Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành

ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

 
Học thuyết Âm dương Ngũ hành là một bộ phận trọng yếu trong lý luận cơ bản của Đông y.
 
Quan niệm về tự nhiên và nhận thức về sinh lý, bệnh lý của thân thể người ta cho đến lý giải về chẩn đoán, trị liệu, dược vật của Đông y đều có thể dùng thuyết Âm dương Ngũ hành để thuyết minh.
 
Đó là do các nhà y học thời Chiến quốc đã vận dụng học thuyết Âm dương Ngũ hành để tổng kết được kinh nghiệm thực tiễn về chữa bệnh từ thời kỳ đó trở về trước, phát triển được lý luận của Đông y.
 
Sách Hoàng đế Nội kinh (sách cổ điển nhất của Đông y hiện còn) là một trước tác đại biểu của thời đại đó. Về sau đến thời kỳ Đông Hán Trương Trọng Cảnh lại dựa trên cơ sở lý luận của Nội kinh soạn ra bộ Thương hàn tạp bệnh luận. Về điểm này ở trong bài tựa của ông nói rất rõ. Chọn trong 9 quyền Tố vấn, Nạn kinh, Âm dương đại luận, Thái lộ, Dược lục và Bình mạch biện chứng làm thành 16 quyển Thương hàn tạp bệnh luận.
 
Ông kết hợp lý luận với thực tiễn đã làm sáng tỏ và phát triển thêm một bước rồi nhân đó mà lập ra chứng trị lục kinh của Thương hàn luận và về vận dụng Ngũ hành ở trong tạp bệnh luận (Kim quỹ yếu lược), xây dựng ra khuôn phép chữa bệnh cho Đông y đời sau.
 
Đối chiếu với hiện tại thì học thuyết Âm dương Ngũ hành dùng vào trong y học là quan điểm duy vật chất phác của người xưa, ở trên một trình độ nhất định nó không thể giải thích tất cả sự vật của tự nhiên giới một cách hoàn toàn được, về việc nghiên cứu sự cấu tạo tinh vi của nội bộ cơ thể cũng không thể giải đáp được mười phần hoàn hảo.
 
Nhưng vì nó là một học thuyết mà loài người sau khi xem xét toàn diện về giới tự nhiên, đã vận dụng tư tưởng thiên tài mà khái quát ra được, cho nên học thuyết ấy đã tìm ra được quy luật chung các hiện tượng về tự nhiên giới một cách chính xác.
 
Đứng về phương diện Đông y học thì học thuyết ấy kết hợp với thực tiễn chữa bệnh phong phú tích lũy từ lâu đời, rồi dần dần đối với sinh lý, bệnh lý của thân thể con người cho đến những vấn đề chẩn đoán, trị liệu, dược vật học đã giải thích được có hệ thống, kết thành một khuôn sáo riêng biệt về “lý”, “pháp”, “phương”, “dược” của Đông y học.
 
Mặc dù lý luận ấy đối với ngày nay xét thấy vẫn còn có chỗ cần phải chỉnh lý, nâng cao, nhưng vì trên căn bản của nó là quan điểm duy vật thô sơ và biện chứng pháp tự phát. Vì thế mấy nghìn năm nay tổng kết ra được rất nhiều quy luật chữa bệnh hợp với thực tế khách quan.
 
Những quy luật chữa bệnh đó đến nay vẫn còn chỉ đạo thực tiễn chữa bệnh của Đông y. Cho nên nói giá trị thực dụng của học thuyết Âm dương Ngũ hành trong Đông y học và giá trị nghiên cứu khoa học là hoàn toàn không thể coi nhẹ được mà cũng không nên coi nhẹ. Nay giới thiệu sơ lược mở đầu cho việc nghiên cứu thêm nữa.
 
 

A. ÂM DƯƠNG

 

 

1. Khái niệm cơ bản về âm dương

 

Học thuyết Âm dương của Đông y cho rằng bất kỳ sự vật gì đều có đủ hai mặt âm dương vừa đối lập vừa lại thống nhất với nhau, mà sự tác dụng lẫn nhau và vận động không ngừng của âm dương đối lập ấy lại là nguồn gốc của vạn vật sinh hóa không ngừng trong vũ trụ.
 
Thiên Âm dương ứng tượng đại luận sách Tố vấn nói: “Âm dương là quy luật của vũ trụ, (phép tắc căn bản về đối lập mà thống nhất của tự nhiên giới) là cương kỷ của vạn tật (tất cả sự vật chỉ có thể theo phép tắc này, không thể trái ngược lại được), là nguồn gốc của sự biến hóa (tất cả sự vật đều căn cứ ở phép tắc này mà biến hóa), là căn bản của sự sinh sát (mọi sự sinh thành, hủy, diệt đều mở đầu ở phép tắc này), là phủ của thần minh (đây tức là chỗ tập hợp tất cả sự mầu nhiệm trong tự nhiên giới); chữa bệnh phải tìm căn bản (người là một sinh vật trong tự nhiên giới, chữa bệnh cần phải dựa vào phép tắc căn bản này)”.
 
Ở đây nêu rõ sự sinh trưởng, phát triển và diệt vong của tất cả các sự vật trong vũ trụ đều căn cứ vào phép tắc biến hóa âm dương mà vận động không ngừng, vì thế nói âm dương là cương lĩnh của vạn vật, căn bản là sự biến hóa. Mà học thuyết Âm dương cũng là một phương pháp tư tưởng để nhận thức và nắm vững quy luật tự nhiên. Nói về y học thì sinh lý hoạt động của thân thể, sự phát sinh và phát triển của bệnh cũng không ngoài lẽ biến hóa của âm dương.
 
Muốn nắm vững chính xác quy luật của bệnh tật, suy tìm bản chất của tật bệnh, căn cứ vào đó mà chữa bệnh, thu được hiệu quả, thì trước hết phải hiểu rõ nội dung cơ bản đối lập, thống nhất và vận động biến hóa của âm dương.
 

a) Sự đối lập và thống nhất (hỗ căn) của âm dương

 

Âm dương là hai phương diện đối lập lẫn nhau mà lại thống nhất lẫn nhau, tồn tại phổ biến ở trong các sự vật và hiện tượng của tự nhiên giới, vì thế âm dương là hiện tượng đối lập và thống nhất, có thể nói bất kỳ đâu đâu cũng thế, như đất trời là dương, đất, ngày là dương, đêm là âm; đàn ông là dương, đàn bà là âm; vị là âm v.v...
 
Những ví dụ trên nói rõ bất kỳ một sự vật nào đều là đối lập và tồn tại ở trong vũ trụ, mà đều có thể theo vào thuộc tính nhất định của nó mà phân biệt làm hai phương diện âm và dương. Nếu suy luận hơn nữa thì phàm những thuộc tính tương đối như hoạt động với trầm tĩnh, sáng sủa với đen tối, hưng phấn với ức chế, ở ngoài với ở trong, vô hình với hữu hình, hàn lương với ôn nhiệt v.v... không một cái gì không phải là quan hệ có sẵn cơ sở vật chất, đối lập của âm dương.
 
Do đó biết âm dương tuy là một khái niệm trừu tượng nhưng nó có thể bao quát và phổ cập tất cả khái quát đối lập và thống nhất của tất của sự vật. Cho nên, thiên Âm dương hệ nhật nguyệt sách Linh khu nói: “Âm dương có tên mà không có hình, cho nên tính có mười mà suy ra đến trăm, tính có nghìn mà suy ra đến vạn, tức là nghĩa đó”.
 
Nhưng sự đối lập và tồn tại của âm dương đều không phải rất đơn giản như thế, mỗi một sự vật đều có đủ hai phương diện âm dương đối lập mà ở nội bộ âm dương còn bao hàm sẵn sự đối lập của âm dương nữa. Thí dụ: ban ngày là dương, ban đêm là âm, mà ban ngày lại có phân biệt dương ở trong dương và âm ở trong dương; ban đêm cũng có phân biệt dương ở trong âm và âm ở trong âm.
 
Cho nên thiên Kim quỹ chân ngôn luận sách Tố vấn nói: “Trong âm có âm, trong dương có dương, từ tảng sáng đến giữa trưa là phần dương của ngày, thuộc phần dương trong dương, từ giữa trưa đến mờ tối là phần dương của ngày, thuộc phần âm trong dương, từ mờ tối đến gà gáy (nửa đêm) là phần âm của ngày, thuộc phần â, trong âm, từ nửa đêm đến tảng sáng là phần âm của ngày, thuộc phần dương trong âm”.
 
Do đó thấy trong âm dương còn có lý luận của âm dương nữa. Suy diễn đến sự vật khác thì cũng có thể nói tính phức tạp mâu thuẫn nội tại của sự vật.
Vì thế, âm dương không phải tuyệt đối mà là tương đối, không phải là đại biểu cố định cho một sự vật nào, mà là tùy sự chuyển biến đối lập của sự vật mà biến đổi. Nó chẳng những đại biểu cho hai sự vật có quan hệ đối lập, mà cũng có thể đại biểu cho hai phương diện đối lập lẫn nhau của sự vật tồn tại ở trong nội bộ sự vật.
 
Sự vật tuy khách quan tồn tại với sự đối lập của âm dương, nhưng sự đối lập ở đây không thể xem là không nương tựa lẫn nhau nếu chia cắt ramột cách tuyệt đối giữa sự vật với sự vật là có sẵn quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau, bất kỳ một mặt nào đều không thể tách rời mặt kia mà tồn tại một mình được.
 
Vì thế theo trên quan hệ lẫn nhau của âm dương mà xét thì nó là một khối chính thể thống nhất. Dựa vào sinh lý của thân thể người ta mà nói thì cơ năng hoạt động cần phải nhờ vào sự giúp đỡ của vật chất dinh dưỡng mới có thể phát huy tác dụng đầy đủ; trái lại, đồ ăn uống cũng cần phải nhờ vào sự hoạt động của tạng phủ mới có thể biến hóa thành vật chất dinh dưỡng cần thiết cho thân thể, làm đầy đủ cho tổ chức tạng phủ.
 
Vì thế, vật chất dinh dưỡng là nguồn gốc sinh ra cơ năng hoạt động, mà cơ năng hoạt động lại là động lực chế tạo ra vật chất dinh dưỡng. Cơ năng thuộc dương, vật chất thuộc âm, cơ chế và tác dụng lẫn nhau, xúc tiến lẫn nhau, đó tức là biểu hiện cụ thể của sự giúp đỡ lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Thiên Âm dương ứng tượng đại luận sách Tố vấn nói: “Âm ở trong giữ gìn cho dương, dương ở ngoài giúp đỡ cho âm”.
 
Đó cũng là dựa trên sinh lý mà nói rõ quan hệ nương tựa lẫn nhau của âm dương. Âm khí (bao gồm những vật chất hữu hình như tinh huyết, tân dịch v.v...) chứa ở trong là để cung dưỡng cho dưỡng khí (chỉ vào cơ năng hoạt động và công năng bảo vệ bên ngoài); dương khí lưu hành ở bên ngoài là để bảo vệ cho âm khí; hai cái đó là để nương tựa lẫn nhau, còn mất cùng nhau. Như thế có âm không dương hoặc có dương không âm thì tất nhiên “một mình âm không sinh, một mình dương không trưởng” thì sự vật sẽ đến chỗ đình trệ và hủy diệt.
 

b) Sự tiêu trưởng và thăng bằng của âm dương

 

Quan hệ đối lập lẫn nhau của âm dương không phải đứng yên không biến hóa mà là chống đỡ lẫn nhau, tác dụng lẫn nhau, luôn luôn phát ra hiện tượng bên này kém, bên kia hơn, bên này tiến, bên kia lùi, đó là quá trình vận động biến hóa và phát triển của sự vật.
 
Quá trình phát triển của sự vật cũng tức là quá trình đấu tranh tiêu trưởng biến hóa của âm dương. Cho nên thiên Âm dương ứng tượng đại luận sách Tố vấn nói: “Âm dương là năng lực nguyên thủy của vạn vật: lại nói “Âm dương lẫn nhau mà sinh ra biến hóa”.
 
Nhưng trong tình trạng bình thường vì tác dụng luôn luôn chế ước lẫn nhau giữa âm và dương đều không làm cho âm dương biến hóa và phát ra hiện tượng thiên thịnh thiên suy(1). Bởi vì dương được âm giúp đỡ thì không đến nỗi can thịnh(2) quá, âm được dương điều hòa thì không đến nỗi suy bại quá, cho nên âm dương tuy nhiên có biến hóa tiêu trưởng, nhưng không vượt được khỏi mức độ nhất định. Tóm lại, duy trì ở trong phạm vi tương đối thăng bằng, về hiện tượng tự nhiên như bốn mùa thay đổi nhau, mùa xuân ấm, mùa hạ nóng, mùa thu mát, mùa đông rét, tức là một hình thức âm dương tiêu trưởng.
 
Thiên Mạch yếu tinh vi luận sách Tố vấn nói: “Từ Đông chí đến 45 ngày (Lập xuân) dương khí lên dân dần, âm khí xuống dần dần, sau Hạ chí 45 ngày (Lập thu) âm khí lên dần dần, dương khí xuống dần dần”. Câu trên là dương khí lớn lên thì âm khí kém đi, câu dưới là âm khí lớn lên thì dương khí kém đi, âm dương thay đổi nhau, cho nên có sự thay đổi về nóng lạnh. Nhưng khí hậu biến hóa bình thường không mất mức độ của nó, nếu có sự biến hóa trái thường thì sẽ sinh ra tai hại.
 
Vì thế, vạn vật tất nhiên có sự biến hóa tiêu trưởng của âm dương mà trong sự biến hóa lại cốt ở điều hòa và thăng bằng. Không có sự biến hóa tiêu trưởng âm dương thì không có sự vận động phát triển của sự vật, sự biến hóa tiêu trưởng mất thăng bằng với nhau thì không thể duy trì được trạng thái bình thường.
 
Suy luận đến sinh lý của thân thể người ta cũng cần phải giữ gìn sự thăng bằng giữa âm và dương, không thể có sự thiên thịnh thiên suy bất kỳ về một mặt nào. Đương nhiên sự thăng bằng của sinh lý không phải là thăng bằng một cách tuyệt đối đứng yên mà là sự thăng bằng tương đối duy trì được trong quá trình biến hóa tiêu trưởng, vận động không ngừng.
 
Thí dụ: trong khi các cơ năng của thân thể người ta hoạt động, thì tất nhiên sẽ tiêu hao thể dịch và phần dinh dưỡng với một số lượng nhất định, đó tức là quá trình của dương trưởng âm tiêu; trong khi hóa sinh các phần dưỡng tất nhiên lạiphải tieu hao đến năng lượng nhất định, đó tức là quá trình của âm trưởng dương tiêu. Có thể thấy rằng sự biến hóa tiêu trưởng ở đây chính là điều kiện tất yếu để thúc đẩy sự phát triển trưởng thành không ngừng của thân thể người ta' đồng thời lại duy trì một quá trình tất nhiên về thăng bằng sinh lý của thân thể.
 
