Sách thuốc ngự y triều Nguyễn: Một cuốn sách quý
24/12/2013 12:12 - Đăng bởi: adminNhà Nguyễn cũng như những triều đại khác, nhà vua cũng có một đội ngũ các thầy thuốc thật giỏi phục vụ trong Hoàng cung. Ðó là các ngự y. Rất may, các thầy thuốc Ðông y ở Huế đã sưu tầm được cuốn Sách thuốc Ngự y triều Nguyễn.
Lương y Lê Quý Ngưu đã viết lời giới thiệu cho tập sách ấy:
Nguyễn Ðại Nhân sống vào đời Nguyễn, đã biên soạn lại tập sách của một ngự y được mệnh danh Tinh y quốc thủ.
Sách được biên soạn vào thời Gia Long, năm Giáp Tý (tháng 5 năm 1804), bằng thơ chữ Nôm, thể lục bát. Nội dung đơn giản, dễ hiểu, có kinh nghiệm, rất tiện để tham khảo cho người học thuốc.
Luơng y Thích Tuệ Tâm ở Tuệ Tĩnh đường Diệu Ðế - Huế, đã có duyên gặp gỡ gia đình ông Trần Phò, ở Cồn Hến, Vĩ Dạ, Huế, có truyền thống làm thuốc, cất giữ sách lâu đời, qua nhiều biến cố nhưng vẫn còn tốt. Sau đó thầy Hồng Khê ở Cầu Lim, Huế dịch nôm ra quốc ngữ rồi được thầy giáo Trần Ðại Vinh, cán bộ giảng dạy Khoa ngữ văn Trường đại học sư phạm Huế hiệu đính lại.
Ngoài giá trị y học, sách còn có giá trị về văn học chữ Nôm và lịch sử nữa. Chúng tôi có đưa nguyên bản chữ Nôm ở phần phụ lục để bạn đọc dễ đối chiếu, tra cứu .
Tập Sách thuốc Ngự y triều Nguyễn dày 354 trang. Gồm 149 trang đã dịch ra quốc ngữ và 199 trang chữ Nôm trong phần phụ lục.
Với 199 trang sách chữ Nôm, Nguyễn Ðại Nhân đã để lại cho chúng ta 141 bài thuốc. Mở đầu là bài thuốc Thực tích sinh đau bụng , kết thúc là bài thuốc Tại trẻ con lỡ ăn sử quân tử quá số lượng sinh nấc cụt . Xin được kể ra đây một số bài thuốc đặc biệt:
- Lược thuật chứng hoắc loạn .
Một chuyện cũ kể lại rằng: Một hôm trống Ðăng Văn rung lên, người của Ty Tam Pháp liền ra tiếp dân . Vào phòng treo trống thấy một người đàn bà nước mắt lưng tròng, đầu đội lá đơn kêu oan. Gạn hỏi được biết người đàn bà ấy là Nguyễn Thị Tồn, vợ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Bà vừa chèo ghe bầu từ Nam Bộ ra xin minh oan cho chồng. Theo thường lệ, bà Nguyễn Thị Tồn tự trói tay chân mình lại. Và trong khi chờ đợi lá đơn của bà được đưa vào vua Tự Ðức xem xét, thì bà bị nhốt vào nơi quy định.
Vua Tự Ðức đọc lá đơn, không để cho người đội đơn phải chịu lắm phiền hà, nhà vua phê ngay và cho trực thần chuyển xuống Ty Tam Pháp, kịp thời xét nghị.
Nội vụ được kể đầu đuôi như sau: Bùi Hữu Nghĩa là một thủ khoa trường Gia Ðịnh năm 1835. Năm 1836 ông ra Huế thi hội, nhưng không đỗ. Ông được nhà vua cho về làm tri phủ Phước Long (Biên Hòa). Vốn là một nhà nho liêm khiết, trung thực, ông không chịu luồn cúi và tư vị một người nào. Bọn con ông cháu cha ỷ lại quyền thế, hà hiếp nhân dân thường bị ông trừng trị thích đáng.
Lúc bấy giờ có tên em vợ Bố Chánh Truyện hay hống hách ông cũng không nể nang. Một hôm nhân một cử chỉ vô lễ của hắn, ông cho lính đánh hắn một trận nên thân. Như thế cũng chưa vừa, ông đánh thêm hắn năm roi nữa rồi giải về phụ huynh cảnh cáo hành vi không biết dạy con cái.
Bố Chánh Truyện cảm thấy tri phủ Bùi Hữu Nghĩa làm thế là dằn mặt mình, hắn giận lắm và rắp tâm trả thù.
Thế rồi cơ hội đã đến. Nguyên địa phương của tri phủ Bùi đảm trách có rạch Lang Thé thuộc đất Trà Veng nơi Gia Long bị Tây Sơn đuổi chạy đã đến ẩn và được dân che chở, nuôi dưỡng. Khi lên ngôi, nhớ ơn xưa nhà vua đã tha thuế rạch Lang Thé cho dân địa phương. Quyền lợi đó được duy trì qua nhiều đời. Ðến đời Tự Ðức, bọn Hoa Kiều thấy nguồn lợi lớn, bèn đem tiền đút lót tổng đốc Uyển và Bố Chánh Truyện để cho chúng độc quyền khai thác. Bị cướp mất nguồn sống, dân địa phương đưa đơn kiện lên cửa phủ Phước Long. Bùi Hữu Nghĩa nghị xét và trong một buổi tiếp xúc với dân, ông nói:
- Rạch Lang Thé vua Thế Tổ cho các ngươi không lấy thuế, các ngươi cứ giữ lấy. Nay có ai lớn hơn vua Thế Tổ phê giấy bán rạch ấy thì các ngươi mới cam chịu. Còn như nếu ai nhỏ hơn vua đứng ra phê giấy bán rạch ấy thì chém đầu cũng không sao.
141 bài thuốc đúc kết từ không biết bao nhiêu kinh nghiệm. Người ta thường nói: Tây y chữa ngọn, Ðông y chữa gốc. Tây y chữa bệnh cấp tính nhanh, Ðông y chữa chậm hơn, nhưng thuốc không có các phản ứng phụ sau khi dùng.
Kể ra các thầy thuốc Ðông y chỉ cầm tay bắt mạch, nghe nhịp tim đập nơi động mạch cổ tay mà đọc được trúng bệnh phải nói là tài. Không chuyên tâm kỹ càng không làm nổi. Các thầy thuốc ngự y càng xuất chúng hơn. Gần vua như gần hổ, thật chẳng dễ dàng chút nào.
Nghiên cứu về sách thuốc ngự y đối với ngành Ðông y ở Huế là một công trình nghiên cứu để kế thừa tài năng của ông cha. Sách thuốc Ngự y triều Nguyễn là mở đầu của công trình dài hơn và rất công phu ấy.
Nếu nghiên cứu đầy đủ, hoàn chỉnh thuốc của các ngự y triều Nguyễn, chắc chắn đó là một đóng góp quan trọng cho Ðông y Việt Nam.
Nguyễn Quang Hà
Bài viết này có 0 bình luận