Teo nhỏ não bẩm sinh

 

Thưa các bạn, trong bài này lần này, chúng tôi xin giới thiệu chân dung của 1 nữ ca sĩ trẻ. Điều đặc biệt mà chúng tôi muốn nói đến ở đây là cô có1 giọng hát rất hay nhưng không ai có thể biết rằng là trước đây cô đã từng phải đối mặt với nguy cơ không thể thở được. Bên cạnh đó, cô ca sĩ này còn mắc chứng thoái hoá cột sống khiến cô phải suốt đời gắn mình với chiếc xe lăn. Thế nhưng vượt lên tất cả khó khăn và bệnh tật, bằng nổ lực cố gắng tập luyện của mình, cô gái tật nguyền vẫn có thể hát và dành tặng tiếng hát của mình cho những ai yêu âm nhạc.

 

Tháng 9 năm 1999, vào 1 đêm trăng sáng, cô Chung Lệ Quân đang làm tăng ca tại 1 công ty ở Thâm Quyến, bất ngờ có 1 cuộc điện thoại gọi đến khiến cô hoảng hốt.

- Chị giúp việc gọi điện thoại đến khóc và nói với tôi rằng: Chị ơi, không xong rồi, Giai Hoan tự sát rồi.

Trương Giai Hoan là cô con gái 9 tuổi của Chung Lệ Quân. Mấy năm nay, sau khi ly dị với chồng, Chung Lệ Quân cùng cô con gái sống nương tựa vào nhau.

-          Một đứa trẻ mới có 9 tuổi, tại sao lại nghĩ đến chuyện tự sát?

Chung Lệ Quân vội vàng chạy đến bệnh viện, cô ấy thầm biết sự việc hơn 9 năm qua mà mình luôn canh cánh cuối cùng đã xảy ra.

Năm 1991, người chồng cô Quân và cô Quân đã ly hôn, để lại cô ấy đứa con gái mới vừa được 1 tuổi. Và cũng như gần với thời gian đó, cô con gái bị chẩn đoán là mắc phải căn bệnh không thể chữa trị.

-          Đó là bệnh teo nhỏ não bẩm sinh. Bệnh này không thể chữa trị.

Chung Lệ Quân hiểu rằng bệnh bại não không chỉ khiến người bệnh bại liệt, mà dần dần khiến cho người mắc bệnh dần dần bị thiểu năng trí tuệ. Cuối cùng do tế bào não chết mà dẫn đến tử vong. Bác sĩ cho biết là quá trình này dài nhất chỉ có 4 năm.

Thời gian mới đó mà đã là năm 1993. Trương giai Hoan đã được 3 tuổi và vẫn không thể đứng được. Caí ngày cách lời dự đoán của bác sĩ ngày càng gần, Chung Lệ Quân cảm thấy lực bất tòng tâm.

Có l lần, giống như những lần trước đây, cô Quân bế Giai Hoan đến công viên chơi. Khi nhìn thấy có người đang hát Karaoke, Giai Hoan cũng đòi giành lấy micro.

-          Tôi nói cứ để cho cháu hát thử xem.

Điều khiến cô Quân không ngờ tới là Trương Giai Hoan đã hát hoàn chỉnh được bài hát đầu, còn tiếp tục hát tiếp ca khúc thứ 2, thứ 3.

-          con gái tôi không chỉ hát lời khớp với điệu nhạc mà còn không hề sai chữ nào. Vì thế những người đứng xem bên cạnh rất ngạc nhiên bảo rằng đứa trẻ này còn nhỏ thế này mà đã biết nhiều chữ như vậy.

Câu nói này đã nhắc nhở cho Chung Lệ Quân là con gái mình nào đã học chữ ở đâu, chỉ là ở nhà thường hát chơi vậy mà 1 đứa trẻ chỉ mới hơn 3 tuổi đã nhớ rất chính xác ca từ của 3 bài hát. Đó đã nói lên điều gì?

-          tôi không cảm thấy con gái mình thiểu năng trí tuệ. Nó rất thông minh.