Tóm lại, sự “đối lập” và “hỗ căn”, “tiêu trưởng” và “thăng bằng” của âm dương có thể nói rõ quan hệ nội tại của sự vật cho đến nguồn gốc về vận động phát triển và biến hóa của nó nữa. Đông y học kết hợp khái niệm cơ bản này để giải thích những vấn đề sinh lý, bệnh lý của thân thể người ta và dùng nó để chỉ đạo công tác chẩn đoán và trị liệu trong lâm sàng, căn cứ vào đó mà xây dựng học thuyết Âm dương của Đông y, hình thành một hệ thống lý luận độc đáo của Đông y học.
 

2. Vận dụng học thuyết Âm dương vào y học

 

a) Quan hệ âm dương đối với sinh lý trong thân thể người ta

 

Khái niệm của Đông y học cho rằng tất cả các bộ phận trong thân thể người ta đều không tách rời khỏi âm dương, cho nên bất kỳ là sự cấu tạo của cơ thể hay công năng sinh lý cũng đều có thể dùng lẽ âm dương để nói rõ vấn đề. Như thiên Kim quỹ chân ngôn luận sách Tố vấn chép: “Nói về âm dương của người ta thì phần ngoài là dương phần trong là âm; nói về âm dương của thân thể thì lưng là dương, bụng là âm; nói về âm dương trong tạng phủ của thân thể thì tạng là âm, phủ là dương; ngũ tạng: can, tâm, tỳ, phế, thận đều là âm; lục phủ: đởm, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quang, tam tiêu đều là dương”.
 
Lại nói “Lưng thuộc dương, tâm là dương ở trong phần dương; lưng thuộc dương, phế là âm ở trong phần dương. Bụng thuộc âm, thận là âm ở trong phần âm; bụng thuộc âm, can là dương ở trong phần âm; tỳ là chi âm ở trong phần âm”. Theo đấy có thể nói rõ thân thể người ta là tổ chức hữu cơ phức tạp, không kể về bộ vị cấu tạo hoặc về thuộc tính tạng phủ đều bao hàm và thể hiện sẵn lý luận đối lập mà lại thống nhất của âm dương và ý nghĩa thực tiễn của nó.
 
Như trên đã trình bày, âm dương ở trong thân thể người ta cần phải thường xuyên giữ gìn mức thăng bằng tương đối của nó, thì mới có thể duy trì được trạng thái sinh lý bình thường, nếu một khi âm dương không điều hòa thì tất nhiên mất thăng bằng mà sinh ra thiên thắng, đó tức là cơ chế phát sinh ra tật bệnh.
 
Vì thế, khi hiện tượng của bệnh lý sinh ra, không kể trên chứng trạng phức tạp như thế nào, đem quy nạp lại thì không ngoài sự thiên thắng hoặc thiên suy của âm dương. Thiên Âm dương ứng tượng đại luận sách Tố vấn nói: “Âm thắng thì dương bệnh, dương thắng thì âm bệnh, dương thắng thì nhiệt, âm thắng thì hàn, hàn thịnh quá thì biến ra nhiệt, nhiệt thịnh quá thì biến ra hàn”.
 
Đó tức là trạng thái cơ bản của bệnh do âm dương mất điều hòa mà gây ra thiên thắng. Bất kỳ một mặt nào bị bệnh, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến một mặt khác, âm khí thiên thắng thì tổn hại đến dương khí, dương khí thiên thắng thì tổn hại đến âm khí, do âm dương thiên thắng mà biểu hiện ra hiện tượng rất rõ rệt tức là chứng trạng về hàn nhiệt, dương khí thịnh thì thấy nhiệt chứng, âm chứng khí thịnh thì thấy hàn chứng.
 
Nếu phát triển đến một trình độ nhất định thì hàn thịnh quá có thể hiện ra hiện tượng nhiệt, nhiệt thịnh quá thì có thể hiện ra hiện tượng hàn, đó lại là âm dương thiên thắng đến cực độ mà chuyển ra hiện tượng phản thương. Vì thế có thể biết được âm dương thăng bằng là điều kiện tất yếu để giữ gìn sức khỏe, mà âm dương mất điều hòa là nguyên nhân căn bản để gây ra bệnh tật. Cho nên thiên Sinh khí thông thiên luận sách Tố vấn nói: “Âm khí hòa bình, dương khí kín đáo thì tinh thần giữ được bình thuờng; âm dương chia rẽ nhau thì tinh khí sẽ tuyệt mất”.
 

b) Quan hệ âm dương đối với việc chẩn đoán và trị liệu

 

Âm dương mất điều hòa đã là mấu chốt của bệnh lý biến hóa, thế thì việc chẩn đoán bệnh tật cũng cần phải dựa vào phương diện biến hóa của âm dương để dò xét bệnh tình mới có thể nhận thức được bản chất của bệnh.
 
Phép chẩn đoán của Trung y tuy có phương pháp biện chứng về bát cương là âm dương, biểu lý, hàn nhiệt, hư thực, nhưng trong bát cương thực ra lấy âm dương làm tổng cương. Phàm biểu chứng, nhiệt chứng, thực chứng đều thuộc về dương; lý chứng, hàn chứng, hư chứng đều thuộc về âm, cho nên bệnh tình tuy thiên biến vạn hóa mà tóm lại không ra ngoài phạm vi của hai chữ âm, dương.
 
Thiên Âm dương ứng tượng đại luận sách Tố vấn nói: “Người giỏi chẩn bệnh, xem sắc án mạch, trước tiên phải phâm biệt âm dương, xét thanh (dương), trọc (âm) mà biết được bộ phận... án bộ xích bộ thốn để xem mạch phù (dương), trầm (âm), hoạt (dương), sáp (âm) mà biết bệnh sinh ra để chữa, chẩn đoán không nhầm thì chữa bệnh không sai”. Đó đều là nói rõ sự hiểu biết âm dương là mấu chốt chủ yếu đầu tiên của việc chẩn đoán.
 
Thông qua việc chẩn đoán đã biết được tật bệnh kết ở chỗ nào mới có thể áp dụng chữa bệnh đúng đắn, nhằm đúng sự thiên thắng của âm dương thịnh suy để tiến hành bổ cứu làm cho trở lại thăng bằng. Thiên Chí chân yếu đại luận sách Tố vấn nói: “Cẩn thận xem xét âm dương ở đâu mà điều hòa cho thăng bằng là được”. Ở đây nêu ra điều hòa âm dương là nguyên tắc chung của việc chữa bệnh.
 
Như dương nhiệt thịnh quá mà tổn hại âm dịch (dương thắng thì âm bệnh) thì có thể làm bớt phần dương có thừa, dùng phép “bệnh nhiệt thì chữa bằng thuốc hàn”, nếu âm hàn thịnh quá mà tổn hại đến dương khí (âm thắng thì dương bệnh) thì có thể làm bớt phần âm có thừa, dùng phép “bệnh hàn thì chữa bằng thuốc nhiệt”.
 
Trái lại, nếu vì âm dịch không đủ, không thể chế ngự được dương mà gây thành chứng dương cang, hoặc vì dương khí không đủ không thể chế ngự được âm mà gây thành chứng âm thịnh thì cần phải bổ mặt không đủ của nó, đó tức là sách Nội kinh nói: “Bệnh dương chữa âm, bệnh âm chữa dương” và lý luận của Vương Băng nói: “Làm mạnh nguồn gốc của thủy để chế dương quang(1) bổ thêm căn bản của hỏa để tiêu âm ế”.(2) Như thế đều là phép tắc chữa bệnh nhìn thẳng vào mặt điều trị âm dương, làm cho khôi phục được thăng bằng.
 

c) Quan hệ âm dương đối với phép dưỡng sinh và phòng bệnh

 

Người ta cùng với tự nhiên giới có quan hệ chặt chẽ với nhau, âm dương ở trong thân thể người ta luôn luôn chịu ảnh hưởng của tự nhiên giới mà có sự biến hoá.Vì thế muốn giữ gìn sự thăng bằng của âm dương trong thân thể con người thì phải thích ứng với sự biến hóa âm dương của tự nhiên giới.
 
Thiên Thượng cổ thiên chân luận sách Tố vấn nói: “Điều hòa với âm dương bốn mùa”. Thiên Tứ khí điều thân đại luận sách Tố vấn nói: “Bốn mùa âm dương là căn bản của vạn vật, cho nên thánh nhân đến mùa xuân, mùa hạ thì bảo dưỡng dương khí, mùa thu, mùa đông thì bảo dưỡng âm khí để theo căn bản, cho nên cùng chìm nổi với vạn vật trong quy luật sinh trưởng, nếu trái lẽ đó thì tổn hại đến căn bản của sinh mệnh, bại hoại đến chân khí. Cho nên âm dương bốn mùa là căn bản của vạn vật, là nguồn gốc của sự sinh tử, trái lẽ đó thì tai hại sinh ra, theo lẽ đó thì tật bệnh không sinh ra được...
 
Theo lẽ âm dương thì sống, trái lẽ đó thì chết, theo lẽ đó thì bình yên, trái lẽ đó thì rối loạn”. Những câu đó đều là nói rõ sự thích ứng với âm dương biến hóa của tự nhiên giới để duy trì sự thống nhất của hoàn cảnh bên trong và bên ngoài, không để cho âm dương thiên thịnh thiên suy, là vấn đề mấu chốt của phép dưỡng sinh và phòng bệnh. Người không khéo dưỡng sinh thì không thể thích ứng với sự thay đổi của bốn mùa âm dương, như thế thì rất dễ bị tà khí xâm phạm mà phát sinh bệnh tật, thậm chí sinh ra nguy hiểm đến tính mệnh.
 
Ngoài nhân tố ngoại lai của bốn mùa âm dương có thể ảnh hưởng đến sự biến hoá của âm dương trong thân thể con người mà sinh bệnh như đã nói trên ra, thì nhân tố nội tại của thân thể người ta cũng đều có thể làm cho âm dương thiên thắng mà gây ra tật bệnh. Như thiên Âm dương ứng tượng đại luận sách Tố vấn nói: “Bỗng nhiên giận quá hại âm, bỗng nhiên mừng quá hại dương”, đó cũng là một ví dụ.
 
Vì thế muốn giữ gìn sự thăng bằng của dương trong trân thể người ta cũng cần phải chú ý điều tiết sự hoạt động về phương diện tình chí nữa. Nội dung cụ thể về phương diện này sẽ trình bày trong chương Phòng bệnh sau này.
 
 

B. NGŨ HÀNH

 

1. Khái niệm cơ bản về ngũ hành

 

Ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Đó là quan niệm trừu tượng của người xưa căn cứ vào thuộc tính của ngũ hành, dùng quan hệ tương sinh tương khắc của ngũ hành làm công cụ lý thuyết để giải thích sự liên quan lẫn nhau giữa sự vật và quy luật vận động biến hóa của nó.
 
Trong y học vận dụng quy luật sinh khắc chế hóa của ngũ hành để nói rõ quan hệ tương sinh tương khắc lẫn nhau của nội tạng người ta, dùng phép quy loại ngũ hành để nói rõ quan hệ lẫn nhau giữa các bộ phận thân thể và giữa con người với hoàn cảnh bên ngoài, nay đem trình bày hai điểm ấy dưới đây:
 

a) Sự tương sinh tương khắc của ngũ hành

 

“Sinh” có hàm nghĩa nuôi dưỡng giúp đỡ. Giữa ngũ hành đều có quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, quan hệ đó gọi đơn giản là “Ngũ hành tương sinh”. Thứ tự của ngũ hành tương sinh là: “Mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc”. Trong quan hệ ngũ hành tương sinh, bất kỳ một hành nào đều có hai mặt: sinh nó và nó sinh, cũng tức là quan hệ mẹ con, sinh ra nó là mẹ, nó sinh ra là con. Lấy hành thủy làm ví dụ: sinh thủy là kim thì kim là mẹ thùy thủy sinh ra mộc thì mộc là con thủy, suy ra bốn hành khác cũng như thế.
 
“Khắc” có hàm nghĩa chế ước và ngăn trở giữa ngũ hành, đều có quan hệ chế ước lẫn nhau, ngăn trở lẫn nhau gọi đơn giản là “ngũ hành tương khắc”.
Thứ tự của ngũ hành tương khắc là: mộc khắc là thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc”. Trong quan hệ ngũ hành tương khắc, cũng tức là quan hệ “thắng nó và nó thắng”, khắc được nó là “thắng nó”, nó khắc được là “nó thắng”. Lấy hành mộc làm ví dụ, khắc mộc là kim thì “kim là thắng mộc”, mộc khắc thổ thì thổ là “mộc thắng”, suy ra bốn hành khác cũng như thế.
 
Trong ngũ hành tương sinh đồng thời cũng có tương khắc, trong tương khắc cũng ngụ có tương sinh, đó là quy luật chung về vận động biến hóa của tự nhiên giới, nếu chỉ có tương sinh mà không có tương khắc thì không thể giữ gìn được thăng bằng phát triển bình thường; có tương khắc mà không có tương sinh thì vạn không thể có sự sinh hoá, cho nên tương sinh tương khắc là hai điều kiện không thể thiếu được để duy trì thăng bằng tương đối của hết thảy sự vật, cũng chỉ ở trên cơ sở tác dụng lẫn nhau, điều hòa lẫn nhau mới có thể thúc đẩy sự vật sinh trưởng biến hóa không ngừng.
 
Thí dụ: mộc có thể khắc thổ, nhưng thổ có thể sinh kim, kim lại có thể khắc mộc. Dựa trên quan hệ này có thể thấy được mộc cố nhiên có thể khắc thổ, nhưng thổ lại có thể sinh kim để chế mộc. Vì thế ở tình trạng này, thổ tuy bị khắc không phát sinh thiên suy, bốn hành hỏa, thổ, kim, thủy đều là như thế. Cho nên nói sinh khắc của ngũ hành là trong sinh đồng thời có khắc, trong khắc đồng thời có sinh, giúp đỡ chế ước lẫn nhau mà duy trì sự thăng bằng. Thiên lục vi chi đại luận sách Tố vấn nói: “Can thịnh quá thì tổn hại, khi thừa tiếp đó chế ước nó, có chế ước thì có sinh hóa...,nếu để có hại thì bại loạn”.
 
Sách Loại kinh của họ Trương nói: “Lẽ tạo hóa không thể không sinh cũng không thể không chế, không sinh thì không do đâu mà lớn lên, không chế ngự thì cang thịnh quá mà làm hại. Phải trong sinh có chế, trong chế có sinh thì mới có thể vận hành liên tục mà tương phản tương thành”. Cho nên quan hệ của ngũ hành không ngoài sự sinh hóa lẫn nhau, chế ước lẫn nhau, đã cần tương sinh lại cần tương khắc, điều hòa cả bên này bên kia mới có thể giữ gìn sự điều hòa nhịp nhàng lẫn nhau, bảo đảm sự sinh hóa không ngừng của sự vật.
 
Sự chế hóa nói trên là chỉ vào ngũ hành sinh khắc dưới trạng thái bình thường, nếu giữa ngũ hành với nhau mà sinh ra thiên thịnh thiên suy, không thể giữ gìn được thăng bằng cân đối mà hiện ra trạng thái trái thường thì gọi là “tương thừa, tương vũ”.
 
“Thừa” là có ý thừa thế mà lấn áp, “vũ” là có ý khinh nhờn, theo quy luật ngũ hành sinh khắc mà xét thì đều là một loại hiện tượng phản thường, ví dụ: xét quy luật chung thì kim khắc mộc, nhưng có lúc cũng có thể mộc lại khắc kim v.v...
 
