Phương tễ học

 

 

 

PHƯƠNG TỂ HỌC

 

 

 

 Phương tễ là một sự phát triển tiến bộ hơn về việc dùng một thuốc để chữa bệnh. Sau khi vị thuốc đã có sự phối ngũ thì có thể phát huy được tác dụng tổng hợp của nó; lại có thể điều hòa được tính thiên thắng các vị thuốc, và phát huy được công năng sẵn có của nó được tốt hơn.

 

Phương tễ học là một bộ phận trong toàn bộ hệ thống lý luận của Đông y, là việc xử lý cuối cùng, đã thông qua biện chứng luận trị rồi. Nếu coi thường điểm này tức là đã hạn chế ý nghĩa của phương tễ, mà biến thành máy móc dùng cho mỗi bệnh mỗi bài thuốc làm mất đặc điểm về tính chỉnh thể và tính linh họạt về cách chữa bệnh của Đông y.
 

A. Phép tắc tổ chức phương tễ

 

Phép tắc tổ chức phương tễ của Đông y chủ yếu là lấy quân, thần, tá, sứ làm căn cứ. Thiên Chân chí yếu đại luận sách Tố vấn nói: “Vị thuốc chủ yếu để chữa bệnh gọi là quân; vị thuốc giúp đỡ quân gọi là thần; vị thuốc ứng theo với thần gọi là sứ”. Cho nên quân dược là vị thuốc chủ yếu trong một phương, cũng là vị thuốc nhằm đúng chủ chứng để tạo nên tác dụng chủ yếu. Thần dược là vị thuốc có thể giúp đỡ và làm thêm mạnh công hiệu cho vị thuốc chủ yếu. Tá dược có hai ý nghĩa: một là có tác dụng chế ức chủ dược, hai là có khả năng giúp chủ dược để giải trừ một số chứng bệnh thứ yếu. ý nghĩa thứ nhất là để thích dụng cho những loại bệnh có nhiều khiêm chứng. Sứ dược cũng có hai ý nghĩa: một là chỉ về vị thuốc dẫn kinh (thí dụ: khương hoạt là vị thuốc dẫn về kinh Thái dương; các căn dẫn về kinh Dương minh). Hai là chỉ vào vị thuốc thứ yếu trong phương tễ. Nay muốn tiện cho sự hiểu biết, nêu mấy thí dụ dưới đây:

 

1. Ma hoàng thang (Thương hàn luận)

 

Chủ trị bệnh thương hàn thái dương biểu thực, lại có những chứng trạng phát sốt, đầu đau sợ lạnh, các khớp xương đau nhức, mạch phù khẩn, không ra mồ hôi mà suyễn.

 

Tổ chức Quân: ma hoàng (phát hãn để giải biểu)

 

của bài Thần: quế chi (giúp ma hoàng để phát hãn giải biểu)

 

Ma Tá : hạnh nhân (giúp ma hoàng để hạ cơn suyễn)

 

hoàng thang Sứ : cam thảo (điều hòa các vị thuốc).

 

2. Hương tô thông sị thang (Thông lục thương hàn luận

 

Tổ chức của Quân: hương phụ, tử tô (lý khí phát hãn)

 

bài hương Thần: thông bạch, đậu sị (giúp tử tô phát hãn)

 

tô thông Tá : trần bì (giúp hương phụ để lý khí)

 

sị thang Sứ : cam thảo (điều hòa các vị thuốc)

 

Theo hai bài thuốc trên này mà xét thì thấy sự tổ chức phương tễ là có phép tắc nhất định. Nhưng những bài nêu ra ở đây là phương tễ có bốn vị, hoặc trên bốn vị, còn như một số phương tễ chỉ có hai hoặc ba vị mà cùng đều có đủ ý nghĩa quân, thần, tá, sứ.

 

Nay đem bài Cát cánh thang và bài Điều vị thừa khí thang trình bày dưới đây:

 

3. Cát cánh thang (Thương hàn luận)

 

Chữa đau cuống họng

 

Tổ chức cát Quân: thông lợi cuống họng

 

của bài cánh Sứ: dẫn thuốc đi lên

 

Cát cánh cam Thần: ngọt nhuận sinh tân dịch

 

thang thảo Tá: thanh nhiệt giải độc

 

4. Điều vị thừa khí thang (Thương hàn luận)

 

Chủ trị dương minh phủ thực còn nhẹ

 

Đại hoàng * Quân: thanh nhiệt công lý

 

Sứ: tự đi vào trường vị

 

Mang tiêu * Thần: vị mặn, tính hàn, làm mềm chất rắn, nhuận táo.

