Ung thư vú

 

Thưa các bạn, có 1 căn bệnh mà trung bình mỗi ngày có khoảng hơn một nghìn phụ nữ trên thế giới tử vong vì nó. Như vậy cũng có nghĩa là bình quân cứ mỗi phút có 1 phụ nữ bị nó cướp đi tính mạng. Vâng, đó chính là căn bệnh ung thư vú. Căn bệnh này đang trở thành sát thủ số 1 cướp đi cuộc sống của những phụ nữ không trừ quốc gia, dân tộc hay lứa tuổi nào. Đối với phụ nữ, bộ ngực là đặc quyền nhưng nó cũng tiềm ẩn căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng không chỉ tới tính mạng mà còn đến cả hạnh phúc gia đình, tình yêu đôi lứa. Nếu bạn không may mắc ung thư vú thì phải làm sao đây? Biết đâu là sự trải nghiệm của 2 người phụ nữ đã mắc phải ung thư vú mà chúng tôi sắp giới thiệu sau đây sẽ giúp quý vị có những bài học tốt trong phòng chống và chữa trị bệnh.

 

7 giờ sáng ngày 8/12/2006, 1 phụ nữ mắc ung thư vú đang từng bước, từng bước rời khỏi thế giới này. Cô ấy mới có 28 tuổi. Cái chết của người phụ nữ trẻ không chỉ khiến cho chúng ta tiếc thương mà còn thể hiện sự tàn khốc của căn bệnh ung thư vú. Nhưng chúng ta cũng sẽ được an ủi phần nào khi cô ấy ra đi với nụ cười trên môi. Bởi tuy căn bệnh quái ác đã cướp đi mạng sống của cô nhưng cuộc sống ngắn ngủi cũng đã mang lại cho cô 1 tình yêu đẹp.

-          “ Những gì tôi nhận được từ những người xung quanh mình là rất nhiều. Vì thế cho dù cuộc sống của tôi không dài nhưng tôi cảm thấy rất đáng sống”

Một ngày vào tháng 10 năm 2000, cơn ác mộng đã ập đến với Mỹ Ngọc, cô sinh viên năm 3 khoa hoá học của trường Đại học Cát Lâm. 1 phát hiện rất vô tình năm đó đã làm rung chuyển cuộc sống vốn yên bình của cô sinh viên 22 tuổi.

-          Sau khi vô tình sờ vào 1 bên ngực thì tôi cảm thấy bên trong hình như có khối u sưng lớn như thế này.

Mỹ Ngọc đã cùng người bạn trai Tiểu Hoàng đi đến bệnh viện để kiểm tra. Chẩn đoán ban đầu của bác sĩ là cô đã bị ung xơ vú lành tính. Đồng thời cho cô tiến hành chụp kiểm tra cắt lớp.

-          Khoảng sau đó 1 tuần, bác sĩ gọi điện cho tôi nói kết quả không được tốt lắm.

Lúc đó, tiểu Hoàng không biết câu “không tốt lắm” của bác sĩ có ý nghĩa gì. Đợi khi đến bệnh viện, anh mới biết rõ rốt cuộc là chuyện gì.

-          Bác sĩ nói cô ấy là bị ung thư. Khi nghe thấy tin đó, tôi quả thật là không thể nghĩ ngợi được gì, đầu óc trống rỗng. Không dám nghĩ tới điều gì, cứ thế mà về nhà.

Một cô gái trẻ chỉ mới có 22 tuổi, đang ở độ tuổi đẹp của cuộc đời, bao nhiêu kiến thức còn chưa cống hiến được gì cho xã hội thì làm sao lại mắc phải căn bệnh ung thư vú đáng sợ này chứ? Điều này đối với Mỹ Ngọc và gia đình không khác gì là đám mây đen u ám. Tất cả những gì Mỹ Ngọc có lúc đó đều trở thành câu hỏi không có lời đáp.

-          Nó còn nhỏ như thế mà đã mắc ung thư. Không ai tin nổi sự thật này.

