỗi buổi ăn 1 cái
- Món ăn thuốc này thông qua bột củ nưa có tác dụng hạn chế rất tốt quá trình hấp thu thức ăn, đồng thời còn kết hợp với tác dụng điều tiết lượng đường của Dương sâm đã giúp điều hoà nồng độ lượng đường trong máu của cơ thể người bệnh, phòng chống sự không cân bằng lượng đường trong máu thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bản thân Dương sâm và Sơn chu du có tác dụng tẩm bổ rất tốt. Kết hợp với nhau thì 1 mặt có thể nâng cao sức đề kháng cho những người mắc bệnh tiểu đường, một mặt khác cũng có thể phòng tránh rất tốt những biến chứng kèm theo của bệnh thận mà người bệnh tiểu đường mắc phải. Bên cạnh đó, cảm giác no bụng của bột nưa cũng giúp người bệnh hạn chế ăn uống, như vậy càng khống chế tốt hơn bệnh tiểu đường.
Tiếp tục trong phần món thức ăn thuốc, chúng ta sẽ cùng học cách pha loại nước chữa chứng khát nước hay gặp của người bị bệnh tiểu đường.
Chuẩn bị 30g râu bắp, 30g nữ trinh tử, hoa cúc 6g, cuối cùng 6g lá dâu tươi hoặc 3g lá dâu khô.
Trong nguyên liệu có râu bắp là một thứ thường bị vất đi nhưng lại là 1 vị thuốc.
- Thực ra hiện nay có nhiều nghiên cứu cho thấy, râu bắp có tác dụng tốt trong hạ lượng đường. Đồng thời phát hiện thành phần của râu bắp có chứa gốc alkaloids sinh vật và gốc polyose.
Chúng ta cùng làm 1 thí nghiệm nhỏ. Phân những con chuột thí nghiệm mắc bệnh tiểu đường thành 2 nhóm. Dùng râu bắp luộc lọc lấy nước. Mỗi ngày đều cho 1 trong 2 nhóm chuột thí nghiệm uống nước đó. Sau thời gian 1 tháng, lượng đường trong máu của nhóm không uống nước râu bắp duy trì nguyên trạng thậm chí có con còn tăng cao. Nhưng ngược lại nhóm chuột được uống nước râu bắp thì lại giảm xuống.
- Nghiên cứu chuyên sâu của chúng tôi thấy rằng, trong nước râu bắp hàm lượng gốc polyose rất cao, thậm chí đạt khoảng 4%. Trong thực nghiệm của chúng tôi, phát hiện chất này có tác dụng hạ lượng đường rất tốt.
Bây giờ chúng ta sẽ học cách chế biến thức uống này. Trước tiên, xé nhỏ lá dâu. Sau đó đem hoa cúc, râu bắp và nữ trinh tử đặt vào chung vào trong nồi, nấu cho sôi với lửa vừa. sau đó chuyển sang lửa nhỏ nấu trong 25 phút. Như vậy là chúng ta chế biến xong.
Loại thức uống này có tác dụng thanh phế nhiệt, giúp giải khát. Mỗi ngày có thể thay thế dùng làm nước uống.
- tuy nhiên trong đông y cổ truyền cho rằng râu bắp là 1 vị thuốc lợi nước tiêu độc. Nó giúp lợi tiểu, mà những người tiểu đường cũng đại đa số đều mắc phải chứng đi tiểu nhiều. Đồng thời, đông y cũng cho rằng “âm dịch” bao gồm nước tiểu, mồ hôi đều là phần âm. Nếu lợi tiểu quá nhiều với thời gian dài thì e rằng sẽ làm âm hư.
Vậy phải làm gì mới có thể tránh được kết quả này?
- Chính bởi vậy mà chúng ta phải dùng thêm nữ trinh tử. Nữ trinh tử là vị thuốc bồi bổ phần âm của gan thận, thanh nhiệt giải độc. do đó, vị thuốc này được dùng có thể bổ sung có hiệu quả cùng với râu bắp. Đồng thời, nó có hiệu quả chữa trị trực tiếp đối với bệnh lý hoả bốc âm hư của những người mắc bệnh tiểu đường.
Dòng chữ : Công hiệu : thanh phế nhiệt, giải khát.
Dòng chữ : Cách dùng: thay nước uống hàng ngày.
- Thức uống này đã sử dụng các vị thuốc trong các bài thuốc đông y và trong ẩm thực như râu bắp, nữ trinh tử, lá dâu, hoa cúc. Chủ yếu là dựa vào tác dụng hạ lượng đường của râu bắp, nữ trinh tử, lá dâu để phát huy tác dụng phụ trợ trong chữa trị tiểu đường của thức uống này. Kết hợp cả tác dụng của nữ trinh tử để khống chế tác dụng lợi tiểu của râu bắp. Ngoài ra, nữ trinh tử, lá dâu, hoa cúc đều có tác dụng giúp sáng mắt rất tốt mà mọi người đều biết rằng tổn thương mắt cũng là 1 trong những biến chứng kèm theo của bệnh tiểu đường. Công hiệu sáng mắt của bài thuốc này có thể góp phần phòng trị có hiệu quả bệnh tiểu đường.
Vậy: Thức uống này có tính hàn, nếu đường ruột của quý vị và các bạn không được tốt thì có thể thêm vào 2 đến 3 lát gừng tươi trong lúc chế biến. Tiếp tục bài này, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi tiếp câu chuyện của ông Triệu để thấy rằng việc cân bằng lượng đường trong máu của mỗi người tuy là vô cùng quan trọng nhưng cần phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp để giảm hay tăng lượng đường của mình.
