Tạp Bệnh
28/12/2013 02:28 - Đăng bởi: admin
B. Tạp bệnh
Nội khoa của Đông y, trừ Thương hàn với Ôn bệnh ra còn những chứng khác đều ở trong phạm vi Tạp bệnh.
Tạp bệnh nói chung là chú trọng vào những bệnh nội thương thất tình, ẩm thực, hư lao và tạng phủ khí huyết không điều hòa, nhưng cũng bao gồm phong hàn tà khí, như bệnh trúng phong, bệnh tê...
ở đây chỉ chọn ra 20 bệnh thường thấy mà trình bày đơn giản như sau:
I. trúng phong
Trong Y kinh Tố hồi tập nói: "Có người bỗng nhiên ngã ra cứng đờ, hoặc bị liệt nửa người không cử động được, hoặc chân tay không co lại được, hoặc mê man không biết gì, hoặc chết, hoặc không chết, thông thường gọi đó là trúng phong, mà trong các sách cũng nhận là trúng phong mà chữa".
Thuyết này có thể là khái niệm chung về bệnh trúng phong. Về nguyên nhân của bệnh này căn cứ sách các thời đại, thì có thể quy nạp vào nhập điểm dưới đây:
1. ảnh hưởng khí hậu: vì gió độc tà khí bỗng nhiên xâm nhập vào.
2. ẩm thực khởi cư mất bình thường: như uống rượu nhiều, ăn nhiều đồ ngon béo và dâm dục quá độ.
3. Tinh thần bị kích thích: vì thất tình quá độ, quá mừng, quá giận, tinh thần bỗng nhiên gặp phải sựu kích thích hoặc luôn bị căng thẳng đến nỗi làm cho khí huyết âm dương trong người bị rối loạn mất thăng bằng, mà bỗng nhiên sinh ra bệnh này.
Những nhân tố ấy trên thực tế vốn không phải đơn độc mà gây nên bệnh được, thường làm nhân quả lẫn nhau, trong đó thì sự kích thích và căng thẳng của tinh thần là nhân tố quyết định gây nên bệnh này, chẳng qua vì thể chất người ta khác nhau, đối với sự phản ứng kích thích từ ngoài vào cũng không giống nhau. Vì thế mà triệu chứng thể hiện cũng có nặng, nhẹ khác nhau.
Người xưa đã căn cứ vào chứng hậu khác nhau biểu hiện trên lâm sàng, mà chia nguyên nhân bệnh ra ngoại phong (tức là Chân trúng phong và nội phong) (tức là Loại trúng phong). Về chứng hậu đã chia ra trúng kinh, trúng lạc, trúng phủ, trúng tạng.
Nói là ngọai phong và nội phong là sau khi đã bị bệnh rồi dựa vào chứng hậu mà chẩn đoán được.
Nói là trúng kinh lạc, trúng tạng phủ là để nêu ra sự mắc bệnh nông hay sâu, nặng hay nhẹ, kỳ thực thì chứng trạng của nội phong và ngoại phong có khi có thể hiện ra lẫn lộn nhau, ranh giới giữa trúng phủ với trúng tạng cũng rất khó mà phân biệt rõ ràng,
vì thế cần phải nắm vững những trọng điểm của chứng hậu, mà phân tích nghiên cứu thêm, như thế mới có thể xử lí đúng đắn được.
Đặc điểm của bệnh này, ngoài nguyên nhân vì cảm phải gió độc tà khí ở ngoài mà bỗng nhiên phát bệnh, thì nói chung trong thời kỳ phát bệnh thường có các chứng đầu nặng, chân nhẹ, đầu choáng hoa mắt, tê tay, tê chân, không ngủ được, đau đầu, hoặc cử động thì thở gấp, đêm đi tiểu luôn, thậm chí trong sinh hoạt hàng ngày có lúc tiếng nói cứ ngượng nghịu, những hiện tượng ấy là triệu chứng đầu tiên của bệnh trúng phong, lúc ấy tinh thần và tính tình của người bệnh phần nhiều có vẻ căng thẳng, nếu không kịp thời đề phòng và tìm được cách chữa đúng đắn thì sẽ tiến vào giai đọan thứ hai một cách rất nhanh, tức là thời kỳ phát ra bệnh trúng phong.
Thời kỳ bệnh này phát , ngoài hiện tượng lúc đầu bỗng nhiên ngã lăn ra hôn mê, bất tỉnh, nặng thì hoặc cấm khẩu, tay nắm chặt, thở kéo khò khè, hoặc nhắm mắt, miệng há, tay buông xòe, són đái. Nếu trong khi hôn mê mà không chết thời sẽ tỉnh dần, rồi chuyển vào giai đoạn thứ 3, chỉ còn những chứng trạng miệng méo mắt lệch, một bên người không cử động được. Vì những chứng trạng còn lại không giống nhau, cho nên lại có những tên gọi khác nha u như "Thiên khô", "Phong phỉ", "Phong ý".
Ngoài ra còn có một thứ khác là: không có chứng hậu phát ra kéo dài như thời kỳ đầu, sau khi mừng quá, vui quá, giận qúa, hoặc no say quá, bỗng nhiên ngã lăn ra hôn mê giá lạnh, đến nỗi không chữa được nữa, còn như những chứng miệng mắt méo lệch, một bên người không cử động được, do bệnh tà lưu lại, có khi cũng hiện ra trước khi phát bệnh hoặc đã có sẵn những chứng trạng ấy rồi sau đó bệnh mới phát ra.
Từ khi bệnh bắt đầu phát cho đến thời kỳ cuối của bệnh là một quá trình chữa bệnh phức tạp.
Vì thế, việc phòng và chữa ở thời kỳ mới phát của bệnh này là cần thiết. Lúc ấy nên căn cứ vào tình hình khác nhau mà chữa cho đúng.
Nếu biểu hiện ra chứng đau đầu choáng váng không ngủ được, mạch Huyền mà hữu lực nên bình can, giáng nghịch có thể dùng Thiên ma câu đằng ẩm (62);
nếu khí thực đại tiện kết, mạch huyền cứng mà to, thì nên bình can tả hỏa, có thể dùng bài Gia giảm tả thanh hoàn (63) mà chữa;
nếu người bệnhđầu đau cử động khó khăn, thỉnh thoảng chóng mặt muốn ngã, mạch ở bộ Thốn thịnh mà bộ Xích hư, thì nên tư thận trấn can, có thể dùng bài Kiến linh thang (64). Trong thời kỳ này trừ việc dùng thuốc để chữa ra, cách chữa bằng châm cứu cũng đáng được coi trọng, nhưng cần thiết nhất là chữa bằng tinh thần.
Bệnh trúng phong phát ra, trước tiên cần phải phân biệt chứng bế và chứng thoát, là ý nghĩa cần thiết trong việc chữa bệnh,
chứng bế thuộc về thực, chứng trạng hiện ra phần nhiều là tay nắm chặt, miệng cắn chặt, thở to mà dài, mạch trầm mà hữu lực; chứng thoát thuộc về hư, chứng trạng hiện ra phần nhiều là miệng há, tay buông xòe, són đái, tự đổ mồ hôi, ngủ thở tiếng khò khè, mạch tế sác vô lực hoặc hư đại. Chứng bế chủ yếu là phải khai bế ngay, trước tiên dùng Thông quan tán để cho hắt hơi, dùng Khai quan tán để cho há mồm, rồi sau tùy theo chứng trạng hàn hay nhiệt mà dùng Tô hợp hương hoàn, hoặc bài Chí bảo đơn để chữa ngay sự bế tắc, và châm các huyệt Thủy câu, Nhân trung, Thập tuyên để sơ thông khí huyết, thì tinh thần tự nhiên thanh sảng.
Chứng thoát chủ yếu là phải cố thoát ngay, nếu mạch hư tán thì nên dùng Sâm phụ để hồi dương, gia Ngũ vị tử, Long cốt, Mẫu lệ để giữ âm; nếu mạch trầm tế thì có thể dùng bài Lý trung thang (11) hoặc Phụ tử lý trung thang, và cứu ở các huyệt Khí hải, Quan nguyên, để hồi dương cứu thoát, đợi đến sau khi bệnh thế yên ổn, lại theo chứng mà chữa.
Nói tóm lại, chữa ngoại phong chủ yếu là phát biểu khu phong, chữa nội phong chủ yếu là phải trấn can tức phong, mà chứng thuộc về hư, thì có phân biệt âm hư và dương hư, cách chữa có khác nhau giữa ôn bổ với tư bổ. Đại để sau khi bị trúng phong mà sắc mặt đỏ, mạch huyền, trường, hữu lực là thuộc về nhiệt, về thực, có thể dùng bài Địa hoàng ẩm tử. Nhưng có khi chứng hiện ra vừa hàn, vừa nhiệt, vừa hư vừa thực, thì cần phải tổng hợp tình hình toàn diện mà xét.
Việc chữa di chứng cũng không ngoài cách là tùy chứng mà chữa, như miệng mắt méo lệch, lưỡi ngượng không nói được, một bên người không cử động được mạch huyền trường, hữu lực, thì có thể dùng Gia giảm linh dương giác tán (67).
Nếu vì trúng phong mà sau để lại chứng một bên người không cử động được, mạch đi như thường thì có thể dùng những bài nhưu Gia vị kỳ quế ngũ vật thang (Nếu mạch huyền cứng thì dùng bài này không thích hợp).
II. Chứng tý
Tý có nghĩa là bế tắc không thông, gọi là chứng tý hoặc là chứng Thống tý, là bệnh mà tay chân, da thịt, khớp xương, mình mẩy đau đớn, tê dại.
Nguyên nhân bệnh này phần nhiều vì ở vào chỗ ẩm thấp, ngồi tắm chỗ đất ướt, hoặc vì sau khi làm việc mệt nhọc, bị mưa, bị rét, làm cho ba thứ tà khí: phong, hàn, thấp nhân lúc hư yếu xâm nhập vào thân thể, lưu lại ở khoảng kinh lạc, làm cho khí huyết không lưu hành được mà thành ra. Bệnh này trong lâm sàng có rất nhiều tên gọi, chủ yếu có ba thứ là Hành tý, Thống tý, Trước tý.
Hiện chứng chủ yếu là: da thịt, các khớp xương đau đớn, ê ẩm hoặc nặng nề khó đi lại, hoặc đau chạy từng chỗ, hoặc tê dại, đều là vì sự cảm thụ 3 thứ tà khí phong, hàn, thấp, có nặng, nhẹ khác nhau, cho nên chứng trạng hiện ra cũng khác nhau. Nếu nặng vè phong tà thì sinh chứng "Hành tý", chứng ấy là đau chạy chỗ này qua chỗ khác, mà không đau vào một chỗ nhất định; nếu nặng về hàn tà thì sinh chứng "Thống tý" hoặc gọi là "Thống phong", hoặc gọi là "Lịch tiết phong", chứng này đau dữ dội lắm, được nóng thì bớt đau, hoặc khắp mình đau đớn, ngày nhẹ, đêm nặng, chân tay co rút, khó co duỗi; nếu nặng về thấp thì thành chứng "Trước tý", chứng này là nặng nề, buồn nhức, tê dại ở một chỗ nhât định, trời âm u thì phát ra hoặc là ống chân mỏi rủ, da thịt tê dại.
Khi xem bệnh này nên có sự phân biệt với chứng trúng phong, vì hai chứng bệnh này đều có chứng trạng tay chân không cử động được, nhưng chứng trúng phong phần nhiều là phát ra sau khi bỗng nhiên ngã ra hôn mê, mà tay chân không nắm được, chân không bước được, không đau đớn gì lại kiêm có những chứng miệng, mắt méo lệch, nửa người không cử động. Còn chứng tý thì lúc mới phát động có những chứng hôn mê ngã lăn ra tay chân không cử động được nhưng ngón tay lại nắm được, chỉ khi giơ cánh tay lên thời đau đớn khó chịu, không co duỗi như thường được.
Về mặt chữa bệnh, do bệnh này là vì ba thứ tà khí phong, hàn, thấp, cùng xâm nhập mà phát ra, cho nên phép chữa chủ yếu là phải khử phong, tán hàn, trừ thấp, nhưng lại cần xét xem thuộc về loại khí nào nặng hơn để chọn cách chữa khác nhau.
Như chứng Hành tý thì phải tán phong làm chính, màu khu hàn trừ thấp hàm phụ, châm chước gia thêm những thuốc họat huyết, vì huyết hành được thì phong tự hết, có thể dùng bài Phòng phong thang (69);
chứng Thống tý thì phải tán hàn làm chính, mà sơ phong táo thấp làm phụ, có thể dùng bài Ngũ tích tán (70);
chứng Trước tý thì phải táo thấp làm chính mà khu hàn tán phong làm phụ, châm chước gia thêm những thuốc ôn thông, vì rằng nhiệt thì lưu thông, hàn thì ngưng trệ, châm chước gia thêm thuốc bổ tỳ, vì tỳ vượng thì thắng được thấp tà, có thể dùng Trừ thấp quyên tý thang (71).
Nếu cảm phải ba thứ tà khí phong, hàn, thấp, mà không khí mào hơn khí nào thì có thể dùng bài Quyên tý thang. Nếu chứng tý đã lâu ngày khí huyết đều suy kém, thì cần phải bổ chính khí mà trừ chứng tý, có thể dùng bài Cải định tam tý thang.
III. Bệnh hư lao (lao trái)
Hư lao là một thứ bệnh mãn tính tích lại dần dần mà thành ra, phạm vi của bệnh này rất là rộng lớn, như những chứng ngũ lao (1), lục cực (2), thất thương (3), cốt chưng, lao trái đều thuộc về phạm vi của bệnh này. Nguyên nhân và sự biến chuyển của bệnh lao trái có thể khác với bệnh hư lao, đặc điểm là bệnh lao trái thì hay truyền nhiễm. Người xưa trong khi thảo luận về bệnh hư lao, thường đem chứng lao trái bàn riêng ra, nhưng ở đây để tiện cho việc phân biệt, tìm tòi khi gặp bệnh, cho nên cùng giới thiệu luôn thể.
Nguyên nhân phát sinh bệnh này cũng có nhiều lí do, bệnh hư lao phần nhiều vì tinh huyết chưa đầy đủ, trác táng quá sớm, hoặc vì làm việc về trí óc mệt nhọc, tâm thần bị hao tổn, hoặc vì thất tình lục dâm xâm phạm lâu ngày làm hao tán chân khí mà gây nên. Chứng trạng hiện ra trên lâm sàng có thể chia thành bốn loại là âm, dương, khí, huyết; nếu sắc mặt trắng nhợt, người rét sợ lạnh là dương hư; nóng âm ỉ trong xương, cơn, ra mồ hôi, di tinh là âm hư; nhọc mệt, ngắn hơi, cử động thì suyễn lên là khí hư; môi nhợt không tươi, váng đầu hoa mắt là huyết hư. Về mặt cơ chế của bệnh lại còn có tình trạng hư tổn ở phía trên mà lụy cập đến phía dưới (4), hư tổn ở phía dưới mà liên cập đến phía trên (5). Còn như nguyên nhân sinh ra bệnh lao trái phần nhiều vì lao trùng gây nên, chứng trạng hiện ra phần nhiều là chứng âm hư, cơn, ra mồ hôi trộm, người gầy mòn, ho đờm, khạc ra huyết... Hai thứ bệnh này đến lúc đã nặng thì phần nhiều thấy hiện ra những chứng trạng nguy hiểm như toàn thân gầy gò, bắp thịt róc hết, ăn uống kém sút, đại tiện phân sệt không thối và ho lao, khản tiếng, cử động thì suyễn thở, hoặc ho ra máu sắc đỏ nhợt, bệnh đến giai đoạn ấy đều thuộc về chứng kío chữa.
Về mặt trị liệu thì do tình trạng hai bệnh này không giống nhau, nên phép chữa cũng có khác nhau. Như chứng hư lao, nếu là âm hư thì có thể dùng bài Chẩn âm lý lao thang (73), dương hư thì có thể dùng bài Chẩn dương lý lao thang (74) khí hư thì dùng bài Bổ trung ích khí thang. Nếu khí huyết đều hư có thể dùng bài Thập toàn đại bổ thang (75) hoặc bài Nhân sâm dưỡng vinh thang nhưng cần phải căn cứ vào chứng trạng cụ thể rồi tùy chứng mà gia giảm. Còn như chứng lao trái, bệnh thuộc về âm hư nóng ở trong, phép chữa nên tư âm giáng hỏa; như nóng âm ỉ trong xương, sốt cơn thì dùng bài Sài hồ thanh cốt tán (76); ho khan không có đờm thì dùng bài Quỳnh ngọc cao; ho nhiều đờm thì dùng bài Thập khôi tán; ra mồ hôi trộm thì dùng bài Đương qui lục hoàng thang.
(1) Ngũ lao: Lao tạng phủ, như tâm lao, can lao, phế lao và thận lao.
(2) Lục cực: Hư lao nặng gọi là cực như cân cực, cốt cực, huyết cực, nhục cực, tích cực và khí cực.
(3) Thất thương: có hai lối giải thích:
a) Chư bệnh nguyên hầu luận: No quá thương tỳ, giận quá khí nghịch mà thương can, ráng sức cử vật nặng, ngồi lâu chỗ đất thấp thương thận, mình lạnh mà uống đồ lạnh thương phế, ưu sầu tư lự thương tâm, dầu dãi nắng mưa thương hình, sợ hãi mãi thương chí-
b) Y học nhập môn luận: Lãnh dục, liệt dương, mót rặn, hoạt tinh, tính ít, tính loãng trong, đái nhắt là bảy thứ thương (ND).
IV. Huyết chứng
Huyết chứng là nói chung tất cả bệnh ra huyết. Những chứng thường thấy như thổ huyết, khạc ra máu, ra máu cam, ỉa ra máu, đái ra máu, phát ban đều gồm trong đó.