Nhưng sự thật thì vẫn là sự thật. Do không phát hiện kịp thời nên căn bệnh của Mỹ Ngọc đã đến giai đoạn nghiêm trọng. Vì để có thể cứu tính mạng của cô ấy, các bác sĩ đề nghị tốt nhất là nên cắt bỏ bên ngực bị bệnh của Mỹ Ngọc. Sợ Mỹ Ngọc nhất thời không thể tiếp nhận chuyện này, gia đình và Tiểu Hoàng đã giấu bệnh tình của cô.

-          Kết quả là mọi người đưa tôi đến bệnh viện. Sau đó các bác sĩ, ba tôi và cả Tiểu Hoàng đã cùng nhau thương lượng. Thương lượng xong thì là thế này đây. Tôi giống như người bị lôi lên pháp trường vậy. Cứ thế là tiến hành phẫu thuật cho tôi.

Thưa các bạn, độ tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao thông thường là từ giữa 40 đến 60 tuổi. Trường hợp chỉ mới hơn 20 tuổi như Mỹ Ngọc mà đã mắc ung thư vú là rất hiếm gặp. Điều khiến các bác sĩ thắc mắc là trong gia đình cô không hề có tiền sử mắc bệnh này, vậy thì tại sao chỉ mới ở độ tuổi ấy mà đã mắc phải căn bệnh nguy hiểm này? Không ai có thể nói rõ, nhưng qua trường hợp này cũng đã làm rõ 1 điều là, phụ nữ mắc ung thư vú đang ngày càng có xu thế trẻ hoá.

 

Sau ca phẫu thuật, Mỹ Ngọc dần dần tỉnh lại và lần đầu tiên nhìn thấy vết thương phía trước ngực mình.

-          Tôi cảm thấy thật đáng sợ. Cảm thấy mình như từ thế giới khác đến vậy.

Một người phụ nữ trẻ, chỉ trong 1 đêm bỗng mất đi bên ngực của mình. Mỹ Ngọc thật sự cảm thấy bị sốc nặng. Cô dường như rơi vào tuyệt vọng.

Trong tận đáy lòng của Mỹ Ngọc còn ẩn chứa 1 lo lắng không thể nói ra. Cô sợ Tiểu Hoàng sẽ ruồng bỏ mình, lo sợ tiểu Hoàng sẽ gì khiếm khuyết của mình mà rời bỏ cô. Dù gì thì họ cũng chỉ mới quen nhau 2 năm.

-          là một người đàn ông, đương nhiên hy vọng người bạn gái sau này sẽ trở thành vợ mình phải hoàn mỹ chứ!

Kể từ ngày mất đi 1 phần ngực, Mỹ Ngọc trở nên trầm lặng. Cô luôn quan sát tỉ mĩ từng cử động của Tiểu Hoàng.

-          Tôi sẽ không rời bỏ cô ấy. Chỉ cần nghĩ tới chuyện chia tay với cô ấy là tôi đã không chịu được rồi.

-          Tôi nghĩ anh ấy có 1 trái tim quá nhân hậu mới có thể chấp nhận hình dáng bên ngoài của tôi.

Tiểu Hoàng không rời bỏ cô ấy, sức mạnh của tình yêu đã khiến Mỹ Ngọc dần khắc phục đau khổ về thân thể và những trở ngại về tâm lý. Sau ca phẫu thuật, cô nhanh chóng được xuất viện, bắt đầu trở lại việc học tập và sinh hoạt đã bị gián đoán trong thời gian qua.

-          tôi vẫn cảm thấy rất có niềm tin. Bởi vì tôi nghĩ tôi có thể dựa vào khả năng của bản thân cũng làm cho anh ấy hạnh phúc, khiến cho mọi người hạnh phúc.

Năm 2001, sau khi tốt nghiệp, Tiểu Hoàng và Mỹ Ngọc cùng nhau đến Thiên Tân, và đã tìm được cho mỗi người 1công việc tốt. Một cuộc sống hạnh phúc dường như đã nằm trong tầm tay với.

-          cũng giống như những đôi tình nhân bình thường khác, cũng nghĩ phải kiếm ít tiền sau đó mua nhà, kết hôn.

Nhưng khi họ còn đang mơ về viễn cảnh của tương lai, cùng dệt nên 1 giấc mộng đẹp thì cơ thể của Mỹ Ngọc 1 lần nữa lại có vấn đề.