 

Cam thảo * Tá: hòa hoãn sức tả mạnh của mang tiêu,

 

đại hoàng, có tác dụng điều vị nhuận táo.

 

Cát cánh thang là bài thuốc chủ trị chứng đau cuống họng của kinh thiếu âm, vị cát cánh có khả năng thông lợi cuống họng, cho nên dùng làm quân, lại có thể dẫn thuốc đi lên, thế là một vị cát cánh gồm cả hai tác dụng quân và sứ; cam thảo vị ngọt, chất nhuận, sinh tân dịch, lại có khả năng thanh nhiệt, giải độc thế là một vị cam thảo có kiêm cả thần và tá. Bởi thế bài Cát cánh thang, tuy chỉ có hai vị thuốc, nhưng trên thực tế cũng có đủ ý nghĩa quân, thần, tá, sứ.

 

Bài Điều vị thừa khí thang, vị đại hoàng có khả năng thanh nhiệt, công lý dùng làm quân, đồng thời lại có thể tự đi vào trường vị, thế là một vị đại hoàng gồm đủ hai tác dụng quân và sứ, mang tiêu mặn và lạnh, làm mềm chất rắn, nhuận táo dùng làm thần, cam thảo làm tá là để điều đình giữa mang tiêu và đại hoàng khiến cho sức thuốc không quá mạnh, mà đạt được mục đích điều hòa vị khí. Nói tóm lại, những phương tễ tổ chức từ hai vị trở lên, đều không tách rời nguyên tắc “quân, thần, tá, sứ”, đó không chỉ là một hình thức tổ chức bài thuốc mà chủ yếu là sau khi đã phối ngũ chặt chẽ, có thể làm cho các vị thuốc trong đó càng được thỏa đáng sát với bệnh tình, tiêu trừ và ngăn ngừa được sự phản ứng không tốt có hại đến thân thể người ta.

 

Ngoài ra trong sự phối ngũ phương tễ còn có thất tình là: “Đơn hành, tương tu, tương sử, tương úy, tương ố, tương phản, tương sát”. Ngoài đơn hành là sử dụng có một vị thuốc ra, còn bao nhiêu nữa thì là hiểu biết cơ sở trong việc phối ngũ vị thuốc, đã giới thiệu cụ thể trong chương Dược vật ở trên không nhắc lại nữa.

 

B. Gia giảm và biến hóa phương tễ

 

Tổ chức phương tể cố nhiên phải có phép tắc nhất định, nhưng cũng không phải là cứng nhắc không thay đổi. Khi cần chữa bệnh cần xét người bệnh, bệnh tình tiến hóa thế nào, thể chất khỏe hay yếu, tuổi già hay trẻ, và những tình trạng khác nhau như tập quán của địa phương, thay đổi của khí hậu, để tùy đó mà vận dụng gia hay giảm cho được linh hoạt, như thế mới có thể thực hiện đúng câu: “Bắt chước phép mà không câu nệ vào phương”. Vấn đề này các nhà làm thuốc đời xưa coi trọng, như sách Y học nguyên lưu luận ốm, hợp với chứng bệnh đã kể trong cổ phương, lại xét những vị thuốc dùng trong phương đó đều hợp với chứng bệnh đã hiện ra, bấy giờ mới dùng được, nếu chưa hợp thì phải gia giảm, hoặc không thể gia giảm được thì chọn phương khác”.

 

Phương pháp gia giảm có hai cách:

 

- Một là gia giảm về lượng thuốc.

 

- Hai là gia giảm về vị thuốc.

 

Nay nêu lên vài thí dụ để phân biệt nói rõ dưới đây:

 

1. Gia giảm lượng thuốc

 

Gia giảm lượng thuốc như bài Quế chi gia quế thang trong Thương hàn luận. Bài Quế chi thang, nguyên dùng quế chi 3 lạng, đại táo 12 quả, là bài thuốc chữa chứng thái dương trúng phong. Mà bài Quế chi gia quế thang thì trong nguyên phương Quế chi thang thêm quế chi 2 lạng (cộng 5 lạng) để chữa chứng khí nghịch xông lên tâm sắp phát ra chứng bôn đồn(1).

