6. Ho

Rau tần
Coleus amboinicus Lour.
 
Họ: Hoa môi (Lamiaceae).
Tên khác: Húng chanh, Rau tần lá dày (Miền Nam).
Mô tả:
Thân: cây cỏ, sống lâu năm, thân hóa gỗ, cao 20-50 cm.
Lá: lá mọc đối, dày, mọng nước, mép khía răng.
Hoa: hoa nhỏ, màu tím hồng, toàn cây có lông rất nhỏ và có mùi thơm như mùi chanh.
Nơi mọc: cây được trồng làm gia vị và làm thuốc, trồng bằng gốc hoặc bằng đoạn thân vào mùa xuân.
Mùa hoa quả: tháng 3-5.
Bộ phận dùng: lá thu h ái quanh năm, dùng tươi.
Công dụng:
Chữa cảm cúm: lá húng chanh phối hợp với nhiều lá khác, nấu nước xông.
Chữa ho, viêm họng, khàn tiếng.
Liều dùng: lá tươi ngậm với muối, nuốt nước dần dần hoặc lấy 20 g lá giã nhỏ vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày.
 
 
 
Thiên môn
Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.
 
Họ: Hành tỏi
Tên khác: Thì là.
Mô tả:
Thân: cây cỏ, sống dai, cao 0,80-1 m.
Lá: lá mọc so le, có bẹ rất phát triển, phiến lá xẻ rất sâu, sát tận gân lá.
Hoa: hoa màu vàng mọc thành tán kép ở ngọn cành và kẽ lá.
Quả: quả hình trái xoan, dài.
Nơi mọc: cây được trồng làm gia vị ở khắp nơi, trồng bằng hạt vào mùa xuân.
Mùa hoa quả: tháng 12-2.
Bộ phận dùng: thân, lá, quả thu hái vào mùa đông, phơi khô.
Công dụng: chữa lạnh bụng, đầy hơi, nôn mửa, đàn bà ít sữa, bí tiểu tiện.
Liều dùng: mỗi ngày 3-6 g sắc uống.
 
 
 
Tỏi lào
Eleutherine subaphylla Gagnep.
 
Họ: La dơn (Iridaceae).
Tên khác: Hành tỏi, tỏi đỏ, sâm đại hành.
Mô tả:
Thân: cây cỏ, cao 20-30 cm, thân hành áo, có vỏ đỏ.
Lá: lá hình mác dài, gân lá song song.
Hoa: hoa trắng, mọc thành chùm.
Quả: quả nang, nhiều hạt.
Nơi mọc: cây mọc hoang ở rừng núi, mới phát hiện ở Sơn La, còn đựoc trồng, trồng bằng thân hành vào mùa đông xuân.
Mùa hoa quả: tháng 4-6.
Bộ phận dùng: thân hành thu hái khi cây đã tàn lụi, phơi khô.
Công dụng: bổ, an thần, cầm máu, hàn vết thương.
 
 
 
Dâu (tằm)
Morus alba Linn.
 
Họ: Dâu tằm (Moraceae).
Tên khác: Dâu cang (Mèo), mạy môn (Thổ)
Mô tả:
Thân: cây mọc hoang và được trồng để lấy lá nuôi tằm, trồng bằng cành vào mùa xuân, thu.
Nơi mọc: cây mọc hoang và được trồng đẻ lấy lá nuôi tằm, trồng bằng cành vào mùa xuân, thu.
Mùa hoa quả: tháng 5-7.
Bộ phận dùng: lá non hoặc lá bánh tẻ thu hái vào đầu mùa hạ, vỏ rễ vỏ cành thu hái quanh năm, quả thu hái khi chín, phơi khô.
Công dụng:
Chữa ho, phong thấp: vỏ rễ, cành sắc uống.
Chữa cảm, ho, mất ngủ: lá sắc uống.
Chữa thiếu máu: quả ngâm rượu hoặc ngâm đường uống.
Liều dùng: mỗi ngày 6-12 g (vỏ rễ, lá), 12-20 g (cành, quả).
 
 
Mạch môn
Ophiopogon japonica (Thunb.) Ker. Gawl.
 
Họ: Mạch môn (Haemodoraceae).
Tên khác: Lan tiên, mạch môn đông.
Mô tả:
Thân: cây cỏ, không có thân, rễ phình lên thành củ, hình chùm.
Lá: lá hẹp dài, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới trắng nhạt, gân sopng song rất rõ.
Hoa: hoa màu xanh nhạt mọc thành chùm.
Quả: quả mọng, màu tím.
Nơi mọc: cây mọc hoang ở núi đá và được trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng đảnh có rễ vào mùa xuân.
Mùa hoa quả: tháng 8-10.
Bộ phận dùng: rễ củ thu hái vào mùa thu, phơi khô, khi dùng, ủ mềm, bỏ lõi.
Công dụng: giảm ho, tiêu đờm, chữa khát nước, táo bón.
Liều dùng: mỗi ngày 6-12 g sắc uống.
 
 
Rẻ quạt
Belamcanda chinensis (Linn.) DC.
 
Họ: La dơn (Iridaceae).
Tên khác: Xạ can.
Mô tả:
Thân: cây cỏ, cao 0,5-1 m, thân rễ mọc bò, phân nhánh nhiều.
Lá: lá hình dải, có bẹ mọc ốp vào thân và xòe ra như cái quạt.
Hoa: hoa màu vàng cam điểm những đốm tía.
Quả: quả hình trứng, có nhiều hạt màu xanh đen bóng.
Nơi mọc: cây được trồng ở nhiều nơi, trồng bằng nhánh của thân rễ vào mùa xuân.
Mùa hoa quả: tháng 7-10.
Bộ phận dùng: thân rễ thu hái vàomùa thu, dùng tươi hay phơi khô.
Công dụng: chữa ho, viêm họng, đau cổ, khàn tiếng.

Liều dùng: mỗi ngày 8-16 g ngậm với muối hoặc sắc uống.

Bài viết này có 0 bình luận

Viết một bình luận :

9967