-          Bề mặt lại nổi lên 1 khối u. Thế là tôi đi khám bác sĩ.

-          Tiến hành kiểm tra hoá nghiệm đã cho thấy, khối u ác tính trước kia lại phát triển ngay ở vị trí cũ.

Cuộc sống hạnh phúc ngắn ngủi lại bị số phận phá vỡ rất vô tình. Mỹ Ngọc lại phải nhập viện.

-          Tuổi trẻ, lại có 1 công việc làm rất tốt. Nếu không bị bệnh thì em tôi sẽ sống rất tốt rồi. Có lẽ cũng có thể tự mua được nhà trong thành phố này rồi. Hai đứa đã có thể có 1 cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Các bác sĩ của bệnh viện ung bướu Thiên Tân đã nhanh chóng tiến hành phẫu thuật cho Mỹ Ngọc. Phẫu thuật rất thành công, toàn bộ khối u phát triển tại chỗ cũ đã được cắt bỏ sạch.

Mọi người đều mừng cho cô, nhưng không ai ngờ được là tai họa lại tiếp tục giáng xuống.

-          Ở vị trí khác lại phát hiện phổi cũng không tốt.

Mặc dù khối u gần ngực của Mỹ Ngọc đã được cắt bỏ triệt để nhưng các bác sĩ lại phát hiện ra 1 sự thật đau lòng khác- các tế bào ung thư đã di căn sang phổi và còn có xu hướng xấu đi.

Để cứu lấy tính mạng của Mỹ Ngọc, các bác sĩ phải đưa ra 1 quyết định đau lòng- cắt buồng trứng.

-          Tôi hỏi bác sĩ rốt cuộc là như thế nào. Sau khi nghe các bác sĩ giải thích cụ thể, tôi đã nói tôi không phẫu thuật đâu.

Do yêu cầu trong chữa trị bệnh, bác sĩ sẽ phải cắt bỏ buồng trứng. Bởi vì buồng trứng là bộ phận bài tiết hóc môn nữ mà sự kích thích của hóc môn nữ là 1 nhân tố rất nguy hiểm của ung thư vú. Mỹ Ngọc mới chỉ có hơn 20 tuổi, là độ tuổi hóc môn nữ được bài tiết sung mãn nhất. Nhưng hóc môn nữ lại đồng thời là chất dinh dưỡng tốt nhất của tế bào ung thư. Vì thế để hạn chế nguồn dinh dưỡng nuôi tế bào ung thư, các bác sĩ buộc phải cắt bỏ buồng trứng.

-          Một cô gái trẻ tuổi bị cắt đi buồng trứng thì tính đàn hồi của làn da sẽ không còn, rất nhanh bị lão hoá, thậm chí mất đi độ bóng. Giọng nói trở nên khàn. Bên cạnh đó phải kể đến tối thiểu là không còn khả năng sinh nở, tính dục cũng không có. Tóm lại những chức năng thông thường của phụ nữ phần nào bị mất đi.

-          Lúc trẻ có thể bạn không muốn làm 1 người mẹ. Nhưng khi tuổi mỗi ngày mỗi lớn nhất là khi bạn mang bệnh tật trong người thì càng cảm thấy cần phải làm mẹ. Vì thế tôi không làm phâủ thuật, nhất định không. Có lẽ về sau tôi còn có chút hy vọng.

-          Cảnh tượng đó tôi không thể nào quên. Khi tôi nói với cô ấy về chuyện đó, cô ấy đã chụp lấy chiếc gối đè lên đầu mà khóc. Tôi cảm thấy lúc đó trong lòng thực sự không thể chịu đựng được.

-          Tôi có thể chấp nhận. Tôi nghĩ chỉ là có 1 đứa con thôi mà. Tôi tin tưởng tôi có thể thuyết phục được cha mẹ tôi. Cha mẹ tôi vẫn luôn ủng hộ tôi và nói tôi nên làm như thế, nên ở bên cạnh cô ấy.