Trong thiên Ngũ vận hành đại luận sách Tố vấn nói: “Khi thái quá thì một mặt khắc chế cái kém nó, mặt khác cũng có thể khinh nhờn cái khắc chế nó, như khi bất cập thì một mặt cái bị nó khắc chế ngược lại khinh nhờn nó, mặt khác cái khắc nó càng khắc mạnh hơn”. Đó là giải thích ngũ hành trong tình hình thái quá bất cập đều có thể phá hoại quy luật chế hóa bình thường. Như thủy khí hữu dư liền khắc hại hỏa khí (nguyên thủy khắc hỏa) đồng thời sẽ trở lại khinh nhờn thổ khí (nguyên thổ khắc thủy) như thủy khí bất túc thì thổ khí khắc mạnh hơn (nguyên thổ khắc thủy) và hỏa khí khinh nhờn nó (nguyên thủy khắc hỏa).
 
Đó là hiện tượng trái thường do thái quá bất cập mà ra (xem hình 3 và 4)
 

b) Quy loại ngũ hành

 

Lý luận Trung y chẳng những cho rằng các bộ phận trong thân thể người ta là một khối chỉnh thể thống nhất mà còn cho rằng thân thể người ta cũng có quan hệ tương ứng với hoàn cảnh tự nhiên giới ở bên ngoài.
 
Ở đây nói các bộ phận trong thân thể là chỉ vào ngũ tạng (tâm và tâm bào lạc, can, tỳ, phế, thận), lục phủ (đởm, vị, tiểu trường, đại trường, tam tiêu, bàng quang), ngũ thể (bì mao, cơ nhục, huyết mạch, cân, cốt tủy), ngũ quan (lại gọi là thất khiếu: tai, mắt, miệng, mũi, lưỡi). Nói về hoàn cảnh tự nhiên giới bên ngoài, chủ yếu là chỉ vào mùa tiết thay đổi (xuân, hạ, trưởng hạ, thu, đông), ngũ khí (phong, thử, thấp, táo, hàn), ngũ sắc (xanh, vàng, đỏ,trắng, đen), ngũ vị (cay, chua, ngọt, đắng, mặn).
 
Để nói rõ tính chất chỉnh thể và những quan hệ phức tạp của phần trong, phần ngoài thân thể thì Đông y lấy ngũ hành làm trung tâm, căn cứ vào các đặc tính của nó, dùng phương pháp theo loại, theo hình tượng đem tự nhiên giới và sự vật có liên quan đến thân thể rồi, căn cứ vào thuộc tính, hình thái, hiện tượng giống nhau mà phân biệt và quy nạp làm loại lớn. Mục đích chủ yếu là tiện cho sự hiểu biết, sự liên hệ giữa các sự vật và làm phép tắc suy diễn để xem xét về biến hóa của sự vật.
 
Quy loại ngũ hành của Trung y học đầu tiên quan sát hiện tượng tự nhiên, rồi từ hiện tượng tự nhiên liên hệ tương ứng đến ngũ tạng và các bộ phận có liên quan đến thân thể người ta, cho nên thiên Âm dương ứng tượng đại luận sách Tố vấn nói: “Trời có bốn mùa năm hành để sinh, trưởng, thu, tằng, để sinh ra hàn thử, thấp, táo, phong; người có năm tạng hóa năm khí để sinh ra vui mừng, giận hờn, lo nghĩ, buồn rầu, sợ hãi".
 
Nói về hiện tượng tự nhiên là lấy thời lệnh thay đổi làm khởi điểm, căn cứ các đặc điểm của thời lệnh phối hợp với ngũ hành, như mùa xuân thuộc mộc, hạ thuộc hỏa, trưởng hạ thuộc thổ, thu thuộc kim, đông thuộc thủy. Do sự biến đổi của thời lệnh, quý tiết sinh ra khí hậu biến hóa về phong, thứ, thấp, táo hàn và quá trình phát triển về sinh, trưởng, hóa, thu, tằn của vạn vật.
 
Vì thế chẳng những ngũ hành phối hợp với tứ thời lại còn liên hệ đến ngũ khí, quá trình phát triển của sinh vật về phương diện khác có liên quan như ngũ sắc, ngũ vị vv..., theo đó mà có thể biết được quan hệ giữa các hiện tượng sở thuộc của mỗi hành cũng có thể nói rõ quan hệ tổng hợp về biến hóa, phát triển, thúc đẩy lẫn nhau của sự vật.
 

Ngũ vị

Ngũ sắc

Ngũ khí

Quá trình phát triển

Thời lệnh

Ngũ hành

Tạng

Phủ

Ngũ quan

Ngũ thể

Ngũ chế

chua

xanh

phong

sinh

xuân

mộc

Can

đởm

mắt

cân

giận

đắng

đỏ

thử

trưởng

hạ

hỏa

Tâm

tiểu trường

lưỡi

mạch

mừng

ngọt

vàng

thấp

hóa

trưởng hạ

thổ

tỳ

vị

miệng

cơ nhục

 lo

cay

Trắng

Táo

Thu

thu

kim

Phế

đại trường

Mũi

Bì mao

Buồn

mặn

đen

Hàn

Tàng

đông

Thủy

Thận

bàng quang

Tai

Cốt

Sợ

Phương diện tự nhiên

 

Phương diện nhân thể

 
 
Ngũ hành kết hợp vào nhân thể thì lấy ngũ tạng làm cơ sở, như can thuộc mộc, tâm thuộc hỏa, tỳ thuộc thổ, phế thuộc kim, thận thuộc thủy.
 
Lại do tạng với phủ là quan hệ biểu lý với nhau, do ngũ tạng với ngũ thể, ngũ quan, ngũ chí, ngũ sắc có sự liên hệ mật thiết về công năng sinh lý hoặc về biến hóa bệnh lý, vì thế mà ngũ hành quy loại lại thông qua ngũ tạng mà kết hợp đến các mặt lục phủ, ngũ thể, ngũ quan, ngũ chí, ngũ sắc thành ra quan hệ một loạt với nhau.
 
Như thế lấy ngũ hành làm trung tâm, thông qua sự biến đổi của thời lệnh, kết hợp với sự biến hóa của ngũ khí và quá trình phát triển cho đến ngũ sắc, ngũ vị... và lấy những hiện tượng và thuộc tính của tự nhiên như thế so sánh với ngũ tạng của nhân thể, theo đó mà liên hệ đến lục phủ, ngũ quan, ngũ chí... làm thành một hệ thống thể hiện sự quan hệ tương ứng của thân thể người ta với hoàn cảnh tự nhiên giới. Lấy hành mộc mà nói: mùa xuân cây cỏ bắt đầu nẩy mầm rồi sinh trưởng, hiện rõ sinh khí bồng bột, biểu hiện ra màu xanh, cho nên dùng hành mộc để tượng trưng cho mùa xuân.
 
Trong quá trình phát triển của sinh, trưởng, hóa, thu, tàn thuộc về vòng đời, trong khí hậu biến hóa thuộc về “phong”, kết hợp với nhân thể thì tính của gan thích điều đạt, thư thái, tượng trưng cho trạng thái mùa xuân và hành mộc. Mà can trong ngũ tạng và đởm trong lục phủ là quan hệ biểu lý với nhau. Can lại khai khiếu ở mắt, trong ngũ thể chủ về gân, cho nên can tạng có bệnh thường phần nhiều hiện ra chứng đau mắt hoặc chứng co giật. Can mộc vượng quá thì phần nhiều hay giận, mà giận quá thì dễ hại đến can, cho nên ở trong ngũ chí can chủ về “giận”. Một số bệnh ở can thường thất hiện ra sắc xanh.
 
Đem những hiện tượng tự nhiên và hiện tượng sinh lý bệnh lý như thế mà liên hệ lại thì có thể đem một loạt sự vật và hiện tượng của hành mộc, mùa xuân, đởm, can, mắt, gân, giận, sắc xanh quy thuộc vào một loại của mộc mà hình thành mnột hệ thống.
 
Nói tóm lại, vận dụng tác dụng chế hóa của ngũ hành sinh khắc có thể nói rõ quan hệ sinh và chế lẫn nhau và hiện tượng thăng bằng của trạng thái sinh lý giữa các tạng phủ với nhau, cũng có thể dùng để suy diễn và giải thích bệnh lý biến hóa của tạng phủ.
 
Tác dụng quy loại của ngũ hành là đem sự vật có liên quan nhau, chia vào mỗi hành có thể chỉ rõ ra giữa các bộ phận thân thể người ta với hoàn cảnh tự nhiên giới là một chỉnh thể hữu cơ phức tạp. Vì thế, học thuyết ngũ hành trong Trung y đối với việc chẩn đoán và chữa bệnh đều có giá trị nhất định của nó.
 

2.Vận dụng ngũ hành vào biện chứng luận trị

 

a) Sự sinh khắc của ngũ hành và sự truyền biến tật bệnh của ngũ tạng

 

Sự phát sinh và phát triển của mọi tật bệnh tuy là rất phức tạp, nhưng cũng có tính quy luật chung của nó. Quy luật đó ở tình hình chung đều có thể dùng ngũ hành để giải thích trong lúc lâm sàng. Chúng ta có nắm vững quy luật truyền biến của tật bệnh mới có thể làm đúng được việc dự phòng và phương châm trị liệu.
 
Quy luật truyền biến tật bệnh của ngũ tạng không ngoài bốn phương diện: “Tương thừa”, “phản vũ”, “mẫu bệnh cập tử”, “bệnh tử phạm mẫu”.
 
Điều nạn thứ 53 sách Nạn kinh nói: “Bệnh có hư tà, có thực tà, có tặc tà, có vi tà, có chính tà, thì lấy gì mà phân biệt?”.
 
Trả lời: “Từ đằng sau đến là hư tà, từ đằng trước đến là thực tà, từ hành khắc nó đến là tặc tà, từ hành nó khắc đến là vi tà, tự bệnh là chính tà”. Đó là nói rõ quan hệ truyền biến tật bệnh của ngũ tạng, theo đường đến khác nhau của bệnh tà chia làm năm tính chất. Hư tà từ đằng sau đến, tức là bệnh mẹ liên cập đến con, như bệnh can truyền tâm, thực tà từ đằng trước đến tức là bệnh con phạm mẹ, như bệnh tùy truyền tâm, tặc tà từ hành khắc nó đến, như bệnh can truyền tỳ, vị tà từ hành nó khắc đến như bệnh phế truyền tâm, chính tà là tự bệnh như bệnh tâm, vì nguyên nhân của nó phát bệnh ở tâm, không phải tự tạng khác mà truyền đến. Đoạn này ghi chép là đã bao quát bốn phương diện trên (ngoài ra còn thêm tham khảo các mục chép ở thiên Ngọc cơ chân tạng luận, thiên Khí quyết luận sách Nội kinh Tố vấn và điều 53 sách Nạn kinh). Đó là quy luật chung về truyền biến tật bệnh của ngũ tạng.
 
Để tiện cho việc hiểu biết phương pháp vận dụng chung về học thuyết ngũ hành trong biện chứng luận trị, nay đem bệnh biến của ngũ tạng nêu ra mấy điểm nói rõ dưới đây:
 

1. Bệnh tâm

 

Ví dụ biện chứng luận trị về bệnh tim hồi hộp không ngủ:
 
a) Như tâm hỏa vượng thịnh, tâm huyết không đủ, vì thế mà hiện ra những chứng đêm ngủ không yên, buồn phiền hồi hộp, đại tiện bí kết, miệng sinh mụn lở. Chứng không ngủ đó thuộc về bệnh tự phát của tâm kinh và chưa can thiệp đến tạng khác. Cho nên, phương pháp chữa bệnh chỉ nên tả tâm hỏa, bổ tâm huyết, trực tiếp chữa tâm, bệnh tâm khỏi rồi thì những chứng trạng như thế cũng tự nhiên tiêu mất.
 
b) Như tỳ hư mà lụy đến tâm (con cướp khí mẹ), khi thấy những chứng ăn uống giảm sút, đại tiện lỏng loãng, mỏi mệt không có sức, tim đập mạnh không ngủ, hồi hộp hay quên, nếu chỉ chữa một mình tâm là không thể giải quyết được vấn đề, cần phải bồi bổ tỳ thổ làm chủ, kiêm dưỡng tâm thần, làm cho tỳ khí mạnh khỏe, không đến nỗi con lên cướp khí mẹ, thì tâm huyết đầy đủ mà mọi bệnh tự khỏi.
 
c) Bệnh hư lao thường thấy trên lâm sàng, nói chung là do thận tâm bất túc, hư hỏa bốc lên, ngoài sự xuất hiện các chứng nóng từng cơn, mồ hôi trộm, ho, thổ huyết, thường thường có kiêm cả những chứng trạng không ngủ, đó là thận thủy bất túc, chân âm không đưa lên được. Tâm hỏa một mình lấn lên quá mà gây thành bệnh không ngủ được, chữa bệnh khi đó cần phải tráng thủy chế dương làm chủ. Thận âm được đầy đủ, hư hỏa tự sút xuống, thì các chứng tự nhiên có thể dần dần khỏi hết.
 
Căn cứ sự trình bày trên, chứng hồi hộp không ngủ tuy là bệnh của tâm kinh,nhưng những tình hình tỳ thổ hư yếu, thận thủy bất túc đều có thể làm cho tâm huyết bất túc hoặc tâm hỏa một mình lấn lên quá mà hiện ra chứng hồi hộp không ngủ.
 

2. Bệnh can

 

Ví dụ biện chứng luận trị về những chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt: trong tật bệnh của can kinh, thường thấy rất nhiều là chứng trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nói chung là do can hỏa bốc lên mà sinh ra. Nhưng cũng có những nguyên nhân vì thận thủy bất túc, phế khí không đưa xuống, tỳ khí không kiện vận mà gây nên. Nay chia ra trình bày dưới đây:
 
a) Như khi vì Can dương đưa lên, mộc hỏa thịnh quá mà có những chứng trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mặt hồng, mắt đỏ, mạch huyền mà cứng, thì có thể trực tiếp tả thực hỏa ở can kinh, Can dương đã bình rồi thì đau đầu và hoa mắt, chóng mặt cũng tự nhiên tiêu mất. Bởi vì bệnh đó còn ở tạng can chưa liên quan đến tạng khác, cho nên trong cách chữa là đơn thuần thôi.
 
b) Vì Thủy suy mộc vỵãng, can phong chuyển lên mà hiện ra chứng trạng đầu quay, mắt tối xẩm, mắt hoa, đau đầu, chóng mặt, phần nhiều thấy ở người bệnh da dẻ tiều tụy, có khí hư nhiệt. Đó tức là bệnh ở trong sách Thạch thất bí lục nói: “Thận thủy bất túc mà tà hỏa xông vào não”. Lại nói: “Nếu chỉ chữa phong thì đầu đau càng dữ dội, mắt mờ càng nặng, phép chữa nên đại bổ thận thủy mà chứng đau đầu, mắt mờ tự nhiên bớt. Hiện tượng đó lấy lý luận ngũ hành mà nói thì là “thủy không nuôi được mộc, cách chữa cần tự bổ thận thủy để nuôi dưỡng can mộc mới có thể theo trên căn bản mà chữa khỏi bệnh tật. Đó tức là phép tắc con hư thì bổ mẹ”.
 
c) Can mộc phải nhờ vào sự chế ước của phế kim, người phế khí bất túc, khí không thông, tân dịch không thể vận hóa khắp nơi, phần nhiều là đờm thấp trệ lại, thường có những bệnh tình ho ra đờm dãi, không muốn ăn, đồng thời thường hay có những chứng trạng mắt tối xẩm, đầu choáng, lồng ngực đầy tức. Sách Tố vấn huyền cơ nguyên bệnh thức của Lưu Hà Giang nói: “Can mộc vượng tất nhiên kim suy, kim suy không thể chế được mộc mà mộc lại sinh hỏa”. Cho nên khi lâm sàng chữa bệnh, cần phải bồi thổ sinh kim làm chủ, phế khí thông, can mộc bình thì những chứng bệnh hoa mắt, chóng mặt cũng có thể tự nhiên khỏi.
 