Cô con gái Trương Giai Hoan căn bản không có biểu hiện của hiện tượng thiểu năng trí tuệ thì làm sao có thể là mắc bệnh bại não? Chung Lệ Quân không cam tâm, thế là cô bế đứa con 5 tuổi đi khắp nơi tìm cách chữa trị. Cuối cùng, năm 1996, sau khi kiểm tra tại bệnh viện Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc, các bác sĩ đã xác định không phải là chứng bại não bẩm sinh.

-          Cuối cùng chẩn đoán là chứng teo cơ cột sống bẩm sinh.

Nhưng sau khi Chung Lệ Quân hiểu được căn bệnh teo cột sống bẩm sinh thì lại thêm tuyệt vọng. Vậy thì, rốt cuộc đây là căn bệnh gì?

Sau khi con gái bị chẩn đoán mắc phải căn bệnh này, cô Quân rất buồn lòng bởi bệnh này sẽ khiến các cơ teo nhỏ, không có sức, không thể đứng được. Tương lai của cô con gái mới 5 tuổi sẽ ra sao?

-          Tôi phải làm thế nào chỉ cần cháu có thể di chuyển là được. Tối thiểu là con tôi phải có thể dịch chuyển 1 chút. Cháu có muốn làm gì, ví dụ như cầm nước uống thì cũng có thể tự làm lấy.

Chung Lệ Quân quyết định cho con gái thử luyện tập trườn. Tuy đây là động tác đến 1 đứa trẻ nhỏ đều có thể dễ dàng học được, nhưng do dây thần kinh vận động chính đang bị thoái hoá nên xem ra cô bé Giai Hoan khó mà làm được.

-          Phải cần đến 1 thời gian dài, cái tay mới có thể dịch chuyển tí chút.

Do đó, dù chỉ là bước khó khăn đầu tiên nhưng Chung Lệ Quân lại như vớ được cọc bởi ban đầu cô vốn chỉ muốn giúp con gái cử động mà ít nhất là có thể uống được nước.

-          Ở nhà tôi đặt họ hàn cho cháu 1 cái giá sắt, sau đó dùng dây cột 1 vòng cho cháu rồi bắt cháu phải đứng.

“Cô con gái đã có thể trườn được thì nhất định có thể đứng”. Chung Lệ Quân bỗng nảy ra ý tưởng bắt con tập đứng, nhưng đối với Trương Giai Hoan mà nói thì mọi chuyện đâu dễ dàng thế!

-          Tôi cứ bảo với con cứ tập luyện như thế này thì con có thể đứng được. Một khi đứng được thì con có thể đi lại được.

Cứ như thế, mỗi ngày Giai Hoan đều kẹp êtô để tập đứng. Ngày này qua ngày khác, vừa luyện mà đã qua 3 năm. Tháng 8 năm 1999, Giai Hoan đã 9 tuổi và có thể đứng được 1 tiếng đồng hồ dưới sự phụ trợ của cái êtô. Điều đó cũng khiến cô Quân loé lên tia hy vọng.

-          Có lẽ trường hợp của con tôi sẽ không đến nỗi tồi tệ như những gì bác sĩ chẩn đoán. Cháu sẽ tiếp tục sống.

Nhưng rồi đến nằm mơ cô Quân cũng không dám nghĩ đến. Đúng vào lúc đó, Giai Hoan bỗng tự sát.

-          Trong lòng tôi rất bực. Vừa bực bội, vội vàng và cả oán hận. Nước mắt cứ rơi đầm đìa.

Vào cái ngày trong tháng 9 năm 1999 đó, khi cô Quân vội vội vàng vàng chạy đến bệnh viện thì Giai Hoan đã được bảo mẫu đưa vào phòng cấp cứu. May mắn là do được cấp cứu kịp thời, cô bé đã thoát được nguy hiểm.

Xuất viện trở về nhà, cô Quân vội vàng tìm hiểu nguyên nhân tự sát của con gái. Nào ngờ câu trả lời của con khiến cô bàng hoàng.

-          Chính là bởi vì mẹ đã tạo ra và dệt nên lời nói dối cho tôi. Đây là quá trình gian khổ phải làm mỗi ngày nhưng về căn bản là không thể thực hiện được.