Nguyên nhân sinh ra bệnh này đại khái có mấy phương diện sau đây:
1. Ngoại cảm phong hàn, tà khí bó chặt ở tầng cơ biểu uất không giải được, ứ lại thành nhiệt, đến nỗi huyết lạc nóng quá, làm cho huyết phải đi sai đường kinh.
2. ăn bừa bãi những thứ cay nồng (bao gồm cả uống rượu nhiều quá) gây thành nhiệt ở trong, tích nhiệt hại đến phần huyết, đến nỗi huyết phải đi sai đường kinh.
3. Hoặc mừng giận không chừng đổi, hoặc làm việc mệt nhọc, đói no thất thường, hoặc lo nghĩ hại đến tỳ, hoặc dâm dục quá độ, tinh khí bị hao kiệt, nhân đó mà vinh huyết chạy lung tung.
4. Vấp ngã bị thương hoặc hàn tà xâm vào huyết lạc, khí huyết bị ngưng trệ, huyết ứ tụ lại mà gây ra.
Vì bộ vị của tạng phủ kinh lạc bị thương tổn khác nhau, cho nên huyết chứng cũng có các chứng trạng khác nhau. Huyết đi ngược lên trên thì thành các chứng thổ huyết, khạc ra huyết, chảy máu cam; huyết chảy xuống dưới thì thấy chứng ỉa ra máu; nhiệt kết ở bàng quang thì thấy chứng đái ra máu, huyết uất kết ở nội tạng thì thành huyết khối, huyết trưng, huyết bị nóng quá bốc ra thì sinh ban, chẩn; ứ trệ ở kinh lạc bị nóng quá làm thối nát ra thành những chứng ung, nhọt.
Các mạch của huyết chứng:
Huyết thiếu phần nhiều hiện ra mạch sáp; huyết nhiệt phần nhiều hiện ra mạch hồng, sác, thực; huyết suy phần nhiều hiện ra mạch hư; sau khi bị xuất thực, đại, cấp, sác thì sẽ khó lành. Chữa về huyết chứng cần biện biệt được chứng thuộc hư, thuộc thực, thuộc hàn, thuộc nhiệt, thuộc ứ huyết, để phân biệt mà định ra nguyên tắc chữa khác nhau, hoặc ôn bổ, hoặc công hạ, hoặc thanh lương. Như huyết hư thì phần nhiều hiện ra các chứng nhọc mệt, ít ăn, da thịt gầy mòn, hồi hộp không ngủ được, da dẻ khô sáp nổi vẩy, môi nhợt... Phép chữa cần phải dưỡng huyết, bổ huyết, thường dùng những bài như Quy tỳ thang, Bổ trung ích khí thang, Nhân sâm dưỡng vinh thang... như huyết nhiệt thì nên xét xem thực nhiệt hay hư nhiệt, thực nhiệt thì phần nhiều hiện ra các chứng phát nhiệt, buồn bực, vật vã, mặt đỏ, mắt miệng khô, môi hồng, khát uống nước nhiều, mạch hồng thực mà sác, phép chữa cần tả hỏa lương huyết, thường dùng những bài như Tê giác địa hoàng thang, Tứ sinh hoàn (78), Hóa ban thang, Thanh đinh thang, nếu có những chứng như trên nhưng mạch đại mà hư, đó là chứng nội thương vì huyết hư mà phát sốt, thì chủ yếu nên dùng phép bổ khí cố thoát thường dùng những bài như Đương quy bổ huyết thang. Nếu có những hiện tượng biểu tà chưa giải hết như đau đầu, các khớp xương, khắp mình đau nhức, phát sốt sợ rét, mạch Phù Khẩn, thì trước hết nên giải biểu, thường dùng những bài như Tang cúc ẩm, Ngân kiều tán, gia những vị Đơn bì, Chi tử... Nếu hư nhiệt phần nhiều hiện ra các chứng buổi sáng mát, buổi chiều nóng, ngũ tâm phiền nóng (1) ho khan nóng trong xương, lở miệng lưỡi, tiểu tiện ngắn, đỏ, phép chữa cần phải dưỡng âm thanh nhiệt, nên dùng những bài như Đại bổ âm hoàn (79), Sinh địa hoàng ẩm tử (80) Lục vị địa hoàng hoàn huyết hàn phần nhiều hiện ra các chứng tay chân mát lạnh, thích nóng, sợ lạnh, bụng đau, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong và dài, phép chữa cần phải ôn dưỡng, thường dùng những bài như Lý trung thang (11), Tiểu kiến trung thang, Bát vị địa hoàng hoàn. Huyết ứ phần nhiều hiện ra các chứng trongbụng có hòn, đau không cho nắn vào, hoặc thân mình có huyết ứ đọng lại thành hòn, ban lưỡi đen, đại tiện đen mà ít, phép chữa nên phá ứ sinh tân, thường dùng những bài như Huyết phủ trục ứ thang (81), Đại hoàng giá trùng hoàn (82).
Người bị huyết chứng kiêng dùng thuốc phát hãn mạnh.
(4) Hư tổn trên lụy cập dưới: 1. Tổn phế (ho lao), 2. Tổn tâm (đổ mồ hôi trộm), 3. Tổnvị (kém ăn), 4. Tổn can (giận dữ), 5. Tổn thận (lâm lậu) hễ quá khỏi vị là bất trị (Nạn kinh).
(5) Hư tổn dưới lụy cập đến trên: 1. Tổn thận (di tinh, bạch trọc, kinh bế) 2. Tổn can (đau ruột), 3. Tổn tỳ (đầy trướng, ỉa chảy), 4. Tổn tâm (hồi hộp không ngủ được), 5. Tổn phế (suyễn ho) qua khỏi Tỳ là bất trị (Nạn kinh).
V. Can khí uất nghịch
Can khí uất nghịch là do tinh thần không khoan khoái mà làm cho can khí không điều hòa. Bệnh này thường thấy ở những người tâm địa hẹp hòi, đa sầu, đa cảm, buồn giận uất ức và hoàn cảnh không thuận lợi, đến khi sinh bệnh, rất dễ tổn thương đến Can tạng, vì Can là tạng cứng cỏi, tính thích thoải mái, mỗi khi tinh thần bị sự kích thích quá độ, làm mất tính thông đạt khoan khoái thì sẽ sinh ra chứng can khí uất nghịch. Chẳng những chỉ can kinh bị bệnh mà còn có thể liên lụy đến những tạng khác, lâu ngày có thể hao tổn đến âm huyết, thương tổn đến nội tạng. Cho nên can khí uất nghịch cũng là một thứ bệnh quan trọng trong bệnh nội thương.
Chứng trạng của bệnh này thường hiện ra những chứng giữa khoảng ngực và tiền môn vị khó chịu, mạn sườn sưng đau, đầu mắt choáng váng, ợ hơi, thở dài, nặng thì khi nóng khi rét, giống như sốt rét mà không phải sốt rét. Nếu can khí phạm vịhường hiện ra các chứng không muốn ăn, dạ dày đầy đau khó chịu, nuốt chua mửa đắng; hại đến thì sinh ra các chứng bụng đầy, bụng đau, đi tả; hại đến phế thì hiện ra các chứng tức ngực, khí nghịch lên, đàm uất kết lại thành hạch v,v... mà những chứng ấy lại thường hiện ra lẫn lộn với nhau.
Cách chữa bệnh này chủ yếu là phải thông can khí, giải uất tán kết, nhưng khi gặp bệnh còn nên căn cứ vào quá trình của bệnh là lâu ngày hay tạm thời, và chứng trạng cụ thể của tạng nào bị ảnh hưởng, mà tiến hành biện chứng luận trị, can khí uất kết, hiện ra chứng trạng của Can kinh như chứng mạn, sườn sưng đau, nếu thuộc về bệnh cấp, bệnh mới phát, có thể dùng bài Lý khí bình can tán (83) để sơ can lý khí; nếu bệnh đã lâu ngày không khỏi, uống thuốc sơ can lý khí không có công hiệu, đó là vì huyết mạch bị tê và bế tắc, vinh khí không được lưu lợi mà gây nên, tức là nói bệnh mới phát là ở kinh, bệnh đã lâu ngày là ở lạc, có thể dùng bài Toàn phúc hoa thang (84) gia những vị như Đương quy tu, Đào nhân, Trạch lan, Uất kim để thông lạc. Nếu lâu ngày không khỏi, tổn thương đến âm huyết, hiện ra những chứng lưỡi sáng ít rêu, mạch huyền tế, đó là vì huyết dịch không đủ, can không được nuôi dưỡng mà gây nên, có thể dùng bài Nhất quán tiển (85) để nhuận can dưỡng huyết. Nếu can khí bị uất ức sinh chứng phiền nhiệt, khát nước, nóng rét giống như cơn đau đầu, chóng mặt, hai bên sườn đau, thì nên dùng thuốc thanh nhiệt, sơ can, giải uất, như bài Đơn chi tiêu giao tán (86). Nếu can khí làm hại đến vị, vị không được điều hòa, sinh chứng dạ dày đau nuốt chua, có thể dùng bài Nhị trần thang hợp với bài Tả kim hoàn để thư tiết can khí, điều hòa vị khí. Can mộc hại đến tỳ thổ, sinh chứng bụng trướng đau đi ỉa, thì dùng bài Thống tả yếu phương để bổ tỳ thổ, tả can mộc. Nếu khí uất sinh đàm, tức ngực, khí nghịch, đờm tắc giống như miếng thịt vướng trong cổ, rêu lưỡi trắng nhợt, có thể dùng bài Bán hạ hậu phác thang để thư uất, hóa đàm. Còn như chứng bi thương muốn khóc giống như chứng ma làm, hay ngáp vặt, vươn vai, thì gọi là chứng tạng táo, cũng là vì can khí uất kết, vinh huyết kém thiếu mà gây ra, phép chữa nên nhuận táo hoãn cấp dùng những bài như Cam mạch đại táo thang.
VI. Khái thấu (ho)
Chứng khái và chứng thấu, đem phân tích ra là có sự khác nhau, khái là có tiếng ho mà không có đờm, thấu là có đờm mà không có tiếng ho, với tình hình chung, chứng khái và chứng khấu thường thường cùng thấy có đờm, có tiếng, cho nên thường gọi chung là chứng khái thấu.
Phổi là tạng có quan hệ trực tiếp đến bệnh khái thấu, cho nên trong Nội kinh có chép: "Phế chủ về bệnh ho". Nhưng cũng nên nhận thức thêm một bước nữa, thì bệnh tật ở các tạng phủ khác cũng có thể ảnh hưởng đến phế mà sinh ra khái thấu. Vì thế, trong Nội kinh đã chỉ rõ,: "Năm tạng sáu phủ đều có thể làm cho người ta sinh ho, không phải chỉ riêng phế". Tuy rằng năm tạng sáu phủ đều có thể làm cho người ta sinh ho, nhưng lấy chứng ho của ba tạng tỳ, phế, thận làm chủ yếu, vì rằng tỳ là nguồn gốc sinh ra đờm, phế là chỗ chứa đờm, mà phế với thận lại là tạng mẹ con, ba thạng ấy quan hệ với nhau rất chặt chẽ, cho nên khi bị bệnh là có liên quan đến nhau.
(1) Ngũ lâm: hai gan bàn tay, hai gan ban chân và dưới tim
Nguyên nhân sinh ra bệnh khái thấu không ngoài hai loại nội thương và ngoại cảm, ngoại cam rlà vì tà khí lục dâm, tắc nghẹt phế khiếu, phế khí không đưa xuống được mà gây nên; nội thương là vì thất tình uất kết, ăn uống không chừng mực, nhọc mệt, tửu sắc quá độ mà gây nên.
Khái thấu vì ngoại cảm: nếu vì phong hàn xâm vào phế làm cho phế khí không tuyên thông được, thì có các chứng trạng ho đờm, ngứa cổ, đờm loãng sắc trắng, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, sợ rét, phát sốt, đau đầu, đau mình, mạch phù khẩn, rêu lưỡi trắng mỏng. Phép chữa nên tán phopng hàn và hóa đờm như bài Chỉ thấu tán (87), Kim phí thảo tán (88) v.v... Nếu vì phong nhiệt làm hại đến phế, nung nấu tân dịch mà thành ra đờm, làm cho khí trong trẻo của phế không đưa xuống được thì có các chứng: ho đờm, sặc đờm vàng, khó ho, mặt đỏ, miệng khát, phát sốt đổ, có mồ hôi, mạch phù sác, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, tức là chứng phong ôn trong bệnh ôn, phế chữa nên dùng thuốc tân lương giải biểu phụ thêm những thuốc hóa đờm, như bài Tang cúc ẩm gia giảm; nếu vì tà khí thử thấp hại đến phế, trở tắc phế khiếu, thì có các chứng trạng đờm nhiều và dễ ra, phát nóng, khát nước nhưng không muốn uống, tâm phiền, mặt đỏ, lồng ngực đầy tức, chân tay, mình mẩy nặng nề, mạch nhu hoạt, rêu lưỡi ỏắng ướt, bệnh này thường phát về tiết trời nắng nóng, cách chữa nên dùng phép giải thử, thấm thấp làm chủ yếu, thêm vào những thuốc hóa đờm, như bài Lục nhất tán, Thanh lạc ẩm (89); nếu vì táo và hỏa thương tổn đến phế, làm khô tân dịch ở phế mà phát sinh, thì hiện ra các chứng ho khan không có đờm nếu như có đờm cũng khó ho ra được, mặt đỏ, phiền khát, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng, mạch hồng sác, cách chữa nên chữa ở thời kỳ đầu, khi hỏa tà còn vượng thì dùng phép thanh phế giáng hỏa, như bài Hoàng liên giải độc thang, đến thời kỳ bệnh đã lâu, thì nên dùng những bài như Thanh táo cứu phế thang.
Ho đờm vì nội thương: nếu vì hỏa của thất tình uất kết xông lên phế mà ho đờm, thì ho khi nặng, khi nhẹ, đờm đọng khó khạc ra được, ngực sườn đầy tức, cổ họng tắc vướng, mạch phần nhiều huyền, lưỡi sạch không có rêu, phép chữa chủ yếu là nên thông đạt phần khí, mà thêm vào những thuốc lợi đờm, dùng những bài như Tiêu dao tán, Tô tử giáng khí thang.
Nếu ho đờm vì nhọc mệt thương tổn đến tỳ thổ không sinh kim mà phát sinh ra, thì tiếng ho thấp, nhỏ, đờm nhiều dễ ra, nhiều mồ hôi, ít ăn, nhợt mặt, thở ngắn, tinh thần mỏi mệt, sức yếu, nặng thì sinh tiết tả, mạch hư vô lực, để lâu ngày không chữa thường dễ sinh bệnh lao, phép chữa nên bổ tỳ thổ để sinh phế kim thêm vào những thuốc hóa đờm như bài Lục quân tử thang gia giảm (90).
Nếu vì tửu sắc quá độ, làm cho âm hư, hư hỏa bốc lên mà sinh ho, thì ho ít đờm, ngày nhẹ đêm nặng, cô rhọng khô ráo, nóng đêm, ra mồ hôi trộm, mạch phần nhiều tế, sác, chất lưỡi đỏ sẫm, phép chữa thì tư âm là chủ yếu, thêm những thuốc lợi đờm giáng hỏa, dùng những bài như Lục vị địa hoàng hoàn, Nguyệt hoa hoàn (91).
Nói tóm lại, ho tuy là bệnh nhẹ nhưng không thể coi thường, nếu không chữa thì có thể gây nên bệnh nặng, phát ra chứng lao tổn, vì thế cần phải tùy bệnh mà chữa cho đúng cách, mới khỏi lầm lẫn.
VII. Hen suyễn
Trong các sách y học đời Tùy, Đường, hai bệnh hen, suyễn đã được nêu ra mà bàn chung trong sách Chư bệnh nguyên hậu luận của Sào thị gọi bệnh hen là bệnh "áp khái", sách Thiên kim phương kể chứng trạng bệnh ấy là "ho đã nhiều năm, có tiếng khò khè trong cổ, mỗi khi phát ra là không nằm được". Sách Y tông kim giám đời nhà Thanh nói: "Thở gấp gọi là chứng suyễn cấp, nếu trong cổ lại có tiếng khò khè thì gọi là chứng háo hống".Theo đó có thể thấy được chỗ khác nhau của hai bệnh ấy. Bởi vì "Hen " là chỉ vào tiếng khò khè trong cổ mà nói, há miệng, ngậm miệng đều có tiếng đờm: Suyễn là chỉ vào sự hô hấp mà nói, thở cấp bức, hơi đưa lên thì nhiều hơn, hơi đưa xuống thì ít. Nhưng chứng hen khi phát ra thường là kiêm có chứng suyễn, mà chứng suyễn khi phát ra là chưa hẳn kiêm cả chứng hen. Để tiện cho việc biện chứng, nay đem cả hai bênh giới thiệu như sau:
Nguyên nhân của bệnh hen và bệnh suyễn có khác nhau, hen phần nhiều vì uống phải đồ lạnh hoặc thích những thứ rượu, giấm mặn, ngọt, đến nỗi làm cho đờm tích thành nhiệt, hoặc chất nước động lại ở trong mà thành ra, cũng có người vì sau cơn bệnh đã khỏi rồi, nhưng dư tà còn ẩn phục ở phế lạc mà gây nên, mỗi khi xúc cảm với ngoại tà bệnh sẽ phát ra, nhưng chứng hen còn phân biệt ra hàn và nhiệt.. Nếu vì chất nước đọng lại ở trong, phong hàn cảm ở ngoài mà gây nên thì gọi là chứng "hen hàn", nếu vì đàm nhiệt uẩn tích ở trong, lại cảm phải phong tà mà phát ra, thì gọi là chứng "hen nhiệt". Nguyên nhân phát sinh bệnh suyễn ngoài sự khác nhau về hàn nhiệt ra, theo chứng trạng mà nói, lại còn có sự khác nhau về hư thực nữa, chứng suyễn thực là bệnh ở phế, phần nhiều vì phong hàn uất ở trong, phổi bị căng khí nghịch lên, bệnh đến gấp rút, tiếng to thở mạnh; chứng suyễn hư là bệnh ở thận, phần nhiều vì chân khí suy kém, thận không thu nạp được khí, bệnh đến từ từ, tiếng nhỏ thở ngắn, thở ra, hít vào không tiếp tục với nhau. Ngoài ra, chứng hen suyễn trong thời kỳ nặng, lại dễ xuất hiện ra nhiều chứng hậu nguy hiểm, khi gặp bệnh cần chú ý. Nếu chứng hen mà hiện ra dô ngực, gù lưng, đó là phế lạc đã hư hỏng, khó lành được. Chứng suyễn nếu hiện ra suyễn thở rút so vai, chân tay giá lạnh, mạch sác mà tán, hoặc người lạnh mồ hôi ra như dầu, mắt đờ nói sảng, buồn bực vật vã, không có mạch, đều thuộc về chứng không chữa được.