Xem bệnh chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt nói trên tuy rằng bệnh thuộc can nhưng cũng có thể vì những tật bệnh ở phế, thận, tỳ, vị mà làm cho can mộc mất điều hòa. Vì thế mà trong việc chữa bệnh có những phương pháp khác nhau như tư thủy hàm mộc(1), thanh can tả hỏa, bổ phế chế can vv...
 

3. Bệnh tỳ

Ví dụ biện chứng luận trị về bệnh tiết tả: rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiết tả vì tỳ hư và thấp khí xâm hại là thường thấy luôn, ngoài ra như Thận dương bất túc (hỏa không sinh thổ), bệnh can phạm đến tỳ đều có thể gây nên tiết tả.
 
a) Không muốn ăn uống, ăn thì muốn đi tả, ngực bụng đầy tức, tay chân không có sức, đó là bệnh tiết tả do tỳ dương hư yếu, mất khả năng chuyển vận nên dùng phương pháp bổ tỳ để chữa Tỳ có khả năng kiện vận thì bệnh tiết tả tự nhiên khỏi. Riêng về bệnh tiết tả do thấp làm hại mà gây ra, cách chữa thì nên theo vào kiện tỳ táo thấp, thiên Âm dương ứng tượng đại luận sách Tố vấn nói: “Thấp thắng thì tiết tả”. Tức là nói về chứng bệnh này. Tóm lại, hai bệnh tiết tả đây tuy không giống hẳn nhau nhưng bộ vị phát bệnh đều là ở tỳ, cho nên phương pháp chữa bệnh cũng đều là một, tức là theo tỳ mà chữa cả.
 
b) Như mệnh môn hỏa suy không sinh được thổ thì có thể phát sinh bệnh tiết tả vào lúc tảng sáng (gọi là ngũ canh tả). Chứng trạng của nó là dạ dày yếu liệt, ăn ít, không mấy khi đau bụng. Nhân tố chủ yếu gây ra chứng này đúng như sách Y tông tất độc nói: “Thận chủ về đại tiểu tiện là gốc của sự đóng kín”. Tuy rằng thuộc thủy mà chân dương cũng có ở trong đó. Thiếu hỏa sinh khí, hỏa là mẹ thổ nếu một khi hỏa suy kém thì lấy gì vận hành tam tiêu để làm chín nhừ đồ ăn?”. Do đó có thể biết chứng tiết tả này thì những phép thông lợi và kiện vận đều không thể dùng được, chỉ có bổ hỏa sinh thổ, làm cho thận dương khôi phục, tỳ thổ kiện vận mới có thể khỏi bệnh tả.
 
c) Như can mộc thái quá, thường thường tai hại đến tỳ thổ mà bị đau bụng đi lỏng, đặc điểm chủ yếu của chứng này là bụng đau, nhân đi lỏng mà bớt (Trung y án của Trương Duật Thanh nói: “Mạng môn hỏa suy yếu, ỉa chảy mạnh mà không đau... Can bệnh mà mộc vượng khắc thổ..., thì phần nhiều đau mà không ỉa chảy mạnh”). Khi chữa bệnh nên chiếu cố cả can và tỳ. Nếu đơn thuần bổ tỳ hoặc ức can đều không toàn diện, bởi vì bụng đau là can suy nghịch, ỉa chảy là tỳ khí hư, ức can thì khỏi đau mà tả vẫn còn, bổ tỳ thì khỏi tả mà đau vẫn còn, cho nên cơ chế bệnh biến của chứng này là mộc lấn thổ, phương pháp chữa bệnh là bồi thổ ức mộc.
 
Do đó có thể biết cùng một chứng tiết tả mà cách chữa có khác nhau, có chứng chữa ở tạng của nó, có chứng chữa ở tạng khác mà nguyên tắc “Chữa bệnh tìm gốc” là nhất trí.
 

4. Bệnh phế

Ví dụ biện chứng luận trị về ho suyễn: ho và suyễn là chứng trạng chủ yếu của bệnh phổi, hai chứng ấy có khi xuất hiện cùng một lúc, có khi xuất hiện đơn thuần. Nhưng về phương diện bệnh lý thì không phải đều do ở phế, vì bệnh biến của tạng khác cũng có thể ảnh hưởng đến phế... Thiên Khái luận sách Tố vấn nói: “Ngũ tạng lục phủ đều gây nên bệnh ho”. Lại như Thiên Kinh mạch biện luận sách Tố vấn nói: “Bệnh suyễn do thận gây ra, dâm khí làm hại đến phế... Bệnh suyễn do can gây ra, dâm khí làm hại đến tỳ...” Đó là nói rõ vấn đề ấy. Nay nêu thí dụ dưới đây:
 
a) Như hàn tà bên ngoài với ẩm tà bên trong giằng co ở phế gây nên ho suyễn, nôn ọe, tiểu tiện không lợi, hoặc khi có kiêm cả những chứng trạng sợ rét, phát nóng, bởi vì bệnh biến chủ yếu là ở phế, cho nên cần phải dùng phương pháp tán hàn trục ẩm để chữa.
 
b) Như bệnh hư lao, ho lâu ngày phế hư, đồng thời tỳ vị kém sự vận hóa khi hiện ra các chứng ăn kém, đại tiện lỏng thì nên bồi thổ sinh kim, lúc đó nếu chỉ dùng phép nhuận phế hoặc bổ phế đều có thể làm cho ăn kém và đại tiện lỏng càng nặng, bởi vì thuốc nhuận phế thường hay hoạt trường, thuốc bổ phế thường trở ngại đến vị, chỉ có trước hết là kiện tỳ hòa vị, làm cho công năng của tỳ vị được kiện toàn, như thế thì ăn uống tự nhiên tăng, ỉa lỏng tự nhiên khỏi. Phế được sự nuôi dưỡng của cốc khí thì khí phế tự nhiên khôi phục, ho đờm có thể không chữa mà tự nhiên khỏi, cách chữa như thế là “lấy bổ tỳ thay thế cho bổ phế”. Tỳ thuộc thổ, phế thuộc kim, về quan hệ ngũ hành thì là phép tắc bổ thổ sinh kim.
 
c) Như phế thực ở trên, thận hư ở dưới, khi thấy hiện ra những chứng trạng ho và nhiều đờm, lưng mỏi, mạch tế, hoặc thấy cả chứng di tinh thì nên chữa cả phế và thận. Nếu chỉ chuyên chữa phế thực sẽ làm cho thận khí càng hư, nếu chỉ bổ thận khí sẽ ảnh hưởng đến phế làm cho phế khí càng thực, chỉ có chữa cả phế và thận mới không đến nỗi chiếu cố mặt này bỏ mất mặt khác. Phế thuộc kim, thận thuộc thủy, kim thủy có thể tương sinh, như thế tức là căn cứ lý luận để sử dụng phép chữa này.
 
d) Như thận hư không thể thu nạp phế khí, đến nỗi sinh ra các chứng ho đờm,tiếng thấp, thở gấp, hơi ngắn, ít đờm, động thì suyễn, hoặc có cả chứng mỏi lưng và đái nhắt thì nên dùng phương pháp bổ thận nạp khí. Đó là lấy chữa thận làm căn bản. Thận khí đầy đủ thì có thể nhiếp nạp được phế khí, bệnh suyễn không chữa mà tự khỏi. Thận thuộc thủy, phế thuộc kim, kim vốn sinh thủy, nhưng thận thủy không đủ cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn sinh hóa của phế kim làm cho bị đứt quãng ở giữa. Đem quan hệ mẫu tử của ngũ hành mà nói thì bệnh này là thuộc về loại “Con cướp khí mẹ”. Cách chữa là thuộc về loại “bổ con có thể làm cho mẹ khỏe”.
 
đ) Như can mộc cang vượng, mộc hỏa bốc lên, phế kim không hạ xuống được, nên sinh những chứng ho, họng đau, hai bên sườn đau ran thì cần phải thanh kim chế mộc, can mộc bình thường phế khí không bị khắc thì bệnh tự khỏi dần. Đó là căn cứ quy luật phản vũ mà rút ra cách chữa.
 

5. Bệnh thận

Ví dụ biện chứng luận trị về chứng di tinh. Chứng di tinh cho là thuộc về thận khí bất túc. Sách Nội Kinh nói: “Thận nhận lấy tinh của ngũ tạng lục phủ mà chứa lại”, cho nên khi lâm sàng đối với tất cả bệnh di tinh, cách chữa thường lấy bổ thận sáp tinh làm chủ. Nhưng nguyên nhân gây nên bệnh di tinh đều không phải đơn giản như thế.
 
Như sách Y học nhập môn nói: “Ngũ tạng đều làm được trách nhiệm của nó thì tinh tăng được mà khoẻ mạnh, nếu một tạng nào không giữ vững được trách nhiệm thì tất nhiên hại đến sự chủ tinh của tâm và thận”.
 
Đó là đã nói rõ ngoài thận hư còn có thể làm cho cửa tinh không đóng kín được thì mất sự điều hòa của các tạng khác, như tâm hỏa thái quá, can kinh thấp nhiệt và tâm thận đều hư, thủy hỏa không giúp đỡ nhau, đều có thể làm cho sự đóng kín của thận tạng không bền chặt. Nay phân biệt sơ lược trình bày dưới đây:
 
a) Những người lúc bình thường trác táng(1) thái quá, chân nguyên của thận tạng bị suy tổn, ngoài những chứng đau lưng, choáng đầu ù tai ra, rất dễ phát sinh chứng mộng tinh, hoạt tinh, đó là thuộc về thận hư, tinh quan không đóng kín, cho nên phép chữa cần phải bổ thận cố tinh làm chủ yếu.
 
b) Như nghĩ ngợi nhiều quá không thỏa ý muốn, ban ngày nghĩ ngợi, ban đêm thành mộng, sinh ra di tinh không cầm được, thì nên thanh hỏa an thủy, tâm hỏa được bình thường, thận thủy tự yên, thì di tinh cũng có thể dần dần khỏi. Nếu dùng phép bổ thận cố tinh thì chẳng những không có hiệu quả mà tất nhiên càng cố sáp thì lại càng di tinh.
 
c) Như buồn phiền uất ức, can hỏa thiên thịnh sinh ra di tinh không chỉ, thì nên tạm thời thanh tiết can hỏa, bởi vì thận chủ việc bế tàng, can chủ việc sơ tiết, can hỏa vượng thì sơ tiết thái quá sẽ ảnh hưởng đến sự bế tàng của thận tạng mà gây ra di tinh. Phép thanh tiết can hỏa tuy không phải trực tiếp chữa di tinh, nhưng can hỏa được bình thường không đến nỗi sơ tiết thái quá thì sự bế tàng của thận tạng tự nhiên có thể khôi phục được trạng thái bình thường. Đó là ý nghĩa “mẹ thực thì tả con”.
 
d) Người vốn thể chất hư nhược, thường hay có những chứng lưng mỏi chân mềm không có sức, chiêm bao sợ hãi, là vì tâm thận đều hư. Về tình trạng này nói chung thường thấy cả chứng ra mồ hôi trộm, di tinh, đó là vì thận thủy hư ở dưới, tâm hỏa không yên, thủy hỏa không giúp đỡ nhau, cho nên sinh ra chứng đổ mồ hôi trộm và mộng tinh. Cách chữa cần làm cho thủy hỏa giúp đỡ lẫn nhau, tâm thận giao thông lẫn nhau thì chứng di tinh tự khỏi được.
 
Nói tóm lại, có thể hiểu được chứng di tinh, tuy là vì mất trách nhiệm bế tàng, tinh quan không đóng kín được mà gây ra, nhưng can và tâm nếu một tạng nào có tình trạng thái quá hoặc bất cập thì sự sinh khắc chế hóa của ngũ tạng sẽ mất thăng bằng cũng sẽ sinh ra chứng di tinh. Cho nên dùng các phương pháp chữa trên đều có thể chữa khỏi bệnh di tinh.
 
 
3. Vận dụng ngũ hành sinh khắc vào châm cứu
 
 
Về nội dung này sẽ nói rõ trong chương “Châm cứu khái yếu”, ở đây không nói đến nữa.
 
 

C. QUAN HỆ ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH

 

 

Đặc điểm của học thuyết Âm dương, chủ yếu là tổng hợp để nói rõ tính đối lập mâu thuẫn và thống nhất của thân thể người ta. Đặc điểm của học thuyết Ngũ hành chủ yếu là nói rõ tình hình phức tạp và quy luật sinh khắc chế hóa của nội bộ thân thể người ta. Hai học thuyết này đều vận dụng và y học và thành phần trọng yếu trong lý luận cơ bản của Đông y.
 
Nội dung của y học rất là phức tạp, mà phạm vi lý thuyết của Âm dương và Ngũ hành lại đều có hạn định của nó, cho nên nếu chỉ dùng riêng một học thuyết nào đó thì việc giải thích và phân tích vấn đề có lúc sẽ thấy không được toàn diện, chỉ có khi nào kết hợp cả hai phương diện thì mới có thể thu được kết quả rõ rệt.
 
Ví dụ như về sinh lý, nói về tính năng của ngũ tạng lục phủ thì tạng là âm, phủ là dương, đó là hai hệ thống tương đối thống nhất, cho nên dùng âm dương để thuyết minh, như nói riêng về ngũ tạng, thì ngũ tạng đều có tính năng khác nhau, mà giữa ngũ tạng đều có quan hệ giúp đỡ lẫn nhau, chế ước lẫn nhau, đó tức là dùng quy luật chế hóa của ngũ hành để nói rõ thêm.
 
Vả lại nói về hình thể và công năng của mỗi tạng, phủ thì lại có thể chia ra âm dương, ví dụ: thận có thận âm, thận dương, can có can âm, can dương. Vì thế trong âm dương thực có bao hàm ngũ hành, trong ngũ hành cũng có bao hàm âm dương. Nói về bệnh lý thì mọi tính chất mà mọi chiều hướng của bệnh biến không ngoài hai loại lớn là âm chứng và dương chứng, như phân tích thêm nữa về chỗ bệnh phát thì khác nhau, như đau gan, đau thận, đau phổi... mà sự truyền biến của tật bệnh lại có thể lấy lẽ sinh, khắc, thừa, vũ của ngũ hành mà nói được.
 
