Học thuyết Kinh Lạc

     

 

 HỌC THUYẾT KINH LẠC

 

 

 

    Học thuyết Kinh lạc cùng với học thuyết Âm dương Ngũ hành, Tạng phủ, Dinh vệ, Khí huyết xây dựng thành cơ sở lý luận của Đông y. Học thuyết này đối với các mặt sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, trị liệu, trên thực tiễn đều có ý nghĩa trọng yếu như nhau. Thiên Kinh biệt sách Linh khu nói: “Người ta sở dĩ sống được, bệnh tật sở dĩ thành được, người ta sở dĩ mạnh khỏe được, bệnh tật sở dĩ gây nên được. Người mới học thuốc bắt đầu từ đó, thầy thuốc giỏi cũng phải học đến đó”. Câu này đã nói rõ giá trị của học thuyết Kinh lạc trong Đông y học.

 

 

    Kinh lạc là đường thông của huyết khí vận chuyển qua lại liên tục với nhau trong thân thể người ta. Kinh giống như con đường đi, không đâu là không tới, lạc giống như cái lưới, chằng chịt liên tiếp với nhau. Kinh lạc lấy tạng phủ làm chủ tể phân bố khắp toàn thân, thông suốt trong ngoài, quán triệt trên dưới liên hệ lẫn nhau mà làm thành một chỉnh thể hữu cơ và tổ chức thành một hệ thống, có sự phân biệt thông thuộc từng bộ phận.

 

 

   Nội dung kinh lạc gồm có 12 kinh mạch, 8 mạch kỳ kinh, 15 biệt lạc, 12 kinh biệt, 12 kinh cân, 365 lạc, và rất nhiều tôn lạc nữa. Trong đó tuy có phần lộn xộn phức tạp, nhưng theo về công năng chung mà nói, vì 12 đường kinh mạch có thể quán triệt khắp trong ngoài, trên dưới, không cứ về mặt phân bố hay về toàn thể đều có hệ thống và quy luật nhất định của nó, cho nên trong khi bàn luận thường lấy 12 kinh lạc làm chủ yếu. Đương nhiên như kỳ kinh, biệt lạc, kinh biệt, kinh cân cũng đều có trách nhiệm riêng của từng bộ phận, sẽ phân biệt nói rõ trong bài bàn về đường vận hành của nó ở sau, ở đây lấy tên những bộ phận ấy kê thành biểu đồ giới thiệu như sau (Xem biểu đồ).
 
 
    Tác dụng của kinh lạc trên nhân thể nói chung là sự hoạt động về sinh lý có quy luật trong tình trạng bình thường. Nếu trong tình trạng phát sinh bệnh tật, nó lại có thể phản ánh có hệ thống về một số hiện tượng bệnh lý nào đó. Vì thế thầy thuốc có nắm vững được quy luật hoạt động khách quan tồn tại của nó, mới có thể làm căn cứ để chẩn đoán và trị liệu bệnh tật. Thân thể người ta có những tổ chức và các khí quan như ngũ tạng, lục phủ, tứ chi, bách hài, ngũ quan, bì mao, cân nhục, huyết mạch, v.v...
 
Các bộ phận ấy đều có công năng sinh lý khác nhau, mà lại tiến hành hoạt động chỉnh thể hữu cơ, để làm cho trong ngoài trên dưới của cơ thể người ta giữ gìn được thăng bằng, điều hòa. Sự phối hợp hữu cơ này chủ yếu là nhờ ở sự liên hệ chặt chẽ của kinh lạc ở giữa những tổ chức và khí quan ấy. Thiên Hải luận sách Linh khu nói: “12 kinh mạch, trong thì liên thuộc với tạng phủ, ngoài thì chằng chéo với tay chân, khớp xương”.
 
Điều 23 trong Nạn kinh cũng có nói: “Kinh mạch là để vận hành huyết khí, thông lợi âm dương, làm cho thân thể được vinh nhuận... 15 biệt lạc, đều theo chỗ tụ hội (nguyên huyệt) của nó, như cái vòng không đầu mối, chuyển vận để tưới nhuần khắp thân thể”. Do đó có thể biết khí huyết cố nhiên là thứ vật chất trọng yếu để nuôi dưỡng thân thể, quan hệ đến sự giữ gìn sinh mệnh của người ta, nhưng cần phải có kinh lạc để vận hành chuyển dẫn, mới có thể tuần hoàn không ngừng, thông đạt âm dương, làm cho gân xương, da thịt, các tổ chức, khí quan, đều được sự nuôi dưỡng, giúp đỡ mà duy trì sự hoạt động sinh lý bình thường, do đó mà phát huy được tác dụng bảo vệ sức khỏe. Những động lực để vận hành chuyển dẫn ấy, gọi là “kinh khí”.
 
 
     Khi ngoại tà xâm phạm vào thân thể con người nếu kinh lạc mất bình thường, không phát huy được tác dụng bảo vệ, bệnh tà sẽ do đường thông của kinh lạc, rồi theo thứ tự mà truyền vào tạng phủ. Thiên Bì bộ luận sách Tố vấn nói: “12 kinh lạc là bộ phận ngoài da, cho nên trăm thứ bệnh khi mới bắt đầu, phát sinh, là phát từ ngoài lông da trước, tà khí trúng vào thì thớ thịt mở ra, thớ thịt mở ra thì tà lọt vào mạch lạc, lưu lại lạc mà không đi, thì truyền vào kinh, lưu lại kinh mà không đi, thì truyền vào phủ, chứa lại ở trường vị”.
 
Đó là nói cụ thể được kinh và lạc đều có thể thành con đường cho ngoại tà từ ngoài lấn vào trong, và là quá trình của ngoại tà lần lượt truyền vào. Mặt khác, nếu tạng phủ có bệnh, cũng đều dựa vào đường lưu thông của kinh lạc mà phản ánh ra đến tay chân, khớp xương bên ngoài thân thể. Thiên Tà khách sách Linh khu nói: “Phế, tâm có tà, thì khí lưu ở hai khuỷu tay; can có tà thì khí lưu ở hai bên nách; tỳ có tà thì khí lưu ở hai bên vế; thân có tà thì khí lưu ở hai khoeo chân”.
 
Những chỗ khuỷu tay, khoeo chân, nách, vế tức là những chỗ của kinh lạc ở ngoài chi thể thuộc tạng phủ nào đó đi qua. Lại như khi lâm sàng, thường thấy được bệnh ở phế thì hiện ra chứng ngực đau, cánh tay mỏi; bệnh ở tâm thì hiện ra chứng hông đau, tay run; bệnh ở can thì hiện ra chứng sườn và xương sườn đau; bệnh ở tỳ thì hiện ra chứng đau bụng, mỏi hai bên vế; bệnh ở thận thì hiện ra chứng lưng đau, khoeo chân mềm yếu; cho đến trường vị uất nhiệt thì thấy răng đau, đởm hỏa xông lên thì thấy tai điếc v.v... đều chứng minh khi tạng phủ có bệnh thì dựa vào đường thông của kinh lạc mà đi từ trong ra ngoài.
 
 
Còn có một số chứng bệnh nguy kịch đặc biệt như: chứng “trực trúng” của bệnh thương hàn, chứng “trúng tạng” của bệnh trúng phong, khi mới phát tuy không phải lần lượt truyền bệnh từ ngoài vào trong, nhưng đương khi lý chứng phát hiện, hoặc sau khi lý chứng đã hết, thường thường có bệnh của chi thể cùng phát ra một lúc hoặc phát về sau. Những loại bệnh ấy nói chung là bệnh thuộc về kinh lạc. Đương nhiên tà khí có yếu có mạnh, thân thể người ta cũng có mạnh có yếu, nếu tà khí không mạnh quám, thể chất người đương khỏe, hoặc bệnh tà tuy nặng mà chạy chữa được kịp thời thì bệnh tật của chi thể và tạng phủ phát ra, cũng vị tất phải mượn tác dụng tương truyền trong và ngoài của kinh lạc mà hiện ra bệnh hậu vốn có của một hệ thống kinh lạc nào đó.
 
Nói tóm lại, ý nghĩa của kinh lạc trên bệnh lý cần phải theo quá trình diễn biến của tật bệnh, kết hợp với toàn bộ công năng của cơ thể mà nhận thức, mới có thể thể hiện được đầy đủ tính chất quy luật của hệ thống kinh lạc. Như trong Thiên Kinh mạch sách Linh khu về bệnh hậu của 12 kinh, 15 lạc, cũng là căn cứ quy luật hoạt động về bệnh lý của hệ thống kinh lạc, để quy nạp và nói rõ một số hiện tượng bệnh lý nào đó. Đương nhiên trong đó chẳng qua chỉ mới nêu lên được những trọng điểm, chưa thể nào đầy đủ được, nhưng cũng có đủ ý nghĩa chỉ đạo lúc lâm sàng.
 
 
      Chính vì hệ thống kinh lạc có thể theo quy luật mà phản ánh ra một số bệnh trạng nào đó, cho nên thầy thuốc cần phải nắm vững quy luật ấy mà vận dụng trong việc chẩn đoán. Thiên Vệ khí sách Linh khu nói: “Phân biệt được 12 kinh âm dương, thì biết được bệnh do đâu sinh ra, dò được hư thực ở đâu, thì có thể mà biết được bệnh ở cao hay thấp...”. Do đó có thể biết, hiểu được tác dụng của kinh lạc, thì một mặt là rất có lợi, đối với việc suy tìm tính chất của nguyên nhân bệnh, loại hình của bệnh chứng, và sự chuyển biến của bệnh tình; một mặt khác, trong khi lâm sàng, nếu đã thông qua bốn phép chẩn đoán thì đem tất cả chứng trạng tự giác và tha giác đã nắm được, căn cứ những bộ vị của các chứng ấy phản ánh, đối chiếu với đường tuần hành của kinh lạc, thì có thể phán đoán được là bệnh biến của một kinh hay của mấy kinh. Như trên đã nói; bệnh ở phế thì đau ngực, bệnh ở can thì đau sườn, đều là rõ rệt dễ thấy.
 
Lẽ tất nhiên, không phải tất cả bệnh chứng đều đơn giản như thế, thường thường hai kinh hoặc mấy kinh, có thể ví cùng ở một bộ vị, mà phản ánh ra cùng một chứng trạng. Ví như chứng ho suyễn, do kinh thủ Thái âm phế phát bệnh ra, đó là dễ hiểu. Nhưng kinh túc Thiếu âm thận phát bệnh, cũng có phát hiện ra chứng trạng ho suyễn, làm thế nào mà phán đoán được bệnh phát ra thuộc về phế kinh hay thận kinh, thì phải căn cứ những chứng trạng phát ra trong một lúc, hoặc phát ra trước, hoặc phát ra sau, rồi kết hợp với đường thông của kinh lạc mà suy tìm.
 
Nếu như chứng ho suyễn mà thấy cả những chứng trạng phế trướng, ngực buồn, đau trong hỏm vai (khuyết bồn), trong mé vai, thì căn cứ trong hỏm vai, trong mé vai là chỗ đi qua của kinh thủ Thái âm phế, là chứng minh rõ rệt bệnh tự một mình phế kinh phát ra. Nếu như ho suyễn lại kiêm cả chứng nhổ ra máu, hay sợ, trong tâm bồn chồn (tâm huyền) như đói, bụng dưới có khí xông lên, căn cứ đường thông hành của kinh túc Thiếu âm thận sau khi từ bụng dưới đi lên thuộc thận, lại từ thận đi lên xuyên qua can và cách mạc vào trong phế, rồi từ phế ra liên lạc với tâm, để mà đối chiếu thì chứng ho suyễn như thế chẳng những là bệnh ở phế mà là kinh túc thiếu âm thận phát ra bệnh.
 