Về cách chữa thì chứng hen làm chủ yếu là phải phát biểu tán hàn, có thể cho uống bài Xạ can ma hoàng thang (92), nếu đã lâu năm không khỏi thì dùng bài Tử kim đan (93). Chứng hen nhiệt chủ yếu là thông lợi phế khí và hóa đờm, có thể cho uống bài Bạch qủa định suyễn thang (94) nếu hiệp với phong hàn thì dùn g bài Việt tỳ gia bán hạ thang (95). Chứng hen nhiệt về tiết trời năng thì cho uống bài Tang bạch bì thang (96). Tóm lại, chữa hen trước tiên phải lợi đờm và thêm vào những thuốc có tính tuyên thông giải tà. Còn như chứng suyễn thực thì phép chữa cần phải lợi phế, khai biểu, giáng khí, định suyễn; nếu vì ngoại cảm phong hàn xuất hiện các chứng trạng đau đầu, sợ rét, không có mồ hôi mà suyễn ho ra đờmảtắng, thì cho uống bài Tam áo thang (97); nếu vì phong hàn ở ngoài xâm lấn vào, đờm ẩm phục ở trong, gây ra chứng ho đờm suyễn thở, thì dùng bài Tiểu thanh long thang (2), nếu nóng ở phế, vì đờm hỏa mà sinh chứng suyễn, thì dùng bài Ma hạnh thạch cam thang; nếu đờm dãi đầy tắc thì dùng bài Đình lịch đại táo tả phế thang. Chứng hư suyễn thì chủ yếu là chữa ở thận, nếu vì nhiệt làm thương tổn phần âm ở phế, phế khí kém sút mà sinh ra thì dùng bài Sinh mạch tán để tư âm giữ phế. Nếu vì thận không nạp được khí, cử động thì suyễn lên, nguyên khí suy thiếu, trên thịnh mà dưới hư thì dùng bài Lim quỹ thận khí hoàn để ôn bổ nguyên khí ở hạ tiêu, nếu nặng nề thì dùng bài Độc sâm thang uống với bài Hắc tinh đan (98).
VIII. Đàm ẩm
Đàm và ẩm cũng là một thứ nhưng hình trạng thì khác nhau, đều là tân dịch của đồ ăn uống hóa ra. Đàm thì dẻo dính mà chất trọc thuộc về dương, ẩm thì lỏng loãng mà chất thanh thuộc về âm.
Hình thành chứng đàm ẩm tuy có khác nhau là do phong hàn, thấp, táo, nhưng thực tế thì lấy 3 tạng phế, tỳ, thận làm chủ yếu. Chứng thuộc về phế thì phần nhiều vì ngoại cảm tà khí lục dâm làm cho đờm từ phế sinh ra; chứng thuộc về tỳ thì hoặc vì thấp tà ủng tắc ở trong, hoặc vì tỳ hư không thể vận hóa được thủy cốc, tân dịch ngưng tụ lại mà làm ra chất đờm trọc; chứng thuộc về thận nếu vì thận âm hư thì hư hỏa nung nấu tân dịch mà thành ra đờm, nếu vì thận dương hư thì thủy tà tràn lên kết lại thành đờm. Nếu là dương thịnh, âm hư do hơi nước ngưng lại mà thành ra đờm, phần nhièu thuộc về nhiệt, nếu là âm thịnh dương hư, do hơi nước tràn lên mà thành ra ẩm phần nhiều thuộc về hàn.
Vì tên gọi của bệnh đàm ẩm có rất nhiều cách giải thích cũng không nhất trí, nói chung đều nhận rằng đờm thì có sự phân biệt về táo thấp, ẩm thì có sự phân biệt về biểu lí, cho nên đờm có táo đờm và thấp đờm, ẩm có nội ẩm và ngoại ẩm.
1. Thấp đờm, đờm nhiều trơn mà dễ khạc ra, phần nhiều sinh ở tỳ, nếu vì thấp là tắc nghẹt ở trung tiêu, tỳ không kiện vận được thì sinh các chứng trạng mạch Hoãn, mặt vàng, mình nặng, muốn nằm, ngực bụng đầy tức, ợ hơi không khoan khoái, rêu lưỡi dầy mà trơn, phép chữa nên táo thấp hóa đờm, dùng Nhị trần thang gia giảm, nếu vì tỳ hư không thể vận hóa được thủy cốc, tân dịch ngưng tụ lại mà thành đờm thì có các chứng ăn uống sút kém, đại tiện phân sệt, mạch hoãn vô lực, phép chữa chủ yếu là kiện tỳ, thêm vào thuốc hóa đờm, dùng bài Lục quân tử thang (98) tùy chứng gia giảm.
2. Táo đờm, đờm ít, đọng mà khó ra, phần nhiều sinh ra ở Phế: có các chứng mạch sáp, mặt nhợt, hơi đưa lên suyễn xúc, cổ khô, ít tân dịch, da khô sáp, phép chữa nên nhuận phế hóa đàm, dùng bài Bối mẫu qua lâu tán (99) gia giảm. Nếu vì âm hư, hư hỏa bốc lên, xông đốt ở phế, phép chữa nên tư bổ thận âm, dùng bài Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm.
3. Ngoại ẩm,trong sách Kim quỹ yếu lược gọi là "Dật ẩm", chứng trạng hiện ra là mửa khan phát sốt, khát nước mặt mắt chân tay phù thũng, mình mẩy đau đớn nặng nề, phép chữa nên làm cho thông lợi thấp ở phần biểu, nên dùng Tiểu thanh long thang gia giảm (2), nếu có nhiệt thì gia thêm Thạch cao.
4. Nội ẩm, thì hoặc đình trệ ở dưới tâm, hoặc ẩn phục ở hai bên sườn, ho thì đau ran đến những chỗ ấy, nặng thì suyễn lên không nằm được, sách Kim quỹ yếu lược gọi đó là chứng huyền ẩm, chi ẩm, phép chữa nên tả phế khí hành thủy, dùng những bài Định lịch đại táo tả phế thang. Như có chứng nước chảy trong ruột, tiếng kêu lọc ọc thì phép chữa nên lợi thủy tiêu đờm, dùng bài Tiểu bán hạ gia Phục linh thang (100). Ngoài ra khi gặp bệnh, lại càng nên phân biệt hàn nhiệt, tùy bộ vị mà chữa.
IX. Không ngủ
Chứng không ngủ nói chung cũng là mất ngủ, trong các sách xưa còn có tên gọi là: không nằm được, không ngủ được, mắt không nhắm.
Có nhiều nguyên nhân sinh ra chứng không ngủ, trong đó quan hệ nhất là ở chỗ dương khí không vào được ỏ phần âm, cho nên sách Nội kinh có chép: "Vì âm hư nên mắt không nhắm được". Bệnh này phần nhiều vì chân âm khuy tổn mà ra, cũng có khi vì lo nghĩ lao tâm quá độ, tâm tỳ suy kém, tâm huyết thiếu không tàng được thần mà gây nên; cũng có khi vì thấp đàm ngăn trở, làm cho vị không yên mà không ngủ được, ngoài ra như ngoại cảm, thực tích ... cũng có thể gây nên chứng này. ở đây chỉ đem phần chủ yếu để giới thiệu ra mà thôi.
Bệnh này lấy hiện tượng không ngủ được làm chứng trạng chủ yếu, nhưng vì âm hư dương khí không vào ở phần âm được, nên còn gồm có các chứng lưng đau, đùi mỏi, ngủ thấy chiêm bao vớ vẩn, đau đầu choáng váng, tâm phiền, miệng khát nóng đêm ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ sẫm, ít rêu, mạch hư, sác, vô lực... Vì lo nghĩ nhiều quá tâm tỳ bị hư tổn, huyết kém không đủ dưỡng tâm, thì còn thấy các chứng thấp thỏm, kinh sợ, hồi hộp, ù tai, sắc da không nhuận, mạch hư tế; nếu tỳ khí cũng suy kém thì ngoài những chứng trạng kể trên ra còn có các hiện tượng ăn ít, đại tiện phân sệt, chân tay bủn rủn. Nếu vì đờm thấp trở ngại ở trong làm cho vị không được yên, thì kiêm có các chứng trong ngực đầy tức, lợm giọng muốn mửa, đầu nặng nề choáng váng, ít ăn mà ăn không ngon, mạch hoạt, rêu lưỡi nhờn, nặng hơn thì ít vít lấp tâm khiếu mà gây nên các chứng nói năng cuồng loạn, kinh sợ buồn khóc.
Phép chữa, nếu vì thận âm suy kém, dương khí không vào được ở phần âm thì nên tư âm tiềm dương, dùng bài Trân châu mẫu hoàn; nếu vì lo nghĩ nhiều quá, hại đến tâm thần, thì phép chữa chủ yếu là dưỡng tâm ích huyết, dùng những bài Bá tử dưỡng tâm hoàn (101), Thiên vương bổ tâm đan; nếu kiêm cả tỳ hư thì phép chữa nên bổ tỳ dưỡng tâm, dùng bài Qùy tỳ thang; nếu vì thấp đàm rối loạn ở vị, thì phép chữa chủ yếu là phải trừ đàm hóa vị, dùng những bài Bán hạ truật mễ thang (102) Nhị trần thang gia giảm.
X. Huyễn vựng (chóng mặt)
Huyễn là trước mắt tối xẫm, vựng là đầu thấy xoay chuyển. Chứng huyễn vựng thường nói là đầu váng mắt hoa.
Nguyên nhân gây nên chứng huyễn vựng không ngoài hai thứ nội thương và ngọai cảm. Ngọai cảm tà khí lục dâm lấn vào chỗ các khiếu trống rỗng ở đầu và mắt làm ra chứng huyễn vựng, chứng huyễn vựng này thuộc về một loại chứng trạng của bệnh thương hàn và ôn bệnh, đây không nói lại nữa. Nguyên nhân của chứng huyễn vựng thuộc về nội thương có khi vì đờm thấp làm trở tắc các thanh khiếu, có khi vì can phong động ở trong, có khi vì khí hư kém với đờm, có khi vì thận thủy không đủ, hư hỏa bốc lên, cũng có khi vì mệnh môn hỏa suy chân dương nhiễu loạn ở trên mà phát ra. Trên đây đều là nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng huyễn vựng thuộc về nội thương.
Chứng trạng của nó biểu hiện như vì can phong động ở trong thì hiện ra các chứng đầu váng, mắt hoa, miệng đắng hoặc chua, ngực sườn đầy tức nặng hơn thì có chứng nóng rét qua lại mạch huyền, lưỡi không có rêu; như vì đờm thấp tắc trở các thanh khiếu thì có các chứng lồng ngực đầy tức, nôn ọe không muốn ăn, đầu trướng, choáng váng, cử động nhọc mệt, mạch Hoạt, rêu lưỡi nhầy, như vì khí hư kém với đàm mà gây nên, thì có những chứng sắc mặt nhợt nhạt, ít ăn, tự ra mồ hôi, đại tiện phân sệt, chân tay bủn rủn, luôn luôn choáng váng, mạch đại vô lực; như vì thận thủy suy kém, hư hỏa bốc lên thì đầu đau choáng váng, tâm phiền miệng khát, lưng đau, ngực tức, nóng đêm, đổ mồ hôi trộm, đêm không ngủ được, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch sác vô lực, nặng thì gò má đỏ, ho đờm, thổ huyết; như vì mệnh môn hỏa suy kém, chân dương vượt lên trên, thì có các hiện tượng đầu mặt nóng luôn, choáng váng muốn ngã, trán đỏ nhuận mà chân tay mình mẩy thì mát, ít ăn, bụng sôi, tiết tả, mạch phù đại vô lực, hai bộ xích càng vô lực hơn.
Phép chữa bệnh này, nếu vì can phong động ở trong thì nên bình can tức phong, dùng bài Tiêu dao tán gia Thiên ma, Câu đằng; nếu vì đàm thấp ủng trệ, thì phép chữa chủ yếu là nên lợi thấp hóa đờm, dùng bài Bán hạ bạch truật thiên ma thang (103), nếu vì khí hư kèm với đờm, thì phép chữa chủ yếu là bồi dưỡng tỳ thổ và tiêu đờm thấp, dùng bài Lục q uân tử thang gia giảm; nếu vì thận thủy suy kém hư hỏa bốc lên, thì phép chữa chủ yếu là phải bổ âm, dùng bài Lục vị địa hoàng hoàn; nếu vì mệnh môn hỏa suy kém thì phép chữa là phải dẫn hỏa quy nguyên và bổ thận âm, dùng bài Bát vị địa hoàng hoàn.
XI. Nhức đầu
Chứng nhức đầu có thể hiện ra một mình, nhưng phần nhiều thường có những chứng khác xen lẫn với chứng nhức đầu cùng hiện ra. Nguyên nhân gây nên bệnh nhức đầu cũng có thể chia thành hai loại lớn là Nội thương và Ngoại cảm.
1. Ngoại cảm: Vì không gìn giữ cẩn thận, nằm ngủ trước gió, nhiễm phải sương lạnh, hoặc ra giữa trời trưa nắng, làm việc bị cảm nắng, hoặc ở lâu nơi ẩm ướt thấp khí xen vào, đều có thể làm cho người ta nhức đầu, đó là vì cảm phải tà khí phong hàn, thử, thấp ở ngoài mà gây nên. Cũng có khi vì cảm phải khí dịch lệ rồi truyền nhiễm từ nhà này sang nhà khác, đó là chứng nhức đầu thuộc về dịch khí.
2. Nội thương: Vì nguyên khí suy kém, huyết phận không đầy đủ, hoặc có đờm ẩm tích đọng, thức ăn đình trệ ở trung tiêu, hoặc vì thất tình buồn giận, hỏa khí ở can đởm bị uất lại, đều có thể làm cho người ta nhức đầu.
Nguyên nhân của bệnh nhức đầu không giống nhau, nên chứng trạng hiện ra cũng khác nhau. Đại khái chứng nhức đầu thuộc về ngoại cảm thì bệnh phát ra gấp, nhức như búa đổ không đỡ; nhức đầu về nội thương thì thế bệnh hoãn hơn, nhức liên miên không khỏi.
a. Nhức đầu vì phong: thì đầu mắt choáng váng, phát nóng có mồ hôi, co giật sợ gió, mạch Phù Hoãn, phép chữa chủ yếu là phải khu phong, dùng bài Khu phong thanh thượng tán (104).
b. Nhức đầu thuộc vì nhiệt: thì phát nóng, nhiều mồ hôi, miệng khát , tâm phiền, mặt đỏ, mắt đỏ, thích mát, sợ nóng, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện bí kết, mạch hồng sác. Phép chữa chủ yếu là phải thanh nhiệt, dùng bài Thanh không cao (105) gia Thạch cao, Tri mẫu.
c. Nhức đầu vì thấp: đầu nặng mà nhức, trời dâm thì nặng hơn, mạch tế nhu. Phép chữa chủ yếu phải trừ thấp, dùng bài Khương hoạt thắng thấp thang.
d. Nhức đầu vì hàn: nhức ở não đau ran đến răng, rét run cầm cập, chân tay giá lạnh, hơi thở lạnh, mạch trầm trì. Phép chữa chủ yếu là tán hàn, dùng bài Khương hoạt hắc phụ thang (106). Người xưa lại còn xem vào chỗ đau nhức khác nhau mà chia ra bệnh của lục kinh, như nhức ở đầu, gáy, chỗ chân tóc là thuộc về kinh Thái dương; nhức ở trán thuộc về kinh Dương minh; nhức ở hai bên thuộc về kinh Thiếu dương; nhức suốt lên óc thuộc về kinh Thiếu âm; nhức đầu mà mình mẩy nặng nề mà bụng đau là thuộc về kinh Thái âm, nhức ở đỉnh đầu thuộc về kinh Quyết âm. Trong việc chữa cũng có thuốc dẫn kinh, như Thái dương dùng Cảo bản, Dương minh dùng Bạch chỉ, Thiếu dương dùng Sài hồ, Thiếu âm dùng Tế tân, Thái âm dùng Thương truật, Quyết âm dùng Ngô thù.
đ. Nhức đầu vì khí hư: buổi sáng nặng, buổi chiều nhẹ, đầu như trống rỗng, làm việc nhọc quá thì nhức nặng thêm, tinh thần mỏi mệt, thở ngắn yếu sức, kém ăn, mạch hư đại. Phép chữa chủ yếu là bổ khí, dùng bài Thuận khí hòa trung thang (107).
e. Nhức đầu vì huyết hư: thì tuy không nhức dữ, nhưng thấy trong đầu thỉnh thoảng thường nhức nhói như đâm, quá trưa thời nhức nặng hơn, ngũ tâm phiền nhiệt, đánh trống ngực, hồi hộp, sắc mặt vàng nhợt, môi miệng xanh bạc, mạch tế sáp. Phép chữa chủ yếu là bổ huyết, dùng bài Tứ vật thang gia Bạc hà, Cúc hoa.
f. Nhức đầu vì đàm: choáng váng, tối xẩm, lợm giọng, phiền muộn, rạo rực, muốn mửa, mình nặng như đá, thường ngày nhiều đờm, mạch hoạt đại. Phép chữa chủ yếu là phải hòa trung hóa đàm, dùng bài Bán hạ bạch truật Thiên ma thang.
g. Nhức đầu vì thất tình: thường thấy ở chứng thất tình buồn giận, hỏa ở can đởm bị uất lại, mỗi khi xúc phạm đến là phát ra, đau ran xuống hai bên sườn mạch huyền sác. Phép chữa chủ yếu là phải thanh can hỏa, dùng bài Sài hồ thanh can tán (108).
h. Nhức đầu vì thức ăn đình trệ: thức ăn uống đình trệ, trọc khí xông lên trên, ngực bụng đày trướng ợ hăng nuốt chua, kém ăn, mạch hoạt. Phép chữa chủ yếu là phải tiêu đạo, dùng bài Bảo hòa hoàn.