-          Con bé bảo, thấy con mỗi ngày đều tập luyện như thế, con cũng hết hứng thú rồi. Con không thể nào hoàn thành được.

Thì ra, 3 năm tập luyện gian khổ, khô khan đã vượt quá giới hạn chịu đựng của 1 cô bé 9 tuổi.

-          có cảm giác giống như bị người khác cầm 1 chiếc dao cắt vào gân vậy. Cảm thấy rất đau, giống như không phải dựa vào sức của cơ để nâng cơ thể mình lên mà là dựa vào xương và các khớp chạm đất mà đỡ cơ thể vậy.

Do những tập luyện như thế càng khiến cho Trương Gia Hoan thêm đau khổ bởi vì đã dần dần dập tắt những ước mơ trong lòng cô.

-          Không được, không thể đứng được thì có thể vĩnh viễn sẽ không được giống như những bạn nhỏ cùng trang lứa khác.

Cuối cùng vào tháng 9 năm 1999, đúng cái ngày cô Quân phải làm tăng ca, Trương giai Hoan đã nuốt chuỗi dây đeo trên cổ.

-          Con gái tôi quả là quá khổ, tập luyện đã 3 năm mà cũng chỉ là có tí chút tiến bộ so với trước đây. Căn bản vẫn không thấy có chút dấu hiệu cho thấy là có thể đứng được. Tôi nghĩ, tôi cũng phải chấp nhận sự thật này thôi.

Việc Trương Gia Hoan tự sát đã làm cô Quân hiểu ra rằng điều đang uy hiếp tính mạng con gái cô không phải là căn bệnh quái ác đang mắc phải mà là sự tuyệt vọng trong lòng cô bé. Nhưng làm thế nào để khíên cho cô bé vui vẻ, động viên cô bé vui sống? Cô Quân nhớ lại chuyện ca hát lúc nhỏ của cô bé.

-          tôi nghĩ con bé cũng thích ca hát, hay là để cháu học nhạc.

Năm 1999, nhân sinh nhật của Giai Hoan, cô Quân đã mua 1 chiếc đàn điện tử và mời về 1 giáo viên dạy nhạc.

-          Đây là món quà sinh nhật khó quên trong cả cuộc đời tôi. Tôi rất vui.

Nhưng niềm vui của cô bé chỉ kéo dài có mấy ngày. Giáo viên dạy nhạc bỗng từ chối không dạy cho cô bé nữa.

-          Cô ấy nói giọng tôi quá nhỏ, hơi cũng quá ít, như thế thì làm thế nào có thể hát được chứ?

Trương Giai Hoan không thể ca hát. Đó đương nhiên là có quan hệ đến bệnh teo các cơ của chứng bệnh teo cơ cột sống của cô ấy. Bệnh này tiến đến bộ phận nào thì ở đó sẽ bị mất hết lực. Như vậy, việc hơi và giọng của Giai Hoan bị nhỏ đi đã chứng tỏ cơ hô hấp của cô đã xuất hiện sự teo nhỏ. Nhưng muốn ca hát thì phải lấy hô hấp là nền tảng. Nếu cơ hô hấp không còn sức nữa thì không thể nào khống chế được hơi thở và phát thanh, từ đó mà gây khó khăn cho việc ca hát. Việc Trương Giai Hoan được học âm nhạc đã giúp cô vất bỏ đi ý nghĩ tự tử, nhưng nay lại không thể học được. Vậy phải làm sao đây?

Tuy khí lực của Giai Hoan quá nhỏ, rất khó có thể hát, nhưng 2 mẹ con đều không cam tâm. Khi cô Quân tiếp tục tìm thầy dạy nhạc cho con đã được nghe nhiều ý kiến.

-          Họ nói ca hát có thể luyện tập hô hấp. Không chỉ thế, ca hát là loại lao động rất mất sức. Sau khi hát xong thì sẽ cảm thấy toàn thân nóng bừng phải không? Như thế là máu đang tuần hoàn.