Cho nên xem xét sự biến hóa của bệnh lý cũng cần phải theo trong âm dương mà biện biệt ngũ hành, theo trong ngũ hành mà biện biệt âm dương. Do đó có thể biết âm dương, ngũ hành tuy đều có đặc điểm của nó, nhưng vận dụng thực tế bàn đến âm dương thì thường thường đề cập đến ngũ hành; nói đến ngũ hành thường thường đề cập đến âm dương; cho nên chỉ có vận dụng kết hợp cả âm dương ngũ hành mới có thể phân tích được sâu sắc kỹ càng hơn về những vấn đề trong y học.
 
Do đó có thể thấy trên cơ bản âm dương với ngũ hành là một khâu hoàn chỉnh, giữa âm dương với ngũ hành có quan hệ không thể tách rời ra được.
 
 


Phụ

   

NGŨ VẬN LỤC KHÍ

 

 

I. Đại Cương

 

Ngũ vận, lục khí nói tắt là “vận khí”. Học thuyết này trong y học Trung Quốc gọi là “Học thuyết Vận khí”, đó là lý luận của đời xưa giải thích sự biến hóa của khí hậu thời tiết trong tự nhiên giới và ảnh hưởng của khí hậu thời tiết biến hóa ấy đối với vạn vật trong vũ trụ, đặc biệt là đối với loài người. Học thuyết này lấy âm dương ngũ hành làm hạt nhân, dựa trên cơ sở của quan niệm chỉnh thể về thiên nhân tương ứng mà xây dựng nên.
 
Ngũ vận tức là lấy kim, mộc, thủy, hỏa, thổ trong ngũ hành phối hợp với thiên can để tính tuế vận của mỗi năm (năm nào thuộc về vận nào). Lục khí là chỉ vào sáu thứ khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa, đem phối hợp với địa chi, để tính tuế khí của mỗi năm (năm nào thuộc về khí nào). Kết hợp ngũ vận và lục khí lại, sẽ thành ra một công cụ lý luận đơn giản hóa, dùng nói để thuyết minh mọi phương diện trong hoàn cảnh tự nhiên và mọi thứ trong quan hệ y học.
 
Học thuyết Vận khí sở dĩ đem vận dụng vào y học là vì người xưa nhận thức được sự quan hệ giữa con người và tự nhiên giới, tất cả sinh hoạt của con người đều cần phải thích ứng với sự biến hóa của tự nhiên cho nên người xưa thường lấy con người và tự nhiên vạn vật so từng loại mà bàn. Nội dung học thuyết Vận khí là lấy ba thứ “thiên, địa, nhân” kết hợp lại mà thảo luận. Mục đích nghiên cứu học thuyết Vận khí trên y học, chủ yếu là ở chỗ nắm vững quy luật biến hóa của thời tiết khí hậu, để tiện cho việc nghiên cứu nhân tố gây bệnh của ngoại cảm lục dâm; và dùng để suy tính tình hình phát bệnh và khí hậu biến hóa của từng năm, làm chỗ tham khảo cho việc chẩn đoán và chữa bệnh.
 
Học tập học thuyết Vận khí, trước tiên cần phải hiểu được hai vấn đề: một là nắm vững lý luận trung tâm của nó là học thuyết Âm dương Ngũ hành, trong đó lấy ngũ hành sinh khắc làm chủ yếu, hai là nắm vững những phù hiệu đại biểu là cách vận dụng can chí. Học thuyết Âm dương Ngũ hành đã giới thiệu, ở đây chỉ nói về vấn đề vận dụng can chi.
 
Can chi là nói tắt về thiên can và địa chi. Thiên can có 10 là: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý, cũng gọi là thập can. Địa chi có 12 là: tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, cũng gọi là thập nhị chi. Can chi vận dụng trong học thuyết vận khí đều là những phù hiệu đại biểu để tính toán sự biến hóa của ngũ vận lục khí. Nay phân biệt như dưới đây:
 

1. Thuộc tính âm dương của can chi

 

Thiên can, địa chi đều có thuộc tính khác nhau về âm dương, nói về can chi thì thiên can là dương, địa chi là âm, nếu tách rời can và chi mà nói thì trong thiên can có âm dương, trong địa chi cũng có âm dương, tức là theo thứ tự sắp xếp của can chi mà đếm thì số lẻ là dương, số chẵn là âm.
 
Ví dụ như:
Giáp, bính, mậu, canh, nhâm trong thiên can là thuộc về dương can;
Ất, đinh, kỷ, tân, quý là thuộc về âm can.
Tý, dần, thìn, ngọ, thân, tuất trong địa chi là thuộc về dương chi;
Sửu, mão, tỵ, dậu, hợi là thuộc về âm chi.
 

2. Phép tắc vận dụng can chi

 

Can chi vận dụng trong học thuyết Vận khí tóm lại là “thiên can để tính vận, địa chi để tính khí”. Nói cụ thể ra nữa thì ngũ vận là đem thiên can phối hợp với ngũ hành để tính tuế vận, lục khí là lấy địa chi phối hợp với tam âm, tam dương mà vận dụng để tính tuế khí (tam âm tam dương là danh từ thay thế của lục khí). Cách thức phối hợp thông thường hay áp dụng có 3 lối dưới đây:
 
 
a)Thiên can phối hợp với ngũ vận
 
  
Giáp
Kỷ
 Thổ
 
 
Ất
Canh
Kim
 
 
 
Bính
Tân
Thủy
 
 
Đinh
Nhâm
 Mộc
 
 
Mậu
Quý
 Hỏa

 

b) Địa chi phối hợp với ngũ hành

 

Dần Mão
 
Mộc
 
 
Tỵ Ngọ
 
Hỏa
 
 
Thân Dậu
 
Kim
 
 
Hợi Tý
 
Thủy
ThìnTuất            Sửu Vị           Thổ
 
Cách thứ nhất là để ứng dụng khi tính “đại vận”; cách thứ hai là để ứng dụng khi tính về những năm “tuế hội”; cách thứ ba là để ứng dụng khi tính về “khách khí”. Phương pháp ứng dụng cụ thể ở những đoạn dưới đây, mỗi đoạn đều có giới thiệu về nội dung trong đó.

C. Địa chi phối hợp với lục khí tam âm tam dương

 

Tý Ngọ
|
Thiếu âm
Quân hỏa
 
Dần Thân
|
Thiếu dương
Tướng hỏa
 
Sửu Vị
|
Thái âm
Thấp thổ
 
MãoDậu
|
Minh dương
Táo kim
 
Thìn Tuất
|
Thái dương
Hàn thủy
 
Tỵ Hợi
|
Quyết âm
Phong mộc
 
Ba cách phối hợp ở trên, về ý nghĩa vận dụng mỗi cách đều có khác nhau.
 

3. Cách kết hợp can chi để ghi từng năm

 

Phối hợp thiên can và địa chi từ đời Đông Hán trở về trước chỉ dùng để ghi ngày, từ đời Quang Vũ Đế nhà Hán về sau mới bắt đầu để ghi năm, tháng, ngày, giờ. Đến ngày nay âm lịch vẫn còn dùng phương pháp ấy, niên hiệu của mỗi năm đều có một chữ trong thiên can và một chữ trong địa chi hợp lại, như Giáp Tý, Ất Sửu chẳng hạn.
 
Trong đó thì chữ Giáp, chữ Ất là thiên can, chữ Tý, chữ Sửu là địa chí. Từ năm Giáp Tý tính theo thứ tự cho đến năm Qúy Hợi cộng lại được 60 lần, thì gọi là một chu. Sau 60 năm (hết năm Quý Hợi) lại bắt đầu từ Giáp Tý. Cứ luân chuyển thay đổi như thế, trong 60 năm thì có 6 lần về thiên can (10 can x 6 lần = 60 năm), 5 lần về địa chí (12 chi x 5 lần = 60 năm), phương pháp tính như bảng dưới đây:
 
 
BẢNG KẾT HỢP CAN CHI ĐỂ GHI NĂM TRONG 60 NĂM
 
 
Thiên can
GIÁP
ẤT
BÍNH
ĐINH
MẬU
KỶ
CANH
TÂN
NHÂM
QUÝ
Địa
chi
Sửu
Dần
Mão
Thìn
Tỵ
Ngọ
Vị
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
Sửu
Dần
Mão
Thìn
Tỵ
Ngọ
Vị
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
Sửu
Dần
Mão
Thìn
Tỵ
Ngọ
Vị
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
Sửu
Dần
Mão
Thìn
Tỵ
Ngọ
Vị
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
Sửu
Dần
Mão
Thìn
Tỵ
Ngọ
Vị
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
 

II. Ngũ vận

 

Ngũ vận là nói chung về thổ vận, kim vận, thủy vận, mộc vận, hỏa vận. Vận có nghĩa là luân chuyển, vận động đi lại không ngừng, lấy ngũ hành phối hợp với thiên can để vận dụng, phân tích và thuyết minh sự biến hóa bình thường và khác thường của khí hậu từng năm, từng mùa, cho nên gọi là ngũ vận. Trong ngũ vận lại chia ra ba thứ là đại vận, chủ vận, khách vận.
 

1. Đại vận

 

Cũng gọi là “trung vận” là làm chủ tất cả tuế vận của mỗi năm. Dùng nó để nói rõ sự biến hóa của khí hậu trong toàn năm, đồng thời nó cũng là cơ sở để tính khách vận.
 
Phương pháp tính đại vận chính như trong thiên Thiên nguyên kỷ đại luận sách Tố vấn nói “Năm Giáp năm Kỷ thuộc về thổ vận, năm Ất, năm Canh thuộc về kim vận, năm Bính năm Tân thuộc về thủy vận, năm Đinh, năm Nhâm thuộc về mộc vận, năm Mậu, năm Quý thuộc về hỏa vận”. Đó tức là quy luật cơ bản để tính đại vận của mỗi năm. Nói rõ niên hiệu của mỗi năm, hễ gặp đến năm thiên can là Giáp và Kỷ, thì bất luận địa chi là gì, đại vận của năm ấy cũng là thuộc thổ vận. Ngoài ra, năm Ất, năm Canh, năm Bính, năm Tân v...v đều có thể theo như thế mà suy ra. Cách tính này là lấy 5 năm làm một vòng, trong 5 năm mỗi vận làm chủ mỗi năm, lấy thứ tự tương sinh của ngũ hành mà sắp xếp tức là thổ, kim, thủy, mộc, hỏa. Trong 30 năm gọi là một kỷ, mỗi kỷ mỗi vận làm chủ 6 năm. Trong 60 năm gọi là một chu thì mỗi vận làm chủ 12 năm.
 
Đại vận làm chủ từng năm, có sự thái quá và bất cập khác nhau như năm Giáp, năm Kỷ đều thuộc vào năm thổ vận làm chủ, mà năm Giáp là năm thổ vận thái quá, năm Kỷ là năm thổ vận bất cập, niên vận thái quá bất cập là căn cứ vào âm dương của thiên can để mà phân biệt, dương can là thái quá, âm can là bất cập.
 
Theo sự thái quá và bất cập của niên vận, có thể tính ra được tình hình biến hóa của khí hậu, quy luật chung là năm dương (thái quá) thì bản khí lưu hành, trong Khí giao biên đại luận sách Tố vấn nói “Năm hỏa thái quá thì thử nhiệt lưu hành”, “Năm hỏa bất cập thì hàn khí lưu hành”, như năm Mậu là hỏa vận thái quá, đến năm ấy phần nhiều là nhiệt khí thắng, năm quý là năm hỏa vận bất cập, thì thủy sẽ đến khắc hỏa, cho nên năm ấy lại rét nhiều hơn, ngoài ra có thể theo đó mà biết.
 

2. Chủ vận

 

Là dùng để nói rõ quy luật thường thường của khí hậu biến hóa trong năm quý vận của mỗi năm (mỗi năm chia ra làm 5 giai đoạn) bởi vì thời gian của mỗi quý vận hàng năm là cố định không thay đổi. Khí hậu biến hóa trong các quý vận đó, năm nào cũng như năm nào trên cơ bản là giống nhau, cho nên gọi là “chủ vận”.
 

a) Cách tính chủ vận

 

Cách tính chủ vận là bắt đầu từ ngày đại hàn cứ 73 ngày 5 khắc là một vận (quý vận) theo thứ tự tương sinh của ngũ hành mà chuyển dần lên. Tức như: mộc là sơ vận, hỏa là nhị vận, thổ là tam vận, kim là tứ vận, thủy là chung vận, đó là cố định không thay đổi, năm nào cũng như năm nào.
 

b) Khí hậu thường quy của chủ vận

 

Chủ vận là nói rõ khí hậu theo quy luật thông thường của 5 quý vận trong một năm, lấy thuộc tính của ngũ hành của lục khí là quy luật cơ bản, tức như sơ vận thuộc mộc chủ về phong, nhị vận thuộc hỏa chủ về thử nhiệt, tam vận thuộc thổ chủ về thấp, tứ vận thuộc kim chủ về táo, chung vận thuộc thủy chủ về hàn, khí hậu sở chủ của mỗi quý vận, hàng năm là giống nhau.
 

3. Khách vận

 

Khách vận là dùng để nói rõ khí hậu, biến hóa khác thường trong năm quý vận một năm, vì mỗi năm khách vận có thay đổi, mỗi quý có khác nhau, như người khách đi lại, cho nên gọi là “khách vận”.
 

a) Cách tính khách vận

 

Khách vận là theo niên can của đại vận trong năm đó mà tính ra tức là lấy niên can của đại vận làm sơ vận của khách vận, theo năm quý vận trong một năm rồi lấy năm bước mà suy tính ra như năm Giáp, năm Kỷ đại vận là thổ, thế thì khách vận là tính bắt đầu từ thổ vận, lại theo thứ tự thuận của ngũ hành tương sinh mà tính chuyển đi, thì nhị vận là kim, tam vận là thủy, tứ vận là mộc, chung vận là hỏa. Cho nên khách vận chỉ giữ về sự biến hóa khác thường của khí hậu từng quý vận trong một năm.
 
Cách tính xem bảng kê dưới đây.
 
 
BẢNG TÍNH KHÁCH VẬN TỪNG NĂM
 
            THỨ  TỰ     KHÁCH           
         VẬN          CỦA                                 VẬN
 NIÊN CAN  
 
SƠ VẬN
NHỊ VẬN
TAM VẬN
TỨ VẬN
CHUNG VẬN
Giáp-kỷ
Ất-canh
Bính-tân
Đinh-nhâm
Mậu-quý
Thổ
Kim
Thủy
Mộc
Hỏa
Kim
Thủy
Mộc
Hỏa
Thổ
Thủy
Mộc
Hỏa
Thổ
Kim
Mộc
Hỏa
Thổ
Kim
Thủy
Hỏa
Thổ
Kim
Thủy
Mộc
 
 

b) Sự thái quá và bất cập của khách vận

 

Sự thái quá bất cập và sự quan hệ với khí hậu biến hóa của khách vận cũng giống như quy luật của đại vận là nhất trí.
 
Nói tóm lại, đại vận, chủ vận, khách vận đều dùng thiên can phối hợp với ngũ hành để tính ra, cách tính thuận theo quy luật tương sinh của ngũ hành. Ba thứ ấy dùng để nói rõ tình hình biến hóa của khí hậu trong tự nhiên.
 
Nhưng giữa những thứ ấy đều có đặc điểm khác nhau. Đại vận là tính khí tượng biến hóa của từng năm, cứ 10 năm thì luân chuyển một vòng thiên can, tức là có 5 năm thái quá và 5 năm bất cập. Chủ vận nói rõ sự biến hóa bình thường của khí tượng trong năm quý vận của mỗi năm. Khách vận để tính sự biến hóa khác thường của khí tượng trong năm quý vận của mỗi năm.
 