Thiên Quan năng sách Linh khu nói: “Xét xem đau ở chỗ nào, bên trái hay bên phải, phần trên hay phần dưới thì biết được bệnh thuộc hàn hay nhiệt và phát bệnh ở kinh nào”. Đó là nói rõ nếu căn cứ đường thông của kinh lạc, kết hợp với sự xem xét toàn diện trái, phải, trên, dưới, thì có thể hiểu được bệnh chứng là thuộc hàn hay nhiệt, phát bệnh ở kinh nào, tức là tác dụng chủ yếu của học thuyết Kinh lạc trong việc chẩn đoán.
 
 
      Kinh lạc là đường vận hành khí huyết trên sinh lý và truyền dẫn bệnh tà trên bệnh lý, đồng thời lại là đường thông hành để phát huy tính năng của vị thuốc và cảm thụ sự kích thích của dụng cụ trong khi chữa bệnh, vì thế, thầy thuốc ngoài sự nắm vững quy luật hoạt động của nó để chẩn đoán những tật bệnh phức tạp, còn vận dụng quy luật này để mà chỉ đạo cho việc trị bệnh nữa. Theo lâm sàng mà xét châm cứu các huyệt ở chân tay có thể tác dụng đến các bệnh ở chân tay bên ngoài, như thế là nhờ sự truyền đạt của kinh lạc người xưa qua sự quan sát lâu dài đã dần dần phát hiện ra bộ vị của một số huyệt nào đó, đó là tác dụng chủ trị của những huyệt là nhất trí với đường thông của kinh, theo đó mà xác định rõ được hệ thống chia kinh của các huyệt.
 
Đồng thời, lại căn cứ vào đặc điểm của một số vị thuốc, chữa khỏi được tật bệnh của một kinh nào đó, mà chế định ra phép tắc quy kinh(1)của vị thuốc. Như thế, thầy thuốc chỉ cần nắm vững học thuyết Kinh lạc là có thể theo kinh mà chọn thuốc, hoặc theo kinh mà chọn huyệt để chữa khỏi tật bệnh, mà đạt được hiệu quả theo ý muốn.
 
 
Nay đem nói rõ thí dụ như:
 
 
Thuốc chữa trong: như 3 vị ma hoàng, sài hồ, cát căn đều có thể chữa chứng đau đầu của bệnh ngoại cảm. Nhưng tính năng của 3 vị ấy, mỗi vị đều có đặc điểm riêng, nên trong việc quy kinh cũng có sự khác nhau, như ma hoàng thì chạy về kinh Thái dương, sài hồ thì chạy về kinh Thiếu dương, cát căn thì chạy về kinh Dương minh. Mặt khác vì bộ vị đau đầu có chia ra trước, sau và hai bên, xét theo đường tuần hành của kinh lạc mà nói, đau ở sau đầu gáy, phần nhiều là thuộc kinh Thái dương, đau ở hai bên đầu, phần nhiều thuộc kinh Thiếu dương, đau ở trước trán, phần nhiều thuộc kinh Dương minh. Vì thế, khi lâm sàng gặp chứng đau đầu thuộc ngoại cảm phong hàn, thì có thể căn cứ vào bộ vị chỗ đau mà dùng thuốc, đau ở sau đầu và gáy có thể dùng ma hoàng; đau ở hai bên có thể dùng sài hồ; đau ở trước trán có thể dùng cát căn.
 
 
Châm cứu chữa ngoài: như lấy chứng đau đầu nói trên làm thí dụ, khi theo kinh lấy huyệt thì đau đầu về kinh thái dương, có thể lấy huyệt “hậu khê” ở tay, hoặc huyệt “Côn lôn” ở chân; đau đầu về kinh Thiếu dương có thể lấy huyệt "Lịch môn" ở tay, hoặc huyệt "Khiếu âm" ở chân; đau đầu về kinh Dương minh có thể lấy huyệt “Hợp cốc” ở tay hoặc huyệt “Nội đì” ở chân.
 
 
Như trên đã chứng minh được kinh lạc chẳng những có ý nghĩa trọng yếu trên công năng sinh lý và trên cơ chế bệnh lý của người ta mà còn là chỗ dựa trọng yếu của việc chẩn đoán và trị liệu. Thiên Kinh mạch sách Linh khu đã từng nhấn mạnh rằng: “Kinh mạch có thể quyết đoán được sống chết, xử lý được trăm bệnh, điều hòa được hư thực, không thể không thông hiểu được” sách Y môn pháp luật cũng từng nói: “Phàm chữa bệnh mà không rõ tạng phủ kinh lạc, thì hễ đụng đến việc là sai lầm”. Do đó có thể thấy được kinh lạc là quán triệt tất cả trong toàn bộ lý, pháp, phương, dược, bất luận các khoa nội, ngoại, châm cứu, đều cần phải nắm vững môn học này để khi lâm sàng phát huy được tác dụng lớn lao hơn.
 
 
 
I. MƯỜI HAI KINH MẠCH
 
 
 
Trên đây đã nói qua 12 kinh mạch là chủ chốt của toàn bộ hệ thống kinh lạc, các kinh mạch ấy lấy 12 tạng phủ là 5 tạng, 6 phủ và tâm bào lạc làm chủ yếu, mỗi cái đều thuộc vào một kinh, chia nhau đi lên đầu mặt, xuống mình mẩy, ra chân tay. Phàm kinh nào thuộc phủ mà đi ở phía ngoài bốn chân tay là dương kinh, kinh nào thuộc tạng mà đi ở phía trong bốn chân tay là âm kinh, đi ở hai tay là thủ kinh, đi ở hai chân là túc kinh, các kinh ấy chẳng những đều có đường riêng, mà giữa kinh này với kinh kia, như những chỗ trên đầu mặt, mình mẩy, tạng phủ, chân tay, lại phát sinh một số liên hệ lẫn nhau nữa, tạo thành hoạt động chỉnh thể hữu cơ. Về quan hệ chủ yếu của nó có mấy phương diện dưới đây:
 
 

* Biểu lý tương truyền

 

Dương kinh chủ ở biểu, âm kinh chủ ở lý, trên thực tế tức là quan hệ giữa âm dương phối hợp với nhau. Bộ vị phát sinh ra quan hệ như thế, chủ yếu có hai chỗ: một là ở giữa tạng phủ, âm kinh thuộc tạng, liên lạc với phủ, dương kinh thuộc phủ liên lạc với tạng. Ví dụ: mạch kinh thủ Thái âm trực thuộc với phế liên lạc với đại tràng, mạch kinh thủ Dương trực thuộc với đại tràng liên lạc với phế; hai là ở đầu ngón tay, ngón chân, thủ kinh thì âm giao với dương, túc kinh thì dương giao với âm. Ví dụ như mạch kinh thủ Thái âm từ sau ngón tay cái, chỗ trên gần cổ tay đi rẽ ra đầu ngón tay trỏ, giao với mạch kinh thủ Dương minh, từ trên mu bàn chân ra ngón chân cái, giao với mạch kinh túc Thái âm.

 

 

*. Thượng hạ tương truyền

 

 

Cũng là quan hệ thủ kinh và túc kinh truyền dẫn lẫn nhau, bộ vị chủ yếu phát sinh ra quan hệ cũng có hai chỗ: một là ở đầu và mặt, thủ Dương kinh giao với túc dương kinh đều ở đó, ví dụ như kinh Thủ dươn minh từ trên mũi ngang ra, giao với kinh túc Dương minh; hai là ở ngực và sườn, túc âm kinh giao với thủ âm kinh đều ở chỗ đó. Ví như kinh túc Thái âm từ cách mạc lên giao với kinh thủ Thiếu âm.

 

 

Căn cứ vào quan hệ biểu lý tương truyền và thượng hạ tương truyền trình bày ở trên là nói rõ 12 kinh mạch, ngoài quan hệ trực thuộc và liên lạc giữa tạng và phủ ra, thì ở đầu, mình, tay chân, theo thứ tự tương truyền của từng kinh, nhân đó mà hình thành đường tuần hoàn chỉnh thể. Nay phụ thêm biểu đồ để nêu lên đường tuần hoàn sinh lý của 12 kinh mạch như sau (xem trang 95).
 
 
Theo biểu đồ trên có thể thấy phương hướng tuần hành của 12 kinh mạch là: 3 thủ Âm kinh từ ngực chạy ra tay, thủ Dương kinh từ tay chạy lên đầu,3 túc Dương kinh từ đầu chạy xuống chân, 3 túc Âm kinh từ chân chạy lên ngực. Như thế là đem tạng phủ, đầu, mình, chân tay mà liên hệ chặt chẽ lại. Trên cơ sở ấy, chúng ta còn phải nhận thức khí huyết mà 12 kinh mạch vận hành đi là khí của thủy cốc ở trung tiêu, hóa ra chất tinh vi, rồi đưa lên phế, rồi bắt đầu từ phế truyền theo từng kinh cho đến kinh túc Quyết âm can, rồi lại đi về kinh thủ Thái âm phế. Cũng tức là nói đường tuần hoàn chỉnh thể ấy sở dĩ bắt đầu từ phế là căn cứ đường đi của huyết khí mà quyết định.
 
 
Trên kia đã nói, hệ thống kinh lạc có thể phản ánh ra bao nhiêu chứng hậu có quy luật, cho nên phạm vi hoạt động về sinh lý và bộ vị phản ánh về bệnh lý của mỗi kinh, trên cơ bản đều là nhất trí. 12 kinh mạch thông suốt trong ngoài trên dưới thân thể con người thì chứng hậu nó phản ánh ra cũng đủ cả hư thực biểu lý. Nay căn cứ bộ vị tuần hành và chứng hậu chép trong thiên Kinh mạch sách Linh khu trình bày như sau:
 
 

I. Kinh thủ Thái âm phế

 

 

 

 

Bộ vị tuần hành: phế là kinh mạch thủ Thái âm, khởi đầu từ trung tiêu (vị, trung quản, trên rốn bốn thốn), đi xuống liên lạc với đại trường, quanh lên vị khẩu (thượng quản, hạ quản), lên hoành cách mô, vào thuộc với phổi lại từ họng đi ngang ra dưới nách, dọc theo phía trong cánh tay, theo phía trước hai kinh mạch thủ Thiếu âm và thủ Quyết âm, xuống giữa khuỷu tay theo phía trong cẳng tay, đi theo phía dưới lồi xương quai (cao cốt sau bàn tay, vào thỗn khẩu, lên chỗ trấy tay, theo mé ngoài trấy tay (ngư tế), ra đầu ngón tay cái. Chỉ khác từ sau cổ tay chạy thẳng ra đầu ngón tay trỏ phía bên ngón tay cái cùng tiếp hợp với kinh mạch thủ Dương minh.
 
 
 
Bệnh hậu: (thị động(1), sở Kinh(2) kinh mạch này như bị ngoại cảm sẽ thấy phổi trướng đầy mà suyễn thở, ho, đau nhức trong hõm vai (khuyết bồn), hơn nữa vì ho suyễn nặng quá, hai tay chắp lại ôm vào ngực, mắt nhìn lờ mờ, gọi là chứng “tý quyết”.
 
 Phàm kinh mạch này tự phát bệnh thì ho suyễn, khí nghịch lên, khát nước, trong lòng rạo rực, ngực ngăn đầy, đau ở mé trước phía trong cánh tay, hoặc quyết lạnh, hoặc lòng bàn tay nóng.
 