Nghe nói ca hát không chỉ có thể luyện hơi thở mà còn có thể giúp tuần hoàn máu. Đối với cô con gái không thể cử động của mình thì chẳng phải là 1 bài tập luyện tốt sao? Chung Lệ Quân như sắp chết vớ được cọc vậy.

-          Tôi đã hạ quyết tâm rồi, cháu Hoan phải học hát. Học hát là phương pháp rất tốt cho cơ thể của Giai Hoan.

Nhưng mỗi lần học hát, Trương Giai Hoan do không đủ sức mà không thể nào kiên trì.

-          Người bình thường cơ bụng có 10 phần sức thì tôi chỉ có được 1 phần. Nó quá nhỏ đến nỗi bản thân tôi cũng không cảm giác nỗi.

Hơi thở bắt đầu bị uy hiếp, nhưng 2 mẹ con cô Quân không chỉ muốn ca hát đơn thuần mà còn là theo đuổi niềm đam mê ca hát, được thể hiện hết nét đẹp của giọng ca 1 cách hết mình. Vậy phải làm sao đây.

-          Tôi liền tư vấn các bác sĩ làm thế nào để khíên cô bé có thể tập luyện tốt hơn? Bác sĩ bảo con tôi không biết bơi, chứ nếu biết bơi thì sẽ là phương pháp tập luyện tốt nhất.

Nhưng đối với 1 cô bé tứ chi không cử động được như Giai Hoan thì việc bơi lội dường như là không thể. Nếu 1 khi sặc nước thì sẽ càng thêm nguy hiểm. Nhưng Chung Lệ Quân vẫn quyết định liều thử 1 phen.

-          Tôi ôm con gái xuống nước. Sau khi đã ở dưới nước, tôi liền nhấc đầu cháu lên, không bị chìm trong nước, như thế là giúp cháu có thể thở được. Còn em trai tôi thì kéo chân con bé.

-          Một lần rồi hai lần, tôi cũng bắt đầu nắm vững được sự cân bằng của phía trên lòng bàn tay. Tôi bắt đầu tự mình quạt nước.

Trương Giai Hoan lúc đó nào đâu biết, quạt nước không phải là bơi. Cô ấy cần phải học được nín thở ở dưới nước, có thế thì mới không gặp nguy cơ chết đuối.

-          Khoảng hơn 10 giây hay chưa tới 20 giây gì đó. Nhiều hơn thì chịu.

Do sự teo nhỏ không lực của cơ hô hấp, Trương giai Hoan bắt đầu nín thở đến hơn 10 giây thì lại phải nhô đầu lên lấy hơi, sau đó mới tiếp tục nín thở.

-          Cứ luyện mỗi lần như thế, từ 20 giây rồi biến thành 30 giây, 40 giây, duy trì hơi thở. Cứ như vậy rồi tăng dần dần lên. Kỷ lục cao nhất là 103 giây.

-          Sau hơn nữa năm thì mới bắt đầu thấy rằng giọng tôi khi hát dường như đã lớn hơn trước lúc tập bơi rất nhiều.

-          Đã có sự tiến bộ rất lớn, thật bất ngờ. Chí ít là cháu có thể hát được 1 bài hát. Về cơ bản cháu Hoan không còn hát nữa chừng thì đã không còn đứt đoạn hơi, không cần nghỉ nhịp.

Giọng hát đã mỗi ngày mỗi lớn hơn. Điều đó đã khiến 2 mẹ con cô Quân thêm tự tin. Thế là, thời gian luyện tập bơi lội và tập hát đã qua được hơn 1 năm. Một ngày vào tháng 4 năm 2003, Trương Giai Hoan đã 13 tuổi, vẫn kiên trì tập hát ở nhà.

-          Tôi nghe cháu nó rồi, hát rất hay. Con gái tôi đã thành công rồi, không ngờ cháu có thể hát hay như thế.