-          Hai đứa chưa kết hôn, cũng không có gì. Xã hội bây giờ phức tạm lắm. Nếu Tiểu Hoàng mà có bỏ em tôi thì chúng tôi cũng không trách móc gì. Nhưng đằng này, Hoàng không làm như thế, vẫn đối xử tốt với em tôi. Chúng tôi rất cảm kích.

Dòng chữ: Được sự khích lệ của Tiểu Hoàng, Mỹ Ngọc đã dũng cảm thực hiện cắt bỏ buồng trứng. . . . .

Dòng chữ: Đối với việc kết hôn

-          Tôi cảm thấy sức khoẻ không tốt lắm, không muốn làm khổ anh ấy. Vì vậy tôi do dự mãi.

-          Cô ấy không đồng ý kết hôn. Tôi hy vọng là bất luận như thế nào thì 2 chúng tôi cũng phải kết hôn. Nếu thật sự đến ngày cô ấy sẽ ra đi thì tôi không muốn mình sẽ ân hận suốt đời và cô ấy sẽ không còn gì phải tiếc nuối.

Dòng chữ: Nguyện vọng lớn nhất

-          Đầu tiên là mong sẽ chữa khỏi bệnh cho cô ấy, những thứ khác tôi không nghĩ nhiều đến. Có thể kết hôn bây giờ thì phải nhanh chóng kết hôn. Đây là việc hiện nay tôi muốn làm nhất.

-          Rất nhiều người đều khen tôi, xung quanh tôi có rất nhiều quan tâm. Mọi người đều nói, sống ngày nào thì hãy đem lại càng nhiều niềm vui cho những người thân yêu. Tôi cảm thấy mọi người nói rất đúng. Bạn không thể chỉ vì bản thân mình được. Mọi người xung quanh đã khổ nhiều vì bệnh căn bệnh nan y của tôi rồi. Vì thế tôi phải đem lại càng nhiều nụ cười cho những người xung quanh, phải đem lại cho gia đình 1 cái gì đó vui tươi. Tôi luôn là nghĩ như thế.

Dòng chữ: Bệnh tình của Mỹ Ngọc ngày mỗi xấu đi.

7 giờ sáng ngày 8 tháng 11 năm 2006, Mỹ Ngọc mỉm cười rời bỏ thế giới.

-          Tôi đã nhận được rất nhiều thứ từ người thân. Vì vậy tôi cảm thấy là dù cuộc sống không dài lâu, nhưng cảm thấy rất đáng sống.

Theo các nghiên cứu thống kê của các nhà khoa học, tỉ suất mắc bệnh ung thư vú trong suốt cuộc đời của 1 phụ nữ là 1 trên 10. Như vậy có thể thấy là căn bệnh ung thư vú sẽ có thể giáng xuống bất kỳ mỗi một người phụ nữ nào. Có những dự phòng và những kiến thức cơ bản để giảm thấp tỉ lệ mắc bệnh đương nhiên là rất may mắn. Nhưng nếu không may mắc phải nó, với tư cách là 1 phụ nữ thì từ nay trở về sau bạn cần phải làm gì? Cuộc sống của bạn vốn đang rất đẹp và bình yên, bỗng nhiên phải đối mặt 1 sự thật oái ăm: nếu không cắt đi bộ ngực thì có thể phải mất đi tính mạng. Nếu là bạn là phụ nữ, bạn phải quyết định như thế nào?

 

-          Tôi có thể là nói đến bây giờ, chồng tôi vẫn chưa được nhìn thấy vết mổ của tôi.

Dòng chữ : Triệu Biến Sinh, mắc ung thư vú.

Năm 1996, trong 1 lần kiểm tra định kỳ, Triệu Biến Sinh bị chẩn đoán mắc phải ung thư vú. Mà lúc đó, đường kính khối u của cô ấy đã 6cm, to bằng 1 quả trứng vịt rồi.

-          Nghe xong kết quả, tôi thấy như trời long đất lỡ vậy.

Sau chẩn đoán hôm đó, bác sĩ quyết định phải phẫu thuật, nhưng lại bị Triệu Biến Sinh kiên quyết từ chối.