 
Kinh mạch này mà bị thực chứng, khí thịnh hữu dư, thì biểu hiện đau vai, đau lưng, hoặc cảm mạo phong hàn thì thành chứng trúng phong, tự đổ mồ hôi (chứng trúng phong đây không phải chứng trúng phong ngã lăn ra bất tỉnh nhân sự mà là chứng trúng phong vì phong tà xâm nhập vệ khí, có chứng trạng mạch phù, tự đổ mồ hôi, sợ gió) lại có chứng trạng đi đái nhiều lần mà ít.
 
 
Kinh mạch này mà bị hư chứng, khí hư bất túc thì vai lưng đau nhức, sợ lạnh, hơi thở ngắn, thở gấp, tiểu tiện biến sắc lạ thường.
 
 

II. Kinh thủ Dương minh đại trường

 

 

 

 

Bộ vị tuần hành: Đại trường là kinh mạch thủ dương minh, khởi đầu từ ngón tay trỏ phía ngón tay cái cạnh bên, thông qua giữa hai xương bàn tay thứ nhất và hai (hợp cốc), lên vào cổ tay sau ngón tay cái, chỗ lõm giữa hai lằn gân, dọc phía trước cánh tay đi lên, tới bờ ngoài khuỷu tay, lại dọc theo phía trước ngoài cánh tay lên vai, chạy ra bờ trước chỏm vai, cùng các kinh mạch đương giao hội ở huyệt Đại chùy trên xuống sống lưng. Lại đổ xuống, vào hõm vai liên lạc với phế, xuống hoành cách mô vào thuộc đại trường, chi khác, từ hõm vai chạy lên cổ, qua má, tới hàm răng dưới, chạy quanh lên môi trên, mạch bên trái hướng về phải, mạch bên phải hướng về trái tréo nhau ở huyệt Nhân trung, đi kèm hai bên cạnh lỗ mũi, cùng tiếp hợp với kinh mạch túc Dương minh.
 
 
Bệnh hậu: (Thị động, Sở sinh): kinh mạch này như bị ngoại cảm thì thấy các chứng răng nhức, cổ sưng to...
 
 
Kinh mạch này chủ về tân dịch, phàm khi nó tự phát bệnh sẽ thấy mắt vàng, miệng khô, mũi chảy nước trong hoặc ra máu, sưng đau trong họng, vai trước và cánh tay đau, ngón tay trỏ đau không thể cử động được.
 
 
Kinh mạch này mà bị thực chứng, khí hữu dư thì phát nóng và sưng ở những chỗ kinh mạch này đi qua.
 
 
Kinh mạch này mà bị hư chứng, khí bất túc thì thường thấy rét run, thời gian cầm cự hơi dài. (hình 10).
 
 

III. Kinh Túc dương minh vị

 

 

 

Bộ vị tuần hành: vị (dạ dày) là kinh mạch túc Dương minh, khởi đầu từ chỗ trũng hai bên sống mũi, đi lên rồi hai bên giao nhau ở gốc mũi, đi bên cạnh kinh mạch Túc thái dương, vào trong nướu hàm trên, lại quanh ra môi miệng, giao chéo nhau tại huyệt Thừa tương chỗ trũng dưới môi, lại lui về dọc theo phía sau dưới má ra huyệt Đại nghinh, dọc theo huyệt Giáp xa, lên trước tai, qua huyệt Thượng quan (khách chủ nhân) theo mí tóc lên trán. Chi khác từ trước huyệt Đại nghinh, xuống Nhân nghinh dọc theo cổ họng, vào hõm vai, xuống hoành cách mô, vào thuộc với vị, liên lạc với tỳ. Đường thẳng của nó, từ huyệt Khuyết bồn đi xuống trong vú, lại cặp theo rốn đi xuống, thẳng tới huyệt Khí nhai hai bên lông mu. Lại một chi khác từ u môn (vị khẩu) chạy vào bụng, xuống đến vùng bẹn, cùng hợp với mạch trước, lại từ đó đi xuống đến huyệt Bễ quan, thẳng đến vùng phục thố, xuống đến xương bánh chè, dọc theo bề ngoài xương chày, xuống mu bàn chân, vào ngón chân thứ hai mé ngoài ngón cái. Lại một chi khác từ dưới gối ba thốn, đi rẽ ra phía ngoài ngón chân giữa. Lại một chi khác từ mu bàn chân chạy vào ngón chân cái ra đầu chót ngón, cùng tiếp hợp với kinh mạch Túc thái âm.
 
 
Bệnh hậu: (thị động, sở kinh) kinh mạch này như bị ngoại cảm sẽ thấy mình như bị dội nước lạnh mà rét run, hay ưỡn lưng duỗi chân, ngáp luôn, trán đen tối, khi phát bệnh không ưa thấy người và ánh sáng, nghe tiếng gỗ khua động thì phát khiếp, trong lòng không yên tĩnh, chỉ muốn đóng kín cửa ở một mình trong nhà. Bệnh nặng thì thấy trèo lên chỗ cao mà hát xướng, cởi bỏ quần áo mà rong chạy, bụng trướng mà sôi như sấm, gọi là chứng “cán quyết”.
 
 
Kinh mạch này chủ về huyết, phàm khi nó tự phát bệnh sẽ thấy sốt rét, ôn bệnh, vì sốt cao độ mà mê man phát cuồng, tự đổ mồ hôi, mũi chảy nước trong hoặc ra máu, miệng mắt méo lệch, môi miệng sinh mụn, cổ sưng, họng tê, vì nước đọng mà bụng trướng to, gối và xương bánh chè sưng đau, dọc phía bên ngực chỗ vú và vùng khí nhai, phục thố mé ngoài ống chân, mu bàn chân đều đau, ngón chân giữa không cử động được.
 
 
Kinh mạch này mà bị thực chứng khí thịnh thì ngực bụng phía trước mình đều phát nóng, dạ dày nóng quá mà thiêu đốt thức ăn, dễ đói bụng, nước đái vàng.
Kinh mạch này mà bị hư chứng thì phía trước ngực rét run, dạ dày lạnh thì bụng đầy trướng (hình 11).
 
 

IV. Kinh Túc thái âm tỳ

 

 

 

 

Bộ vị tuần hành: tỳ là kinh mạch túc Thái âm, khởi đầu từ đầu ngón chân cái, dọc theo phía trong ngón chân cái chỗ thịt trắng, qua chỗ lồi xương sau đốt thứ nhất ngón cái, lên bờ trước mắt cá trong, lại lên bắp chuối, dọc theo phía sau trong xương chầy, xuyên qua mặt trước túc Quyết âm can kinh, đi lên mé trước bên trong đùi, thẳng vào bụng, vào thuộc tạng tỳ, liên lạc với vị phủ, lên qua hoành cách mô, đi kèm vào cổ họng, lên cuống lưỡi, tỏa ra dưới lưỡi. Một chi mạch, đi riêng từ dạ dày, lên qua hoành cách mô, dồn vào trong tim, cùng tiếp hợp với kinh mạch thủ Thiếu âm.
 
 
Bệnh hậu: (thị động, sở kinh): kinh mạch này như bị ngoại cảm, sẽ thấy cuống lưỡi cứng đờ, ăn thì nôn, vị quản đau, bụng trướng, ợ hơi luôn, nếu như đại tiện hoặc đánh dắm được thì thấy nhẹ nhàng, ngoài ra còn có chứng trạng mình mẩy đau nhức nặng nề.
 
 
Phàm bệnh do kinh này tự phát là cuống lưỡi đau nhức, mình mẩy không thể trở trăn được, ăn uống không vào, trong lòng rối phiền, đau ran dưới ngực, đại tiện loãng hoặc đi lỵ, hoặc nước đọng ở trong mà không bài tiết hoặc mặt, mắt và cả người đều vàng, không thể nằm yên, cố gắng đứng dậy thì mé trong đầu gối phát sưng mà quyết lạnh. Ngón chân cái không ngo ngoe được. (hình 12).
 
 

V. Kinh Thủ thiếu âm tâm

 

 

 

 

Bộ vị tuần hành: tâm là kinh mạch thủ Thiếu âm. Khởi đầu từ trong tim, ra thuộc với tâm xuống qua hoành cách mô, liên lạc với tiểu trường. Một chi vẽ ra từ tâm lên cổ họng, liên hệ với mạch lạc sau tròng mắt cùng liên hệ với não (mục hệ). Một đường thẳng từ tâm đi lên phổi, đi ngang qua hố nách, dọc theo bên sau bờ trong cánh tay, từ sau thủ Thái âm và Quyết âm, xuống trong khuỷu tay, dọc theo bờ sau trong cẳng tay đến đầu lồi xương trụ, lại đi mé trong phía sau bàn tay, dọc theo bờ trong ngón tay út đến đầu ngón cùng tiếp hợp với kinh mạch thủ Thái dương.
 
 
Bệnh hậu: (thị động, sở kinh): Kinh mạch này nếu bị ngoại cảm, sẽ thấy các chứng khô họng, đau tim, khát nước muốn uống... và có cả hiện tượng “tý quyết”.
 
 
Phàm bệnh do kinh này tự phát, là mắt vàng, đau sườn, đau nhức hoặc quyết lạnh bờ sau phía trong cánh tay, lòng bàn tay nóng đau (hình 13).
 
 

VI. Kinh thủ thái dương tiểu trường

 

 

 

 

Bộ vị tuần hành: tiểu trường là kinh mạch thủ Thái dương, khởi đầu từ phía ngoài chót ngón tay út, dọc theo lườn tay phía ngoài đến cổ tay, qua lồi xương trụ thẳng lên, dọc theo bờ dưới cẳng tay, lên phía trong sau khuỷu tay, giữa hai lằn gân, lại dọc theo mép sau bên ngoài cánh tay, ra sau khớp vai, đi quanh bả vai, cùng giao nhau trên vai, vào hõm vai (khuyết bồn) liên lạc với tim, men theo thực quản xuống hoành cách mô, đến dạ dày, xuống thuộc với tiểu trường. Một chi khác từ hõm vai dọc theo cổ lên góc hàm, đến đuôi mắt chuyển vào trong tai. Lại một chi khác từ góc hàm rẽ ra dưới hố mắt đến mũi, đến đầu mắt, chạy xiên mà liên lạc với xương gò má, tiếp hợp với kinh mạch túc Thái dương.
 
 
Bệnh hậu: (ngoại cảm, tự phát bệnh): kinh này nếu bị ngoại cảm sẽ thấy đau họng, sưng dưới góc hàm, không thể quay đầu ngó lại được, đau vai, hình như bị người lôi kéo, bắp cánh tay đau như gãy.
 
 
Kinh này chủ về tân dịch, phàm khi tự phát bệnh là ù tai, mắt vàng, sưng góc hàm, đau nhức ở cổ dưới cằm, vai, cánh tay, khuỷu tay và trong ngoài cẳng tay (hình 14).
 
 
 

VII. Kinh Túc thái dương bàng quang

 

 

 

 

Bộ vị tuần hành: bàng quang là kinh mạch túc Thái dương, khởi đầu từ đầu con mắt, lên trán, giao hội nhau ở đỉnh đầu, từ đó rẽ ra một chi khác từ đỉnh đầu đến góc trên tai, mạch thẳng từ đỉnh đầu vào liên lạc trong não, quặt ra xuống sau gáy, dọc theo phía trong bắp vai, đi dọc theo hai bên xương sống, thẳng tới trong eo lưng, và dọc theo hai thăn thịt nhập sâu vào liên lạc với thận, vào thuộc bàng quang. Lại từ trong eo lưng rẽ ra một chi khác cặp theo xương sống, xuyên qua mông đít, theo vào trong nhượng chân. Lại một chi khác từ hai bên xương vai, thông qua bả vai, cặp xương sống từ bên trong chạy xuống đến đầu xương đùi (hoàn khiêu cốt) dọc theo mé trong phía ngoài đùi, đi xuống hợp với chi mạch trước ở trong nhượng, từ đó đi xuống, xuyên qua bắp chuối, qua gót chân, ra phía sau mắt cá ngoài, dọc theo xương ngón chân sau đốt thứ nhất của ngón chân út, đến đầu chót ngón chân út, cùng tiếp hợp với kinh mạch túc Thiếu âm.
 