 

Do đó có thể biết trong khi dùng phương tễ chỉ châm chước thêm bớt trọng lượng vị thuốc mà chứng chủ trị đã khác nhau rõ rệt. Chẳng qua thí dụ này theo mức độ tổ chức phương tễ mà xét, thì tuy vì tăng lượng thuốc lên mà chủ trị có chỗ khác nhau, nhưng tổ chức bài thuốc vẫn chưa biến đổi, vị thuốc chủ yếu của nó vẫn là quế chi. Dưới đây lại nêu thêm thí dụ để nói rõ sự thêm bớt của lượng thuốc không những trong tổ chức sẽ có biến đổi mà chứng chủ trị cũng có chỗ khác nhau:

 

 

Bài thuốc

Vị thuốc và

Tổ chức

Chứng chủ yếu

 

 

liều dùng

Quân

Thần

Sứ

thích ứng

 

Hậu phác tam

Vị thuốc

Hậu phác

Chỉ thực

Đại hoàng

Đại hoàng

 

Bụng đầy đau

vật thang

Liều dùng

8 lạng

5 quả

4 lạng

 

đại tiện bí kết

Tiểu thừa

khí thang

Vị thuốc

Đại hoàng

Hậu phác

Chỉ thực

Hậu phác

Đại hoàng

Bệnh dương minh

nói mê, sốt cơn,

 

Liều dùng

4 lạng

2 lạng

3 quả

 

 

mạch hoạt, tật,

đại tiện rắn

 

Theo bảng trên có thể thấy, do lượng thuốc gia giảm thì tổ chức của hai phương thuốc cũng biến đổi, thí dụ: bài Hậu phác tam vật thang: hậu phác dùng 8 lạng, đại hoàng dùng 4 lạng, thế là hậu phát gia gấp đôi đại hoàng, cho nên hậu phác làm quân, đại hoàng làm tá, sứ. Trong Tiểu thừa khí thang: đại hoàng dùng 4 lạng mà hậu phát chỉ dùng 2 lạng, thế là đại hoàng gấp đôi hậu phác, cho nên đại hoàng làm quân, hậu phát làm thần, tá. Sự biến hóa về gia giảm như thế, chủ yếu là căn cứ vào chủ chứng khác nhau, và cơ thể bệnh lý khác nhau mà đặt ra. Đem Hậu phác tam vật thang mà nói, chủ chứng là bụng đầy và đau, đại tiện bí kết, cơ chế bệnh lý của nó chủ yếu là khí cơ bị bế tắc, cho nên trọng dụng hậu phác để sơ thông khí cơ. Chủ chứng của Tiểu thừa khí thang là đại tiện rắn, sốt cơn, mạch hoạt, tật, cơ chế bệnh lý của nó là thực chứng vị nhiệt tà truyền vào trong, cho nên phải dùng đại hoàng làm quân để thanh nhiệt trục tích, làm cho thực nhiệt ở vị theo tả hạ mà giải được.

 

2. Gia giảm vị thuốc

 

Phương tễ thường vì sự biến hóa gia giảm của vị thuốc mà thay đổi được hiệu quả về trị liệu. Thí dụ: các vị thuốc dùng trong Thương hàn luận tuy chỉ có 86 vị nhưng phương tễ thì có 113 bài, những phương tễ ấy là căn cứ vào trạng chứng không giống nhau mà đặt ra, trong đó phần nhiều là do sự gia giảm vị thuốc mà biến hóa. Như Tứ nghịch thang dùng 3 vị sinh phụ tử, càn khương, cam thảo, chữa chứng nôn mửa, hạ lợi, chân tay quyết nghịch sợ rét, mạch trầm vi.

