5. Điều kinh

Ích mẫu
Leonurus sibiricus Linn.
 
Họ: Hoa môi (Lamiaceae).
Siegesbeckia orientalis Linn.
Họ: Cúc (Asteraceae).
Tên khác: Cây chói đèn, sung úy, chạ linh lo (Thái), làm ngài (Thổ).
Mô tả:
Thân: cây cỏ, cao 0,5-1 m, có khi hơn, thân vuông.
Lá: lá mọc đối, lá gốc gần như tròn, có răng cưa nông, lá giữa dài, xẻ thùy, lá ngắn ngắn, ít xẻ hoặc nguyên.
Hoa: hoa trắng hồng hoặc tím hồng.
Quả: quả nhỏ.
Nơi mọc: cây mọc hoang và được trồng, trồng bằng hạt vào cuối thu đầu đông.
Mùa hoa quả: hoa: tháng 5, quả: tháng 7.
Bộ phận dùng: ngọn non chưa có hoa thu hái vào mùa hạ, phơi khô.
Công dụng: điều kinh, lọc máu, chữa rong huyết, đau bụng kinh.
Liều dùng: mỗi ngày 10-20 g nấu cao hoặc sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với ngải cứu, hương phụ, nga truật ...
 
 
 
 
Ngải cứu
Artmisia vulgaris Linn.
 
Họ: Cúc (Asteraceae).
Tên khác: Cây thuốc cứu, nhả ngài (Thổ), co lính ly (Thái), quá sú (Mèo).
Mô tả:
Thân: cây cỏ, sống lấu năm, cao 40-80 cm.
Lá: lá mọc so le, chẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, nhẵn, mặt dưới trắng xám, có lông.
Hoa: hoa màu xanh nhạt, mọc thành chùm xim, toàn cây có mùi thơm hắc.
Nơi mọc: cây mọc hoang ở miền núi (ít gặp) và được trồng ở nhiều nơi, trồng bằng hạt hoặc bằng cây con vào mùa xuân.
Mùa hoa quả: tháng 10-12.
Bộ phận dùng: lá va fngọn có hoa thu hái vào mùa thu, phơi khô, để lâu năm càng tốt.
Công dụng: chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, băng huyết, rong kinh.
Liều dùng: mỗi ngày 5-10 g sắc uống hoặc nấu cao uống, thường phối hợp với ích mẫu, hương phụ.
Chú thích: loài ngải dại (Artemiasia vulgaris Linn. var. indica Wall.) mọc hoang nhiều và được dùng chủ yếu để thay thế.

Bài viết này có 0 bình luận

Viết một bình luận :

6587