 
Bệnh hậu (ngoại cảm, tự phát bệnh): kinh này như bị ngoại cảm, sẽ thấy khí bốc lên mà đau đầu, tròng mắt như muốn lòi ra, gáy đau như bị lôi kéo, xương sống đau nhức, eo lưng như gẫy, khớp xương đùi không thể co duỗi, gân trong nhượng tựa như bị trói chặt, bắp chuối muốn rời ra, gọi là chứng “khóa quyết”.
 
 
Kinh mạch này chủ về gan, phàm khi tự phát bệnh là trĩ, sốt rét, điên, đầu gáy đau nhức, mắt vàng, chảy nước mắt, mũi chảy nước hoặc ra máu các chỗ gáy, lưng, eo lưng, xương cùng, nhượng, bắp chuối, gót chân đều đau nhức, ngón chân út không ngo ngoe được (hình 15, trang 104).
 
 

VIII. Kinh Túc thiếu âm thận

 

 

 

 

Bộ vị tuần hành: thận là kinh mạch túc Thiếu âm, khởi đầu từ dưới ngón chân út, chạy xiên vào lòng bàn chân, đi ra chỗ trũng mắt cá trong, chạy vào gót chân, từ ấy chạy lên phía trong bắp chuối, ra mép trong nhượng, lên bờ sau phía trong đùi, thông qua cột xương sống, vào thuộc với thận, liên lạc với bàng quang. Một chi khác từ thận chạy thẳng đến gan, thông qua hoành cách mô vào phổi, dọc theo cổ họng, kề cuống lưỡi. Một chi khác, từ phổi đi ra, liên lạc với tâm tạng, lại rót vào trong ngực, cùng tiếp hợp với kinh mạch thủ Quyết âm.
 
 
Bệnh hậu: (ngoại cảm, tự phát bệnh): kinh này như bị ngoại cảm thì trong bụng thấy đói mà không muốn ăn, sắc mặt đen sạm giống như gỗ sơn đen, ho ra máu, suyễn, thở mạnh không nằm yên, ngồi không yên, mà muốn đứng dậy, mắt trong vật không rõ ràng, trong tâm cồn cào như đói bụng. Nếu khí hư thì rất dễ phát sinh sợ hãi, tim đập mạnh thình thịch, tựa như có người đến bắt mình, gọi là chứng “cốt quyết”.
 
 
Phàm bệnh do kinh này tự phát ra thì miệng nóng, lưỡi khô, họng sưng, khí nghịch lên cổ khô mà đau, trong lòng rối phiền, đau tim, hoàng đản, kiết lỵ, đau nhức mé sau trong đùi và xương sống, hai chân bại liệt, quyết lạnh, muốn ngủ, lòng bàn chân nóng và đau (hình 16, trang 105).
 
 

IX. Kinh Thủ Quyết âm tâm bào

 

 

 

 

Bộ vị tuần hành: tâm bào là kinh mạch thủ quyết âm, khởi đầu từ trong ngực thuộc với tâm bào lạc, đi xuống qua hoành cách mô, từ ngực đến bụng lần lượt liên lạc với ba tầng thượng, trung và hạ tiêu. Một chi từ ngực chạy ra sườn ngang chỗ dưới nách ba thốn, lên chỗ hố nách, dọc theo phía trong cánh tay, đi giữa hai kinh mạch thủ Thái âm và thủ Thiếu âm, vào trong khuỷu tay, chạy xuống giữa hai lằn gân cẳng tay vào giữa bàn tay, dọc theo ngón tay giữa thẳng đến đầu ngón. Lại một chi từ trong bàn tay dọc theo ngón áp (vô danh) thẳng đến đầu ngón, cùng tiếp hợp với kinh mạch thủ Thiếu dương.
 
 
Bệnh hậu (ngoại cảm, tự phát bệnh): kinh mạch này, như bị ngoại cảm sẽ thấy lòng bàn tay phát nóng, khuỷu tay co quắp, dưới nách sưng, nặng lắm thì ngực sườn tức nhói, trướng đầy, trong tim đập thình thịch, mặt đỏ, mắt vàng, hay cười luôn.
 
 
Kinh này chủ về mạch, phàm khi phát bệnh thì trong lòng rối phiền, đau trong tim, lòng bàn tay phát nóng (hình 17).
 
 

X. Kinh Thủ thiếu dương tam tiêu

 

 

 

 

Bộ vị tuần hành: tam tiêu là kinh mạch thủ Thiếu dương, khởi đầu từ chót ngón tay nhẫn đi lên kẽ hai ngón giáp nhau, dọc theo lưng bàn tay đến cổ tay, ra khoảng giữa hai xương phía ngoài cẳng tay, lên quá khuỷu tay, men theo phía ngoài cánh tay lên vai, mà giao ra sau kinh mạch túc Thiếu dương, chạy vào hõm vai đi xuống, tỏa ra chiên trung khoảng giữa hai vú, cùng liên lạc với tâm bào, lên qua hoành cách mô từ ngực đến bụng thuộc với ba tầng thượng, trung và hạ tiêu. Một chi khác, từ chiên trung đi lên ra hai hõm vai, lại chạy lên gáy liên lạc sau tai, chạy thẳng lên góc trên tai, từ ấy quặt đi xuống quanh góc hàm đến dưới hố mắt. Lại một chi khác, từ sau tai vào trong tai, rồi lộn ra trước tai qua huyệt Khách chủ nhân (thượng quan) rồi giao nhau ở góc hàm, đến đuôi mắt, cùng tiếp hợp với kinh mạch túc Thiếu dương.
 
 
Bệnh hậu (ngoại cảm, tự phát bệnh): kinh mạch này nếu bị ngoại cảm sẽ sinh ra chứng lãng tai, cổ họng sưng đau mà bế tắc. Kinh mạch này chủ về khí, phàm khi tự phát bệnh thì tự đổ mồ hôi, đuôi mắt đau, góc hàm đau sau tai, vai, phía ngoài cánh tay, khuỷu tay và cẳng tay đều đau, ngón tay áp không ngo ngoe được (hình 18).
 
 

XI. Kinh Túc thiếu dương đởm

 

 

 

 

Bộ vị tuần hành: đởm là kinh mạch túc Thiếu dương, khởi đầu từ đuôi mắt lên góc đầu, xuống sau tai, dọc theo cổ chạy qua trước kinh mạch thủ Thiếu dương đến trên vai, lại chéo nhau đến sau kinh mạch Thủ thiếu dương vào hõm vai. Một chi khác từ sau tai vào trong tai, chạy ra trước tai đến phía sau đuôi mắt. Lại một chi khác từ đuôi mắt chạy xuống đến huyệt Đại nghinh, hợp với kinh mạch thủ Thiếu dương, đến dưới hố mắt trên chỗ ngạc kéo; lại xuống cổ, cùng hợp với mạch trước tại hõm vai, xong rồi chạy xuống vào trong ngực, thông qua hoành cách mô, liên lạc với gan, vào thuộc đởm, dọc theo trong sườn ra vùng bẹn ở hai bên bụng dưới, đi quanh lông mu, ngang vào khớp háng. Một chi khác đi thẳng từ hõm vai xuống nách, dọc theo ngực xuống sườn non cùng hợp với mạch trước ở khớp háng, dọc theo phía ngoài khớp háng ở dưới, ra phía ngoài đầu gối, chạy xuống phía trước ngoài xương mác, thẳng xuống đến chỗ trũng trên ngoài mắt cá, ra trước mắt cá ngoài, dọc theo mu bàn chân chạy vào ngón chân cái ; dọc theo kẻ hai xương ngón chân cái và ngón trỏ đến chót ngón chân cái và quanh lại, xuyên qua móng chân đến chỗ ba lông chũm sau móng chân, cùng tiếp hợp với kinh mạch túc Quyết âm.
 
 
Bệnh hậu (ngoại cảm, tự phát bệnh): kinh này như bị ngoại cảm sẽ thấy miệng đắng, hay thở dài, ngực sườn đau, không thể chuyển động trở mình, nặng quá thì trên mặt như bị tro bụi phủ kín, toàn bộ cơ nhục khô ráo, phía ngoài chân phát nóng, gọi là chứng “dương quyết”.
 
 
Kinh mạch này chủ về xương, khi tự phát bệnh là đau đầu, đau dưới cằm, đau đuôi mắt, đau sưng hõm vai, sưng dưới nách, lên mã đao, hiệp anh(1) tự đổ mồ hôi mà rét run; sốt rét, đau khắp phía ngoài hông ngực, sườn, háng, gối, cho đến xương ống chân, cổ chân phía trước mắt cá ngoài và các khớp xương, ngón chân áp không ngo ngoe được (hình 19, trang 109).
 
 

XII. Kinh Túc Quyết âm can

 

 

 

Bộ vị tuần hành: gan thuộc kinh mạch túc Quyết âm, khởi đầu từ bên cạnh ba lông chũm trên ngón chân cái, dọc theo mu bàn chân, lên đến chỗ trước mắt cá trong một thốn, lại từ mắt cá lên tám thốn, giao chéo với kinh mạch túc Thái âm, lên mé trong nhượng, dọc theo phía trong đùi, vào chòm lông mu, quanh khắp bộ sinh dục, đến bụng dưới, đi lên, cùng đi song song với vị kinh, vào thuộc tạng gan, liên lạc với đởm phủ, suốt lên hoành cách mô, tỏa ra vùng hông sườn, dọc theo phía sau cuống họng, qua lỗ trên xương hàm, liên lạc với tròng mắt, ra trán, cùng mạch đốc hội họp ở giữa đỉnh đầu. Một chi khác từ tròng mắt đi xuống trong góc hàm, đi vòng quanh môi. Một chi khác từ trong tạng gan qua hoành cách mô, dồn lên trong phổi, cùng tiếp hợp với kinh mạch thủ Thái âm.
 
 
Bệnh hậu (ngoại cảm, tự phát bệnh): kinh mạch này như bị ngoại cảm thì đau eo lưng không thể cúi, ngửa, đàn ông thì bệnh sưng đái, đàn bà thì sưng bụng dưới. Nếu bệnh nặng thì họng khô, mắt như tro bụi lấp mà thất sắc.
 
 
Phàm bệnh do kinh này tự phát thì ngực đầy tức nôn mửa, khí nghịch, ỉa chảy, ăn không tiêu, dái sưng, đái són hoặc đái không thông (hình 20).
 
 
 
II. TÁM MẠCH KỲ KINH
 
 
 
“Kỳ kinh” là nói đối lại với “chính kinh”. 12 kinh mạch là chủ chốt của kinh lạc, cho nên gọi chung là 12 “chính kinh”. Chữ kỳ có hàm ý nghĩa đơn độc, giữa quãng 8 mạch ấy với nhau, đều không có quan hệ phối hợp về âm dương biểu lý một cách cố định, vì thế gọi là “kỳ kinh”, ở đây cũng như ý nghĩa ngoài ngũ tạng lục phủ ra, lại còn có phủ kỳ hằng nữa.
 