Kể từ sau năm 2003, Trương Giai Hoan không ngừng tham gia các cuộc thi hát. Tháng 6 năm 2004, cô bé đã nhận được lời mời tham dự cuộc thi thanh nhạc quốc thế Suman lần thứ 14. Cô bé đồng thời cũng là người tàn tật duy nhất tham gia trong suốt bao nhiêu năm sáng lập của kỳ thi mang tầm cỡ quốc tế này. Cuối cùng đã đạt được hội đồng trao tặng danh hiệu “sứ giả cuộc thi Suman”

Tháng 8 năm 2005, Trương Giai Hoan trở thành ca sĩ đoàn nghệ thuật người tàn tật Trung Quốc.

-          Tôi biết rằng con gái tôi đã lấy tính mạng và cả con tim để hát.

Đối với cô bé Trương Giai Hoan, từ 1 người không thể hát đến có thể cất lên những tiếng hát tuyệt vời, đây quả là 1 kỳ tích rất lớn. Bởi ca hát ngoài là niềm đam mê, niềm vui mà còn là bài tập luyện tốt giúp cho cơ hô hấp của Giai Hoan hoạt động có hiệu quả hơn, giúp chống lại và làm chậm quá trình teo nhỏ cơ hô hấp của em.

Tiếp theo bài này, chúng tôi sẽ gửi đến quý vị và các bạn cách chế biến những món ăn thuốc. Điều đặc biệt đây là những món ăn này không chỉ ngon miệng và bổ dưỡng mà nó còn được đúc kết ra từ những món ăn đã được sử dụng trong bộ phim Trung Quốc nổi tiếng “Hồng lâu mộng”. Có thể nói, “Hồng lâu mộng “là 1 trong những bộ truyện có nhiều món ăn được giới thiệu nhất. Cũng kể từ hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến quý vị mỗi tuần 1 cách chế biến một món ăn trong bộ phim này. Còn bây giờ, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi món “Cháo gạo lốc nấu với sữa”.

Trong hồi thứ 13, 14 của truyện “Hồng Lâu Mộng”, con dâu Tần Khả Hương của Giả Trân, Ninh Quốc phủ bị bệnh mà chết. Giả Trân rất đau lòng nên quyết sẽ làm 1 tang lễ thật long trọng. Nhưng vợ, Vưu thị lúc đó lại bệnh nằm liệt tại giường không thể lo liệu được việc nhà. Thế là, Giả Trân nghĩ đến chuyện mời Vương Hy Phượng rất tháo vát, năng nổ đến giúp đỡ. Vương Hy Phượng vốn tính tình ngay thẳng, thích thể hiện tài tháo vát của mình. Sau khi đến Ninh Quốc phủ đã đứng ra chỉ huy, khiến cho tất cả a hoàn trên dưới phủ đều ngoan ngoãn phục tùng tuân theo.

Mặc dù, Vương Hy Phượng rất tháo vát, nhưng lần này cô phải lo liệu việc nhà của 1 gia đình bình thường, mà là lễ tang có quy mô lớn, nhiều nghi thức phức tạp. Chỉ cần không cẩn thận sẽ xảy ra sơ xuất khiến người khác chê cười vì thế Vương Hy Phượng ngày đêm vất vả, không dám lơ là công việc.

Trong chương thứ 14 của truyện “Hồng Lâu mộng”, Tào Tuyết Cần bên cạnh miêu tả tỉ mĩ chuyện Vương hy Phượng giúp đỡ Ninh Quốc phủ thì ông cũng đã không quên giới thiệu qua việc ăn uống của Vương Hy Phượng. Vậy thì Vương Hy Phượng trước khi đi Ninh Quốc phủ rốt cuộc đã ăn thứ gì. Phải chăng là thức ăn bổ dưỡng? Trong sách viết thế này: “thu xếp xong xuôi, thay quần áo, ăn 2 miếng cháo gạo lứt nấu với sữa. ”

Vậy thì món ăn này nhất định phải là món ăn rất bổ. Nào, chúng ta cùng học cách chế biến thôi!

 Để làm món cháo này chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu gồm: 100g gạo lốc, 250ml sữa bò, đường đỏ hoặc đường trắng vừa đủ.