XII. Vị quản thống (đau vùng thượng vị)
Vị quản thống thường gọi là tâm khẩu thống, bệnh này phát ra ở trng tiêu, đau ở chấn thủy (chỗlõm dưới chuỗi ức ác) đau có khi cấp, có khi hoãn, thời gian mắc bệnh cũng có dài ngắn khác nhau. Nguyên nhân phần nhiều do ăn uống bữa bãi, thích ăn những vị cay chua, hoặc uống rượu nóng, hoặc ăn đồ lạnh, hoặc vì lo nghĩ uất kết lại, lâu ngày làm cho khí xung hòa của tỳ vị lên xuống không được bình thường, tỳ vị bị can mộc hại đến, khí cơ bị uất trệ mà thành ra. Theo sự phân loại chứng hậu thì có chia ra những loại khác nhau như hàn, nhiệt thực, đờm, huyết, trùng.
Bởi vì bệnh này phàn nhiều do can vị bất hòa, khí cơ bị trắc trở mà sinh ra, cho nên phép chữa là phải sơ can hòa vị, lý khí, chỉ thống. Những bài thuốc thường dùng là những bài như Tứ thất thang (109) Diên ô nhị trần thang (110). Nhưng, vì nguyên nhân của bệnh không giống nhau, cho nên phép chữa cũng khác nhau, nếu vì hàn mà đau thì liên miên không dứt, chân tay lạnh ngắt mửa ra nước bọt, đó là vì hàn tà phạm vào vị mà gây nên, phép chữa nên tán hàn lý khí, có thể dùng bài Cao lương khương thang (111); nếu có những chứng nôn mửa, nuốt chua, mạch huyền, rêu lưỡi vàng, đau từ miệng dạ dày run đến hai bên sườn, đó là vì can hỏa phạm vị, có thể cho uống bài Tả kim hoàn hợp với bài Nhị trần thang để sơ can hòa vị; nếu vì thực tích mà đau thì khi đau là khó chịu ở vị quản lờm không muốn ăn, ợ hơi có mùi đồ ăn, phép chữa nên tiêu thực hành khí có thể dùng bài Hương sa chỉ truật hoàn (112); nếu vì đờm mà đau thì đau râm râm, lợm giọng, đầy khó chịu, có khi mửa ra nước chua, phép chữa nên hóa đờm hành khí, có thể dùng bài Quất đàm yên vị tán (113); nếu vì ứ huyết mà đau thì ở vị quản đ au như dao cắt, đại tiện sắc đen, phép chữa nên hóa ứ hành khí có thể dùng bài Thử niêm tán (114); nếu vì sên lãi mà đau thì đau từng cơn, trên mặt có những điểm trắng, khi không đau thì ăn uống như thường có khi giun lãi ra ở miệng, phép chữa nên hòa vị yên trùng, có thể dùng bài Ô mai hoàn.
XIII. Đau bụng
Đau từ bụng dưới trở lên, từ vị quản trở xuống đều gọi là chứng đau bụng. Trong đó chia ra ba bộ vị là bụng trên, bụng giữa, rốn và bụng dưới. Nếu đau ở dạ dày là thuộc về kinh Túc Thái âm tỳ, đau ở rốn là thuộc về kinh Túc Thiếu âm thận, đau ở bụng dưới là thuộc về kinh Túc Quyết âm can.
Chứng đau bụng cũng cần phải phân biệt rõ ràng hư, thực, hàn, nhiệt. Nói chung, đau mà có hình tích là phần nhiều thuộc về các loại thực tích, trùng tích, ứ huyết và đau vào một chỗ nhất định mà đau liên miên. Đau không có hình tích phần nhiều thuộc vào các loại khí tụ, hàn ngưng, nhiệt ủng, khí hư, huyết hư, thì đau không có chỗ nhất định và khi đau khi không. Đau mà thích xoa bóp, trước khi ăn lại đau dữ hơn, phần nhiều thuộc về hư chứng. Mạch sác, miệng khát, rêu lưỡi vàng, tiểu tiện trong và dài, hơ nóng thì đỡ đau, là thuộc về hư hàn. Những điều ở trên đây là những điều cần lưu ý trong việc biện chứng.
Cách chữa bệnh đau bụng, nếu vì can mộc khắc thổ thì thường đau ở trên rốn, nặng thì đau ran đến hai bên sườn, khi đau thì co rút, bụng sôi, sau khi đi đại tiện rồi vẫn cứ đau, miệng đắng nôn mửa, mạch phần nhiều huyền, phép chữa nên ức can phù tỳ, dùng những bài như Thược Dược cam thảo thang (115), Tiểu kiến trung thang, Tiêu dao tán. Vì hư ở trong mà đau bụng, khí hư thì đau mà thích xoa bóp, thở ngắn hơi, chân tay bủn rủn, lao động thì đau dữ, khí hư thì đau mà chủ yếu là phải bổ khí, dùng bài Tứ quân tử thang; huyết hư thì bụng đau râm râm như bị đâm vào, sắc mặt vàng sẫm, đánh trống ngực, ít ngủ, phép chữa chủ yếu là phải bổ huyết, dùng bài trung vật thang, huyết hư mà phát sốt gia Tri mẫu, Hoàng bá; như vì hàn ở trong mà bụng đau thì phần nhiều đau liên miên không dứt, miệng không khô, thích uống nóng, gặp nóng thì đỡ đau, tiểu tiện trong dài, chân tay lạnh ngắt mạch trầm trì vô lực, cách chữa chủ yếu là nên ôn trung lý khí, dùng bài Hương sa lý trung thang (116). Vì huyết ứ mà bụng đau thì no không đau, không đầy, đêm lại đau nặng hơn, đau ở một chỗ nhất định, hơ nóng thì đỡ, cách chữa chủ yếu là phải hoạt huyết và thêm thuốc hành khí, dùng bài Thử niêm tán. Vì khí trệ mà bụng đau thì lồng ngực đầy trướng, khi đau, khi không sau khi đánh rắm thì đỡ đau, khi đau ra khắp ra, thường thường vì thất tình không điều hòa mà nặng thêm, phép chữa chủ yếu là nên hành khí tán kết dùng bài Mộc hương thuận khí ẩm (117). Nếu vì thực tích mà bụng đau thì ngực sườn đầy tức, nuốt chua ợ hăng, miệng hôi, không muốn ăn uống, khi đau thì có một đường nổi lên, đau ê không cho đè vào, mạch hoạt, rêu lưỡi nhờn, phép chữa chủ yếu là nên tiêu hóa thực tích, dùng bài Bảo hòa hoàn; nếu trùng tích mà bụng đau thì đau mà hay ăn, khi đói lại đau nặng hơn, đại tiện có lúc ra lãi, nặng thì mửa ra lãi đũa, trên môi có những điểm trắng, bụng to, nổi gân xanh, muốn ăn những thứ lạ, mạch đi không nhất định, phép chữa chủ yếu là nên trừ trùng hóa tích, dùng bài Hóa trùng hòan.
XIV. Nôn mửa
Nôn mửa là một tên bệnh chung, đem phân biệt kỹ ra thì có tiếng và có chất gọi là "nôn" có chất không có tiếng gọi là "mửa", có tiếng không có chất gọi là "nôn khan". Nhưng bất luận là chứng nào, đều là do trung tiêu bất hòa, vị khí nghịch lên mà sinh ra, xét nguyên nhân thì có những tình trạng khác nhau như vị hàn, vị nhiệt, đàm thủy, thực trệ, khí uất. Nhưng theo vào tính chất của bệnh này mà nói, đại để có thể chia ra hai loại là hư và thực. Như chứng nôn mửa vì ăn uống no quá bị thương đàm ẩm súc tích, can mộc phạm đến vị, nhiệt ở vị xông lên... mà gây nên, đều có thể thuộc về thực chứng. Nếu vì trong vị có hàn, tỳ dương không vận hóa được, hoặc vì vị hư đờm trào lên, vị hàn mửa ra lãi đũa... đều có thể thuộc hư chứng. Còn về phép chữa thì điều lý ở trungtiêu là nguyên tắc chung để chữa bẹnh này, nhưng cũng phải chia ra hư và thực mà áp dụng khác nhau. Về phương diện thực chứng nếu mửa vì thương thực thì trong dạ dày đầy tức, ghét mùi đồ ăn, ợ hăng, nuốt chua, thì có thể dùng bài Bảo hòa hoàn để tiêu thực kiện tỳ; vì can mộc phạm đến vị, khoảng dạ dày và sườn ngực đầy tức thì dùng bài Tả Kim hoàn; Vì đàm ẩm đình trệ, nôn ọe, chóng mặt, thì dùng bài Nhị trần thang; vì vị hỏa xông lên, miệng khát, đại tiện bí kết, thì dùng bài Đại Hoàng cam thảo thang (118). Về phương diện hư chứng, nếu vị nhược không vận hóa được, ăn vào nôn ngay thì dùng bài Lục quân tử thang; vì vị hư mửa ra đờm bọt, thì dùng bài Đại bán hạ thang (119); nếu trong vị hư hàn, tỳ dương suy kém, sinh chứng nôn mửa, tay chân lạnh, thì dùng bài Lý trung thang; vị hàn mửa ra lãi đũa thì dùng bài Ô mai hoàn.
XV. Tiết tả
Chứng trạng chủ yếu của bệnh tiết tả là đại tiện lỏng, phân sệt, đi tả ra nước hoặc ra phân sống phẩn, đi đại tiện nhiều lần hơn, đồng thời còn có các chứng sôi bụng, đau bụng, không muốn ăn uống, nhọc mệt, nói chung là không có chứng mót rặn, đi ra đầy máu mủ, như chứng lỵ và cách chữa cũng khác với chứng lỵ. Nhân tố gây nên tiết tả có rất nhiều, nhưng khi phát bệnh có nhiều nguyên nhân rõ rệt, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với thời tiết. Nói chung thường hay phát về mùa hạ, mùa thu. Hoặc vì ăn uống không chừng mực, ăn uống bừa bãi, hoặc vì ăn uống bậy những đồ sống lạnh, ham ăn những thứ ngon béo. Chứng tiết tả gây ra vì thời tiết, hoặc vì ăn uống như đã nói ở trên thì bệnh phát ra cấp hơn và phần nhiều là thực chứng. Cũng có khi thuộc về nhân tố nội tại như tỳ vị đã yếu sẵn ăn uống không điều hòa, dương khí ở tỳ thận suy kém không vận hóa nung nấu thức ăn được, do đó mà sinh ra tiết tả, đa số là chứng tả lâu ngày và chứng thuộc hư.
Tóm lại, nguyên nhân của bệnh tiết tả có quan hệ chặt chẽ với khí hậu và sự ăn uống, chỗ phát ra bệnh tiết tả là rất mật thiết với tỳ vị, nặng hơn thời truyền sâu vào thận, cho nên cách phòng bệnh và chữa bệnh tiết tả nên tùy mà thích ứng với sự biến hóa của khí hậu; điều hòa sự ấm lạnh của việc ăn uống, làm cho bệnh tả không có đường mà truyền vào, khi đã bị bệnh rồi thì phép chữa cần phải hòa vị, kiện tỳ, ôn thận là chính, nhưng vì nhân tố gây bệnh và chứng trạng không giống nhau, cho nên bàn về cách chữa còn cần phải phân biệt thêm nữa về hàn nhiệt, hư thực. Nay chia ra nói như dưới đây:
1. Chứng nhiệt tả:
Phát nhiệt, khát, uống nước nhiều, thích nước lạnh, lợm giọng, nôn mửa, đau bụng từng cơn, mỗi lần đau mỗi lần đi tả, nóng như đốt ở hậu môn, tiểu tiện ngắn đỏ khó đi và đau, phân đi ra vàng có từng hột, mùi hôi thối, bệnh này phát ra cấp, cần phải chữa ngay, nếu để hơi chậm, thường làm cho tân dịch bị tiêu mất, mà thành chứng hư thoát. Phép chữa cần phải giải biểu, thanh lý, dùng thuốc khổ hàn tiết nhiệt, như bài Cát căn cầm liên thang hợp với bài Thược Dược cam thảo thang (115).
Phụ chứng Thử tả: phiền nóng, khát nước, mặt xạm như bẩn, mồ hôi ra mình nóng, đi tả như nước, mạch hư. Phép chữa nên thanh thử lợi thấp dùng bài Lục nhất tán hợp với bài Hương liên hoàng (120) hoặc bài Mậu Kỷ hoàn (121) gia vị.
2. Chứng hàn:
Mình nặng, sức yếu, sợ lạnh, nặng hơn thì hoặc chân tay lạnh, miệng nhạt, không muốn uống nước, bụng đau lâm dâm, sôi lọc ọc thích hơ nóng hoặc xoa bóp, tiểu tiện trong dài, đại tiện trầm trì rêu lưỡi trắng nhuận. Phép chữa nên ôn trung trừ hàn, dùng bài Lý trung thang (11) hoặc Phụ tử lý trung thang (65).
3. Chứng thấp tả:
Đầu não nặng nề, choáng váng, chân tay mình mẩy đau dớn, miệng có nhớt, ứa nước dãi, không muốn ăn uống, bụng đầy, không đau mà sôi lọc ọc, khi đại tiện như nước rót xuống, mạch nhu tế, rêu lưỡi dầy có bợn. Chứng này thường phần nhiều có kèm chứng hàn hoặc kèm chứng nhiệt; kèm chứng hàn thì phép chữa nên ấm trung tiêu, lợi nước tiểu, ấm trung tiêu trừ thấp, dùng bài Vị Linh Thang; kèm chứng nhiệt thì thấy có chứng phát nóng, mình rét, phép chữa nên giải khí thử hút khí thấp, dùng bài Hoắc hương chính khí tán.
4. Chứng tả:
Vì thương thực thì ợ hăng nuốt chua, ngực tức không khoan khoái, bụng đau đi tả, sau khi đi tả rồi thì bớt đau, tả ra phần nhiều là phân lỏng hoặc có những khối nhỏ ngưng kết lại như chất đồ ăn không tiêu, mùi thối khó chịu, thường đánh rắm luôn, mạch hoạt, rêu lưỡi vàng có bợn, phép chữa chủ yếu nên tiêu thực hành trệ, dùng bài Mộc hương binh lang hoàn (thấy ở thuốc công lý trong chương Phương tễ).
5. Chứng tỳ hư tả:
Sắc mặt trắng nhợt, vàng úa, người gầy gò, tinh thần mệt nhọc, tả lâu ngày không dứt, đi tả luôn, phân ít, nặng hơn thì ăn vào là tả ra nguyên chất đồ ăn, bụng đầy mà sôi, ăn ít mà không ngon, mạch hoãn, tiểu, vô lực, rêu lưỡi trắng có bợn kết thành mảng không tan được. Phép chữa nên bổ trung kiện tỳ, dùng bài Sâm linh bạch truật tán.
6. Chứng thận hư tả:
Có đặc điểm vào khoảng gần sáng thì đau bụng đi tả như tháo nước, thường gọi là chứng "Ngũ canh tiết". Chứng này vì bệnh lâu ngày phần nhiều thận khí hao tổn, hoặc vì dâm dục quá độ dương khí ở thận bị suy kém, không làm được trách nhiệm đóng giữ của nó, thường thấy có các chứng chân sợ lạnh, đi ra phân trắng nhão, lâu ngày không khỏi, mạch nhuyễn nhược hoặc trì tế, rêu lưỡi trắng, trong cuống lưỡi có bợn. Phép chữa nên ôn bổ hạ nguyên để thu thu liễm thận khí, dùng bài Tứ thần hoàn hoặc gia vị Thất thần hoàn (112).
XVI. Kiết lỵ
Kiết lỵ phần nhiều phát về mùa hè thu, nguyên nhân phát bệnh có nội nhân và ngoại nhân, ngoại nhân là do cảm phải tà khí phong, hàn, thử, thấp. Nội nhân là do ăn uống không chừng mực, nóng lạnh không đều, tà ở ngoài và ở trong kết hợp với nhau mà gây nên bệnh.
Chứng trạng chủ yếu là đi lỵ, đau bụng, mót rặn. Lúc bệnh mới phát phần nhiều có chứng tháo dạ hoặc nặng, hoặc nhẹ, sau thì đại tiện có lẫn chất mủi máu, nặng hơn thì đại tiện đi ra toàn bộ có lẫn một ít chất mũi và máu mủ, đi rất nhiều lần, thường một ngày đêm đi đến vài chục lần, có khi đến hơn 100 lần, mót rặn, đau đớn khó chịu lạ thường. Nói chung thì đi ra nhiều chất máu thì gọi là "xích bạch lỵ".
Bệnh này đi đại tiện phần nhiều là chất máu và mũi hỗn hợp không có mùi thối, nếu mùi tanh thối không chịu được mà sắc như gan heo thì không chữa được. Tiểu tiện thường ngắn ít vẫn đục, có cảm giác bực tức khó chịu. Nếu đi tiểu tiện riêng được mà dần dần nhiều lên, khi đi tiểu không phải đi đại tiện là bệnh sẽ lành được.
Nói chun,g bệnh này không kể là chứng trạng gì, nếu mạch tế sác là triệu chứng không tốt lành.