 
8 mạch kỳ kinh có tác dụng tổng hợp và đều tiết giữa khoảng 12 kinh mạch. Về quan hệ của nó với 12 kinh mạch đã có người nêu lên thí dụ như: 12 kinh mạch như là “sông ngòi” mà 8 mạch kỳ kinh nêu “hồ đầm”. Còn như những đặc điểm khác nhau của 8 mạch thì theo đặc tên gọi cũng có thể thể hiện ra được:
 
 
“Đốc” có nghĩa là quản đốc tất cả, vận hành ở giữa đường chính phía sau đầu, gáy và lưng, có đủ khả năng quản đốc tất cả dương kinh trong người, cho nên gọi nó là cái bể của dương mạch.
 
 
“Nhâm” có nghĩa là đảm nhiệm tất cả, vận hành ở đường chính giữa cổ, họng, ngực, bụng, đủ khả năng đảm nhiệm tất cả âm kinh trong người, cho nên gọi nó là cái “bể của kinh lạc”.
 
 
“Đái” là thắt lưng, mạch đái đi ngang ở bên dưới sườn cụt, quanh mình một vòng, giống như người thắt đai, bó gọn cả các kinh âm dương lại.
 
 
“Kiểu” có nghĩa là mạnh mẽ nhanh nhẹn, lại là tên riêng của gót chân 2 mạch kiểu đều bắt đầu từ ở trong gót chân, chỗ mắt cá trong đi lên là âm kiểu, chỗ mắt cá ngoài đi lên là dương kiểu cùng chung nhau để chủ trì công năng vận động của thân thể, đồng thời lại đều chạy lên đến đầu con mắt để giữ việc mở nhắm của mắt.
 
 
“Duy” có nghĩa là ràng buộc. Vận hành giữa khoảng các âm kinh thì gọi là âm duy, vận hành giữa khoảng các dương kinh thì gọi là dương duy.
 
 
Nói tóm lại, 8 mạch kỳ kinh đều có tác dụng và đường thông khác nhau, nhưng cùng với 12 kinh mạch lại có sẵn quan hệ không thể tách rời ra được, trong đó đặc biệt là 2 kinh Nhâm, Đốc, đi ở chính giữa phía sau và phía trước nhân thể, vận hành khí huyết, nối lại thành một đường vòng chủ yếu ở chính giữa, vả lại đều có chuyên huyệt, chứ không như du huyệt của 6 mạch kia là đều phải phụ thuộc 12 hai kinh, gọi chung là 14 kinh.
 
 
Phạm trù hoạt động về sinh lý và bộ vị phản ánh về bệnh lý của tám mạch kỳ kinh, trên cơ bản cũng là nhất trí với nhau, nhưng vì sự ghi chép về 8 mạch kỳ kinh ở trong sách Nội kinhkhông được nhất trí, nay tham khảo ở các sách Nạn kinh, Giáp ất kinh, Thái tố, Thập tứ kinh, phát huy, chọn lấy những điểm minh bạch rõ ràng để bổ sung thêm, và chia ra trình bày như sau:
 
 

1. Đốc mạch

 

 

 

Bộ vị tuần hành: Đốc mạch khởi đầu từ chót xương cụt, chỗ hội âm ở phía sau huyệt trường cường, theo xương sống đi lên đến huyệt Phong phủ ở giữa chỗ lõm đường sau gáy, rồi đi vào trong óc, lại đi lên đỉnh đầu theo trán đi xuống sống mũi huyệt ngân giao (hợp với Nhâm mạch kinh túc Dương minh).
 
 
Bệnh hậu: Khi Đốc mạch phát bệnh, chủ yếu là xương sống cứng đờ, uốn ván (xem hình 21). 
 

2. Nhâm mạch

 

 
 
 
 
Bộ vị tuần hành: Nhâm mạch khởi đầu từ chỗ hội âm dưới huyệt Trung cực, đi lên qua lông mu, từ trong bụng đi lên qua huyệt Quan nguyên đến yết hầu, lại đi lên đến dưới môi, chạy qua mặt đi sâu vào trong con mắt (cùng hợp với mạch Dương kiểu và kinh túc Dương minh).
 
 
Bệnh hậu: Khi Nhâm mạch phát bệnh, ở đàn ông thì thường mắt các chứng sán (bảy chứng sán: xung, hồ, đồi, quyết, đội, long, sán hà), ở đàn bà dễ bị chứng xích bại đái hạ bụng dưới kết hòn (trung hà) (xem hình 22).
 
 

3. Xung mạch

 

 

 

Bộ vị tuần hành: Xung mạch khởi đầu từ dạ con ở bụng dưới, quay lên theo lần trong xương sống, là cái bể kinh lạc của toàn thân. Còn như kinh mạch của nó đi nổi ở ngoài, thì cùng với kinh túc Thiếu âm thận theo ven bụng mà đi lên, hội nhau ở yết hầu lại đi rẽ ra rồi quấn quanh môi miệng.
 
 
Bệnh hậu: Khi Xung mạch phát bệnh thì khí ở bụng dưới xung ngược lên, trong bụng đầy, đau rất gấp (xem hình 23)
 
 

4. Đái mạch

 

 

 

Bộ vị tuần hành: Đái mạch khởi đầu từ dưới sườn cụt (huyệt đái mạch) quanh một vùng qua lưng sang bụng (cùng hội với kinh tức Thiếu dương ở huyệt Duy đạo).
 
 
Bệnh hậu: Khi Đái mạch phát bệnh thì bụng đầy trướng, ở lưng có cảm giác như người ngồi trong nước; đàn bà thì đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều, xích bạch đái hạ (xem hình 24).
 
 

5. Âm kiểu mạch

 

 

 

 

 

Bộ vị tuần hành: Mạch Âm kiểu là một chi mạch của kinh túc Thiếu âm thận chia ra, khởi đầu từ chỗ lõm dưới cái xương lớn phía trước mắt cá trong, đi qua trên xương mắt cá trong, men thẳng lên trong bắt đùi rồi đi vào bụng dưới theo phía trong bụng ngực vào huyệt khuyết bồn, lại đi ra phía trước chỗ động mạch của huyệt Nhân nghinh, rồi vào xương gò má, đến đầu con mắt thì hợp với kinh túc thái dương (lại hội với kinh thủ Thái dương, túc Dương minh, và mạch Dương kiểu, ở huyệt Tình minh).
 
 
Bệnh hậu: Khi mạch Âm kiểu phát bệnh thì dương khí của người ta kém đi, mà âm khí quá thịnh, thường hay ngủ. Điều 29 sách Nạn kinh nói: “mạch Âm kiểu sinh ra bệnh thì khí dương hoãn khí âm cấp” (xem hình 25).
 
 

6. Dương kiểu mạch

 

 

 

 

Bội vị tuần hành: Mạch dương kiểu bắt đầu ở ngón chân đi men mắt cá ngoài, đi lên đến huyệt Phong trì ở phía sau não, (hội với kinh túc Thiếu âm ở cự liêu, lại hội với kinh thủ Dương minh ở huyệt Kiên liêu và huyệt Cự cốt, lại hội với hai kinh mạch thủ Túc thái dương và dương duy ở huyệt nhu du, hội với hai kinh Thủ túc dương minh ở huyệt địa thương, lại hội với hai kinh thủ túc Dương minh ở huyệt cự liêu, lại hội với nhâm mạch ở kinh túc dương minh ở huyệt thừa khấp).
 
 
Bệnh hầu: Khi mạch Dương kiểu phát bệnh thì âm khí của người ta kém mà dương khí quá thịnh, thường thấy không ngủ. Điều 29 sách Nạn kinh nói: “mạch Dương kiểu sinh ra bệnh thì khí âm hoãn mà khí dương cấp” (xem hình 26).
 
 

7. Âm duy mạch

 

 

 

 

Bộ vị tuần hành: Mạch Âm duy bắt đầu ở chỗ giao hội của các âm kinh (hội với kinh túc thái âm ở huyệt phúc ai, Đại hoành; lại hội với kinh túc Thái âm, túc Quyết âm ở huyệt Phủ xá, Kỳ môn; lại hội với Nhâm mạch ở huyệt Thiên đột, Liêm tuyền).
 
 
Bệnh hậu: Khi mạch Âm duy phát bệnh phần nhiều thấy đau tim (mạch AAAm duy đi ở các âm kinh mà chủ phần dinh, dinh là huyết, huyết thuộc tim, cho nên bị đau tim (xem hình 27).
 
 

8. Dương duy mạch

 

 

 

Bộ vị tuần hành: Mạch Dương duy bắt đầu ở chỗ các dương kinh giao hội (giao hội với hai kinh thủ túc Thái dương và dương kiểu ở huyệt Nhu du; giao hội với hai kinh thủ túc Thiếu dương ở huyệt Thiên liêu, lại hội với huyệt Kiên tỉnh, ở trên đầu thì cùng với kinh túc Thiếu dương hội ở huyệt Dương bạch, lên đến huyệt Bản thần và Lâm khấp, đến huyệt Chính dinh theo huyệt Não không, xuống huyệt Phong trì giao hội với Đốc mạch ở huyệt phong phủ á môn).
 
 
Bệnh hậu: Khi mạch Dương duy phát bệnh thì phần nhiều thấy nóng rét (mạch Dương duy đi ở các dương kinh mà chủ phần vệ, vệ là khí, ở biểu, cho nên bị nóng rét), (xem hình 28).
 
 

III. MƯỜI HAI KINH BIỆT

 
 
Ngoài những đường lưu thông chủ yếu mà đã cấu tạo thành một khối chỉnh thể tuần hoàn như đã nói ở trên ra, thì kinh biệt là một bộ phận đi riêng biệt của 12 kinh mạch, nhưng nó lại khác với lạc mạch, vì thế nó là “đường đi riêng rẽ của chính kinh”, gọi tắt là “kinh biệt”.
 
 
Theo đường thông vận của kinh biệt để xét về tác dụng sinh lý của nó, ta thấy: Một là nó vượt ra ngoài mối quan hệ phối hợp trong ngoài lẫn nhau của 6 âm kinh với 6 dương kinh. Căn cứ thiên Kinh biệt sách Linh khu gọi là “lục hợp” (túc Thái dương với Thiếu âm, dưới thì hợp ở nhượng, trên thì hợp ở sau gáy; túc Tthiếu dương với Quyết âm cùng hợp với nhau ở chỗ lông mu; túc Dương minh với túc Thái âm cùng hợp với nhau ở háng; thủ Thái dương với thiếu dương hợp với nhau ở đầu con mắt; thủ Thiếu dương với Quyết âm hợp với nhau ở đầu con mắt; thủ Thiếu dương với Quyết âm hợp với nhau ở dưới hoàn cốt; thủ Dương minh với Thái âm hợp với nhau ở cuống họng), đây là nói rõ được 2 kinh âm dương của 6 tổ chức phối hợp lẫn nhau, không những do kinh mạch của 12 chính kinh phát sinh ra quan hệ liên lạc và giao tiếp lẫn nhau ở chỗ tạng phủ với tay chân, mà ở bộ vị khác cũng còn có kinh biệt phát sinh ra quan hệ cùng phối hợp ấy nữa. Hai là nêu lên được đường thông trong thân thể với tạng phủ của 12 kinh mạch càng chặt chẽ hơn ở tổ chức tay chân. Căn cứ vào chỗ khởi hành và chỗ dừng lại của 12 kinh biệt mà xét, thì thấy phần nhiều là bắt đầu từ khuỷu tay và đầu gối trở lên qua thân mình, tạng phủ lên đến đầu, mặt, cổ, gáy, rồi nhập lại với kinh mạch của các dương kinh.
 