Nếu gia một vị nhân sâm tức là Tứ nghịch gia nhân sâm thang, ngoài những chứng thích ứng với bài này đã kể ở trên ra, còn hiện tượng vì hạ lợi mà tân dịch khô kiệt nữa. Lại như Tứ nghịch thang bỏ cam thảo, gia thông bạch, tức là Bạch thông thang, dùng cho bệnh thiếu âm hạ lợi, mạch vi, có hiện tượng âm thịnh ở dưới, cách dương ở trên ra. Như vậy tuy là người xưa đặt tên bài thuốc khác nhau, mỗi bài đều có chủ trị riêng nhưng trên thực tế vẫn là tùy theo sự biến hóa của chứng bệnh mà gia giảm vị thuốc. Nay đem phép tắc gia giảm bài Tiểu sài hồ trong Thương hàn luận nêu rõ biểu đồ dưới đây:

 

 

Vị thuốc nguyên

 

Chứng thích ứng

Chứng trạng khác

Cách gia giảm

phương

 

 

Gia

Giảm

 

 

Ngực phiền mà không mửa

Qua lâu thực 1 quả

Bán hạ

Nhân sâm

 

 

 

Miệng khát

Nhân sâm

1 lạng rưỡi

Qua lâu cân

4 lạng

 

Bán hạ

Sài hồ 8 lạng

Hoàng cầm 3 lạng

Thoạt nóng, thoạt rét, ngực sườn đầy

Bụng đau

Thược dược

3 lạng

Hoàng cầm

Nhân sâm 3 lạng

Bán hạ 8 lạng (rửa)

tức khó chịu, lim lịm không muốn ăn

Dưới sườn đầy cứng

Mẫu lệ

1 lạng

Đại táo

Cam thảo 3 lạng

Đại táo 12 quả

uống, tâm phiền hay nôn, miệng đắng,

Dưới tâm rung động tiểu tiện không lợi

Bạch linh

4 lạng

Hoàng cầm

Sinh khương 3 lạng

họng khô, mắt hoa.

Không khát ngoài

hơi nóng

Quế chi

3 lạng

Nhân sâm

 

 

 

Ho

Ngũ vị

nửa cân

Can khương

2 lạng

Nhân sâm,

đại táo,

sinh khương

 

Đem cách gia giảm trong bảng trên mà nói thì trong ngực phiền mà không nôn là chứng tà tụ ở bụng ngực cho nên bỏ nhân sâm là vị bổ, vì không nôn cho nên bỏ bán hạ mà gia qua lâu thực để trừ đờm nhiệt. Khát là tân dịch đã bị thương cho nên bỏ bán hạ là vị ráo, gia nhân sâm, qua lâu căn để ích khí sinh tân dịch. Bụng đau là mộc vượng lấn thổ, cho nên bỏ vị hoàng cầm đắng lạnh, gia bạch thược để tả mộc bình thổ. Dưới sườn đầy cứng cho nên bỏ vị đại táo ngọt bổ, gia mẫu lệ là vị mặn lạnh để làm mềm chất rắn.Dưới tâm rung động mà tiểu tiện không lợi là tâm dương hư, nước đọng lại ở trong cho nên bỏ vị hoàng cầm đắng lạnh, gia vị phục linh nhạt thấm. Không khát mà ngoài hơi nóng là biểu tà chưa hết, cho nên bỏ nhân sâm là vị bổ mà gia quế chi để giải biểu. Khí nghịch lên thì ho cho nên bỏ nhân sâm, đại táo ngọt bổ và sinh khương tân tán mà gia ngũ vị tử, càn khương để ôn phế liễm khí. Do đó có thể biết được sự biến hóa gia giảm của vị thuốc trong phương tễ tùy theo chứng mà chữa, phép tắc tuy thận trọng, nhưng sự vận dụng cũng rất linh hoạt.

 

Sự gia giảm vị thuốc, trên một trình độ nhất định lại thể hiện được sự biến hóa về tổ chức của phương tễ, như bài Thanh ôn bại độc ẩm của Du Sư Ngu tức là trên cơ sở ba bài Bạch bổ thang, Hoàng liên giải độc thang, Tê giác đại hoàng thang gia giảm mà thành ra.

 

Thí dụ kể trên đây chẳng qua là mẫu mực thôi, tuy cách thức gia giảm không nhất định, nhưng đều là làm cho thích hợp với bệnh tình, để mong đạt được mục đích bài thuốc và chứng hậu hợp nhau.