Thời kỳ đầu của bệnh này có chứng nóng dữ, mạch phù sác, còn không hề gì, nếu bệnh đã lâu ngày, người đã trở nên suy yếu mà mạch phù tiểu mà sác hoặc phù đại mà sác, là triệu chứng không lành; nếu trước kia mạch đại mà phù sác nay lại trì hoặc trầm là hiện tượng bệnh bớt.
Nếu đau bụng kịch liệt, mót rặn không muốn ăn uống gì, phiền nóng, mửa khan, hoặc khát nước nhiều, đại tiện ra máu mủ có mùi hôi thối, tuy là bệnh nặng nhưng không phải là chứng hư thì chưa nhất định phải là nguy; trái lại không mót rặn lắm, đại tiện cũng không nhiều lần, nhưng có chứng lợm giọng, miệng khô, tay chân quyết lạnh, lại có hiện tượng buồn bực, vật vã đó là âm chứng, thì biết được bệnh sẽ khó yên lành.
Về tất cả các phép chữa chứng lỵ: khi bệnh mới phát có triệu chứng như sợ lạnh, phát sốt, nên dùng bài Nhân sâm bại độc tán để tuyên tán biểu tà; nếu biểu chứng nhẹ thì có thể dùng bài Hoắc hương chính khí tán, nếu biểu nhiệt nặng, thì nên dùng bài Cát căn hoàng cầm hoàng liên thang để giải tà ở cả biểu và lý; nếu không có biểu chứng, hoặc chỉ nóng sơ qua ở ngoài, mà bụng đau quặn rất khó chịu, rêu lưỡi vàng dày thì dùng phép Thanh lỵ đạo tích của Lôi thị (123) gia Sơn tra, Binh lang, nếu không có tích trệ ở trong mà có hiện tượng nhiệt; phản ánh ra ở lưỡi và mạch, thì có thể dùng bài Bạch đầu ông thang để thanh nhiệt giải độc; nếu đi ra chất đỏ nhiều chất trắng ít, mà mót rặn nhiều quá thì có thể dùng bài Thược dược thang (124) bỏ Quế và Đại Hoàng gia các vị Ngân hoa, La bặc tử, Sơn tra để điều hòa khí huyết, nếu nôn mửa không ăn (lỵ cấm khẩu) thì dùng bài Bán hạ tả tâm thang vừa mát vừa thông lợi mà ghé bổ để điều hòa trung tiêu, làm khỏe dạ dày, nếu thấp nặng hơn nhiệt, ngực buồn, bụng đau, rêu lưỡi dày nhờn, thì dùng bài Hương liên bình vị tán (125) nếu có tích trệ cần phải tả hạ thì dùng bài Phác hoàng hoàn (126); nếu thấp nhiệt đều nặng mà thế bệnh không nặng lắm thì có thể dùng bài Mộc hương thuận khí hoàn.
Bệnh này phát ra đã trải qua giai đoạn cấp tính rồi lâu ngày không khỏi, đến nỗi khí huyết đều suy nhược, có hiện tượng đi lỵ không cầm được thì dùng bài Đào hoa thang để cố sáp lại, hoặc dùng phép bổ trung thu thoát của Lôi thị. Còn như chứng "Hưu tức lỵ" lúc phát, lúc hết, thế bệnh dằng dai lâu ngày thì có thể căn cứ vào tình hình bệnh rồi châm chước, dùng bài Bạch đầu ông gia Cam thảo A giao thang hoặc bài Ô mai hoàn. Ngoài ra dùng 30 hột Nha đởm tử nhân chia ra, làm viên nhựa (1) mà nuốt hai lần cũng có hiệu quả tốt.
XVII. Hoàng đản (vàng da)
Hoàng đản là một loại chứng hậu do thấp ở tỳ, nhiệt ở vị nung nấu làm cho mặt, mắt và toàn thân đều vàng, tiểu tiện không thông lợi mà đỏ.
Nguyên nhân của bệnh này tuy có những nhân tố khác nhau như ngoại cảm, phong thấp, cảm mạo thời khí, thử tà ẩn phục ở trong chưa giải được, hoặc bị tổn thương vì ăn nhậu, nhưng nói chung phần lớn là do thấp nhiệt uất kết, tà khí không có đường ra ứ lại mà phát ra Hoàng đản.
Có nhiều thứ Hoàng đản, nhưng căn cứ vào chứng hậu mà qui nạp lại, đại để có chia thành hai loại Dương hoàng và Âm hoàng.
Dương hoàng là do thấp nhiệt uất kết ứ lại mà phát ra vàng, thường hiện ra các chứng trạng như mạch sác, người nóng, miệng khát, mắt, mặt da dễ vàng, sắc vàng tươi sáng như quả quýt chín, tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện bí kết.
Âm hoàng là chứng hậu âm hàn, vì dương khí ở tỳ vị kém, hàn thấp không hóa được, là biểu chứng của bệnh Hoàng đản, phần nhiều hiện ra những chứng trạng như tay chân quyết lạnh, mạch trầm tế, sắc vàng tối sẫm, đại tiện phân sệt.
Dương hoàng thì chữa ở vị, chủ yếu là dùng phép thanh nhiệt lợi thấp nhưng khi gặp bệnh lại càn phải phân biệt thấp thắng hay nhiệt thắng. Như người mệt nhọc không muốn ăn, lợm giọng, nôn mửa, không muốn uống nước, rêu lưỡi trắng nhờn là hiện tượng thấp nhiều hơn nhiệt. Cách chữa cần chú trọng về mặt ôn hóa, thấm lợi; nếu khát muốn uống nước, rêu lưỡi vàng khô, tiểu tiện ít, đỏ, là hiện tượng nhiệt nhiều hơn thấp, thì cách chữa chủ yếu là phải thanh nhiệt, lợi tiểu tiện; nếu người nóng nhọc mệt, ngực tức nhác nói, rêu lưỡi vàng nhờn, tiểu tiện đỏ, ít là thấp và nhiệt đều thịnh. Cách chữa nên giải thấp nhiệt .
Về mặt dùng thuốc, nếu thấp nhiều hơn nhiệt thì dùng những bài như Nhân trần quất bì thang (127) Nhân trần ngũ linh tán (tức là Ngũ linh tán gia Nhân trần); nếu nhiệt nhiều hơn thấp, hiện ra cả biểu chứng và lý chứng thì dùng bài Chi tử bá bì thang (128); nếu thực tà ở (1) Viên nhựa (Capsule): bao nhựa để bọc thuốc đắng khó uống
lý không đi đại tiện có chứng bụng đầy, thì dùng bài Nhân trần cao thang; nếu thấp và nhiệt đều thịnh thì dùng bài Gia giảm cam lộ tiêu độc đơn (129).
Chữa chứng Dương hoàng cố nhiên là lấy phép thanh lợi thấp nhiệt làm chủ yếu, nhưng nếu có biểu chứng cũng nên phát hãn, có thể dùng bài Ma hoàng liên kiều xích tiểu đậu thang (130). Nếu bệnh tà ở bán biểu bán lý thì có thể căn cứ vào tình hình khám bụng (phúc chẩn) rồi tùy đó mà dùng các bài Đại, Tiểu sài hồ thang và đều gia Nhân trần hoặc dùng chung với bài Nhân trần cao thang.
Chứng âm hoàng thì chữa ở tỳ, chủ yếu cần phải ôn vận tỳ dương. Có thể dùng những bài như Nhân trần tứ nghịch thang (131), Nhân trần phụ tử can khương thang (132).
XVIII. Thủy thũng
Thủy thũng là bệnh về thủy khí, do chất nước trong con người không chuyển và bài tiết được như thường, nước đình trệ lại, hoặc tràn ra phía ngoài da, gây nên chứng phù thũng khắp người, tiểu tiệnít.
Thủy thũng có nhiều tình trạng khác nhau, khi mới phát thì ở mu mắt dưới hơi sưng lên như con tằm nằm ngang, rồi thì đi tiểu ít, các bộ phận họng xuống trong thân thể, như cánh tay dưới, bắp chân, âm nang lần lượt phù lên, cũng có khi trước sưng hai ống chân rồi lần lần sưng lên các bộ phận, ngực, bụng, đầu, mặt. Nếu khắp mình đều phù thũng, màu da mỏng sáng, bụng to như cái trống, đè vào lõm xuống là hiện tượng thủy khí đã thịnh. Nếu thấy môi đen, rốn lồi, các bộ phận lưng, eo lưng, lòng bàn chân, hõm vai đều đã sưng bằng lên, đó là hiện tượng nặng, bệnh đến như thế phần nhiều là khó chữa.
Nguyên nhân của bệnh thủy thũng có ngoạicảm có nội thương, nhưng nói tóm lại là có quan hệ chặt chẽ với 3 kinh phế, tỳ, thận. Bởi vì, phế chủ việc trị tiết, tỳ chủ việc kiện vận, thận coi về việc thủy dịch, nếu phế khí không làm cho lưu thông đường nước được hoặc tỳ không vận hóa được, hoặc chất nước ở thận tràn lên làm hại , đều có thể gây nên bệnh này.
Chứng trạng của bệnh thủy thũng như đã nói ở trên xét vào tính chất của nó có thể chia ra hai loại là Dương thủy và Âm thủy. Dương thủy thì thế bệnh đến gấp, trước thũng ở phần trên thân thể như các chỗ vai, lưng trên, bắp tay, nguyên nhân của nó phần nhiều vì ngoại cảm gây nên, chứng trạng của bệnh này là phát sốt phiền khát, mặt mắt tươi nhuận, tiểu tiện đục, đại tiện bí, mạch trầm sác. Âm thủy thì thế bệnh đến chậm, trước thũng ở các bộ phận chân, lưng, bụng, đùi, vế, nguyên nhân của nó phần nhiều vì nội thương. Chứng trạng của bệnh này là thân thể mắt, không khát, sắc mặt xanh nhợt, tiểu tiện trong trắng, đại tiện lỏng sệt, mạch Trầm Trì. Đã rõ được âm chứng, dương chứng rồi thì hư thực cũng phân đoán được, dương chứng phần nhiều là thực âm chứng phần nhiều là hư.
Tất cả các phép chữa bệnh thủy thũng là: Dương thủy, chủ yếu là phát hãn trục thủy; Âm thủy chủ yếu là thực tỳ, ôn thận, lợi tiểu tiện. Nếu bệnh thủy thũng khi mới phát mà đầu mặt chân tay sưng phù, tiểu tiện không lợi, là phần nhiều vì phong tà phạm ở ngoài da, có thể dùng bài Ngũ bì ẩm, nếu thũng mà nửa người phía dưới nặng hơn thì dùng bài Ngũ linh tán hoặc có thể hợp dụng với bài Ngũ bì ẩm, đó là những bài thuốc thường dùng chữa bệnh thủy thũng Nếu thũng ở ngang lưng trở lên mà thấy có cả chứng phát sốt, không có mồ hôi, hơi suyễn lên, thì nên phát hãn tán thủy tà, có thể cho uống bài Việt tỳ thang gia Thương truật bì. Nếu thũng ở ngang lưng trở xuống, phần nhiều vì thủy thấp ở trong sinh ra, thì nên lợi tiểu tiện, có thể dùng bài Trầm hương hổ phách hoàn (133). Nếu là dương thủy thực chứng, tiểu tiện đỏ vàng, đại tiện bí kết thì không phải chỉ một mực phát hãn,lợi tiểu tiện mà chữa lành được, cần phải dùng nhữngbài thuốc trục thủy mạnh như Chu sa thần hựu hoàn. Nếu là âm thủy hư chứng, lại nên chú trọng bồi bổ tỳ thận, như vì tỳ dương hư, nhược thủy thấp không hóa được, hiện ra các chứng đại tiện phân sệt, tiểu tiện ít mà dễ đi, thì dùng bài Thực tỳ ẩm để kiện tỳ hành thủy; như vì thận dương hư nhiệt khí không hóa được thủy, có chứng tiểu tiện bất lợi, ống chân lạnh, thì dùng bài Tế sinh thận khí hoàn (134) để ôn thận, hóa khí, hành thủy.
Bệnh thủy thũng sau khi đã hạ hoặc lợi tiểu tiện rồi, sưng thũng đã bớt, vẫn nên tiếp tục uống thuốc để điều lý về sau, để phòng bệnh tái phát, thường dùng những bài như Vị linh thang (135), Hoàng kỳ thang (136).
XIX. Cổ trướng
Cổ trướng là tên của bệnh mà chân tay mình mẩy gầy róc, bụng trướng to lên như cái trống. Nói một cách kỹ lưỡng thì cổ và trướng có khác nhau. Trướng thì nhẹ hơn, cổ thì nặng hơn. Trướng mà phát triển lên một mức nữa thì thành ra cổ, là bệnh tình nặng thêm; cổ mà giảm một mức thì thành ra trướng, là đầy, là bệnh tình giảm nhẹ dần. Lý do sinh ra bệnh cổ trướng là vì tỳ không vận hóa được, làm cho khí cơ đi sai lạc không lên xuống được như thường, đến nỗi khí thanh, khí trọc lẫn lộn với nhau, khí trệ lại, huyết kết lại, đường lưu thông bị ủng tắc mà thành ra.
Nguyên nhân:
1. Nội thương thất tình: thường là vì do nghĩ quá độ mà hại đến tỳ, hoặc buồn rầu uất giận mà hại đến can, can khí quá vượng, mộc lấn làm hại đến thổ, can và tỳ không tbình thường mà lầm cho phần khí không điều hòa được.
2. ăn uống không điều độ: no đói không điều độ, hoặc ăn nhiều thứ ngon béo, quá say rượu, ăn nhiều đồ sống lạnh, đến nổi tổn hại tỳ vị, mà làm cho sự vận chuyển của khí vị bị rối loạn.
3. Làm việc lao lực hại đến khí: Dương khí ở tỳ vị yếu, không vận chuyển được mà gây nên.
4. Trùng cổ độc ăn hại ở trong: khí huyết bị ngưng trệ, cũng có thể gây nên bệnh cổ trướng, thủy cổ.
Bệnh cổ trướng bao gồm những thứ như Khí cổ, Huyết cổ, Thủy cổ, Cổ trướng, Nhiệt trướng, Hàn trướng, về chứng hậu của nó có thể đại khái chia làm hai loại là hư và thực. Cổ trướng thuộc về thực chứng, chủ yếu là chỉ vào tà thực; Cổ trướng thuộc về hư chứng, chủ yếu chỉ vào chính khí hư. Dưới đây theo thứ tự kê ra những chứng chính của bệnh cổ trướng thuộc hư và thuộc thực.
a. Khí cổ: khí nói ở đây là chỉ vào thất tình bị kích thích, lo nghĩ uất giận quá độ, trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho khí cơ bị nghẹt tắc, ảnh hưởng đến sự thăng giáng của khí cơ, làm cho sự chuyển vận bị thất thường mà gây nên. Chứng trạng của bệnh này hiện ra nếu nhẹ thì khắp bụng đầy trướng, ngực tức, sườn đau, thường hay ợ hơi và hay đánh dắm, mỗi khi ợ hơi được hoặc đánh dắm được thì khoan khoái, thường ngày lo nghĩ uất ức ít vui, không muốn ăn uống, nặng thì bụng phình to lên, ngoài ra da dày mà sắc xanh, vỗ tay vào mà có tiếng kêu binh binh, đè tay vào rồi nhắc tay lên thì trở lại bình thường, mạch phần nhiều trầm huyền.
b. Thủy cổ: bệnh này có thủy và có khí, khí trệ thì thủy đọng lại, khi vận hành thì thủy vận hành cho nên nước đọng lại ảnh hưởng đến sự vận hành của khí. Đó là một loại thuộc về thực chứng ; còn có một loại thủy cổ vì hư mà sinh ra, loại này thì chính khí hư là chính, tà khí thực là phụ. Sẽ thấy rõ ở chứng cổ trướng thuộc hư dưới đây.
Chứng trạng chủ yếu của bệnh thủy cổ là: bụng trướng to khác thường, xem ngoài thì da mỏng và sáng, đè vào thì lõm xuống không nổi lên ngay, chân tay gầy gò, trong lâm sàng lại có tên gọi là "Đơn Phúc Trướng" hoặc là "Tri thù cổ" (bụng nhện). Nếu đã lâu ngày không khỏi, bệnh tình nặng, lộ ra sự suy yếu đến cực độ, sắc mặt vàng héo không tươi, không sáng, chất lưỡi nhợt mềm, rêu lưỡi sáng, mạch trầm tế hoặc vi nhược, là đã đến giai đoạn hí thực, chính khí.
c. Huyết cổ: phần nhiều vì khí trệ huyết ứ, cũng có khi vì bị đòn ngã bị thương bị ứ huyết tích ở trong mà thành ra. Chứng trạng của nó là bụng trướng to, nhẹ thì ngoài da ở bụng hiện rõ tia máu đỏ, nặng thì nổi lên gân xanh. Nếu đơn thuần ứ huyết thì tiểu tiện tự lợi, kèm có thủy thũng thì tiểu tiện không lợi đại tiện thường đen, sắc mặt xanh đen mà gầy, mạch Trầm.
d. Cổ trướng: là vi trùng cổ độc ăn hại mà gây nên, chứng trạng hiện ra là bụng to như cái trống, chân tay gầy mòn, có khi bụng trướng lên mà đau, môi đỏ, sắc mặt nhợt, đói thì mửa ra nước trong, thích ăn đồ béo, ngọt, mắt lờ đờ, trên lưỡi có điểm, mạch không to, không nhỏ.
e. Nhiệt trướng: thường vì thấp nhiệt trở tắc ở trong mà gây nên, chứng trạng hiện ra là bụng trướng to, mà cứng, đau không cho nắn tay vào, phát sốt, miệng đắng, cổ khô, lưỡi khô, tiểu tiện đỏ, đại tiện bí, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác.
g. Tỳ hư cổ trướng: chứng trạng chủ yếu là bụng đầy có khi bớt, đè vào thì mềm không đau, bụng sôi, đại tiện lỏng, sắc mặt vàng héo, tiếng nói nhỏ yếu, hơi thở ngắn, người nhọc mệt, chất lưỡi nhợt, sáu bộ mạch trầm nhược.
h. Tỳ thận hư cổ trướng: ăn vào không tiêu hóa, bụng trướng đầy, đại tiện phân sệt, phần nhiều đi vào lúc mờ sáng, đầu mắt choáng váng, tai ù nghe không rõ, lưng đau gối mỏi, di tinh, đổ mồ hôi trộm, mạch trầm tế, hai bộ xích càng trầm tế hơn.
i. Hàn trướng: người vốn yếu mà âm hàn thịnh ở trong, tụ lại lâu ngày không tan, làm hại đến dương khí ở tỳ. Chứng trạng hiện ra bụng đầy trướng ngầm ngầm đau gò lên, gặp nóng thì bớt, chân tay lạnh, tiểu tiện trong, đại tiện phân sệt, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch phần nhiều trầm trì.