Nấu cháo thì không thể thiếu gạo. Chúng ta đều biết là có rất nhiều loại gạo, mọi người bình thường thường hay dùng nếp, kê hoặc bobo để nấu cháo. Vậy thì tại sao cháo này nhất định phải dùng loại gạo lốc? Gạo lốc với những loại gạo khác có gì đặc biệt hơn những loại khác?

- Trước hết, gạo lứt có tính bình bổ. Trong “Tùy tức cư ẩm thực phổ” đã có nói, gạo lứt cam bình, thích hợp để nấu cháo, mà cháo cơm là thứ thức ăn bổ dưỡng nhất trần gian. Nếu người nghèo dùng cháo để dưỡng sinh thì có chút gì đó giống như là thay thế cho canh sâm vậy, rất có hiệu quả.

Thì ra điểm khác biệt của gạo lứt là ở chỗ tác dụng “bình bổ” cuả nó. Thế nào gọi là bình bổ? Về đông y, thực phẩm có 5 tính chất hàn, lương, bình, ôn, nhiệt. Những người có thể chất khác nhau thì phù hợp với mỗi tính chất khác nhau của thực phẩm. ví dụ như nếp và kê có tính ôn, người có thể chất nóng thì không nên ăn nhiều. Nhưng như bobo là tính lương(mát), thể chất người nào thể chất hàn thì hạn chế ăn nhiều. Chỉ có duy nhất gạo lứt có tính bình, tức là không lạnh, không nóng, thích hợp cho nhiều người.

-          Gạo lứt có 1 đặc điểm cũng rất đặc biệt nữa là điều hoà dạ dày. Những nhà dưỡng sinh đều thích thêm vào trong cháo các thứ khác, ví dụ như thức ăn hay các loại thuốc. Vậy thì sau khi thêm những thứ đó vào thì làm thế để gạo đó không ảnh hưởng đến công hiệu của thực phẩm hay thuốc cho vào cháo? Chỉ việc tìm 1 loại gạo có tính bình để nấu. Do đó, gạo lứt là thích hợp nhất. Nó có thể điều hoà hiệu quả tính năng các loại thuốc, khiến cho các loại thức ăn và thuốc có tác dụng phụ là kích thích dạ dày sẽ được giảm xuống thấp nhất.

Như vậy, gạo lứt không chỉ không làm tổn thương dạ dày mà còn có thể tác dụng bồi bổ. Nhưng trong món cháo này, ngoài nguyên liệu chính là gạo, chúng ta còn phải kể đến 1 nguyên liệu rất quan trọng đó là sữa bò tươi. Những tác dụng tốt mà sữa bò cho cơ thể đem lại thì hầu như chúng ta đã quá biết. Tuy nhiên có điều là mặc dù sữa rất tốt cho cơ thể nhưng có 1 số người không thể uống được sữa. Chỉ cần uống sữa vào thì 1 số người sẽ xuất hiện triệu chứng như đau bụng, thậm chí cả tiêu chảy. Nhưng sữa được dùng trong món ăn này nhất định uống vào sẽ không có những triệu chứng khó chịu trên. Nào, chúng ta cùng học cách chế biến và bạn sẽ biết tại sao?

 

Cách chế biến như sau: Trước tiên, cho lượng nước thích hợp vào nồi đất. Đun sôi nước bằng lửa lớn. Trong khi đợi thời gian nước sôi, chúng ta sẽ vo sạch gạo lứt. Sau khi nước sôi, bỏ gạo lứt vào nước đã sôi. Tiếp tục nấu chín bằng lửa lớn. Đợi khi cháo sôi thì đổi sang lửa nhỏ để tiếp tục nấu thêm khoảng 1 tiếng nữa.

Không biết các bạn có để ý không? Khi cháo nấu đến 1 lúc nào đó thì sẽ có 1 lớp chất sền sệt dính quanh thìa. Đó chính là “hồ” - phần tinh tuý nhất của cả nồi cháo!