III. Lục khí

 

Lục khí là phong, nhiệt, hỏa, thấp, táo, hàn. Lục khí lại thường lấy tam âm tam dương làm đại biểu, rồi kết hợp với địa chi dùng để nói rõ sự biến hóa bình thường của khí hậu trong một năm, và sự biến hóa khác thường của khí hậu trong từng năm.

 
Lục khí của mỗi năm chia làm hai thứ là chủ khí và khách khí. Chủ khí dùng để nói khí thường, khách khí dùng để tính khí biến. Đồng thời, khách khí gia lên chủ khí, gọi là “khách chủ gia lâm” dùng để phân tích sâu hơn về sự biến hóa phức tạp của khí hậu.

1. Chủ khí

 

Tức là “khí làm chủ của từng mùa” dùng để nói rõ quy luật bình thường của khí hậu trong một năm, cũng như ý nghĩa của chủ vận bốn mùa. Bởi vì lục khí chủ về từng mùa là cố định không thay đổi, cho nên gọi là “chủ khí”.
 

a) Cách tính chủ khí

 

Chủ khí chủ về từng mùa, chia làm 6 bước, 24 tiết khí của mỗi năm phân thuộc trong 6 bước đó,bắt đầu tính từ ngày đại hàn, hết bốn tiết khí thì chuyển sang bước khác. Thứ tự của nó thì sơ khí là quyết âm phong mộc, nhị khí là thiếu âm quân hỏa, tam khí là thiếu dương tướng hỏa, tứ khí là thái âm thấp thổ, ngũ khí là dương minh táo kim, chung khí là thái dương hàn thủy. Cũng là tính theo thứ tự thuận của ngũ hành tương sinh, giống với quy luật của chủ vận, chẳng qua chỉ khác là hỏa chia làm hai, quân hỏa thuộc thiếu âm, tướng hỏa thuộc thiếu dương. Là vì khí có 6 mà vận chỉ có 5.
 
Trong thiên Lục vị chỉ đại luận sách Tố vấn nói: “Sau tiết Hiển minh” (Xuân phân) là vị trí của thiếu âm quân hỏa, sang một bước về phía hữu của quân hỏa là vị trí chủ trị của thiếu dương tướng hỏa, lại sang một bước nữa là vị trí chủ trị của Thái âm thấp thổ, lại sang một bước nữa là vị trí chủ trị của dương minh táo kim, lại sang một bước nữa là vị trí chủ trị của thái dương hàn thủy, lại sang một bước nữa quyết âm phong mộc, lại sang một bước nữa là vị trí chủ trị của thiếu âm quân hỏa.
 
Đó là chỉ rõ vị trí chủ trị từng thời kỳ của lục khí. “Hiển minh” là chỉ vào tiết xuân phân theo thứ tự đó mà tính lần xuống, “phía hữu” là chỉ vào hương chuyển vần về phía hữu. “Sang một bước nữa” tức là hướng về phía hữu một bước, “lại sang một bước nữa” tức là lại đi thêm một bước nữa. Tóm lại, đó là nói rõ về cách tính thời kỳ chủ trị của 6 tiết khí trong mỗi năm (xem ở bảng kê 6 bước, 6 khí và 24 tiết khí dưới đây).
 

b) Khí hậu thường quy của chủ khí

 

Dùng chủ khí để nói rõ sự biến hóa khác thường của khí hậu trong một năm, mỗi khí làm chủ 64 ngày và 87 khắc rưỡi, khi đó tuy cùng ý nghĩa như tứ thời và chủ vận, nhưng về thời gian chủ trị thì khác. Còn như cách tính về lục khí thì càng tinh tế hơn, như về khí hậu bốn mùa thì nói chung là: mùa xuân ấm (phong), mùa hạ nóng (hỏa), mùa thu mát (táo), mùa đông lạnh và mùa trưởng hạ chủ về thấp, mà phong, thử, hỏa, táo, hàn trong lục khí chia ra thuộc về 6 bước thì lại càng cụ thể hơn.
 
 
 Xem ở bảng dưới đây:
 
 
6 bước
Nhị
Tam
Tứ
Ngũ
Lục
6 khí
Quyết âm Phong mộc
Thiếu âm quân hỏa
Thiếu dương Tướng hỏa
Thái âm thấp thổ
Dương minh táo kim
Thái dương hàn thủy
Thứ tự thời tiết
Đại hàn
Lập xuân
Vũ thủy
Kinh trập
Xuân phân
Thanh minh
Cốc vũ
Lập hạ
Tiểu mãn
Mang chủng
Hạ chí
Tiểu thử
Đại tử
Lập thu
Xử thử
Bạch lộ
Thu phân
Hàn lộ
Sương giáng
Lập đông
Tiểu tuyết
Đại tuyết
Đông chí
Tiểu hàn
 

2. Khách khí

 

Dùng để nói rõ sự biến hóa khác thường của khí hậu hàng năm, khách khí thì thay đổi không giống với chủ khí cố định, cũng như người khách vãng lai bất thường cho nên gọi là “khách khí”.
 

a) Cách tính về khách khí

 

Khách khí di chuyển là lấy sự nhiều ít của khí âm, khí dương làm thứ tự trước sau như: quyết âm (nhất âm) – thiếu âm (nhị âm) – thái âm (tam âm) – thiếu dương (nhất dương) – dương minh (nhị dương) – thái dương (tam dương). Mỗi năm có một khí làm chủ, thay đổi từng năm luân chuyển không ngừng, đó là khách khí trông coi về từng năm.Cách tính khách khí làm chủ của từng năm (khí tự nhiên) là lấy địa chi của năm đó làm cơ sở, như trong thiên Thiên nguyên kỷ đại luận sách Tố vấn nói: “Năm Tý năm Ngọ thiếu âm tư thiên. năm Sửu năm Vị thái âm tư thiên; năm Dần năm Thân thiếu dương tư thiên, năm Mão năm Dậu dương minh tư thiên; năm Thìn năm Tuất thái dương tư thiên; năm Tỵ năm Hợi quyết âm tư thiên”.
 
Đó là nói địa chi của mỗi năm. Phàm gặp năm Tý năm Ngọ thì bất luận thiên can gì, khách khí cũng đều là thiếu âm tư thiên; năm Sửu năm Vị là thái âm tư thiên, những năm khác cũng theo đó mà suy ra. Như thế là 6 năm hết một vòng của lục khí, 12 năm hết một vòng của địa chi (6 dương chi và 6 âm chi) hết vòng này sang vòng khác trong 60 năm địa chi chuyển vận 5 vòng, lục khí chuyển vận 10 vòng.
 

b) Tư thiên tại tuyền, tả hữu gian khí

 

Tư thiên và tại tuyền là tên gọi riêng chỉ sự biến hóa của khách khí. Nội kinh nói: “Nửa năm về trước thiên khí làm chủ, nửa năm về sau địa khí làm chủ”. Đó là nói khách khí thống xuất khí hậu thượng bán niên, gọi là “tư thiên”, khách khí thống xuất khí hậu hạ bán niên gọi là “tại tuyền”. Đó là hai thứ khách khí, mỗi thứ làm chủ nửa năm.
 
Cách tính về tư thiên tại tuyền, thì căn cứ phù hiệu địa chi của mỗi năm, theo địa chi phối hợp với tam âm tam dương nói ở trên mà quyết định. Sau khi theo niên chi, tính ra khí tư thiên rồi, thì có thể biết được khí tại tuyền, vì khí tư thiên của mỗi năm là cố định ở khí thứ ba của chủ khí, mà khí tại tuyền thì cũng đối với khí tư thiên ở chỗ chung khí. Mỗi năm có một lần khí thay đổi, như thế là trong 6 năm sẽ có 6 khí tư thiên tại tuyền khác nhau, xem bảng dưới đây:
 
Quy luật niên chi với tư thiên tại tuyền
 
 
Niên chi
Tư thiên
Tại tuyền
Tý Ngọ
Sửu Vị
Dần Thân
Mão Dậu
Thìn Tuất
Tỵ Hợi
Thiếu âm quân hỏa
Thái âm thấp thổ
Thiếu dương tướng hoa
Dương minh táo kim
Thái dương hàn thủy
Quyết phong âm mộc
Dương minh táo kim
Thái dương hàn thủy
Quyết âm phong mộc
Thiếu âm quân hỏa
Thái âm thấp thổ
Thiếu dương tướng hỏa
 
 
Khí tư thiên tại tuyền trong một năm có thuộc tính âm dương khác nhau, như dương tư thiên thì âm tại tuyền, âm tư thiên thì dương tại tuyền. Trong đó, thiếu âm với dương minh, thái âm với thái dương, quyết âm với thiếu dương lại là hợp với nhau mà luân chuyển. Như năm Mậu Tuất, Tuất là thái dương hàn thủy tư thiên, thái âm thấp thổ tại tuyền, thượng bán niên thuộc dương tư thiên, hạ bán niên thuộc âm tại tuyền. Lại như năm Kỷ Hợi, thì quyết âm là tư thiên, thiếu dương là tại tuyền, thượng bán niên thuộc âm tư thiên, hạ bán niên thuộc dương tại tuyền.
 
Tả hữu gian khí, tức là tả gian, hữu gian ở hai bên của tư thiên và tả gian, hữu gian của tại tuyền. Cộng lại 4 bước của khách khí. Đó là đem khách khí trong một năm chia làm 6 giai đoạn (tức là 6 bước) tư thiên tại tuyền. Mỗi khí làm chủ một bước tức là 4 bước của gian khí, mỗi khí làm chủ một bước vì ở 4 quý tiết 4 bước gian khí thì sau khi đã cố định được khí tư thiên tại tuyền rồi mới có thể biết được, bởi vì những khí này là theo sự luân chuyển của khí tư thiên và tại tuyền mà luân chuyển (xem hình 5).
 
 
 
 
Cũng là phương hướng Đông hoặc Tây, vì sao một bên là tả gian, một bên lại là hữu gian? Đó là vì khi xem bản đồ tư thiên tại tuyền, thì phương hướng ngoảnh mặt đến có khác nhau. Như trong thiên Ngũ vận hành đại luận sách Tố vấn nói: “Ngoảnh mặt về phía bắc mà định vị trí” tức là hướng ngoảnh mặt để xem tư thiên, vì tại tuyền định vị ở phương Bắc cho nên xem tư thiên cần phải ngoảnh mặt về tại tuyền, sau khi đã xác định được phương hướng ấy rồi, thì biết được gian khí ở hai bên của tư thiên. Đông là hữu gian, Tây là tả gian. Thiên Ngũ vận hành đại luận lại nói: “Ngoảnh mặt về phía Nam mà định vị trí” đó là hướng ngoảnh mặt để xem tại tuyền. Vì tư thiên định vị ở phía Nam, cho nên xem tại tuyền cần hướng mặt về tư thiên, nhân đó mà gian khí ở hai bên của tại tuyền, phía Đông là tả gian, phía Tây là hữu gian.
 
Trên đây đã nói, 4 bước gian khí là theo vào sự di chuyển của khí tư thiên tại tuyền ở từng năm mà chuyển đi. Ví dụ như năm Thìn, năm Tuất là thái dương hàn thủy tư thiên, thái âm thấp thổ tại tuyền, gian khí ở hai bên “tư thiên” thì dương minh là hữu gian, quyết âm là tả gian gian, khí ở hai bên "tại tuyền" thì thiếu âm là hữu gian, thiếu dương là tả gian (xem hình 6).
 
 
 
Đến năm Tỵ, năm Hợi, là quyết âm phong mộc tư thiên, thiếu dương tướng hỏa tại tuyền. Bởi vì khí tư thiên tại tuyền đã chuyển sang phía trước một bước, 4 bước gian khí tất nhiên cũng chuyển đi một bước, thì hữu gian của tư thiên là thái dương, tả gian là thiếu âm; hữu gian của tại tuyền là thái âm, tả gian là dương minh.
 
Bốn bước gian khí tùy theo sự di chuyển của tư thiên tại tuyền còn bao hàm lẽ thăng giáng của âm dương nữa, tức là âm thăng thì dương giáng, dương thăng thì âm giáng, như thái dương tư thiên chuyển sang quyết âm tư thiên, thì thiếu âm nguyên là hữu gian của tại tuyền lại chuyển lên thành tả gian của tư thiên, mà dương minh nguyên là hữu gian của tư thiên lại xuống thành tả gian của tại tuyền. Tức là thành ra âm thăng dương giáng. Những năm khác cũng theo đó mà suy ra.
 

c) Quy luật khí hóa của khách khí

 

Khí hóa của khách khí tức là chỉ vào khí hậu biến hóa. Quan hệ giữa phong, nhiệt, hỏa, thấp, táo, hàn, sáu thứ khí hậu biến hóa với tam âm tam dương thì chính như trong thiên Chí chân yếu đại luận sách Tố vấn nói: “Quyết âm tư thiên thì khí theo phong hóa; thiếu âm tư thiên thì khí theo hỏa hóa; dương minh tư thiên thì khí theo táo hỏa; thái dương tư thiên thì khí theo hàn hóa”.
 
Đó là quy luật khí hóa của khách khí tư thiên. Vì khí tam âm tam dương mỗi một năm một khí tư thiên khác nhau, nhân đó mới sinh ra các thứ khí hậu không giống nhau, tức là nói: “Khí tư thiên của tam âm tam dương là đại biểu cho 6 thứ khí hậu, không phải chỉ riêng khí tư thiên như thế, đồng thời đề ra địa hóa gian khí cũng như thế” (trong thiên Chí chân yếu đại luận). Đó là nói quy luật khí hóa của tại tuyền và 4 bước gian khí cũng giống khí tư thiên.
 
Tuy quy luật khí hóa của khí tư thiên tại tuyền với khí tả gian, hữu gian là nhất trí, nhưng khí hóa làm chủ về 6 bước này trên thời gian có chỗ khác nhau. Thiên Chí chân yếu đại luận sách Tố vấn nói: “Khí tư thiên tại tuyền chủ việc khí hóa một năm, khí gian chủ việc khí hóa trong một bước” (60 ngày), đó là nói rõ chủ về thời gian khác nhau của khí tư thiên tại tuyền và gian khí. Khí tư thiên lấy địa chi của mỗi năm mà nói thì chủ việc khí hóa trong một năm. Đối với tại tuyền mà nói thì mỗi khí chủ việc khí hóa nửa năm, tức là khí tư thiên chủ thượng bán niên, khí tại tuyền chủ hạ bán niên, khí tư thiên tại tuyền và khí tả gian hữu gian chia thành 6 bước, thì mỗi bước đều chủ về khí hóa của 4 tiết tức là thời gian 60 ngày 87 khắc rưỡi.
 

d) Sự biến hóa thắng phục của khách khí

 

Thắng là chủ động mạnh mẽ mà thắng; phục là bị động mà phục thù lại. Khí thắng phục tức là thượng bán niên có khí thắng khác thường, thì hạ bán niên nhân đó mà phát sinh phục khí để phản lại. Như thượng bán niên nhiệt khí thắng quá thì hạ bán niên hàn khí đến phục thù, v.v... đó là thuộc về sự biến hóa khác thường trong việc khí hóa của khách khí.
 