Phép chữa bệnh cổ trướng, nếu thuộc về thực chứng thì có thể hành khí, hoặc hoạt huyết, hoặc trục thủy khí, hoặc thanh nhiệt, hoặc sát trùng; nếu thuộ về hư chứng thì phải làm cho Trung tiêu ấm và mạnh lên, cần chiếu cố đến tỳ thận, nếu hư kiêm cả thực khí thì nên vừa bổ vừa tiêu.
Về thực chứng: như khí cổ thì phép chữa nên làm cho khí Trung tiêu khoan khoái, dùng bài Khoan trung thang (137). Thủy cổ thì nên công trục thủy khí, dùng những bài Vũ công tán (138), Châu sa thần hựu hoàn . Huyết cổ, thì nên thông huyết trừ ứ đọng để hành khí, dùng bài Đương qui hoạt huyết thang (139), Cổ trướng thì nên sát cổ (sát trùng) tiêu trướng (tức là các cách hoạt huyết khử ứ, hành khí trục thủy) dùng bài Tiêu cổ thang (140). Nhiệt trướng thì nên thanh nhiệt trừ thấp, dùng bài Trung mãn phân tiêu hoàn (141).
Về hư chứng: cần phân biệt rõ ràng, tạng nào bị hư, như vì tỳ hư thì chủ yếu là phải thực tỳ, dùng bài Thực tỳ ẩm; như vì tỳ thận đều hư thì nên ôn bổ tỳ thận, dùng những bài như Phụ tử lý trung thang (65), Tứ thần hoàn. Nếu cổ trướng có trùng mà ghé hư thì chủ yếu là nên ôn trung tán hàn, dùng bài Lý trung thang (11).
XX. Sốt rét
Bệnh này là một thứ bệnh riêng biệt, lưu hành khá rộng. Trong sách Nội kinh và Kim quỹ yếu lược đều có ghi chép rõ ràng, như những thiên "Ngược Luận", "Thích ngược", trong sách Tố Vấn và thiên " Ngược bệnh mạch chứng tinh trị" trong sách Kim qũy yếu lược, đều l chuyên bàn về nguyên nhân bệnh lý, chứng hậu và phép chữa của bệnh này. Về sau, y gia các thời đại cũng đều có thảo luận đến một cách chu đáo. Căn cứ vào chứng trạng của nó, có thể chia ra những thứ như Ôn ngược, Đan ngược, Tẫn ngược (hàn ngược), Chướng ngược (dịch ngược), Lao ngược. Sự phát tác điển hình của bệnh này, có 3 giai đoạn là rét run, sốt cao và mồ hôi ra. Qui luật phát bệnh của nó khác nhau, có bệnh mỗi ngày phát một lần, có bệnh ba ngày phát một lần. Nhưng vì bệnh nguyên và bệnh lý khác nhau, nhân thế chứng trạng biêu hiện ra Ôn ngược, Đan ngược thì sốt cao mà không rét, hoặc rét ít; Tẫn ngược thì rét nhiều mà ít nóng, Chướng ngược thì không chừng độ, thời kỳ phát cũng nhất định và chứng trạng toàn thân đều nặng. Lao ngược lâu ngày không khỏi, có khi ở dưới sườn kết lại thành khối gọi là "Ngược mẫu".
Phép chữa bệnh này, lúc mới phát có chứng nóng rét qua lại thì nên hòa giải để sơ tán tà khí ở Thiếu dương kinh, dùng bài Tiểu sài hồ thang gia Hậu phác, Cát căn, Thanh bì; nếu ít mồ hôi, đau đầu, biến chứng nặng thì gia Khương hoạt, Bạch chỉ; nếu mồ hôi nhiều, nóng dữ thì gia Sơn chi, Đơn bì; nếu mửa nhiều thì gia Giả thạch, Thảo qủa. Nếu nhiệt tà mạnh ở trong, lưỡi đỏ, miệng khát, tiểu tiện đỏ ngắn, mạch huyền sác, thì dùng bài Sài hồ bạch hổ thang (142) gia Thường sơn, Thạch cao, Trúc diệp để thanh huyết ở Thiếu dương và Dương minh; nếu nóng nhiều hoặc rét ít, hoặc không rét, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhiệt mỏng mà khô, chân tay nóng ran, mồ hôi nhiều, miệng khát, nôn nao muốn mửa, thì dùng bài Trúc diệp thạch cao thang gia Trúc nhự, Thanh cao, Hoa phấn, nếu lại có hiện tượng các khớp xương đau nhức, gai rét thì cho uống bài Bạch hổ thang gia Quế chi (134) dùng thuốc tân lương để giải tà; nếu có hiện tượng nóng dữ, nói sảng, cứng đờ, lạnh, hôn mê, lưỡi đỏ mạch Sác, thì dùng bài Thanh cung thang (144) gia Thanh cao, đồng thời uống kiêm với bài An cung ngưu hoàng hoàn để giải độc thanh tâm; nếu nóng ít, rét nhiều, rêu lưỡi trắng, không khát, mạch Huyền trệ, bụng đầy mà nôn mửa, tiết tả, thì dùng bài Thanh tỳ ẩm (145) gia Thường sơn, Ô mai hoặc dùng bài Sài bình thang gia Thảo quả, Thường sơn, Táo tâm thổ phương (146) để hóa thấp triệt ngược; nếu ngực sườn đầy tức thì dùng bài Sài hồ hãm hung thang.
Nếu sốt rét lâu ngày không khỏi thì nên dưỡng chính khí và điều hòa ở trong dùng bài Thẩm thị Triệt ngược ẩm (147) để vừa bổ vừa chữa; nếu sốt rét đã lâu ngày mà có hiện tượng tỳ vị hư nhược thì dùng bài Lục quân tử thang gia Sài hồ; nếu dưới sườn kết lại thành chứng "Ngược mẫu" thì dùng bài Miết giáp tiễn hoàn (148) để phá tích tiêu băng.
phụ chú
1. Đại thanh long thang (Thương hàn luận)
Ma hoàng 6 lạng (bỏ mắt), Quế chi 2 lạng (bỏ vỏ), Cam thảo 2 lạng (chích), Hạnh nhân 40 hạt (bỏ vỏ và đầu nhọn), Sinh khương 3 lạng, Đại táo 10 quả (đập dập), Thạch cao bằng quả trứng gà (đâm nhỏ) sắc uống.
2. Tiểu thanh long thang (Thương hàn luận)
Ma hoàng (bỏ mắt), Thược dược, Tế tân, Càn khương, Cam thảo (bỏ vỏ), Quế chi (bỏ vỏ), mỗi vị 3 lạng, Ngũ vị tử 1/2 thăng, Bán hạ (rửa) 1/2 thăng sắc uống.
3. Để đương hoàn (Thương hàn luận)
Vị thuốc và đồng lạng cũng như bài Để dương thang, mà chế thành thuố hoàn.
4. Tiểu hãm hung thang (Thương hàn luận)
Hoàng liên 1 lạng, Bán hạ (rửa) 1/2 thăng, Qua lâu thực 1 quả to sắc uống.
5. Bán hạ tả tâm thang (Thương hàn luận)
Bán hạ (rửa) 1/2 thăng, Hoàng cầm (đâm dập) 3 lạng, Càn khương, Nhân sâm, Cam thảo (chích) mỗi vị 3 lạng, Hoàng liên 1 lạng, Đại táo 12 quả sắc uống.
6. Sinh khương tả tâm thang (Thương hàn luận)
Sinh khương (thái mỏng) 4 lạng, Cam thảo (chích) 3 lạng, Nhân sâm 3 lạng, Can khương 1 lạng, Hoàng cầm 3 lạng, Bán hạ (rửa) 1/2 thăng, Hoàng liên 1 lạng, Đại táo (đâm dập) 12 quả sắc uống.
7. Cam thảo tả tâm thang (Thương hàn luận)
Cam thảo 4 lạng (chích), Hoàng cầm 3 lạng, Càn khương 3 lạng, Bán hạ (rửa) 1/2 cân, Đại táo (đâm dập) 12 quả, Hoàng liên 1 lạng sắc uống.
8. Đại hoàng, hoàng liên tả tâm thang (Thương hàn luận)
Đại hoàng 2 lạng, Hoàng liên 1 lạng sắc uống.
9. Phụ tử tả tâm thang (Thương hàn luận)
Đại hoàng 2 lạng, Hoàng liên Hoàng cầm mỗi vị 1 lạng, Phụ tử 1 củ, sắc uống.
10. Sài hồ Quế chi thang (Thương hàn luận)
Quế chi (bỏ vỏ), Hoàng cầm, Nhân sâm mỗi vị 1 lạng rưỡi, Cam thảo (chích) 1 lạng, Bán hạ (rửa) 2 cáp rưỡi, Đại táo (đâm dập) 6 quả, Sinh khương (thái mỏng) 1 lạng rưỡi, Sài hồ 4 lạng sắc uống.
11. Lý trung thang (Thương hàn luận)
Nhân sâm, Càn khương, Cam thảo (chích), Bạch truật mỗi vị 3 lạng sắc uống.
12. Kinh phong giải biểu thang (Thời thị xử phương học).
Kính giới, Tô diệp, Hạnh nhân, Phòng phong, Xích linh, Bạch chỉ, Trần bì, Thần khúc, Thông bạch, Sinh khương sắc uống.
13. Thông sị cát cánh thang (Thông tục thương hàn luận).
Thông bạch tươi 3-5 củ, Đạm đậu sị 3-5 đồng, Sơn chi 2-3 đồng, Khổ cát cánh 1-1,5 đồng, Bạc hà 1-1,5 đồng, Liên kiều 1-2 đồng, Sinh cam thảo 2-8phân, Đạm trúc diệp 30 lá sắc
uống.
14. Sài hồ hãm hung thang (Thương hàn luận)
Sài hồ 1 đồng, Bán hạ chế gừng 3 đồng, Xuyên liên nhỏ 8 phân, Khổ cát cánh 1 đồng, Hoàng cầm 1,5 đồng, Qua lâu nhân (đâm dập) 5 đồng, Chỉ thực thứ nhỏ 1,5 đồng, Sinh khương trấp 4 giọt sắc uống.
15. Lôi thị gia vị bạch hổ thang (Thời bệnh luận)
Liên kiều (bỏ ruột) 4 đồng, Thạch cao (dốt) 5 đồng, Tây dương sâm 2 đồng, Sinh cam thảo 8 phân, Tri mẫu 2 đồng (sao nước muối), Tế sinh địa 5 đồng, Gạo tẻ 1 nắm sắc uống.
16. Tăng dịch thang (Ôn bệnh điều biện)
Huyền sâm 1 lạng, Mạch đông (để lõi) 8 đồng, Tế sinh địa (8 đồng) sắc uống.
17. Ôn đởm thang (Thiên kim phương)
Trần bì 1,5 lạng, Bán hạ 1 lạng, Phục linh 7 đồng,C am thảo 4 đồng, Trúc nhự 1 lạng, Chỉ thực 1 lạng sắc uống.
18.Mạch môn đông thang (Kim quỹ yếu lược)
Mạch môn đông 7 thăng, Gạo tẻ 3 cáp, Nhân sâm 3 lạng, Bán hạ 1 thăng, Đại táo 12 quả, Cam thảo, sắc uống.
19. Lôi thị thanh lương thấu tà pháp (Thời bệnh luận)
Lô căn tươi 5 đồng, Thạch cao 6 đồng (đốt), Liên kiều 3 đồng (bỏ ruột), Trúc diệp 1 đồng 5 phân, Đạm đậu sị 3 đồng, Vỏ đậu xanh 3 đồng sắc uống.
20. Tê địa thanh lạc ẩm (Thông tục thương hàn luận)
Tê giác trấp 4 thìa (chế vào sau), Đơn bì 2 đồng, Liên kiều (bỏ ruột) 1 đồng rưỡi, Đạm trúc lịch 2 thìa (chế vào sau), Sinh địa tươi 8 đồng, Xích thược sống 1 đồng rưỡi, Đào nhân 9 đồng, Sinh khương trấp 2 giọt (chế vào sau) sắc uống.
21. Tê liên thừa khí thang (Thương hàn luận)
Tê giác trấp (chế vào sau) 2 thìa, Tiểu xuyên liên 8 phân, Tiểu chỉ thực 1 đồng rưỡi, Nước sinh địa tươi (chế vào sau) 6 thìa, Sinh đại hoàng 3 đồng, Chân kim trấp (chế vào sau) 1 lạng, sắc uống.
22. Ngưu hoàng thừa khí thang (ôn bệnh điều biện)
Yên cung ngưu hoàng hoàn 2 viên, Sinh đại hoàng 2 đồng (nghiền nhỏ) lấy Yên cung ngưu hoàng hoàn hòa với nước cho tan ra, cho bột Đại hoàng vào, trước cho uống 1 nửa, chưa bớt thì cho uống nữa.
23. Tam giáp phục mạch thang (ôn bệnh điều biện)
Chích cam thảo 6 đồng, Can địa hoàng 6 đồng, Sinh bạch thược 6 đồng, Mạch đông 5 đồng, Ma nhân 3 đồng, Sinh mẫu lệ 2 lạng, Sinh miết giáp 8 đồng, Sinh quy bản 1 lạng, sắc uống.
24. Ngọc trúc mạch đông thang (Ôn bệnh điều biện)
Ngọc trúc 3 đồng, Mạch đông 3 đồng, Sa sâm 2 đồng, Cam thảo 1 đồng, sắc uống.
25. Thanh tâm liên tử ẩm (Cục phương)
Liên tử, Mạch đông, Nhân sâm, Địa cốt bì, Hoàng kỳ, Phục thần, Xa tiền tử, Cam thảo, Hoàng cầm, Sài hồ, mỗi vị 5 phân, sắc uống.
26. Ma hạch thạch cam thang (Thương hàn luận)
Ma hoàng 4 lạng (bỏ mắt), Hạnh nhân 50 hạt (bỏ vỏ), Cam thảo 2 lạng, Thạch cao 1/2 cân (đâm nhỏ bọc vải) sắc uống.
27. Vi hành thang (Thiên kim phương)
Măng lau 2 thăng, Sinh ý dĩ 1/2 thăng, Qua biện nửa thăng, Đào nhân 50 hạt, sắc uống.
28. Cát căn liên thang (Thương hàn luận)
Cát căn 1/2 cân, Cam thảo 2 lạng (chích), Hoàng cầm 2 lạng, Hoàng liên 3 lạng sắc uống.
29. Tăng giảm bạch hổ thang (chép trong Thiểm tây Ôn bệnh học)
Sinh thạch cao, Tri mẫu, Sơn chi, Rìa lá sen tươi, Trúc diệp, Lô căn, sắc uống.
30. Thanh thử ích khí phương (Vương mạnh Anh)
Bắc sa sâm, Mạch đông, Tri mẫu, Cam thảo, Hoàng liên, Lá tre tươi, Thạch hộc tươi, vỏ xanh dưa hấu, Vỏ đậu xanh, Gạo tẻ, sắc uống.
31. Nhu hoắc khu thử phương (Diệp thiên sỹ)
Hương nhu, Hoắc hương, Bội lan diệp, Tử tô, Hậu phác, Ngân hoa, Trúc diệp, Bạc hà, sắc uống.
32. Diệp thị nhu hạnh thang (Diệp thiên sỹ)
Tây hương nhu, Quang hạnh nhân, Hoạt thạch, Ty qua lạc, Thông thảo, Bạch khấu nhân, sắc uống.
33. Ngô thị Thanh lạc ẩm (Ôn bệnh điều biện)
Rìa lá sen tươi 2 đồng, Ngân hoa tươi 2 đồng, Vỏ xanh dưa hấu 2 đồng, Hoa đậu ván tươi 1 nhánh, Xơ mướp 2 đồng, Trúc diệp tâm 2 đồng, sắc uống.
34. Đại quất bì thang (Cục phương)
Quất bì, Xích linh, Bạch truật, Trư linh, Trạch tả, Quế chi, Binh lang, Mộc hương, ích nguyên tán (bao) sắc uống.
35. Thanh ôn bại độc ẩm (Nghiệm án chữa bệnh não viêm ở thị trấn Thạch gia trang)
Quảng tê giác,Toàn yết, Đại ngô công, Nhân trần, Ngân hoa, Liên kiều, Thanh trúc nhự, Hoa phấn, Thạch cao, Cam thảo, Thiên trúc hoàng, Chi tử, Xương bồ sắc uống.
36. Bảo long hoàn (Tiền ất)
Thiên trúc hoàng 1 lạng, Hùng hoàng thủy phi, Thần sa mỗi vị 5 đồng, Xạ hương 1 đồng, Thiên nam tinh 4 lạng, các vị tán nhỏ viên với nước Cam thảo. Có bài thì có Khương tàm, Ngưu hoàng, Toàn yết, Hổ phách, Phục linh, nấu tim bấc, Bạc hà làm thang mà uống.
37. ích nguyên tán (Lưu hà Gian)
Hoạt thạch 6 lạng, Cam thảo 1 lạng (chích), Thần sa 5 đồng sắc uống.