- Lần đầu tiên đi kiểm tra lượng đường, đo lượng đường trong máu trước buổi ăn là 19, 5. Mà nghe mọi người nói bệnh tiểu đường cũng chỉ khoảng 10, 11 hay 12 là cùng. Không ngờ tôi lên đến 19, 5.
- Lượng đường lên đến 19, 5 khiến ông Triệu rất lo lắng.
- Nếu khống chế không tốt sẽ dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Điều này thì tôi đã biết rồi, nào là bệnh tâm huyết quản, huyết áp cao, thậm chí là các vết thương lỡ loét, không liền miệng.
Lượng đường nằm ở mức cao có thể xuất hiện các biến chứng, nên ông Triệu phải chịu áp lực rất lớn. Vì thế, ông đã bắt đầu thử tất cả những gì mà ông cho là có thể giảm lượng đường của mình.
- Sau khi tôi bị tiểu đường, vợ tôi liền bắt tôi ăn bí ngô. Bà ấy mua rất nhiều bí ngô và nói rằng loại thức ăn này tốt cho người bị tiểu đường, ít nhất là cũng có tác dụng với việc giảm lượng đường trong máu.
Để giúp hạ lượng đường trong máu, kể từ đó trong bếp của nhà ông Triệu không khi nào thiếu bí ngô. Nhưng có điều là ông Triệu hầu như ngày nào cũng ăn bí ngô mà lượng đường không hề thấy có dấu hiệu gì là sẽ giảm cả. Mọi người từng nghe nhiều về “thuyết bí ngô giúp giảm đường”, vậy tại sao ông Triệu ăn mà không thấy có hiệu quả.
- bí ngô gồm rất nhiều chủng khác nhau. Lượng đường chứa trong đó cũng không giống nhau. Có 1 số loại bí chứa hàm lượng đường rất thấp. Đối với loại bí này, nếu lấy nó thay thế làm thức ăn chính, thì sẽ giúp hạ đường, như vậy sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nếu bạn sử dụng những loại bí có lượng đường cao, nhưng lại không giảm đi các thức ăn chính thì không những làm giảm lượng đường mà trái lại làm tăng thêm lượng đường.
Thấy không có hiệu quả, ông Triệu đã tìm kiếm trên mạng Internet mà ông được nghe quảng cáo là thuốc đông y chính hiệu, không có tác dụng phụ, không cần phải hạn chế ăn uống, giúp lượng đường không tăng trở lại. Nghe thấy quá hấp dẫn thế là ông Triệu đã mua nó.
- là 1 người bệnh, tôi muốn uống loại thuốc có tác dụng phụ ít, hiệu quả lại cao, tốt nhất là có thể trị dứt bệnh.
Sau khi gọi điện thoại nghe tư vấn xong, ông Triệu đã đặt mua loại thuốc đó. Và việc ông không ngờ tới là, chỉ mới uống thuốc có 1 lần mà lượng đường trong máu đã hạ xuống.
- đo lượng đường trước khi ăn là 2
Tận mắt nhìn thấy lượng đường trong máu hạ 1 cách đột ngột như thế, ông Triệu quả là không dám tin vào mắt mình. Hiệu quả tức thời đó đã khiến ông rất sung sướng. Nhưng tất cả lai chẳng suôn sẻ như thế, vấn đề khác đã xuất hiện. . . . . .
- tôi cảm thấy cơ thể rất mỏi mệt, lên lầu cảm giác thấy khá mất sức, đi lại cũng mệt.
Thấy lượng đường trong máu rõ ràng là đã giảm bớt nhưng tại sao sức khoẻ lại thành thế này? Lẽ nào thuốc có vấn đề?
- Cho đến ngày hôm nay, hiện các loại thuốc đông y vẫn chưa có loại thuốc nào giúp hạ lượng đường trong máu nhanh đến vậy. Có rất nhiều loại thuốc đặc biệt là thuốc điều chế gia truyền, thậm chí có bên trong 1 số sản phẩm bảo vệ sức khoẻ đều có trộn thêm thuốc tây. Những loại thuốc được sản xuất ra như vậy là lừa đảo và thiếu trách nhiệm đối với bệnh nhân. Bởi vì rốt cuộc là anh đã pha thuốc tây gì vào trong đó, đối với các bệnh nhân dùng có phù hợp hay không? Không ai biết, chỉ có tác dụng là hạ lượng đường. Với những bệnh nhân cao tuổi nếu uống loại thuốc này sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết nghiêm trọng do tác dụng của thuốc này quá mạnh. Mà những người lớn tuổi khi bị hạ đường huyết nghiêm trọng thì sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng.
Ông Triệu từ chữa trị bằng bí ngô sang chữa bằng thuốc nhưng không có hiệu quả. Nghe lời khuyên của bạn bè, ông đã tìm đến đông y. Tại đó các bác sĩ sau khi kiểm tra phân tích lưỡi, mạch tượng và các kết quả kiểm tra khác đã kê cho ông các toa thuốc sắc đông y.
- Nữa năm nay tôi vẫn uống đều thuốc này, đến bây giờ có thể nói là đã khống chế khá tốt lượng đường. Lượng đường nhiều nhất mà tôi đo được trước bữa ăn là 6, tiếp theo đó chỉ trong phạm vi từ 3, 5 đến 4, 5.
Thông qua bài này, chúng tôi muốn nhắc nhở đến tất cả quý vị và các bạn là luôn phải chú ý lượng đường của bản thân cho dù bạn là người mắc bệnh tiểu đường hay là người khoẻ mạnh. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ, tập luyện thể thao để phòng chống sự xuất hiện căn bệnh tiểu đường tiền lâm sàng. Đó là cách hữu hiệu giúp bạn tránh xa căn bệnh tiểu đường nguy hiểm.
Bài viết này có 0 bình luận