Thiên Chí chân yếu đại luận sách Tố vấn nói: Hoàng Đế hỏi: “Sự vận động của thắng khí, phục khí có thời gian nhất định không? Thời gian đến có phải nhất định có thắng khí, phục khí không?” – Kỳ Bá nói: “Bốn mùa thì có vị trí cố định, nhưng có thắng khí, phục khí hay không thì không hoàn toàn nhất định”.
 
Hoàng Đế hỏi: “Đó là vì lẽ gì?”
 
– Kỳ Bá nói: “Từ sơ khí đến hết tam khí thì thiên khí làm chủ là lúc mà thường thấy thắng khí; từ tứ khí đến hết chung khí thì địa khí làm chủ là lúc mà thường thấy phục khí, có thắng khí thì mới có phục khí”. Hoàng Đế nói: “Đúng! Phục khí hết rồi mà lại có thắng khí phát sinh, là thế nào?” – Kỳ Bá nói: “Có thắng khí thì phải có phục khí, không có hạn số nhất định. Khi suy giảm rồi mới không phát sinh nữa, vì thế nên sau phục khí lại có thắng khí phát sinh, nếu không có sự phát sinh tương ứng của phục khí thì nó sẽ tổn hại, đó là hại đến sinh mạng”. Đoạn kinh văn này đã nói rõ về 4 vấn đề như sau:
 
1. Khi thắng, phục trong thứ tự từng mùa mà có quy luật nhất định, từ sơ khí đến hết tam khí là khí tư thiên làm chủ về thượng bán niên, nếu có phát sinh khí hậu quá với lúc thường thì gọi là thắng khí, từ tứ khí đến hết chung khí là khí tại tuyền làm chủ về hạ bán niên, phát sinh khí hậu phản lại với khí thượng bán niên thì gọi là phục khí.
 
2. Mỗi năm có thắng khí, phục khí hay không, là không có quy luật nhất định, nhưng thượng bán niên có thắng khí thì hạ bán niên mới có phục khí, nếu không có thắng khí thì không có phục khí.
 
3. Nếu có thắng khí mà không có phục khí thì sẽ sinh ra tai hại.
 
4. Sau phục khí lại có thắng khí, không phải là sự tuần hoàn không thay đổi, vì thắng khí không phải chỉ là một thứ mà nó tùy theo tình hình cụ thể của khí hậu biến hóa mà quyết định.
 
c. Sự không thiên chính(1), không thoái vị(2) của khách khí
 
Tư thiên tại tuyền của khách khí, tuy mỗi năm thay đổi một lần, nhưng cũng có khi khí hậu trái thường không theo vào quy luật chung mà di chuyển. Đó là thuộc về tình trạng đặc biệt, tức như trong thiên Thích pháp sách Tố vấn đã nói đến những vấn đề “không thiên chính”, “không thoái vị”, “thăng không lên” “giáng không xuống”.
 
“Không thoái vị” ví như năm nay đúng là thái dương hàn thủy tư thiên, nhưng nếu khí tư thiên năm ngoái là dương minh táo kim hữu dư, thì lại cứ giữ quyền cả năm nay nữa, lưu lại không đi (không chịu thoái vị) nhân đó mà ảnh hưởng đến thái dương hàn thủy năm nay không thiên chính lên vị trí tư thiên được (khí tại tuyền cũng giống như thế). Do đó cũng ảnh hưởng đến sự thăng giáng của khí ở tả gian hữu gian “thăng không lên”, “giáng không xuống”, cho nên “không thoái vị” cũng có thể nói đó là “sự đến mà không đi” của khí tư thiên hoặc tại tuyền trong năm ấy. “Không thiên chính” cũng có thể nói là “sự nên đến mà không đến” của khí tư thiên hoặc tại tuyền trong năm ấy.
 

3. Khách chủ gia lâm

 

Khách khí luân chuyển hàng năm gia lên trên chủ khí cố định thì gọi là “khách chủ gia lâm”. Kết hợp hai thứ khách khí và chủ khí lại, chủ yếu là để tiện cho việc xem xét thường hay biến của khí hậu. Đó tức là trên bản đồ ngũ vận lục khí trong quyển Phổ tế phương (quyển 6) nói: “Lấy khách khí gia lên chủ khí để tính sự biến của khí hậu”.
 

a) Cách tính về khách chủ gia lâm

 

Vì 6 bước của chủ khí là hàng năm cố định không thay đổi, mà 6 bước của khách khí mỗi năm lại theo thứ tự mà đổi dời, cho nên trong 6 năm thì quy luật của 6 bước khách khí gia lên 6 bước chủ khí đều không giống nhau. Khách khí mỗi năm dời đổi một lần, 6 năm hết một vòng (xem hình 7, trang 43).
 

b) Chủ khách thuận nghịch

 

Khách khí gia lên trên chủ khí có thể thấy được khách chủ gia lâm thuận nghịch của khí hóa, đó là căn cứ vào hai nguyên tắc mà quyết định.
- Căn cứ vào lẽ khắc sinh của ngũ hành – nếu khách khí sinh hoặc khắc chủ khí là thuận, trái lại là nghịch. Tức như trong thiên Chi chân yếu đại luận sách Tố vấn nói: “Chủ thắng là nghịch, khách thắng là thuận”.
 
- Căn cứ vào vị trí vua tôi, như khách khí là thiếu âm quân hỏa gia lên, chủ khí là thiếu dương tướng hỏa, hai thứ khí đó đều thuộc về hỏa, không có quan hệ sinh khắc, mà dùng vị trí vua tôi để phân biệt. Thiên Lục vi chỉ đại luận sách Tố vấn nói: “Vua gia lên tôi là thuận, tôi gia lên vua là nghịch”. Nay quân hỏa gia lên tướng hỏa tức là vua gia lên tôi là thuận, trái như thế là nghịch.
 
Tóm lại, sự thuận nghịch của khí hỏa, tuy có hai cách tính ở trên nhưng hai cách ấy có một điểm giống nhau tức là lấy khách khí làm chủ. Sức của khách khí mà thắng được chủ khí là thuận, như khách khắc chủ, khách sinh chủ, vua gia lên tôi, ba trường hợp ấy đều là thuận. Trái lại, nếu sức của chủ khí thắng được khách khí thì là nghịch. Như chủ khắc khách, chủ sinh khách, tôi gia lên vua, ba trường hợp ấy đều là nghịch.
 
Ngoài ra còn có “đồng khí”, như khách khí là thiếu dương tướng hỏa gia lên chủ khí cũng là thiếu dương tướng hỏa, hoặc quyết âm phong mộc gia lên quyết âm phong mộc...đã không có sinh khác, lại không có khác nhau về quân thần, hai tính chất giống nhau thì gọi là “đồng khí” (xem biểu đồ 8).
 
 
Biểu đồ thuận nghịch đồng khí của tư thiên
trong 6 năm với chủ khí là thiếu dương tướng hỏa
 
 
Khách khí tư thiên
Quyết âm Phong mộc
Thiếu âm Quân hỏa
Thái âm Thấp thổ
Thiếu dương Tướng hỏa
Dương minh
Táo kim
Thái dương Hàn thủy
 
 
 
Sinh
ở trên
Sinh
Đồng với
Khắc
Khắc
Tam khí của chủ khí
Thiếu         dương         tướng             hỏa
 
Thuận
Thuận
Nghịch
Đồng khí
Nghịch
Thuận
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

c) Quan hệ giữa chủ khách thuận nghịch với khí hậu biến hóa

 

Trên đã nói qua khách chủ gia lâm tức là đem chủ khí và khách khí kết hợp lại dùng để phân tích sự thường và biến của khí hậu, lại cần phải theo tình hình thuận hay nghịch của “chủ khách gia lâm” để quyết định, nói chung “thuận” thì đại biểu cho sự biến hóa khác thường của khí hậu trong 4 mùa (6 bước) nhưng không lớn lắm, “nghịch” thì biến hóa khác thường lớn hơn. “Đồng” thì khí hậu khác thường nhưng tột bực (mạnh lắm).
 
Như biểu đồ trên đã chỉ, khí tư thiên là quyết âm phong mộc gia lên khí thứ ba của chủ khí là thiếu dương tướng hỏa, là khách sinh chủ (mộc sinh hỏa) thế là thuận. Nói về khí hậu biến hóa thì khí thứ ba làm chủ trong bốn tiết khí, từ tiểu mãn đến tiểu thử, tuy có phong khí lưu hành nhưng không mạnh lắm.
 
Lại như khách khí là thái âm thấp thổ gia lên chủ khí là thiếu dương tướng hỏa, chủ sinh được khách (hỏa sinh thổ), thế là nghịch, thì trong bốn tiết khí ở thời gian ấy, sẽ mưa dầm ẩm thấp khá nhiều. Lại như khách khí là thiếu dương tướng hỏa, tướng hỏa gia lên trên thiếu dương tướng hỏa đối với tướng hỏa thế là đồng khí, thì trong thời gian ấy khí hậu nóng lên rất dữ dội. Những tiết khí khác cũng theo như thế mà suy ra.
 

IV. Vận và khí kết hợp với nhau

 

Ngũ vận và lục khí vận dụng thì kết hợp lại với nhau, mà đó cũng là một khâu trọng yếu trong học thuyết vận khí. Cách thức kết hợp ấy lấy can chi làm cơ sở. Đoạn trên đã nói: “Thiên can để tìm vận, địa chi để tìm khí”, cho nên thiên can phối hợp với địa chi, đó là đã đại biểu cho sự kết hợp giữa vận và khí, niên hiệu của mỗi năm đều do một thiên can và một địa chi kết hợp lại, muốn suy lường được tình hình vận khí trong một năm thì cần phải đem hai thứ ấy kết hợp lại mà tổng hợp phân tích cả toàn diện.
 
Cách kết hợp can và chi để ghi lại từng năm, trong đoạn khái thuật ở trên đã nói qua, chữ thứ nhất của thiên can là chữ Giáp; chữ thứ nhất của địa chi là chữ Tý, thiên can đặt ở trên, địa chi đặt ở dưới, kết hợp can chi rồi bắt đầu từ Giáp Tý mà tính đi. Thiên Lục vi chỉ đại luận sách Tố vấn nói: “Thiên khí bắt đầu ở Giáp, địa khí bắt đầu ở Tý – Tý và Giáp hợp lại gọi là “tuế lập”. Một vòng tuần hoàn của Giáp và Tý là 60 năm, bởi vì 10 thiên can chuyển hết sáu vòng, 12 địa chi chuyển hết 5 vòng, cho nên trong thiên Thiên nguyên kỷ đại luận sách Tố vấn có nói: “Về thiên can thì dùng số “6”, về địa chi thì dùng số “5”.
 

1. Sự thịnh suy của khí và vận gặp nhau

 

Đem can chi kết hợp lại căn cứ quan hệ sinh khắc của vận và khí, để suy tính tình hình thịnh suy của sự gặp nhau ấy, rồi theo đó mà có thể nói rõ hơn nữa sự biến hóa phức tạp của khí hậu.
 
Sự thịnh suy của vận và khí gặp nhau là lấy quan hệ sinh khắc theo thuộc tính ngũ hành của ngũ vận và lục khí để thuyết minh, cộng có năm tên gọi khác nhau như dưới đây:
 
1. Thuận hóa – khí sinh vận;
2. Thiên hình – khí khắc vận;
3. Tiểu nghịch – vận sinh khí;
4. Bất hòa – vận khắc khí;
5. Thiên phù – vận khí đồng nhau.
 
Năm tên gọi ở trên cũng tức là căn cứ tình hình vận và khí gặp nhau mà chia ra năm loại lớn, trong 60 năm thì mỗi loại có 12 năm (xem biểu đồ).
 
Sở dĩ trong 60 năm cần phải phân ra năm loại hình niên phận, như thuận hóa, thiên hình... chủ yếu là do khi tính sự biến hóa của khí hậu mỗi năm, trong hai phương pháp bàn về ngũ vận với lục khí ở trên, thì làm thế nào để dựa vào chỗ thịnh suy mà phân biệt được chủ và thứ để dễ nắm vững mà vận dụng.
 
Như năm thuận hóa, năm thiên hình, bởi vì khí sinh vận, khí khắc vận là thuộc về khí thịnh vận suy, cho nên khi tính sự biến hóa của khí hậu năm ấy thì lục khí làm chủ yếu mà ngũ vận chỉ để tham khảo. Mà như năm tiểu nghịch, năm bất hòa bởi vì vận sinh khí và vận khắc khí là thuộc về vận thịnh khí suy, cho nên khi tính thì lấy ngũ vận làm chủ yếu và lục khí là chỉ để tham khảo. Như gặp năm thiên phù, là thuộc về năm khí vận đồng nhau, thì kết hợp cả hai mà vận dụng.
 
Như năm Mậu Tuất, thiên can “Mậu” thuộc hỏa (vận), địa chi “Tuất” là thái dương hàn thủy tư thiên (khí), thủy có thể khắc được hỏa, tức là khắc khí vận, cho nên năm ấy gọi là năm “thiên hình”, về khí hậu biến hóa thì lấy lục khí làm chủ. Như năm Ất Hợi, thiên can “Ất” thuộc kim (vận), địa chi “Hợi” là quyết âm phong mộc tư thiên (khí), kim có thể khắc được mộc, thế là vận khắc được khí cho nên năm ấy gọi là năm “bất hòa”, về khí hậu biến hóa thì lấy ngũ vận làm chủ.
 
Lại như năm Bính Thìn, thiên can “Bính” thuộc thủy (vận), địa chi “Thìn” là thái dương hàn thủy tư thiên (khí), vận với khí tư thiên đều thuộc thủy, cho nên gọi là năm “thiên phù”, vận với khí đều thuộc hàn thủy cho nên kết hợp lại mà vận dụng khí hậu biến hóa trong năm đó so với những năm khác là mạnh hơn.
 

2. Thiên phù tuế hội

 

Căn cứ vào tình hình khác nhau, khi kết hợp với vận khí mà chia ra năm thứ niên phận khác nhau là thiên phù, tuế hội, thái ất, thiên phù, đồng thiên phù, đồng tuế hội. Thiên phù nói ở đây cùng một dạng với “thiên phù” ở năm mà vận với khí đồng nhau nói ở trên, mà bốn thứ niên phận với tuế hội... thì bao quát riêng cả bốn thứ niên phận như thuận hóa, thiên hình v.v... nói ở trên; nhưng ý nghĩa phân loại về hai thứ này, thì căn bản là khác nhau, Thuận hóa, thiên hình v.v... là vấn đề chủ hay thứ, khi tính khí hậu biến hóa trong mỗi năm, phân biệt như thế nào về hai phương pháp luận thuật ấy, còn năm thứ niên phận tuế hội, thái ất thiên phù v.v... là dùng để nói rõ tình hình chung mạnh hay yếu của khí hậu biến hóa trong những năm ấy.
 