 
Do đó có thể biết rõ được 12 kinh ở thân mình với tạng phủ không những chỉ dựa vào sự sở thuộc, liên lạc, quán thông và lưu chú của kinh mạch, đồng thời còn dựa vào sự ra, vào, ly, hợp của kinh biệt nữa. Về sự phân bố và quan hệ lẫn nhau đó so với tay chân càng phức tạp hơn. Nói một cách khác, là sự hoạt động về sinh lý rất phức tạp của bộ vị sâu trong thân mình và tạng phủ, không những là do 12 kinh mạch và một bộ phận kỳ kinh làm chủ tế, mà còn có 12 kinh biệt cũng tham gia vào sự hoạt động phức tạp ấy. Ba là nói rõ được phạm vi hoạt động về sinh lý của 12 kinh, có một số bộ vị không phải đường thông của 12 kinh mạch đi đến, mà là tác dụng của 12 kinh biệt đi đến. Một điểm đặc biệt là 6 âm kinh cũng đều có tác dụng ở bộ phận đầu mặt, nếu chỉ đem bộ vị tuần hành của 12 kinh mạch nói ở trên mà xét, thì trong 6 âm kinh trừ kinh mạch túc Quyết âm có thể lên đến đỉnh đầu ra, còn 5 kinh mạch âm kia đều chỉ đi đến cổ họng là đứng lại. Nhưng sau khi kinh biệt của 6 âm kinh đã đi đến đầu, mặt, cổ họng, rồi lại cũng đều hội họp kinh biệt của 6 dương kinh ở trên đầu mặt, đã nhận lấy khí huyết của kinh biệt 6 âm kinh giao cho, do đó mới có thể hiểu được lý lẽ 6 âm kinh cũng có thể có tác dụng ở đầu và mặt.
 
 
Chính vì giữa khoảng âm kinh và dương kinh, có sự quan hệ mật thiết, cho nên trong khi lâm sàng, nếu thấy dương kinh nào bị bệnh, có thể chữa ở âm kinh cùng biểu lý với nó; âm kinh nào đó bị bệnh, có thể chữa ở dương kinh cùng biểu lý với nó, thí dụ như: chữa chứng đau đầu, có khi châm huyệt “hợp cốc” là huyệt của kinh thủ thái âm. Đương nhiên căn cứ vào tính chất của bệnh và chứng hậu cùng phát ra, lại cần phải lấy huyệt vị của bản kinh làm chủ yếu. Tuy nhiên trong thiên Kinh biệt sách Linh khu không ghi chép bệnh hậu, nhưng theo bệnh hậu chép ở thiên Kinh mạch, và tổng hợp các chứng hậu của du huyệt 12 kinh chủ trị mà xét, thì những bộ vị phát bệnh có một số không phải đường kinh mạch có thể đi tới mà là chỗ kinh biệt đi tới. Do đó có thể biết đường thông vận hành của kinh biệt, cũng đều là phạm vi hoạt động của sinh lý, lại là nơi phản ánh của bệnh lý. Đồng thời cũng có thể hiểu rõ được phạm trù chủ trị của du huyệt một kinh nào đó, đều không đóng khung ở bộ vị tuần hành của kinh mạch, thí dụ như kinh mạch thủ Quyết âm không đạt đến yết hầu, mà du huyệt đại lăng, gian sử của kinh ấy đều có thể chữa được bệnh yết hầu. Đó là duyên cớ do đường thông vận hành của kinh biệt của kinh ấy “theo ra đường cuống họng”. Dưới đây xin đem bộ vị tuần hành của 12 kinh biệt để phân biệt và giới thiệu như sau:
 
 

1.Kinh biệt túc Thái dương và túc Thiếu âm

 

 

Bộ vị tuần hành: Chính kinh của túc Thái dương đi rẽ vào chỗ cong, bên trong đầu gối, trong đó có một đường đến chỗ dưới xương cùng 5 thốn rồi rẽ vào giang môn, quay vào trong thuộc với pshủ bàng quang, tỏa ra đến thận, theo trong thăn thịt đi lên đến vùng tim rồi tỏa ra. Đường đi thẳng của nó từ thăn thịt chạy lên gáy, lại thuộc với kinh mạch Túc thái dương của kinh này, đoạn này là một kinh đi rẽ, ở ngoài kinh mạch túc Thái dương. Chính kinh của túc Thiếu âm đi đến chỗ cong đầu gối, cùng chạy rẽ ra hợp lẫn với kinh Thái dương mà lên đến thận, đúng chỗ đốt xương sống thứ 14 đi ra thuộc với mạch Đái. Đường đi thẳng của nó đi lên nối với cuống lưỡi, quanh ra sau gáy hợp với kinh Thái dương, đó là một lần hợp (xem hình 29).
 
 

2. Kinh biệt túc Thiếu dương và túc Quyết âm

 

 

Bộ vị tuần hành: Chính kinh của túc Thiếu dương đi quanh háng đến trong lông mu hợp với kinh túc Quyết âm, đường rẽ thì đi vào trong sườn cụt theo lồng ngực, thuộc vào đởm phủ, đi tản đến can, thông qua bộ phận tâm, đi lên giáp vào yết hầu, đi ra hàm dưới và phía sau mép, đi tản lên mặt, nối với tia con mắt, rồi hợp với kinh mạch túc Thiếu dương ở đuôi con mắt. Chính kinh của túc Quyết âm từ mu bàn chân đi rẽ ra, lên đến chỗ lông mu cùng với đường rẽ chính kinh của túc Thiếu dương hợp lẫn nhau rồi đi lên, đó là hai lần hợp (xem hình 30).
 
 

3. Kinh biệt túc Dương minh và túc Thái âm

 

 

Bộ vị tuần hành: Chính kinh của túc Dương minh đi lên đến háng rồi đi vào trong bụng, thuộc vào vị phủ, đi tản ra đến tỳ, thông lên tâm lại theo họng đi ra miệng, lên đến chỗ lõm sống mũi và dưới hố mắt, rồi chuyển vào tia con mắt hợp với kinh mạch túc Dương minh. Chính kinh của túc Thái âm đi lên đến háng cùng với đường rẽ chính kinh của kinh túc Dương minh hợp lại với nhau rồi đi lên, kết ở cổ họng, xuyên vào trong lưỡi, đó là ba lần hợp (xem hình 31).
 
 

4. Kinh biệt thủ Thái dương và thủ Thiếu âm

 

 

Bộ vị tuần hành: Chính kinh của thủ Thái dương từ trên đi xuống từ chỗ khớp xương sau vai, đi rẽ vào dưới nách, chạy vào tạng tâm, liên hệ với phủ tiểu tràng. Chính kinh của thủ Thiếu âm, rẽ vào giữa hai đường gân ở trong lõm sâu của nách, thuộc tạng tâm, chạy lên cổ họng, ra ngoài mặt, cùng hợp với mạch nhánh của kinh thủ Thái dương ở chỗ đầu con mắt, đó là bốn lần hợp (xem hình 32).
 
 

5. Kinh biệt của thủ Thiếu dương và thủ Quyết âm

 

 

Bộ vị tuần hành: Chính kinh của thủ Thiếu dương từ trên đỉnh đầu rẽ vào khuyết bồn chạy xuống thủ tam tiêu, tản ra giữa ngực. Chính kinh của thủ Quyết âm tâm bào lạc đến chỗ 3 tấc dưới huyệt Uyên dịch thì đi rẽ vào giữa ngực, chạy rẽ vào thuộc tam tiêu, ra đi lên theo cổ họng, ra sau tai, hợp với kinh mạch thủ Thiếu dương ở phía xương hoàn cốt, đó là năm lần hợp (xem hình 33).
 
 

6. Kinh biệt của thủ dương minh và thủ thái âm

 

 

Bộ vị tuần hành: Chính kinh của thủ Dương minh từ trên bàn tay đi lên giữa khoảng bên ngực và vú, đi rẽ vào huyệt Kiên ngung, vào xương sống cổ (đại chùy), rồi chạy xuống phủ đại tràng, thuộc tạng phế, lại đi lên cổ họng ngang chỗ khuyết bồn, ra cùng hợp với kinh mạch thủ Dương minh. Chính kinh của thủ Thái âm, rẽ vào đường trước kinh thủ Thiếu âm ở chỗ huyệt Uyên dịch, chạy vào phế, tản ra mà đến đại trường, lại đi ra chỗ hõm vai, theo cổ họng hợp với kinh mạch thủ Dương minh, đó là sáu lần hợp (xem hình 34).
 
 

IV. mười hai Kinh cân

 

 

Kinh cân cùng chia ra 3 thủ túc Âm kinh và 3 thủ túc Dương kinh. Các kinh ấy đi ở chỗ gân thịt ngoài thân thể, vì thế gọi là “kinh cân”.
 
 
Đặc điểm chủ yếu của kinh cân, đầu tiên là vượt ra ngoài công năng và tổ chức của hệ thống kinh lạc ở phía ngoài nhân thể. Đường vận hành của các kinh cân, phần nhiều ở chỗ chân tay và các đốt xương ngoài thân thể mà không vào trong nội tạng, khác với 12 kinh mạch thì ở cả trong lẫn ngoài và khác với 12 kinh biệt thì chú trọng ở tạng phủ.
 
Đồng thời theo đường đi từ chỗ bắt đầu cho đến cuối cùng của nó mà xét, thì đều là bắt đầu từ đầu chót ngón chân tay đi qua những chỗ đốt xương cổ tay, khuỷu tay, nách, vai, mắt cá, đầu gối, đdùi háng rồi sau đi chia ra ở ngực, lưng, cuối cùng đến đầu và mình, khác hẳn với sự bắt đầu và cuối cùng, hoặc lên hoặc xuống của 12 kinh mạch, cũng khác với sự bắt đầu từ khuỷu tay, đầu gối trở lên của 12 kinh biệt.
 
 
Vả lại, còn có rất nhiều bộ vị của kinh cân đi đến mà kinh mạch và kinh biệt lại không đến. Lại xem thứ tự ghi chép trong thiên Kinh cân sách Linh khu, thì nó là lấy 3 thủ túc Âm kinh, 3 thủ túc Dương kinh mà phân loại, đã nêu bật lên sự quan hệ lẫn nhau giữa mỗi tổ chức của 3 kinh. Kinh cân túc tam dương kết hợp ở xương gò má (chỗ lưỡng quyền); kinh cân túc Tam âm kết hợp ở bộ phận sinh dục, kinh cân Thủ Tam dương kết hợp ở “giốc” (chỗ nhọn hai bên đầu); kinh cân thủ Tam âm kết hợp ở “bí” (hông ngực). Như thế là có chỗ khác nhau với 12 kinh mạch thì lấy sự truyền chú của âm, dương, thủ, túc mà thành sự tuần hoàn chỉnh thể cũng khác với 12 kinh biệt thì lấy sự ra, vào, ly, hợp của hai kinh biểu lý với nhau.
 
 
Bệnh hậu của kinh cân phản ánh ra cùng với bộ vị tuần hành của nó cũng là nhất trí, phần nhiều là thuộc về những tật bệnh của gân thịt ở đầu, mình, chân, tay (như chứng tê v.v...) rất ít khi dính líu đến bệnh của nội tạng. Vả lại có một số bộ vị của tật bệnh phản ánh ra, vượt khỏi phạm trù kinh mạch và kinh biệt, cùng một tên mà lại là các du huyệt của kinh này chủ trị được.
 