38. Hành quân tán (Gia cát vũ hầu)
Ngưu hoàng, Xạ hương, Trân châu, Băng phiến, Bằng sa mỗi vị 5 đồng, Hùng hoàng 8 đồng, Hỏa tiêu 3 phân, vàng thếp 20 tờ nghiền thành bột.
39. Bát bảo hồng linh tán:
Chu sa, Nha tiêu mỗi vị 1 lạng, Hùng hoàng (phi), Bồng sa mỗi vị 6 đồng, Mông thạch (đốt) 4 đồng, Băng phiến, Đương môn tử mỗi vị 3 đồng, Vàng thếp 50 tờ, các vị nghiền thật nhỏ trộn đều mà dùng.
40. Lôi thị phương hương hóa trọc pháp (Thời bệnh luận)
Hoắc hương 1 đồng, Bội lan diệp 1 đồng, Quảng bì 1 đồng 5 phân, Chế bán hạ 1 đồng 5 phân, Đại phúc bì 1 đồng (rửa rượu), Hậu phác 8 phân (sao nước gừng), Lá sen tươi 3 đồng làm thuốc dẫn, sắc uống.
41. Tăng giảm Hoàng liên tả tâm thang (Thông tục thương hàn luận)
Xuyên liên 8 phân, Hoàng cầm 1 đồng rưỡi, Hoạt thạch 6 đồng, Chỉ thực 1 đồng rưỡi, Bán hạ 1 đồng rưỡi, ý dĩ 5 dồng, Trúc lịch 2 thìa, Sinh khương trấp 2 giọt (chế vào sau) sắc uống.
42.Cam lộ tiêu độc đan (Diệp thiên sỹ)
Hoàng cầm, Liên kiều, Nhân trần, Hoắc hương, Bạc hà, Bạch khấu, Xạ can, Xương bồ.
43. Thương truật Bạch hổ thang (Trương thị y thông)
Tức là bài Bạch hổ thang gia Thương truật.
44. Hoắc phác hạ linh thang
Hoắc hương, Hậu phác, Bán hạ, Bạch linh.
45. Tam nhân thang (Ôn bệnh điều biện)
Hạnh nhân 5 đồng, Khấu nhân 2 đồng, ý dĩ 6 đồng, Hậu phác 2 đồng, Bán hạ 5 đồng, Trúc diệp 2 đồng, Hoạt thạch 6 đồng, Thông thảo 2 đồng, sắc với nước Cam lang (1).
46. Vương thị liên phác ẩm (Vương mạnh Anh)
Xuyên liên, Chi tử, Bán hạ, Tiên xương bồ, Chỉ thực, Xuyên phác, Đậu sị, Lô căn, Hoạt thạch, Hoàng cầm sắc uống.
47. Tê địa thanh thần thang (Thạch phế nam)
Tê giác, Sinh địa tươi, Ngân hoa,Liên kiều, Quảng uất kim, Thạch xương bồ tươi (bỏ vào sau), Lê trấp (chế vào sau), Trúc lịch (chế vào sau), Khương trấp (chế vào sau) sắc uống.
48. Thẩm thị linh truật thang (Tôn sinh thư).
Bạch linh, Bạch truật, Trạch tả, Quế chi, Đạm càn khương sắc uống.
49. Lôi thị Vãn chinh hồi dương pháp (Thời bệnh luận)
Đông dương sâm 3 đồng (sao gạo), Bạch linh 3 đồng, ứ truật 1 đồng (thổ sao), Cam thảo 5 phân (chích), Bào khương 6 phân, Yên quế 8 phân (giọt nhỏ bỏ vào sau), Đạm phụ phiến 8 phân, Ngô thù du 8 phân (ngâm cho nhạt đi) sắc uống.
50. Hương tô thông sị thang (Thông tục thương hàn luận)
Hương phụ 1 đồng rưỡi đến 2 đồng, Tô diệp 1 đồng rưỡi đến 3 đồng, Trần bì một đồng rưỡi đến 2 đồng, Cam thảo 6 - 8 phân, Thông bạch 2-3 củ, Đậu sị 3-4 đồng, sắc uống.
51. Sài hồ chỉ cát thang (Thông tục thương hàn luận)
Sài hồ 1-1,5 đồng, Chỉ xác 1,5 đồng, Bán hạ chế gừng 1,5 đồng, Thanh tử cầm 1-1,5 đồng, Cát cánh 1 đồng, Tân hội bì 1 đồng rưỡi, Gừng tươi 1 đồng, Vũ tiền trà 1 đồng, sắc uống.
(1) Cam lang thủy: nước múc vào gáo giội lên, giội xuống nhiều lần cho sôi bọt lên rồi mới sắc (ND).
52. Ngũ nhân quất bì thang (Thông tục thương hàn luận)
Điểm hạnh nhân 3 đồng (nghiền nhỏ), Tùng tử nhân 3 đồng, úc lý nhân 4 đồng, Quất bì 1 đồng rưỡi sao mật, Đào nhân 2 đồng (đâm dập), Bá tử nhân 2 đồng (đâm dập) sắc uống.
53. Tang hạnh thang (Ôn bệnh điều biện)
Tang diệp 1 đồng Hạnh nhân 1 đồng 5 phân, Sa sâm 2 đồng, Tượng bối 1 đồng, Hương sị 1 đồng, Chi bì 1 đồng, Lê bì 1 đồng, sắc uống.
54. Gia vị tả bạch thang (Tiền trọng Dương phương gia vị)
Sinh tang bì, Địa cốt bì, Mạch đông, Qua lâu xác, Hạnh nhân, Tiền hồ, Ngưu bàng tử, Hoàng cầm, Cát cánh, Tô tử, Quất bì, Cam thảo, sắc uống.
55. Lôi thị thanh kim ninh lạc pháp (Thời bệnh luận)
Mạch đông 3 đồng (bỏ ruột), Bắc sa sâm 3 đồng, Sinh địa 3 đồng, Hạn liên thảo 3 đồng, Đông tang diệp 3 đồng, Ngọc trúc 2 đồng, Huyền sâm 1 đồng 5 phân, sắc uống.
56. Ngũ trấp ẩm (Ôn bệnh điều biện)
Lê trấp, Bột tề (1) trấp, Tiễn vi căn trấp, Mạch môn đông trấp, Tiễn ngẫu trấp (hoặc dùng nước mía) nhiều ít tùy bệnh, các thứ hòa lẫn nhau uống nguội, nếu không uống nguội được thì hâm cách thủy lên mà uống.
57. Lôi thị Tùng bá thông u pháp (thời bệnh luận)
Tùng tử nhân 4 đồng, Bá tử nhân 3 đồng, Đông qùi tử 3 đồng, Hỏa ma nhân 3 đồng, Cát cánh 1 đồng, Qua lâu xác 3 đồng, Giới bạch đầu 8 phân, Đại phúc bì 1 đồng (rửa rượu), Mật ong 1 thìa con (chế vào sau) sắc uống.
58. Đại định phong châu (Ôn bệnh điều biện)
Sinh bạch thược 6 đồng, A giao 3 đồng, Sinh quy bản 4 đồng, Can địa hoàng 6 đồng, Ma nhân 2 đồng, Ngũ vị tử 2 đồng, Sinh mẫu lệ 4 đồng, Mạch đông 6 đồng (cả lõi), Chích thảo 4 đồng, Lòng đỏ trứng gà 2 cái (để sống), Miết giáp 4 đồng (để sống) sắc uống.
59. Gia giảm dưỡng âm thanh phế thang (Trùng lâu ngọc thược phương gia giảm)
Sinh địa, Mạch môn, Bối mẫu, Đơn bì, Huyền sâm, Bạc hà, Sơn chi, Hoàng cầm, Ngân hoa, Bồ công anh, Bản lan căn, Sinh thạch cao, Xuyên phác, Tửu quân, Cam thảo, Cát cánh sắc uống.
60. Băng bằng tán (Ngoại khoa chính tông)
Băng phiến 5 phân, Chu sa 6 phân, Huyền minh phấn (chế kỹ), Bằng sa mỗi vị 5 phân (có phương gia chế làm 3 phân), Đởm phàn 5 phân, Bồ hoàng 7 phân, các vị trên đem nghiền thật nhỏ, bôi vào chỗ đau, ngày 5-6 lần.
Phụ phép: Cách chế Huyền minh phấn: sau tiết Đông chí dùng 10 cân Phác tiêu thứ trong sạch, một đấu rưỡi nước, 5 cân củ cải trắng đâm nhỏ cho vào nồi đun sôi, bỏ cải trắng ra, dùng 2 lớp giấy mềm lọc cho trong, đem phơi sương nắng ba ngày đêm đến khi Phác tiêu đã như ngưng kết rồi, thì chắt bỏ chất nước thừa đi, lại cho vào cái nồi đất để lên trên lò lửa than đổ nước và dùng cái xẻng bằng đồng, quấy mãi cho đến lúc sắp ngưng kết lại, rồi lại để vào trong nồi nhỏ, kê lên cái kiềng 3 chân trên đất bùn, cao chừng nửa tấc, trên úp một miếng ngói, xung quanh xây một cái lò nhiều lỗ, cách cái nồi chưng chừng nửa tấc rồi cho than lửa vào trong lò, nung khắp cả trên dưới và xung quanh nồi, đến khi nồi đỏ lên là được. Sáng hôm sau đem ra nghiền thật nhỏ, để một tờ giấy lên trên chỗ đất im mát sạch sẽ, rây Phác tiêu lên trên giấy dày bằng đồng tiền, sau 3 ngày cho vào trong cái bình sự, lấy giấy vụn dày chừng một tấc để lên trên, để rút hết hơi trong thuốc, đừng cho thuốc ướt.
61. Nhị giáp phụ mạch thang (Ôn bệnh điều biện)
Chích cam thảo 6 đồng, Can địa hoàng 6 đồng, Sinh bạch thược 6 đồng, Mạch đông 5 đồng (để nguyên ruột), A giao 3 đồng, Ma nhân 3 đồng, Sinh mẫu lệ 5 đồng, Sinh miết giáp 8 đồng, sắc uống.
62. Thiên ma câu đằng ẩm (Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa)
Thiên ma, Câu đằng, Sinh quyết minh, Sơn chi, Hoàng cầm, Xuyên ngưu tất, Đỗ trọng, ích mẫu thảo, Tang ký sinh, Dạ giao đằng, Chu phục thần, sắc uống.
63. Gia giảm tả thanh hoàn (như trên)
Phòng phong, Long đởm thảo, Sơn chi, Đại hoàng, Hoàng cầm, Xuyên ngưu tất, sắc uống.
64. Kiến linh thang (Trung trung tham tây lục).
Sinh địa hoàng, Ngưu tất, Bạch thược, Bá tử nhân, Sinh giả thạch, Sinh long cốt, Sinh mẫu lệ, sắc uống.
65. Phụ tử lý trung thang (Chứng trị chuẩn thằng)
Tức là Lý trung thang gia Phụ tử sắc uống.
(1) Bột tề: củ Mã thầy - năn
66. Trấn cam tức phong thang (Trung trung tham tây lục)
Sinh giá thạch, Sinh long cốt, Sinh mẫu lệ, Sinh quy bản, Sinh bạch thược, Hoài ngưu tất, Huyền sâm, Mạch đông, Xuyên luyện tử, Sinh mạch nha, Nhân trần, Cam thảo, sắc uống.
67. Gia giảm linh dương giác tán (Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa)
Linh dương giác, Thiên ma, Câu đằng, Long đởm thảo, Tang kí sinh, Xuyên ngưu tất, Kê huyết đằng, Cương tàm, Ngô công (đốt, nghiền), Toàn yết (đốt, nghiền) các vị sắc trước, sau hòa nước Linh dương giác, bột Ngô công, bột Toàn yết vào uống.
68. Gia vị kỳ quế ngũ vật thang (Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa)
Hoàng kì, Quế chi, Bạch thược, Quy vĩ, Đào nhân, Ngưu tất, Sinh khương, Đại táo, bốc thành thuốc chén mà uống, chứng nặng có thể tùy đó mà gia các vị Giá trùng, Đại hoàng.
69. Phòng phong thang (Lưu hà Gian)
Phòng phong (có chỗ 1 đồng rưỡi), Đương quy (rửa rượu), Xích linh (bỏ vỏ), Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao) mỗi vị 1 đồng, Tần giao, Hoàng cầm, Cát căn, mỗi vị 2 đồng (có chỗ mỗi vị 3 đồng), Khương hoạt 8 phân, Quế chi (có chỗ Quế tâm), Cam thảo, mỗi vị 5 phân (có chỗ mỗi vị 1 đồng) (có bài không có Khương hoạt, có Độc hoạt 1 đồng, Ma hoàng 5 phân).
70. Ngũ tích tán (Cục phương)
Thương truật 14 lạng (tẩm nước gạo rửa sạch bỏ vỏ), Cát cánh 12 lạng (bỏ vỏ, lông), Ma hoàng 6 lạng (bỏ mắt, rễ), Chỉ xác (bỏ nuốm, thái, sao), Trần bì (bỏ cùi trắng), Hậu phác 3 lạng (bỏ vỏ, chế gừng), Càn khương 3 lạng (nướng), Bán hạ 3 phân (rửa 7 lần), Phục linh 3 phân (bỏ vỏ), Cam thảo 3 phân (chích, thái mỏng), Bạch chỉ 3 phân, Đương quy thân 3 phân (bỏ nuốm, rửa), Bạch thược 3 phân, Xuyên khung 3 phân, Nhục quế 3 phân (bỏ vỏ).
71. Trừ thấp Quyên tý thang (Chứng trị chuẩn thằng).
Thương truật (tẩm nước gạo, bỏ vỏ, thái sao) 2 đồng, Bạch truật (sao với Thương truật) có chỗ 2 đồng, Phục linh, Khương hoạt, Trạch tả, mỗi vị 1 đồng 5 phân, Trần bì 1 đồng, Cam thảo 4 phân (chích), Khương trấp, Trúc lịch.
72. Cải định Tam tý thang
Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo, Đương qui, Xuyên khung, Bạch thược, Hoàng kỳ, Bào ô đầu, Quế tâm, Phòng phong, Phòng kỷ, Tế tân, Sinh khương, Đại táo.
73. Chữa âm lý lao thang (Thẩm thị Tôn sinh thư)
Đơn bì, Quy thân, Mạch đông, Cam thảo (chích), ý dĩ, Bạch thược, Bắc ngũ vị, Nhân sâm, Liên tử, Quất hồng, Sinh địa (sao rượu, nước gừng), Đại táo.
74. Chữa dương lý lao thang (như trên)
Hoàng kỳ, Nhân sâm, Nhục quế, Đương quy, Bạch truật, Cam thảo, Trần bì, Bắc ngũ vị, Sinh khương, Đại táo.
75. Thập toàn đại bổ thang (Cục phương)
Nhân sâm, Thục địa (rửa rượu, chưng, sấy), Hoàng kỳ (tẩm nước muối sao, có chỗ nói tẩm mật sao) mỗi vị 1 đồng, Bạch truật (sao, có chỗ nói hấp cơm), Đương qui (rửa rượu), Bạch thược (sao, có chỗ nói rửa rượu), Nhục quế (có chỗ nói 5 phân), mỗi vị 1 đồng, Xuyên khung (có chỗ nói 1 đồng), Bạch linh (có chỗ nói 1 đồng) Cam thảo (chích, có chỗ nói 5 phân) mỗi vị 8 phân.
76. Sài hồ thanh cốt tán
Tần giao, Tri mẫu, Chích thảo, Hồ liên, Miết giáp, Thanh cao, Sài hồ, Địa cốt bì, Giới bạch, Trư đởm trấp, đồng tiện.
77. Tử uyển tán (Chứng trị chuẩn thằng)
Tử uyển, Nhân sâm, mỗi vị 1 đồng, Phục linh, Tri mẫu, Cát cánh (mỗi vị 1 đồng 5 phân), A giao (sao bột cáp phấn) 1 đồng, Xuyên bối (bỏ ruột) 1 đồng 2 phân, Ngũ vị tử 15 hột, Cam thảo 5 phân (đốt), có bài không có Tri mẫu, có 1đồng Mạch đông bỏ ruột.
78. Tứ sinh hoàn (Cục phương)
Sinh địa tươi, Lá sen tươi, Lá ngải cứu non, Lá trắc bá tươi (các vị bằng nhau).
79. Đại bổ âm hoàn (Chu đan Khê)
Hoàng bá (tẩm nước muối, rượu sao trên miếng ngói cho hơi đen), Tri mẫu (bỏ vỏ, tẩm rượu sao ướt, có chỗ sao nước muối) mỗi vị 4 lạng, Thục địa (thứ lớn mập chìm xuống nước, rửa rượu phơi khô), Bại quy bản (tẩm giấm nướng vàng, mỗi vị 6 lạng, lấy tủy xương sống lợn mà viên với mật).
80. Sinh điạ hoàng ẩm tử (Giản dị phương)
Sinh địa, Thục địa, Hoàng cầm, Địa cốt bì, Thiên moôn đông, Bạch thược, Cam thảo, Ngân sài hồ, Mạch môn đông,Hoàng kỳ.
81. Huyết phủ trục ứ thang (Y lâm cải thác)
Đương quy 3 đồng, Sinh địa 3 đồng, Đào nhân 4 đồng, Hồng hoa 3 đồng, Chỉ xác 2 đồng, Xích thược 2 đồng, Sài hồ 1 đồng, Cam thảo 1 đồng, Cát cánh 1 đồng rưỡi, Xuyên khung 1 đồng rưỡi, Ngưu tất 3 đồng.
82. Đại hoàng giá trùng hoàn (Kim quỹ yếu lược)
Đại hoàng 10 phân (sao), Đào nhân 1 thăng, Hạnh nhân 1 thăng, Hoàng cầm 2 lạng, Thược dược 4 lạng, Địa hoàng 10 lạng, Càn tất 1 phân, Manh trùng 1 thăng, Thủy điệt 100 con, Tề bào 1 thăng, Giá trùng 1/2 thăng.