-          Tôi đã nhìn thấy ở bệnh viện những người sau khi được phẫu thuật rồi, cơ thể thật xấu xí. Nói thật là, bản tính tôi vốn không chịu nếu làm 1 người tàn tật, khiếm khuyết. Tôi nói tôi nhất định không làm phâủ thuật.

Triệu Biến Sinh không thể nào chấp nhận phẫu thuật cắt bỏ ngực. Lúc ban đầu, cô ấy đều đặt mọi hy vọng vào thuốc. Nhưng đã dùng hơn 1 tháng thuốc mà về cơ bản vẫn không có hiệu quả rõ ràng, khối u vẫn to ra. Các bác sĩ yêu cầu cô phải nhanh tiến hành phẫu thuật nếu không thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu Biến Sinh không có cách nào khác là phải tiến hành phẫu thuật. Việc đầu tiên nghĩ đến là phải giữ nguyên ngực. Phẫu thuật giữ nguyên hình dáng ngực là chỉ tiến hành cắt bỏ cục bộ khối u hoặc phẫu thuật cắt bỏ 1/4 của ngực. Như vậy thì có thể giữ tối đa hình dáng bên ngoài của ngực.

Mặc dù tại những bệnh viện, các bác sĩ khoa ung bướu mỗi ngày đều tiến hành không biết bao nhiêu ca phẫu thuật giữ lại phần ngực, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là loại phẫu thuật này thích hợp với tất cả bệnh nhân mắc ung thư vú.

Muốn tiến hành phẫu thuật giữ nguyên ngực thì phải cần 1 số điều kiện nhất định. Ví dụ như độ to nhỏ của khối u tốt nhất là trong khoảng 2cm, khoảng cách giữa khối u và núm vú không quá gần v. v. . .

-          Con tôi lúc đó mới có 12 tuổi, không thể không có mẹ. Vì con, vì tình mẹ, tôi đã cắn răng đi phẫu thuật.

Vì không muốn cậu con trai còn nhỏ mất đi người mẹ, Triệu Biến Sinh không còn cách nào khác phải phẫu thuật. Sau khi tỉnh lại, việc đầu tiên cô ấy làm là lập tức nhìn xuống khoảng trống phía trước ngực mình.

-          sau khi tỉnh lại vội nhìn lại bản thân, toàn bộ được quấn vải trắng, đã bị lép đi 1 nữa. Tôi không chịu đựng nỗi thế là trùm chăn lại mà khóc.

Từ một người có bộ ngực đầy đặn, nay bây giờ chẳng còn gì chỉ ngoài vết sẹo dài. Hiện thực quá đau lòng khiến Triệu Biến Sinh không thể chấp nhận. Bắt đầu kể từ giây phút bị cắt bỏ đi phần ngực, trong lòng cô Sinh luôn mang nặng mặc cảm.

-          Rất ít khi đi hồ bơi. Có l lần mấy chị em chúng tôi trêu đùa nhau rằng, những người bệnh ung thư vú nếu đi đến những hồ bơi, phòng tắm công cộng sẽ làm cho những nhân viên phục vụ ở đó sợ chạy mất thôi. Đó quả là 1 sự thật rất đau lòng.

Trong suốt thời gian 1 năm sau ca phẫu thuật mà cô Sinh vẫn không thể chấp nhận sự thật là mình đã mất đi phần ngực. Mãi cho đến 1 ngày cô được nghe câu chuyện từ 1 người bạn.

-          Bởi vì cô ấy chỉ cắt đi 1 bên ngực mà thôi. Bất kể hồ bơi lớn nào cô cũng tới, mà còn cố ý để lộ ra phần ngực đã bị phẫu thuật cắt bỏ đi của mình. Cô ấy đi 1 vòng quanh hồ như là để vượt qua thử thách của chính mình.

Trước sự kiên cường và cổ vũ khích lệ mạnh mẽ của người bạn, Triệu Biến Sinh cũng bắt đầu cố gắng khắc phục sự trở ngại về mặt tâm lý, thúc ép bản thân phải đối mặt với sự thật.

Sau ca phẫu thuật, mỗi năm cô ấy đều đi chụp 1 bộ ảnh nghệ thuật. Cô ấy muốn dùng cách này để chứng minh rằng những phụ nữ không có ngực vẫn có thể xinh đẹp.