 
Ví dụ như: huyệt “Hợp cốc”, “Dương cốc” của kinh thủ dương minh đều có thể chữa chứng đau đầu, như thế là vì kinh cân Thủ Dương minh có thể “lên góc trán bên trái, liên lạc với đầu, xuống cằm bên phải”. Vì thế, cần phải hiểu kỹ càng rành mạch về bộ vị tuần hành và bệnh hậu của 12 kinh cân, thì mới có thể chỉ đạo thực tiễn được tốt hơn. Nay phân biệt giới thiệu như sau:
 
 

1. Kinh cân túc Thái dương

 

 

Bộ vị tuần hành: Kinh cân túc Thái dương bắt đầu từ ngón chân út, lên kết ở mắt cá ngoài, đi xiên lên lại kết ở đầu gối; ở phía dưới thì theo mé ngoài chân, kết ở gót, từ gân gót chân đi lên kết ở khuỷu gối; một mạch khác kết ở mé ngoài gót chân đi xiên lên mé trong nhượng, hợp với một nhánh trước ở trong nhượng đều đi lên mông đít, lại đi kèm theo xương sống lên đến gáy, rồi chia ra một nhánh, rẽ vào trong kết ở cuống lưỡi, một nhánh từ gáy đi thẳng lên kết ở xương chẫm, đi lên đỉnh đầu xuống mặt kết ở mũi, rồi chia nhánh ra chằng chịt ở mi mắt trên, lại đi xuống kết ở lưỡng quyền; lại có một nhánh từ mé ngoài sau hố nách kết ở chỗ kiên ngung; lại một nhánh vào mé dưới hố nách đi quanh lên chỗ khuyết bồn, rồi đi lên kết ở hoàn cốt sau tai; lại một nhánh từ khuyết bồn đi xiên ra chỗ xương gò má.
 
 
Bệnh hậu: Bệnh chứng của kinh này là từ ngón chân út đau ran đến gót chân, khuỷu gối co quắp, xương sống uốn ván, gân gáy co rút, vai không cất lên được, chỗ nách đau ran đến chỗ khuyết bồn, đến nỗi không cử động quay trở được (xem hình 35).
 
 

2. Kinh cân Túc Thiếu dương

 

 

 

Bộ vị tuần hành: Kinh cân túc Thiếu dương khởi đầu từ ngón chân áp về mé ngón út lên kết ở mắt cá ngoài, đi men lên mé ngoài ống chân kết ở mé ngoài gối, rồi chia ra một nhánh bắt đầu rẽ ở chỗ xương mác chạy lên háng, nhánh ấy đi tách ra đằng trước, kết ở trên chỗ huyệt Phục thố; còn một nhánh đi về đằng sau kết ở chỗ xương cùng, mạch thẳng đi lên khoảng mềm dười sườn và sườn cụt, lại đi lên phía trước nách nối với phía bên ngực, vú rồi kết ở chỗ khuyết bồn; nhánh đi thẳng thì lên nách, thông qua khuyết bồn ra phía trước kinh cân Thái dương, theo sau tai quanh lên góc trán, giao ở đỉnh đầu, lại đi xuống chỗ dưới cằm quanh lên kết ở xương gò má mà chia ra một nhánh kết ở đuôi con mắt, thành dây chằng ngoài mắt.
 
 
Bệnh hậu: bệnh chứng của kinh này là gân ngón chân áp co rút, đau ran đến phía ngoài gối, khớp xương, đầu gối khó co duỗi, gân trong khuỷu gối co rút, phía trước thì đau ran đến háng, phía sau thì đau ran đến xương cùng, và còn đau ran lên cả chỗ mềm dưới sườn và sườn cụt, lại đau ran đến gân của cả bộ phận hõm vai, bên ngực, vú, cổ, gân bên trái, bên phải giao chéo nhau đi lên mặt, khi mà gân bên trái rút gân bên phải, thì mắt bên phải không mở được, đi lên đến góc trán bên phải thì đi ngang với mạch Kiểu, vì mạch Âm kiểu,Dương kiểu chằng chéo lẫn nhau ở chỗ ấy. Ví như: gân bên trái là liên lạc ở bên phải, do đó gân ở bên trái bị thương, thì sẽ gây ra hiện tượng chân bên phải không hoạt động được, tình trạng ấy gọi là gân chằng chéo nhau (xem hình 36).
 
 

3. Kinh cân túc Dương minh

 

 

Bộ vị tuần hành: Kinh cân túc Dương minh, khởi đầu từ ba ngón giữa bàn chân (tức là ngón thứ hai, ngón giữa và ngón thứ tư, nhưng nên lấy ngón thứ hai làm chủ, và liên cập đến hai ngón kia) kết ở mu bàn chân, đi xiên ra phía trên mé ngoài, đi trên xương mác kết ở mé ngoài gối, thẳng lên kết ở chỗ xương hoàn khiêu (vùng háng) đi dọc lên sườn, sườn cụt, thuộc xương sống; đường gân thẳng của nó từ mu bàn chân, lên theo xương ống chân, kết ở dưới gối; chia ra một nhánh kết với xương mác ngoài, hợp với kinh cân túc Tthiếu dương, đường thẳng của nó lên theo chỗ phục thố, đi lên kết ở háng, tụ hội ở âm khí, lại đi lên tản ra ở bụng, thẳng đến chỗ khuyết bồn thì kết lại, rồi lên cổ, đi tới miệng hợp ở xương gò má; nhánh dưới kết ở mũi, nhánh trên hợp với kinh cân Thái dương. Kinh cân Thái dương chằng chịt ở mi mắt trên, kinh cân Dương minh chằng chịt ở mi mắt dưới, chia ra một nhánh từ má lên kết ở trước tai.
 
 
Bệnh hậu: Bệnh chứng của kinh này là từ ngón chân giữa đau ran lên gân xương ống chân, gót chân giật mà cứng đờ, gân chỗ phục thố rút lại, trước háng sưng, bìu dái sưng to, trong có máu mủ mà đau (chứng sưng đái), gân bụng co rút, đau ran đến cả hõm vai và má, đột nhiên miệng méo lệch, về bên bị co rút thì mi mắt không nhắm được, nếu bị nhiệt thì gân duỗi ra mà mắt không mở được, khi gân ở má bị hàn thì co rút, kéo giằng đến má và động cả đến mép; khi bị nhiệt thì gân duỗi ra mà không co lại được, cho nên mới bị méo lệch (xem hình 37).
 
 

4. Kinh cân túc Thái âm

 

 

Bộ vị tuần hành: Kinh cân túc Thái âm bắt đầu từ đầu chót chân phía trong ngón chân cái, đi lên kết ở mắt cá trong, thẳng lên liên lạc với xương mác phía trong gối, men lên phía trong đùi, kết ở vế, tụ ở âm khí, rồi lên bụng, kết ở lỗ rốn, lại đi theo trong bụng, lên kết ở sườn, tản ra trong ngực, ở phần trong thì dính với phía trong xương sống.
 
 
Bệnh hậu: Bệnh chứng của kinh này là đau ở ngón chân cái, ran lên đến mắt cá trong gân rút mà đau, xương mác trong gối đau nhức, đau từ mé trong dùi ran lên cả vế, rồi đau dần lên kết ở chỗ âm khí. Ở phía trên thì đau ran lên rốn, hai bên sườn và sườn cụt và đau lên cả bộ phận ngực và xương sống (xem hình 38).
 
 

5. Kinh cân túc Thiếu âm

 

 

Bộ vị tuần hành: Kinh cân túc Thiếu âm bắt đầu từ phía dưới ngón chân út, cùng đi với kinh cân túc Thái âm,chạy xiên lên phía dưới xương mắt cá trong, kết ở gót chân, cùng hợp với kinh cân túc Thái dương mà lên kết ở dưới xương mác trong, lại cùng đi với kinh cân túc Thái âm, đi men lên phía trong đùi kết ở chỗ âm khí, theo trong xương sống, kèm với thăn thịt mông đít đi lên gáy, kết ở xương chẫm sau đầu, cùng hợp với kinh cân túc Thái dương.
 
 
Bệnh hậu: Bệnh chứng của kinh này là dưới bàn chân rút gân, cho đến những chỗ đi qua và chỗ quy kết của đường kinh đều đau rút gân. Có những bệnh chứng chủ yếu như: bệnh giản, co quắp, bệnh kinh, nặng về phía sau lưng thì không cúi ra đằng trước được. Lưng là dương, bụng là âm, cho nên phần dương có bệnh thì lưng ngã ra đằng sau mà không cúi được, phần âm có bệnh thì không thể ngữa ra phía sau được. (xem hình 39).
 
 

6. Kinh cân túc Quyết âm

 

 

Bộ vị tuần hành: Kinh cân túc Quyết âm khởi đầu từ trên ngón chân cái, đi lên kết ở trước mắt cá trong, lại đi lên xương ống chân, kết ở dưới xương mác trong gối đi lên theo mé trong đùi, kết ở âm khí, liên hệ với các gân khác.
 
 
Bệnh hậu: Bệnh chứng của kinh này là ngón chân cái đau ran đến trước xương mắt cá trong, chỗ xương mác trong đau nhức, mé trong đùi đau nhức rút gân, âm khí vô dụng. Nếu phòng sự quá độ bị thương tổn, thì liệt dương không cường được. Nếu bị thương phải hàn khí thì âm khí co săn lại; nếu bị thương phải nhiệt khí, thì âm khí giãn hoặc lòi ra, mà không thu lại được (xem hình 40).
 
 

7. Kinh cân thủ thái dương

 

 

Bộ vị tuần hành: Kinh cân thủ Thái dương bắt đầu từ trên ngón tay út, kết ở cổ tay, lên theo mé trong dưới cánh tay, kết ở đằng sau lồi xương trụ về mé trong khuỷu tay. Thầy thuốc lấy ngón tay gõ nắn vào chỗ đó, thì có thể có cảm giác tê tái đến trên ngón tay út. Đường gân ấy đi lên vào phía trong kết ở dưới nách, chia ra một nhánh, chạy về phía sau hố nách, đi lên quanh ở chỗ bá vai theo cổ chạy ra đằng trước kinh cân túc Thái dương, kết ở chỗ xương chũm sau tai, lại chia ra một nhánh chạy vào trong tai, đường đi thẳng thì ra trên tai, lại đi xuống kết ở chỗ cằm, rồi đi lên thuộc vào đuôi con mắt, nhánh cái đi lên chỗ giáp xa, theo trước tai thuộc vào đuôi mắt, lại lên trán kết ở góc trán.
 
 
Bệnh hậu: Bệnh chứng do gân của kinh này phát ra là ngón tay út đau nhức, đau ran đến chỗ mé trong lồi xương trụ trong khuỷu tay, đau dồn lên phía trong cánh tay trên, đau vào dưới nách và phía sau nách, đau quanh bả vai kéo giằng đến cổ và cảm thấy có tiếng ù ù và đau ở trong tai, lại đau ran đến cằm, nhắm mắt tít, một hồi lâu mới có thể mở ra mà nhìn rõ được các vật. Nếu như gân ở cổ căng quá thì có thể làm co quắp cong lên mà thành chứng cân lâu(1), cổ sưng to và nóng lạnh. Bệnh chứng của đường nhánh cái thì dọc đường tuần hành của nó co rút mà đau (xem hình 41).
 
 

8. Kinh cân thủ thiếu dương

 

 

Bộ vị tuần hành: Kinh cân thủ Thiếu dương bắt đầu từ chót ngón tay vô danh về phía bên ngón tay út, đi lên kết ở cổ tay, lên theo cánh tay trước, kết ở chỗ khuỷu tay, lại đi quanh ra mé ngoài bắp tay, đi lên vai, chạy đến cổ, hợp với kinh cân thái dương, rồi chia ra một nhánh, ngang chỗ góc hàm đi sâu vào nối với cuống lưỡi; lại một nhánh lên chỗ giáp xa, theo trước tai, thuộc vào đuôi con mắt lên trán, kết ở góc trán
 
 
Bệnh hậu: Bệnh chứng của kinh này là bộ vị tuần hành của nó giằng kéo rút gân và thụt lưỡi (xem hình 42).
 