Nói chung lại thì năm “thiên phù” khí hậu biến hóa nhanh và mạnh, năm “đồng thiên phù” cũng thế, khí hậu biến hóa trong năm “tuế hội” thì trì hoãn mà không mãnh liệt, năm “đồng tuế hội” cũng giống như thế, năm “thái ất thiên phù” thì khí hậu biến hóa rất khác thường. Về tình hình cụ thể đương nhiên còn cần phải kết hợp sự thịnh suy của vận và khí gặp nhau, căn cứ vào vận hoặc khí của mỗi năm mà phân tích rõ hơn.
 

a) Thiên phù

 

Phàm những năm mà khí tuế vận với khí tư thiên gặp nhau, thì gọi là “thiên phù”. Thiên Lục vị chỉ đại luận sách Tố vấn nói:
 
- “Hoàng đế hỏi: “Năm thuộc thổ vận mà khí tư thiên là phái âm, năm thuộc hỏa vận mà khí tư thiên là dương minh, năm thuộc mộc vận mà khí tư thiên là quyết âm, năm thuộc thủy vận mà khí tư thiên là thái dương thì những niên phận ấy như thế nào?”
 
– Kỳ Bá nói: “Đó là khí tư thiên và ngũ vận hội với nhau cho nên trong sách Thiên nguyên gọi đó là năm “thiên phù”. Năm thuộc vận gì thì chỉ đó là đại vận, trên thấy khí gì thì chỉ đó là tư thiên. Như năm đại vận là thổ gặp khí tư thiên là thái âm thấp thổ, vận và khí tư thiên đều thuộc thổ, năm ấy gọi là năm “thiền phù”. Trong một vòng Giáp Tý 60 năm có 12 năm là năm “thiên phù” (xem bảng dưới đây).
 
 
Niên biểu
đại vận
Khí tư thiên
 
 
Kỷ
Sửu
Vị
 
Thổ
Thái âm thấp thổ
 
Ất
Mão
Dậu
 
Kim
 
Dương minh táo kim
 
Bính
Thìn
Tuất
 
Thủy
 
Thái dương hàn thủy
 
Đinh
 
Tỵ
Hợi
 
Mộc
 
Quyết âm phong mộc
 
Mậu
Ngọ
 
Hỏa
 
Thiếu âm quân hỏa
 
Mậu
Dần
Thân
 
Hỏa
 
Thiếu dương tướng hỏa

 

b) Tuế hội

 

Phàm tuế vận giống với thuộc tính ngũ hành của niên chi thì gọi là “tuế hội”.
 
Thiên Lục vi chi đại luận sách Tố vấn nói: “Mộc vận gặp năm Mão, hỏa vận gặp năm Ngọ, thổ vận gặp năm Thìn, Tuất, Sửu, Vị, kim vận gặp năm Dậu, thủy vận gặp năm Tý, những năm ấy gọi là “tuế hội”, tức là bình khí”. Tuế vận đương nhiên là lấy ngũ hành phối hợp với thiên can để thuyết minh, mà thuyết minh về 12 chi của lục khí trong mỗi năm cũng có thuộc tính ngũ hành của nó, tức là bảng địa chi phối hợp với ngũ hành nói trong đoạn khái luận ở trên.
 
Đoạn kinh văn này nói như mộc vận gặp năm Mão v.v... là nói tuế vận năm ấy là mộc, niên chiMão cũng thuộc mộc, vì thuộc tính ngũ hành giống nhau, nên gọi là năm “tuế hội” mà trong có những năm Kỷ Sửu, Kỷ Vị, Ất Dậu, Mậu Ngọ lại cũng giống với “thiên phù” nên kỳ thực thì chỉ có 4 năm
 
(xem bảng dưới đây).
  
 
Niên hiệu
Đại vận
Thuộc tính Ngũ hành của niên chi
Giáp
Thìn
Thổ
Thổ
Tuất
Kỷ
Sửu
Mùi
Ất
Dậu
Kim
Kim
Đinh
Mão
Mộc
Mộc
Mậu
Ngọ
Hỏa
Hỏa
Bính
Thủy
Thủy
 

c) Thái ất thiên phù

 

Phàm năm đã gặp “thiên phù” lại là tuế hội nữa, thì gọi lạ năm “thái ất thiên phù”. Thiên Thiên nguyên kỷ đại luận sách Tố vấn nói: “Năm mà vận khí tư thiên và niên chi ba thứ cùng một khí với nhau thì gọi là tam hợp”. Thiên Lục vi chi đại luận gọi là “thái ất thiên phù”. Như năm Kỷ Sửu, Kỷ là thổ vận, Sửu là thái âm thấp thổ tư thiên, đó là thiên phù, đồng thời thuộc tính ngũ hành của niên chi Sửu cũng là thổ, cũng giống với thuộc tính ngũ hành của vận, nên gọi là tuế hội. Bởi vì 3 thứ ấy (vận, khí tư thiên, niên chi) đều thuộc thổ, cho nên gọi là năm “thái ất thiên phù”. Trong 60 năm thì gặp 4 năm thái ất thiên phù tức là 4 năm tuế hội giống với thiên phù nói ở trên
 
(xem bảng dưới đây).
 
 
Niên hiệu
Đại vận
Khí tư thiên
Thuộc tính Ngũ hành của niên chi
Kỷ
Sửu
Thổ
Thái âm thấp thổ
Thổ
Mùi
Ất
Dậu
Kim
Dương minh táo kim
Kim
Mậu
Ngọ
Hỏa
Thiếu âm quân hỏa
Hỏa
 
 
 d) Đồng thiên phù
 
Phàm năm niên can và niên chi đều thuộc dương (thái quá) đồng thời tuế vận lại giống với thuộc tính ngũ hành của khí tại tuyền, tức là năm “đồng thiên phù”. Thiên Lục nguyên chính kỷ đại luận sách Tố vấn nói: “Thái quá mà gia lên đồng thiên phù”. Như năm Giáp Thìn, Giáp thuộc dương là thổ vận thái quá. Niên chi Thìn cũng thuộc dương. Khí tại tuyền là thổ cũng giống với vận là thổ, cho nên gọi là năm “đồng thiên phù”.
 
Trong 60 năm gặp 6 năm là đồng thiên phù, trong đó 2 năm Giáp Thìn, Giáp Tuất đã giống với năm tuế hội, kỳ thực chỉ có 4 năm
 
 
(xem bảng dưới đây).
 
 
Niên biểu
Thuộc tính niên chi
Đại vận
Khí tại tuyền
Giáp Thìn
Giáp Tuất
Canh Tý
Canh Ngọ
Nhâm Dần
Nhâm Thân
Dương
Dương
Dương
Dương
Dương
Dương
Thổ
Thổ
Kim
Kim
Mộc
Mộc
Thổ
Thổ
Kim
Kim
Mộc
Mộc
 

đ) Đồng tuế hội

 

Phàm năm niên can và niên chi đều thuộc âm (bất cập), đồng thời tuế vận lại giống với thuộc tính của khí tại tuyền thì gọi là năm “đồng tuế hội” tức là trong thiên Lục nguyên chính kỷ đại luận sách Tố vấn nói: “Bất cập mà gia lên đồng tuế hội”.
 
Như năm Tân Sửu, Tân thuộc âm, là tuế vạn bất cập, niên chi Sửu cũng thuộc âm. Năm Sửu là thái âm thấp thổ tư thiên, thái dương thủy tại tuyền, khí tại tuyền là thủy, cũng giống với vận là thủy, cho nên gọi là năm “đồng tuế hội”. Trong 60 năm gặp 6 năm là “đồng tuế hội”
 
(xem bảng dưới đây).
 
 
Niên biểu
Thuộc tính niên chi
đại vận
Khí tại tuyền
Tân Vị
Tân Sửu
Qúy Mão
Quý Dậu
Quý Tỵ
Quý Hợi
Âm
Âm
Âm
Âm
Âm
Âm
Thủy
Thủy
Hỏa
Hỏa
Hỏa
Hỏa
Thủy
Thủy
Quân hỏa
Quân hỏa
Tướng hỏa
Tướng hỏa
 
 
Nói tóm lại, thiên phù, tuế hội v.v... là dùng để phân biệt niên phận khác nhau của khí kết hợp với vận mà tiến lên một bước để phân tích sự thường, sự biến của khí hậu. Trong 60 năm tính ra có 12 năm thiên phù, 8 năm tuế hội, 4 năm thái ất thiên phù, 6 năm đồng thiên phù, 6 năm đồng tuế hội, cộng là 36 năm, trừ 10 năm trùng với nhau ra, kỳ thực chỉ có 26 năm.
 

3. Bình khí

 

Bình khí là chỉ vào khí không thái quá không bất cập. Đoạn trên nói ngũ hành phối hợp với thập can, chia ra hai loại âm và dương, tức là đem ngũ vận chia ra năm thái quá và năm bất cập, hoàn toàn không nói đến bình khí. Bình khí nói ở đây là sau khi đã đem kết hợp vận với khí (can và chi) rồi, theo vào sự thái quá hay bất cập của tuế vận, với lục khí tư thiên và quan hệ phương vị về thuộc tính ngũ hành của địa chi để xác định.
 
Cho nên thiên Vận khí trong sách Trương thị Loại kinh nói: “Vận thái quá mà bị ức chế, vận bất cập mà được phù trợ”. Nhân đó mà sinh ra bình khí. Như năm Mậu Thìn, Mậu là hỏa vận thái quá, năm Thìn là thái dương hàn thủy tư thiên. Mậu hỏa thái quá, bị khí tư thiên là hàn thủy ức chế mà trở nên bình khí. Lại như năm Tân Hợi, Tân là thủy vận bất cập, niên chi Hợi là thuộc thủy ở phương Bắc, thủy vận tuy bất cập, nhưng được sự phù trợ của niên chi là phương Bắc thủy, nên cũng trở nên bình khí.
 
Năm bình khí cũng thuộc vào những năm thiên hình, thiên phù nói ở trên, hoàn toàn không phải là ngoài năm loại niên phận do sự thịnh suy của vận và khí gặp nhau mà chia ra. Nó nói lên sự biến hóa bình thường của khí hậu, nếu có sự biến hóa khác thường thì cũng nhẹ hơn. Trong một vòng Giáp Tý 60 năm, gặp năm vận thái quá mà bị ức chế, thì có 6 năm tức là năm Mậu Thìn, Mậu Tuất, Canh Tý, Canh Ngọ, Canh Dần, Canh Thân, gặp năm vận bất cập nhưng được phù trợ mà trở thành bình khí cũng có 6 năm tức là Ất Dậu, Đinh Mão, Kỷ Sửu, Kỷ Vị, Tân Hợi, Quý Tỵ.
 

V. Vận dụng học thuyết vận khí vào y học

 

Học thuyết Vận khí là phương pháp luận lý của đời xưa dùng để giải thích và suy tính sự biến hóa của khí hậu.
 
Vận dụng học thuyết này vào y học, trước tiên là nói rõ ảnh hưởng của khí hậu biến hóa ở ngoài đối với thân thể người ta, trong đó chủ yếu là đề ra nhân tố gây bệnh của lục dâm; căn cứ tính chất khác nhau của nguyên nhân bệnh, rồi vận dụng học thuyết Âm dương Ngũ hành để thuyết minh một cách khái quát về tình hình phát bệnh trong thân thể người ta, và theo vào chứng trạng khác nhau sau khi thân thể đã phát bệnh mà tổng hợp quy nạp, rút ra quy luật cơ bản của lục dâm gây nên bệnh, để giúp cho việc chẩn đoán và để tham khảo xác định nguyên tắc chữa bệnh.
 
Căn cứ vào thiên Khí giao biến đại luận và thiên Chí chân yếu đại luận trong Nội kinh có chép, bất luận ngụ vận biến hóa hay lục khí biến hóa, đều có thể gây bệnh cho người ta, nhưng đem quan hệ giữa khí hậu biến hóa với bệnh tật mà xét thì quy luật cơ bản là nhất trí, chủ yếu là nói những bệnh tật vì khí hậu khắc với tạng khí mà phát ra, thứ hai là nói những bệnh vì khí hậu ảnh hưởng đến tạng thuộc khí ấy mà phát ra, thứ ba nữa còn có ảnh hưởng của kinh mạch và quan hệ biểu lý giữa các tạng phủ mà phát bệnh v.v...
 
Tóm lại, vì thuộc tính của nguyên nhân bệnh không giống nhau và thể chất của người ta cũng khác nhau, nên tạng phủ bị bệnh và chứng trạng hiện ra cũng khác nhau vì tư thiên tại tuyền trong lục khí đã gây nên tình trạng bệnh tật cho người ta, đưa ra ví dụ nói rõ dưới đây.
 
Như năm Đinh năm Nhâm, đều thuộc mộc vận. Đinh là mộc vận bất cập, Nhâm là mộc vận thái quá. Mộc bất cập thì táo khí lưu hành (vượng thịnh), mộc thái quá thì phong khí lưu hành (vương thịnh), vì thế tính chất ảnh hưởng đến con người khi phát bệnh đều có khác nhau; Thiên Khí giao biến đại luận sách Tố vấn nói: “Năm Mộc khí bất cập thì táo khí sẽ vượng thịnh... người ta phần nhiều bị trung khí hư hàn, sườn và sườn cụt đau nhức, bụng dưới đau, trong bụng sôi, đại tiện nhão sột sệt... nóng rét... ho mà tịt mũi", những chứng trạng chép trong đó là có liên quan đến ba tạng như các chứng trung khí hư hàn, sôi bụng, nhão sột sệt là thuộc tỳ, sườn và sườn cụt đau, bụng dưới đau là thuộc can; nóng rét, ho, tịt mũi là thuộc phế.
 
Lại nói: “Năm Mộc thái quá, phong khí sẽ vượng thịnh... người ta bị đại tiện sống phẩn (tả vì tiêu hóa không tốt), ăn uống giảm sút, chân tay mình mẩy nặng nề yếu đuối, phiền muộn uất ức, sôi ruột, bụng đầy trướng... nặng thời hay giận dữ, sinh các bệnh ở đầu như đầu choáng mắt hoa... sườn đau nhức, nôn mửa không chỉ”, trong đó, các chứng tiết tả, ăn kém, phiền muộn, sôi ruột, bụng đầy, mửa nhiều là thuộc tỳ vị, các chứng nóng nảy, giận dữ, chóng mặt, choáng đầu, đau cạnh sườn là bệnh thuộc can.
 
Lại như năm Tý, năm Ngọ, là thiếu âm quân hỏa tư thiên, dương minh táo kim tại tuyền, khí tư thiên chủ về thượng bán niên, khí tại tuyền chủ về hạ bán niên. Vì khí hậu khác nhau cho nên tình hình phát bệnh trong một năm cũng đều khác nhau. Như trong thiên Chí chân yếu đại luận sách Tố vấn nói: “Năm thiếu âm tư thiên, nhiệt tà vượng thịnh... người ta phần nhiều bị các chứng trong ngại phiền nóng khô cổ, sườn bên mặt đầy tức, ngoài da đau nhức, nóng rét ho suyễn, nhổ ra máu, ỉa ra máu, chảy máu cam...”, những bệnh chứng kể trong đó là có liên quan đến những tạng tâm, phế, can.
 
Lại nói: “Năm dương minh tại tuyền, thì táo khí vượng thịnh. Người dân thường bị các chứng mửa khan, mửa ra đắng, hay thở dài, tim sườn đau không xoay trở được, nặng hơn thì cổ khô mặt bẩn, người không tươi nhuận ngoài mu bàn chân nóng”, những bệnh chứng kể trong đó là có liên quan đến các tạng phế, can.

 

Bài viết này có 0 bình luận

Viết một bình luận :

5646