 

C. Các hình thức Phương tễ

 

Phương tễ của Trung y ngoài những hình thức thang, hoàn, tán, cao, đơn thường dùng uống ở trong ra, còn có những hình thức khác như thuốc rượu, thuốc cất cho đến thuốc rửa, xông, xoa, v.v... để chữa tật bệnh từng bộ phận. Nay đem những hình thức thường dùng trình bày dưới đây:

 

1. Thuốc thang

 

Đổ nước vào sắc thuốc, gạn bỏ bã, lấy nước thuốc uống gọi là thuốc thang. Lúc chữa bệnh thì thuốc thang ứng dụng rất rộng, vì nó thu hút chóng và có tác dụng mạnh, cho nên những bệnh cấp tính cần phải dùng thuốc thang mà chữa. Thuốc sắc bỏ bã nấu kỹ lại thì gọi là tiểu tễ, có ý nghĩa cô đặc lại, nhu bài Đại ô đầu tiễn (xem mục Khu hàn tễ ở chương này). Đời xưa đối với những tật bệnh mãn tính, phần nhiều dùng phép này. Những thuốc sắc nên uống nguội, gọi là ẩm tễ, như bài Hương nhu ẩm.

 

2. Thuốc hoàn

 

Là dùng các vị thuốc nghiền nhỏ, luyện với mật, nước hoặc hồ rồi làm thành viên. Vì rằng thuốc hoàn vào trường vị chậm, cho nên chữa bệnh mãn tính thường dùng thuốc hoàn, nhưng cũng có khi dùng để chữa những chứng nặng thuộc bệnh nhiệt tính, như An cung ngưu hoàng hoàn. Tô hợp hương hoàn là vì sử dụng giản tiện và dễ nuốt. Lại vì một số thuốc hoàn đều là làm sẵn trước, gói kỹ gắn sáp, không những thu cất được tiện, mà cũng còn tránh được sự phiền phức lúc bất thình lình khó kiếm thuốc. Lại có một số phương đã chế sẵn trong đó có những vị thơm và hay bay hơi, như xạ hương, băng phiến, nếu cho vào nước sắc thì mất hẳn hoặc giảm bớt công hiệu, cho nên phải làm thành thuốc hoàn, thuốc tán để dùng.

 

3. Thuốc tán

 

Đem vị thuốc nghiền nhỏ vừa, hoặc rất nhỏ dùng để uống trong, hoặc để xoa ngoài thì gọi là thuốc tán. Thuốc tán uống trong như Ngũ linh tán, Ngân kiều tán, lúc dùng uống với nước sôi hoặc nước cơm. Thuốc tán dùng ngoài Như ý kim hoàng tán (1) (dùng về ngoại khoa), Tích loại tán (2) (dùng về khoa yết hầu) v.v..., khi dùng thì hòa vào nước bôi vào, hoặc để khô xoa vào. Ngoài ra còn có thuốc thổi vào mũi, cũng là một loại thuốc tán như Thông quan tán (xem phụ chú số 35 ở chương Trị liệu phép tắc).

 

4. Thuốc cao

 

Có hai loại: uống trong và dùng ngoài. Thuốc cao uống trong thì đem vị thuốc đổ nước vào sắc cho sôi bỏ bã đi, và sắc cô đặc lại thành cao, rồi cho thêm đường, mật ong v.v... để cho thành cao, có thể uống lâu dài, dùng chữa bệnh mãn tính, hoặc làm thuốc bổ. Thuốc cao dùng ngoài là lấy các loại dầu, nấu ngào với thuốc, bỏ bã đi, cho thêm hoàng đan, sáp ong vào quấy thành cao, sao hơ nóng phết lên giấy hoặc vải, thường dùng cho những bệnh mụn nhọt về ngoại khoa, và những bệnh tật về phong hàn,thấp, tê, đau. Loại thuốc cao dùng ngoài này người xưa gọi là thuốc dán mỏng, bây giờ gọi là thuốc cao.

 

5. Thuốc đơn

 

Các vị thuốc bằng kim thạch, qua sự chế luyện thành ra thuốc hóa học gọi là đơn, những thứ hiện nay thường dùng để chữa bệnh như Hồng thăng đơn (3), Bạch giáng đơn chẳng hạn. Về sau các nhà làm thuốc đem những phương tễ có công hiệu đặc biệt hoặc những tễ thuốc mà đã từng chế luyện phức tạp, cũng gọi là đơn như Chí bảo đan trong loại thuốc viên (xem mục Phương hương khai khiếu ở chương này) Tịch ôn đơn (5) trong loại thuốc đỉnh. Thực ra những thứ ấy đã quy vào các loại hình thức phương tễ hoàn tán, không thành một loại thuốc tễ riêng nữa.