 

9. Kinh cân thú dương minh

 

 

Bộ vị tuần hành: Kinh cân thủ Dương minh khởi đầu từ đầu chót ngón tay trỏ phía ngón tay cái, đi lên kết ở cổ tay lên theo cánh tay dưới, kết ở ngoài khuỷu tay, đi lên bắp tay kết ở chỗ kiên ngung, đi ra một nhánh đi qua bả vai, đi kèm hai bên xương sống; đường thẳng thì đi theo chỗ kiên ngung lên đến cổ; chia ra một nhánh đi lên giáp xa, kết ở chỗ xương gò má, đường thẳng ấy đi ra phía trước kinh cân thủ Thái dương, lên góc trán bên trái, liên lạc với đầu, lại xuống chỗ cằm bên phải.
 
 
Bệnh hậu: Bệnh chứng của kinh này là ở bộ vị tuần hành của nó, giằng kéo đau nhức, rút gân, vai không cất lên được, cổ khó xoay trở, không quay đi quay lại được (xem hình 43).
 
 

10. Kinh cân thủ thái âm

 

 

Bộ vị tuần hành: Kinh cân thủ Thái âm bắt đầu từ trên ngón tay cái, theo ngón tay đi lên, kết ở sau trấy tay, đi mé ngoài chỗ thốn khẩu, lên đến cánh tay kết ở trong khuỷu tay, lên phía trong bắp cánh tay, vào dưới nách ra chỗ khuyết bồn, kết ở chỗ khớp xương vai, lại lên kết ở khuyết bồn, xuống kết ở trong ngực, tản suốt đến chỗ bí môn là miệng trên của dạ dày; lại hợp ở bí môn mà xuống đến chỗ sườn cụt.
 
 
Bệnh hậu: Bện chứng của kinh này là ở bộ vị tuần hành của nó giằng kéo rút gân, đau nặng lắm thì thành chứng tức bôn(1) chỗ sườn và sườn cụt co rút mà thổ huyết (xem hình 44).
 
 

11. Kinh cân thủ quyết âm

 

 

Bộ vị tuần hành: Kinh cân thủ Quyết âm khởi đầu từ ngón tay giữa cùng đi với kinh cân thủ Thái âm, đi lên kết ở mé trong khuỷu tay, lên mé trong cánh tay trên kết ở dưới nách, đi xuống phân tán ra trước sau, đi dọc theo sườn cụt, mạch nhánh của nó đi vào nách mà sau tản ra ở giữa ngực, kết ở bí môn (vị khẩu)
 
 
Bệnh hậu: Bệnh chứng của kinh này là ở bộ vị tuần hành của nó giằng kéo rút gân đau ran ra phía trước cả đến ngực, thành chứng “tức bôn” (xem hình 45).
 
 

12. Kinh cân thủ Thiếu âm

 

Bộ vị tuần hành: Kinh cân thủ Thiếu âm bắt đầu từ phía trong ngón tay út, đi lên kết ở xương trụ sau bàn tay về phía ngón tay út, lên kết ở mé trong khuỷu tay, lại đi lên vào nách, cùng giao với kinh cân thủ Thái âm, đi kèm phía trong vú, kết ở giữa ngực, theo bí môn xuống nối với rốn.

 

 

Bệnh hậu: Bệnh chứng của kinh này là ở trong thì lúc co rút sẽ dồn lên dưới tâm mà thành chứng “phục lương”(1), hai tay thì như màng lưới giằng co ở khuỷu tay. Phàm bộ vị tuần hành của kinh này đều giằng co kéo rút gân mà đau đớn (xem hình 46).
 

v. mười lăm biệt lạc

 

 

Biệt lạc là chi nhánh từ kinh mạch rẽ ra, có thể đảm nhiệm được sự hoạt động liên lạc chủ yếu giữa kinh này với kinh kia, cho nên gọi là “biệt lạc”.
 
 
15 biệt lạc là biệt lạc của 12 kinh mạch và của hai mạch Nhâm, Đốc cùng với đại lạc của tỳ.
 
 
12 kinh mạch từ khuỷu tay, đầu gối trở xuống đều có một lạc, liên lạc giữa hai kinh âm dương biểu lý lẫn nhau, từ kinh dương chạy sang kinh âm, từ kinh âm chạy sang kinh dương, làm sợi dây chằng của 12 kinh mạch, truyền chú lẫn nhau ở bốn chân tay, cũng tức là nói các lạc ấy đều nằm trong vòng tuần hoàn chỉnh thể của 12 kinh mạch. Biệt lạc của Đốc mạch trừ đường chạy riêng về thái dương ra, còn có thể liên lạc với Nhâm mạch và kinh mạch túc Thiếu âm. Biệt lạc của Nhâm mạch liên lạc với xung mạch. Tỳ lại có một đại lạc riêng có thể thống quản các lạc âm dương. Ba đường lạc ấy đều ở phần thân mình và phát huy tác dụng liên lạc của nó.
 
 
Phương hướng tuần hành của đại lạc 12 kinh thì trên cơ bản là nhất trí với đường kinh của nó, ngoài những đường kinh ở chân tay, chạy vào làm biểu lý lẫn nhau, cũng còn có những đường lạc đồng dạng có thể chạy đến tạng phủ, đầu mặt, nhưng đều không sâu dài chu đáo bằng đường thông của kinh. Cho nên bệnh hậu của các đường lạc ấy phản ánh ra phần lớn cũng nặng nề tật bệnh ở chân tay và ngoài thân thể, nó không sâu, nặng, phức tạp như bệnh của kinh mạch.
 
 
Còn như 365 lạc, trên kia đã nói, nó chạy khắp khoảng 365 đốt xương của toàn thân, trên thực tế thì chỗ mà các lạc ấy cùng hội với kinh mạch, tức là chỗ của 365 huyệt, cho nên Nội kinh nói đó là 365 huyệt hội.
 
 
Để có thể hiểu được toàn bộ hệ thống kinh lạc, nay đem bộ vị tuần hành và bệnh chứng của 15 biệt lạc, làm thành biểu đồ giới thiệu như sau:
 
 
 
 

Tên kinh

 

Tên lạc

 

Bộ vị tuần hành

Bệnh hậu

 

 

 

 

Chứng thực

Chứng hư

 

Thủ thái âm

 

Liệt khuyết

Bắt đầu từ khoảng phân nhục(1) trên cổ tay, cùng đi với kinh mạch, thẳng vào bàn tay, tản ở mé bên trấy tay, kinh này từ đó đi rẽ liên lạc với kinh lạc thủ dương minh

Chỗ lồi xương trụ trên cổ tay và bàn tay nóng

 

Hay ngáp, tiểu tiện luôn luôn

 

Thủ thiếu âm

 

Thông lý

ở trên cổ tay một thốn rưỡi, men theo kinh mạch của kinh này đi lên vào giữa tâm bào, đi lên nối cuống lưỡi, liền thuộc với mắt, rẽ ra liên lạc với thủ thái dương.

 

Đau nhói ngực khó chịu

 

Không thể nói năng được

Thủ quyết âm

 

Nội quan

Ở giữa hai gân chỗ hai tấc trên cổ tay men theo kinh mạch của kinh này mà đi lên nối với tâm bào lạc

 

Đau tim

Đầu cứng khó chịu

 

Thủ thái dương

 

Chi chính

ở trên cổ tay 5 thốn, trong chạy vào kinh lạc thủ thiếu âm, mạch nhánh đi lên qua khuỷu tay, liên lạc với kiên ngung.

Đốt xương giãn
ra, khớp xương khuỷu tay không vận động được

Trên da nổi mụt cóc, lớn như đầu ngón tay, nhỏ như mụn ghẻ

Thủ dương minh

Thiên lịch

ở trên cổ tay 3 thốn, chạy rẽ vào kinh thủ thiếu âm, mạch nhánh men theo cánh tay đi lên, đến trên kiên ngung, lại đến chỗ góc hàm liên lạc với răng, mạch nhánh chạy vào trong tai hợp với tôn mạch ở chỗ ấy

Sâu răng điếc tai

Ghê răng, đau ngực, không khoan khoái

 
 

Tên kinh

 

Tên lạc

 

Bộ vị tuần hành

Bệnh hậu

 

 

 

 

 

Chứng thực

Chứng hư

Thủ thiếu dương

Ngoại quan

Ở trên cổ tay 2 thốn, đi ra chạy quanh ở cánh tay, lại lên dồn vào giữa ngực hợp với kinh thủ quyết âm.

Khớp xương ở khuỷu tay co quắp

Khớp xương ở khuỷu tay xuội lơ không rút lại được

Túc thái dương

Phi dung

Ở trên mắt cá ngoài 7 thốn, chạy rẽ liên lạc với kinh lạc túc thiếu âm.

Ngạt mũi chảy nước, đầu lưng đau nhức

Mũi chảy nước trong, chảy máu mũi

Túc thiếu dương

Quang minh

Ở trên mắt cá ngoài 5 thốn, chạy rẽ đến biệt lạc kinh túc quyết âm, đi xuống liên lạc với mu bàn chân

Quyết lạnh

Chân mềm không có sức, không đi lại được, ngồi không dậy được

Túc dương minh

Phong long

Ở trên mắt cá ngoài 8 thốn, chạy rẽ sang kinh túc thái âm; một nhánh đi rẽ theo mé ngoài xương ống chân lên liên lạc với đầu gáy, cùng hội hợp với kinh khi các kinh khác đi xuống quấn quanh họng

Điên cuồng

Chân xuội lơ, không thu lại được, bắp thịt chỗ ống chân rụt lại

Túc thái âm

Công tôn

Ở sau đốt gốc trong ngón chân cái một thốn, chạy rẽ sang kinh lạc túc dương minh, một nhánh đi rẽ vào trong bụng liên lạc với trường vị

Trong ruột đau như cắt

Bụng đầy như trống

Túc thiếu ấm

Đại chung

Ở sau mắy cá trong quanh gót chân đến mắt cá ngoài, chạy rẽ sang kinh túc thái dương; lại một nhánh cùng đi lên với kinh mạch. Kinh này chạy vào dưới tâm bào lạc xuyên qua xương sống

Đại tiểu tiện không thông

Lưng đau

Túc quyết âm

Lãi câu

Ở trên mắt cá trong 5 thốn, rẽ sang kinh lạc túc thái dương, lại một nhánh rẽ sang trên ống chân đến chỗ hòn dái, quy kết vào với ngọc hành.

Âm khí lòi dài ra

Âm khí bỗng nhiên ngứa

Nhâm mạch

Vĩ ế

Ở dưới xương mỏ ác trước ngực, từ đó xuống tản vào giữa bụng.

Da bụng đau nhức

Da bụng ngứa

Đốc mạch

Trường cường

Kèm thăn thịt lên đến gáy, tản vào đầu lại xuống ngang chỗ bả vai trái và phải, rẽ sang kinh lạc túc thái dương, rồi xuyên sâu trong thăn thịt

Xương sống cứng đờ không cúi ngửng được

Đầu nặng mà lúc lắc

Đại lạc của tỳ

Đại bao

Ở dưới huyệt uyên dịch 3 thốn, bên ngực đại lạc này tản khắp ngực sườn

Khắp mình đau nhức

Đốt xương khắp mình giãn ra không có sức

 

Bài viết này có 0 bình luận

Viết một bình luận :

3402