-          Nếu như chúng tôi nói cháo là thức ăn bổ dưỡng nhất thế gian thì trong đó lớp hồ này là thứ bổ nhất. Bởi vì trong nước hồ có tác dụng bổ hư còn tốt hơn cả cháo. Trong thành phần của nó chứa nhiều vitamin và các chất các chất giàu dinh dưỡng khác. Do đó, người xưa đã cho rằng có tác dụng bồi bổ rất tốt cho những người gìa, trẻ em và người suy nhược. Ví dụ như trong “Tử quế đơn phương” có nhắc đến 1 cách chữa nhờ vào lớp hồ này. Đó là khi cho đàn ông bụng đang đói uống nước hồ có thêm một ít muối thì sau 1 thời gian sẽ giúp tăng lượng tinh trùng. Đồng thời còn có hiệu quả trong chữa trị chứng vô sinh do loãng tinh của đàn ông.

Đợi cho đến khi cháo đã gần chín thì cho sữa bò vào. Nhớ chú ý, nhất định không được cho sữa vào quá sớm, nếu không sẽ phá vỡ các thành phần dinh dưỡng. Sau khi cho sữa vào, trộn đều. Sau đó lại nấu thêm mấy phút nữa. Như vậy là chúng ta đã nấu xong món cháo gạo lứt nấu với sữa. Bạn có thể cho lượng đường phù hợp theo sở thích của mỗi người. Nhưng lẽ nào, món cháo này có thể giải quyết được vấn đề về đường ruột do uống sữa gây ra?

-          Có đến 70-80% người Á đông trong cơ thể thiếu đi các vi khuẩn và các loại enzyme tiêu hoá Lactose. Do đó, rất nhiều người sau khi uống xong sữa thì sẽ cảm thấy khó chịu do chứng không dung nạp Lactose. Từ đó dẫn đến đau bụng, khó chịu thậm chí tiêu chảy. Nhưng chúng tôi phát hiện là nếu nấu chung 2 thứ gạo lứt và sữa với nhau thì tác dụng điều hoà dạ dày của gạo lứt sẽ hoá giải rất tốt chứng không dung nạp Lastose.

Không chỉ có thể giúp bồi bổ cơ thể mà còn có nhiều tác dụng tốt khác. Bởi thế chẳng ngạc nhiên gì khi Vương Hy Phượng sau khi hao tổn nhiều sức lực đã chọn ăn món cháo này.

Bây giờ chúng ta cùng xem lại cách chế biến:

Nguyên liệu: 100g gạo lốc, 250ml sữa bò, đường đỏ hoặc đường trắng vừa đủ.

Trước tiên, cho lượng nước thích hợp vào nồi đất. Đun sôi nước bằng lửa lớn. Trong khi đợi thời gian nước sôi, chúng ta sẽ vo sạch gạo lứt. Sau khi nước sôi, bỏ gạo lứt vào nước đã sôi. Tiếp tục nấu chín bằng lửa lớn. Đợi khi cháo sôi thì đổi sang lửa nhỏ để tiếp tục nấu thêm khoảng 1 tiếng nữa.

Đợi cho đến khi cháo đã gần chín thì cho sữa bò vào. Nhớ chú ý, nhất định không được cho sữa vào quá sớm, nếu không sẽ phá vỡ các thành phần dinh dưỡng. Sau khi cho sữa vào, trộn đều. Sau đó lại nấu thêm mấy phút nữa, đến khi nào sữa và cháo trộn lẫn vào nhau là có thể múc ra bát. Bạn có thể cho lượng đường phù hợp theo sở thích của mỗi người.

Thưa các bạn, từ xa xưa, con người đã biết tận dụng những đặc tính tốt cuả thực phẩm để từ đó chế biến ra các món ăn không chỉ ngon miệng và có hiệu quả trong phòng chống và chữa trị bệnh. Những kinh nghiệm đó được chứng minh và thử nghiệm qua nhiều thế hệ, vậy thì tại sao chúng ta không học hỏi nó để áp dụng cho bản thân và người thân? Các bạn hãy nhanh học cách nấu món cháo này để tăng cường sức khoẻ cho những người thân yêu nhé. Còn bây giờ xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong bài này lần sau. 

Bài viết này có 0 bình luận

Viết một bình luận :

0596