 

6. Thuốc rượu

 

Đem vị thuốc ngâm rượu, hoặc nấu cách thủy, sau bỏ bã đi lấy rượu uống, gọi là thuốc rượu. Vì tính rượu ôn thông, có thể giúp cho sức thuốc đi khắp thân thể, có công hiệu khư phong hoạt huyết, thường dùng chữa bệnh đau tê.

 

7. Thuốc cất

 

Dùng vị thuốc cất hơi, chế thành chất dịch, khí vị thơm nhạt, tiện cho khi uống, nhưng sức hơi nhẹ, nói chung dùng làm nước uống là một thứ thuốc chữa phụ, như Kim ngân hoa lộ, Tường vi hoa lộ chẳng hạn.

 

8. Thuốc đỉnh

 

Đem thuốc tán nhỏ, luyện với thứ nước dính chế thành thỏi, có thể nuốt hoặc mài với nước để uống, hoặc bôi vào chỗ đau, làm cho tiêu mụn nhọt, như là Thái ất tử kim đỉnh (6), chế thành bánh thì gọi là thuốc bánh như Hương phụ bỉnh (7) chẳng hạn.

 

9. Thuốc thoi

 

Lấy thuốc bột phết vào miếng giấy se chặt lại, hoặc đem thuốc bột luyện với chất lỏng rồi lăn thành thoi nhỏ, dùng cắm vào miệng nhọt, để chữa khỏi các lỗ dò và thịt thối.

 

10. Thuốc dây

 

Đem sợi tơ hoặc sợi vải ngâm vào nước thuốc nấu lên, xuyên vào lỗ rò, rồi buộc lại, thắt chặt dần dần vào, để cho ăn mòn thịt thối; phần nhiều dùng chữa bệnh trĩ có lỗ rò, hoặc để thắt đứt chỗ thịt thừa.

 

11. Thuốc rửa

 

Dùng thuốc sắc lấy nước để ngâm rửa hoặc chườm nóng vào chỗ đau như Phàn thạch thang (8) chẳng hạn.

 

12. Thuốc xông

 

Thuốc xông có hai thứ: xông lửa và xông nước; xông lửa là bỏ vị thuốc vào than lửa, lấy khói xông chỗ đau, như cách xông bằng hùng hoàng (9), xông nước là đem vị thuốc sắc lên, đương lúc nóng xông vào chỗ đau, như nấu Ngũ bội tử (10) để xông bệnh trĩ.

 

13. Thuốc thông đạo

 

Như cách dùng Mật tiễn đạo (xem phụ chú số 44 ở chương Trị liệu phép tắc) là lất mật ong thắng đạc như keo, nặn thành thỏi, nhét vào giang môn, để làm cho nhuận và đẩy phân táo kết dễ ra, lại còn có những phép thông lợi bằng nước mật lợn (xem phụ chú số 45 ở chương Phép tắc trị liệu), nước rễ cây thổ qua (11).

 

14. Tọa dược

 

Dùng vị thuốc chế thành viên hoặc đỉnh lấy lụa gói lại đặt vào âm đạo để chữa chứng đàn bà bạch đới, âm hộ ngứa, như bài Phàn thạch hoàn (12), Xà sàng tử tán (13) chẳng hạn.

 

D. Số vị thuốc trong phương tễ

 

Phương tễ đời xưa dùng ít vị thuốc hơn như những phương của Trọng Cảnh phần nhiều chỉ dùng 4, 5 vị đến 7, 8 vị, rất ít phương quá 10 vị; phương tễ đời sau dùng nhiều vị thuốc hơn như những phương của Lý Đông Viên thường dùng hơn 10 vị, có phương nhiều đến 20 vị, đó là có quan hệ mật thiết với sự tiến triển của thời đại và sự thay đổi về sinh hoạt. Như trong Bản thảo kinh sớ của Mục Trọng Thuần đã nói: “Người đời xưa bệnh sinh do lục dâm thì nhiều, vì thất tình thì ít, cho nên cách chữa chủ yếu thường lấy mỗi vị chữa một bệnh.