-          tôi sẽ cho mọi người xem ảnh và bộ đồ bơi tôi đặt may. Còn có ảnh chụp lúc mặc đồ bơi. Đây là bộ đồ bơi đó. Nó không giống với những bộ đồ bơi được bán ở ngoài. Cổ áo cần phải cao, bởi vì sau khi tôi làm xong phẫu thuật, phẫu thuật Bạch huyết xương đòn này xong, phần thịt đã bị cắt hết. Phần vải này sẽ giúp che lại, đồng thời bên trong được thiết kế 1 chiếc túi để có thể nhét ngực giả vào. Sau khi mặc áo này vào thì không ai có thể nhận ra, hoàn toàn giống những phụ nữ bình thường khác. Những gì mà người bình thường được hưởng được thì những phụ nữ như chúng tôi cũng có thể làm được. Nhưng trong sâu xa của đáy lòng, vết thương mãi mãi không lành.

-          Có thể nói với mọi người là đến bây giờ, chồng tôi vẫn chưa được nhìn thấy nơi tôi phẫu thuật. tôi không muốn anh ấy nhìn thấy bởi vì tôi không muốn để anh ấy có ấn tượng không tốt.

Quan hệ tình cảm vợ chồng của Triệu Biến Sinh rất tốt đẹp. Sau khi cô ấy mắc bệnh, sự ủng hộ về kinh tế và tinh thần của người chồng cũng đã an ủi cô ấy rất nhiều. Nhưng làm 1 người phụ nữ, làm 1 người vợ, trong lòng của cô Sinh, ca phẫu thuật luôn là sự ngăn cách giữa 2 vợ chồng.

-          Tôi bây giờ luôn sử dụng ngực giả, hầu như lúc nào đi ngủ tôi cũng không hề cởi nó ra. Tôi không thể phủ nhận là trong lòng tôi vẫn còn cảm thấy trở ngại, thật sự cảm thấy có ngăn cách. Bởi vì tôi cắt bỏ cả 2 bên ngực nên tháo ngực giả đi sẽ rất khó xem.

Khi cô ấy nói những lời này đã là năm 2007, tức là sau phẫu thuật được 11 năm. Hai vết sẹo trước ngực đã lành, nhưng vết thương lòng vẫn đang chảy máu. Triệu Biến Sinh hết lần này đến lần khác từ chối yêu cầu muốn xem vết mổ của chồng.

-          Bởi vì trong số những người đã phẫu thuật cắt bỏ ngực, người thì bị chồng bỏ rơi, có người thì. . . thật đau lòng.

 Sự ảnh hưởng cuả Ung thư vú đến hôn nhân, gia đình, và cuộc sống vợ chồng là sự thật không một người phụ nữ nào muốn đối mặt nhưng cũng không thể nào tránh khỏi.

-          Vì vậy cuối cùng tôi đã nói chồng mình là tôi không muốn cản trở gì anh ấy. Thậm chí tôi còn bảo chồng tôi việc hồi phục là chuyện của tôi, anh ấy có thể đi tìm hạnh phúc mới cho mình. Nhưng anh ấy nói tôi tại sao lại có thể nói những lời như thế, quan hệ giữa vợ chồng là tình thương và trách nhiệm. Tôi đã nghe chồng tôi nói với bác sĩ chữa trị của tôi là, dù một năm anh ấy tốn bao nhiêu tiền cho bệnh viện cũng được, chỉ miễn sao vợ tôi được sống thêm 20 năm. Nghe được câu đó, tôi cảm thấy đủ rồi. . .

Thưa các bạn, tâm sự của 2 phụ nữ trên có lẽ là tâm sự chung trong số hàng triệu người đang mắc phải căn bệnh ung thư vú trên thế giới. Không ai có quyền lựa chọn cho mình cuộc sống, lựa chọn được khoẻ mạnh hay ốm đau. Nhưng khi phải đối mặt với bệnh tật, hơn ai hết họ cần được sự chia sẽ, động viên của người thân và gia đình. 

Bài viết này có 0 bình luận

Viết một bình luận :

4440