83. Lý khí bình can tán (Thống chỉ phương)
Ô dược, Hương phụ, Thanh bì, Chỉ xác, Thược dược, Xuyên khung, Sài hồ, Mộc hương, Cam thảo, Sinh khương, sắc uống.
84. Toàn phúc hoa thang (Kim quỹ yếu lược)
Toàn phúc hoa 3 lạng, Tinh giáng một ít, Hành ống xanh 14 nhánh, sắc uống.
85. Nhất quán tiễn (Ngụy ngọc hoàng)
Bắc sa sâm, Mạch đông, Đương quy thân, Sinh địa hoàng, Câu kỷ tử, Xuyên luyện tử, sắc uống.
86. Đơn chi tiêu dao tán (Cục phương)
Đương quy (rửa rượu), Thược dược (sao rượu) mỗi vị (1đồng rưỡi, Sài hồ, Bạch linh, Bạch truật (sao đất) mỗi vị 1 đồng, Cam thảo (chích) 5 phân, Sinh khương, Bạc hà, Đơn bì, Sơn chi, sắc uống.
87. Chỉ thấu tán (Y học tâm ngộ)
Kinh giới, Tử uyển (chưng), Bạch tiền (chưng), Cát cánh (sao), Bách bộ (chưng) mỗi vị 2 cân, Trần bì (rửa nước, cạo ruột) 1 cân, Cam thảo (sao) 12 lạng, các vị đem tán nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng với nước gừng.
88. Kim phí thảo tán (Cục phương)
Kinh giới 4 lạng, Ma hoàng, Tiền hồ, mỗi vị 3 đồng, Chích thảo, Xích thược, Bán hạ, mỗi vị 1 lạng, Toàn phúc hoa 3 lạng.
89. Thanh lạc ẩm: tức Bài Ngô thị thanh lạc ẩm thấy ở mục Phụ phương 33 trong chương này.
90. Lục quân tử thang (Cục phương)
Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo, Bán hạ, Trần bì, các vị bằng nhau.
91. Nguyệt hoa hoàn
Thiên đông, Mạch đông, Sinh địa, Thục địa, Sơn dược, Bách bộ, Sa sâm, Xuyên bối, A giao, Phục linh, gan rái cá, Tam thất, các vị tán nhỏ dùng lá Dâu, Cúc hoa ngào thành cao, bỏ A giao vào trong ấy, luyện với mật viên thành hòn bi, mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 3 lần.
92. Xạ can ma hoàng thang (Kim qũy yếu lược)
Ma hoàng 4 lạng, Xạ can 13 củ, Tế tân, Đông qua, Tử uyển, mỗi vị 3 lạng, Bán hạ (lấy thứ to, rửa) 8 hột, Sinh khương 4 lạng, Ngũ vị tử 1/2cân, Đại táo 7 quả.
93. Tử kim đan (Phổ tế bản sự phương)
Bạch phê 5 phân, Đạm đậu sị 2 đồng, hòa với nhau đâm nhỏ, viên bằng hạt vừng, mỗi lần uống từ 5-10 viên khi đi nằm, uống với nước chè.
94. Bạch quả định suyễn thang
Bạch quả, Hoàng cầm, Hạnh nhân, Tang bạch bì, Tô tử, Cam thảo, Ma hoàng, Bán hạ, Khoản đông hoa.
95. Việt tỳ gia bán hạ thang: tức là Việt tỳ thang (xem ở mục Lợi thấp trong chương phương tễ) gia Bán hạ.
96. Tang bạch bì thang (Y tông kim giám)
Tang bạch bì, Phục linh, Cát cánh, mỗi vị 7 phân, Trạch tả, Huyền sâm, mỗi vị 8 phân, Cúc hoa 5 phân, Cam thảo 2 phân rưỡi, Hoàng cầm, Toàn phúc hoa, Mạch môn đông (bỏ lõi) mỗi vị 1 đồng.
97. Tam ảo thang (Cục phương)
Ma hoàng, Hạnh nhân,Cam thảo, các vị bằng nhau.
98. Hắc tích đơn (Cục phương)
Kim linh tử, Hồ lô ba (sao rượu),Mộc hương, Phụ tử (nướng), Nhục khấu (nướng), Phá cổ chỉ (sao rượu). Trầm hương (đẽo ra), Hồi hương (thứ tốt), Dương khởi thạch (chưng rượu nghiền nhỏ) mỗi vị 1 lạng, Nhục quế 1/2 lạng, Hắc tích, Lưu hoàng mỗi vị 2 lạng.
99. Bối mẫu qua lâu tán
Bối mẫu, Qua lâu, Hoa phấn, Phục linh, Quất hồng, Cát cánh.
100. Tiểu bán hạ gia Phục linh thang (Kim qũy yếu lược)
Bán hạ 1 cân, Sinh khương 1/2 cân, Phục linh 3 lạng (có chỗ 4 lạng).
101. Bá tử dưỡng tâm hoàn (Nghiệm phương)
Bá tử nhân, Bạch phục linh, Toan táo nhân, Sinh hoàng kỳ, Đương qui thân mỗi vị 2 lạng, Ngũ vị tử, Chu sa (phi), Tê giác tiêm, mỗi vị 5 đồng, Cam thảo 4 đồng, các vị tán nhỏ hòa với mật.
102. Bán hạ truật mễ thang (Linh khu kinh)
Bán hạ 5 cáp, Truật mễ 1 cân,.
103. Bán hạ Bạch truật Thiên ma thang (Vạn bệnh hồi xuân)
Bán hạ (chế nước gừng), Bạch truật (tẩm nước gạo), Trần bì (bỏ cùi trắng), Mạch nha, mỗi vị 7 phân rưỡi, Phục linh (bỏ vỏ), Hoàng kỳ (sao), Nhân sâm, Trạch tả, Thương truật, Thiên ma, mỗi vị 3 phân rưỡi, Thần khúc (sao) 5 phân, Hoàng bá (sao rượu), Càn khương (sao) mỗi vị 2 phân.
104. Khu phong thanh thượng tán (Thống chỉ phương)
Hoàng cầm (sao rượu), Khương hoạt, Phòng phong, Sài hồ tiêu, Bạch chỉ, mỗi vị 1 đồng, Xuyên khung 1 đồng 2 phân, Kinh giới 8 phân, Cam thảo 5 phân.
105. Thanh không cao (Lý đông Viên phương)
Khương hoạt, Hoàng liên (sao rượu), Phòng phong mỗi vị 1 lạng, Sài hồ 7 đồng, Xuyên khung 5 đồng, Cam thảo (chích) 1 lạng rưỡi, Hoàng cầm 3 lạng (một nửa chế rượu, một nửa sao).
106. Khương hoạt hắc phụ thang (Lý đông Viên)
Ma hoàng, Khương hoạt, Phòng phong, Thương truật, Thăng ma, Cam thảo, Phụ tử, Bạch chỉ.
107. Thuận khí hòa trung thang (Chứng trị chuẩn thằng phương).
Hoàng kỳ 1 đồng 5 phân, Nhân sâm 1 đồng, Bạch truật, Trần bì, Đương quy, Thược dược, mỗi vị 5 phân,Cam thảo (chích), Thăng ma, Sài hồ, mỗi vị 3 phân, Mạn kinh tử, Xuyên khung, Tế tân mỗi vị 2 phân.
108. Sài hồ thanh can tán
Sài hồ, Bạch thược, Sơn chi, Hoàng cầm, Đơn bì, Đương qui, Thanh bì, Câu đằng, Cam thảo.
109. Tứ thất thang (Cục phương)
Bán hạ 1 đồng 5 phân, Phục linh 1 đồng 2 phân, Tử tô 6 phân, Hậu phác 9 phân, gừng 7 nhát, Táo 2 quả.
110. Diên ô nhị trần thang
Diên hồ, Ô dược, Hương phụ, Sa nhân, Trần bì, Cam thảo.
111. Cao lương khương thang (Thiên kim phương)
Lương khương, Hậu phác (chế gừng), Đương qui, Quế tâm, mỗi vị 2 đồng.
112. Hương sa chỉ truật hoàn (Trương khiết Cổ)
Mộc hương, Sa nhân, Chỉ trực (sao cám) mỗi vị 1 lạng, Bạch truật (chưng với Thổ chu) 3 lạng.
113. Quát đờm yên vị tán
Nam tinh, Bán hạ, Quất hồng, Hương phụ, Hoạt thạch, Chỉ xác, Huyền minh phấn, Thương truật, Sa nhân, Phục linh, Cam thảo, Mộc hương, Vỏ ốc (Bạch hoa sư xác), Thanh bì.
114. Thử niêm tán (Kỳ hiệu phương)
Diên hồ, Ngũ linh chi (nghiền rượu), Thảo quả, Một dược các vị bằng nhau.
115. Thược dược Cam thảo thang (Thương hàn luận)
Thược dược (rửa rượu), Chích thảo mỗi vị 4 lạng.
116. Hương sa Lý trung thang.
Mộc hương, Sa nhân, Càn khương, Bạch truật, Nhân sâm, Cam thảo.
117. Mộc hương thuận khí ẩm
Hương phụ, Binh lang, Trần bì, Chỉ xác, Hậu phác, Cam thảo, Mộc hương, Sa nhân, Thương truật, Sinh khương.
118. Đại hoàng cam thảo thang (Kim quỹ yếu lược)
Đại hoàng 4 lạng, Cam thảo 1 lạng.
119. Đại bán hạ thang (Kim quỹ yếu lược)
Bán hạ 2 thăng (rửa), Nhân sâm 3 lạng, Bạch truật 1 thăng.
120. Hương liên hoàn (Cục phương)
Mộc hương 5 đồng (quấn giấy bản thấm ướt mà nướng), Hoàng liên 2 lạng (bỏ râu).
121. Mậu kỷ hoàn (Cục phương)
Xuyên hoàng liên, Ngô thù du, Bạch thược dược, các vị bằng nhau, nghiền thật nhỏ, viên với nước hồ bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên.
122. Gia vị thất thần hoàn
Nhục đậu khấu, Bổ cốt chỉ, Ngô thù du, Mộc hương, Bạch truật, Bạch linh, Xa tiền tử.
123. Lôi thị thanh lý Đạo tích phát (Thời bệnh luận)
Quảng mộc hương, Hoàng liên, Đại hoàng, Chỉ xác, Hoàng cầm, Bạch thược ,Cam thảo, Cát căn, Lá sen tươi.
124. Thược dược thang (Chứng trị chuẩn thằng)
Bạch thược (sao) 2 lạng, Hoàng cầm (sao), Quy vỹ, Hoàng liên (sao) mỗi vị 5 đồng, Đại hoàng 3 đồng, Mộc hương, Cam thảo (chích), Binh lang mỗi vị 3 đồng, Quan quế 2 đồng rưỡi.
125. Hương liên bình vị tán (Cục phương)
Mộc hương 1 lạng, Hoàng liên 2 lạng (sao nước gừng), Thương truật 8 lạng, Hậu phác 5 lạng (bỏ vỏ), Trần bì (rửa bỏ cùi), Cam thảo (chích), thái mỗi vị 1 lạng.
126. Phác hoàng hoàn
Hậu phác, Đại hoàng, Mộc hương, Trần bì.
127. Nhân trần quất bì thang
Nhân trần, Bán hạ, Trần bì, Bạch truật, Bạch linh.
128. Chi tử bá bì thang (Thương hàn luận)
Chi tử 10 quả (bóc vỏ), Hoàng bá 2 lạng, Cam thảo 1 lạng (chích).
129. Gia giảm cam lộ tiêu độc đơn
Nhân trần, Sơn chi, Hoàng cầm, Thạch xương bồ, Hoắc hương, Bạch khấu, Bạc hà, Hoạt thạch, Mộc thông, Chỉ xác.
130. Ma hoàng liên kiều xích tiểu đậu thang (Thương hàn luận)
Ma hoàng (bỏ mắt), Liên kiều mỗi vị 2 lạng, Xích tiểu đậu 1 thăng, Hạnh nhân 40 hạt (bỏ vỏ, đầu nhọn), Sinh tử, Bạch bì 1 thăng, Cam thảo 2 lạng (chích), Sinh khương 2 lạng (thái mỏng), Hồng táo 2 quả (bóp ra bỏ hột đi).
131. Nhân trần tứ nghịch thang (Trương thị y thông)
Nhân trần, Bào khương mỗi vị 1 đồng 5 phân, Bào phụ phiến, Chích thảo mỗi vị 1 đồng.
132. Nhân trần phụ tử càn khương thang (Vệ sinh bảo giám)
Nhân trần 1 đồng 2 phân, Bào phụ phiến 3 đồng, Bào khương 2 đồng, Thảo khấu 1 đồng (đốt), Bạch truật 4 phân, Chỉ thực (sao cám ), Bán hạ (chế), Trạch tả mỗi vị 5 đồng (đốt), Phục linh, Quất hồng mỗi vị 3 phân, Sinh khương (5 nhát).
133. Trầm hương, Hổ phách hoàn (Chứng trị chuẩn thằng)
Trầm hương 1 lạng rưỡi, Hổ phách, Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn sao), Tử tô, Xích phục linh, Trạch tả (mỗi vị 5 đồng), Khổ đình lịch (sao), úc lí nhân (bỏ vỏ), mỗi vị 1 lạng rưỡi, Trần bì (bỏ vỏ), Phòng kỷ (rửa rượu) mỗi vị 7 đồng 5 phân, các vị tán nhỏ hòa với mật, lấy Xạ hương làm áo.
134. Tế sinh thận khí hoàn (Nghiêm thị tế sinh phương)
Tức Lục vị địa hoàng gia Ngưu tất, Xa tiền tử, Phụ tử, Nhục quế.
135. Vị linh thang (Chứng trị chuẩn thằng)
Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Bạch truật, Bạch linh, mỗi vị 1 đồng 5 phân, Trạch tả, Trư linh mỗi vị 1 đồng, Cam thảo 6 phân, Nhục quế 5 phân, Sinh khương 3 nhát, Đại táo 3 quả.
136. Hoàng kỳ thang
Hoàng kỳ, Gạo nếp, sắc Hoàng kỳ lấy nước nấu cháo.
137. Khoan trung thang
Binh lang, Hậu phác, Mộc hương, Khấu nhân, Thanh bì, Trần bì, Đại phục bì, Uất kim, Trạch tả.
138. Vũ công tán (Trương tử Hòa)
Hắc sửu 4 lạng, Tiểu hồi hương (sao) 1 lạng, Quảng mộc hương 1 lạng.
139. Đương qui hoạt huyết thang (Trương thị y thông)
Đương quy 3 đồng, Xích thược dược (rửa rượu), Sinh địa hoàng (tẩm rượu), Quế tâm, mỗi vị 1 đồng 5 phân, Đào nhân 20 hột, Bạch linh, Chỉ xác, Sài hồ mỗi vị 8 phân, Cam thảo 5 phân, Càn khương (nướng) 4 phân, Hồng hoa 2 phân.
140. Tiêu cổ thang
Bán hạ, La bạc tử, Chích thảo, Tử tô, Sa nhân, Nhục khấu, Chỉ xác,Thanh bì, Trần bì, Tam lăng, Nga truật, Binh lang, Quan quế, Bạch khấu, Tất trừng già, Mộc hương, Sinh khương, Đại táo.
141. Trung mãn phân tiêu hoàn (Lý đông Viên phương)
Hoàng liên 5 đồng, Hoàng cầm 5 đồng, Hậu phác 1 lạng, Chỉ xác 5 đồng, Bán hạ 5 đồng, Phục linh 2 đồng, Bạch truật 1 đồng (có chỗ 5 đồng rưỡi), Nhân sâm 1 đồng (có chỗ 5 đồng), Trư linh 1 đồng (có chỗ 5 đồng rưỡi), Trạch tả 3 đồng, Cam thảo 1 đồng (chích), Càn khương 2 đồng.
142. S ài hồ bạch hổ thang
Sài hồ, Thạch cao, Thiên hoa phấn, Gạo tẻ, Hoàng cầm, Tri mẫu, Cam thảo, Lá sen tươi.
143. Bạch hổ gia quế chi thang
Tức Bạch hổ thang gia Quế chi.
144. Thanh cung thang (Ôn bệnh điều biện)
Huyền sâm tâm 3 đồng, Liên tử tâm 5 phân, Trúc diệp tâm 2 đồng, Liên kiều tâm 2 đồng, Mạch đông (cả lõi) 3 đồng, Tê giác tiêm 2 đồng (mài cho vào sau).
145. Thanh tỳ ẩm gia Thường sơn ô mai thang
Sài hồ, Hậu phác, Bán hạ, Xích linh, Bạch truật, Thanh bì, Hoàng cầm, Thảo quả, Chích thảo, Thường sơn (sao rượu), Ô mai, Sinh khương, Đại táo, các vị bằng nhau.
146. Sài bình thang gia Thảo quả Thường sơn Táo tâm thổ phương
Sài hồ, Bán hạ, Xuyên phác, Chích thảo, Hoàng cầm (sao), Xích linh, Thương truật, Trần bì, Sinh khương, Thảo quả, Thường sơn, Đất lòng bếp.
147. Thẩm thị triệt ngược ẩm (Thẩm thị Tốn sinh thư).
Hoàng kỳ 2 đồng, Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, mỗi vị 1 đồng, Sa nhân, Thảo quả, Quất hồng, mỗi vị 1 đồng, Ngũ vị tử (8 phân), Cam thảo 6 phân, Ô mai, Sinh khương, Đại táo.
148. Miết giáp tiễn hoàn (Kim quỹ yếu lược)
Miết giáp, Sài hồ, Thược dược, Đơn bì, Giá trùng, Ô phiến, Phụ tử, Khương lang, Quế chi, A giao, Hoàng cầm, Đào nhân, Càn khương, Đại hoàng, Bán hạ, Nhân sâm, Hậu phác, Phòng phong, Thạch vi, Tử uy, Đình lịch, Cù mạch, Mang tiêu, Tro bếp (tẩm rượu) chế thành thuốc viên mà uống.
Bài viết này có 0 bình luận