Ngày nay thì không như thế, thất tình càng nhiều, lục đục càng nặng, tinh khí đã hao kiệt, lục dâm dễ phạm vào, bệnh trong ngoài cấu kết với nhau, khác hẳn ngày xưa. Vì vậy cần phải hợp những sở trường của nhiều vị thuốc mà bù vào cho sở đoản một cách khéo léo, mới có thể chữa được những bệnh lao trái cố tật, cứu được những bệnh trầm trọng. Trên thực tế khi chữa bệnh, nên căn cứ chứng hậu hoãn hay cấp, đơn thuần hay phức tạp làm chuẩn đích.

Chữa bệnh cấp thì vị thuốc nên ít, chữa bệnh hoãn thì vị thuốc nên nhiều, bệnh đơn thuần nên dùng ít vị, bệnh phức tạp nên dùng nhiều vị. Cho nên, vị thuốc trong phương tễ không kỳ nhiều, ít, nhưng yêu cầu là có phép tắc cẩn thận, phối hợp thích đáng với bệnh tình. Như phương của Trọng Cảnh vị thuốc tuy ít, mà không chỗ nào là không bao quát, phương của Đông Viên vị thuốc tuy nhiều, mà không một vị nào là không cần thiết".

 

Đ. Giới thiệu sơ lược về phân loại phương tễ

 

Trong thiên Chí chân yếu đại luận sách Tố vấn nói: “Chữa bệnh có hoãn cấp, phương tễ có đại tiểu”. Người sau suy rộng nghĩa câu này đặt ra thất phương (1), điều đó có thể nói là sự phân loại sớm nhất của phương tễ. Trần Tàng Khi (đời Đường) lại dựa trên cơ sở của người xưa mà phân loại khác nhau, đề ra thập tễ (2). Thất phương là dùng phép tổ chức của phương tễ để phân loại, thập tễ là theo tính năng của phương dược để phân loại. Đến Trương Cảnh Nhạc (đời Minh) lại đem phương tễ chia làm bát trận (3). Đó là xuất phát theo tư liệu cũng như bát pháp trong phép tắc trị liệu. Đối với phân loại, các nhà làm thuốc về sau đều có chủ trương riêng, và trên cơ sở sẵn có lại thêm nhiều danh mục mà chia tỉ mỉ hơn nữa.

 

Sự phân loại phương tễ là một vấn đề lâu nay chưa thống nhất được. Nguyên nhân là một tác dụng của một phương tễ nào cũng thường thường liên quan đến mấy phương diện, như Tô tử giáng khí thang, chủ yếu là giáng khí, mà lại chữa ho suyễn. Bởi vậy, có người đem xếp nó vào tễ lý khí, lại có người đem nó vào tễ chỉ khái định suyễn. Lại như Tứ vật thang đã là chủ phương của phụ khoa lại là tễ chủ yếu về lý huyết. Vì sự kiến giải của mỗi người khác nhau, cho nên quy loại cũng khác nhau. Thiên này là theo trên cơ sở của sách Y phương tập giải của Uông Ngang (đời Thanh) bổ sung thêm hai tễ phương hương khai khiếu và an thần trấn kinh, cộng là 23 loại. Mỗi loại nêu lên những phương tễ chủ yếu và thuyết minh sơ lược. Trong đó những phép phát biểu, dũng thổ, công lý, hòa giải, khư hàn, tả hỏa, tiêu đạo, bổ dưỡng, tức là 8 phép hãn, thổ, hạ, hòa, ôn, thanh, tiêu, bổ. ý nghĩa đó đã nói rõ trong chương Phép tắc trị liệu, ở đây không nhắc lại nữa.

 

(1) Thất phương: đại, tiểu, hoãn, cấp, cơ, ngẫu, phức phương.

 

Đại phương: tà khí cường thịnh, bệnh có kiêm chứng, không dùng Đại phương không thể chữa được, như trong Thương hàn luận chứng, Dương minh phủ chứng thực dùng Đại thừa khí thang.

 

Tiểu phương: tà khí ở nông cạn, bệnh không có kiêm chứng chỉ cần dùng phương tễ nhẹ liều lượng như Tiểu thừa khí thang.

 

Hoãn phương: tất cả những chứng bệnh hư nhiệt không thể chữa vội được nên dùng phương tễ có sức thuốc hòa hoãn như Tứ quân tử thang.

 

Cấp phương: thể bệnh nguy cấp, phải cứu ngay, nên dùng phương tễ có sức mãnh liệt như Tứ nghịch thang.

 

Cơ phương: vị thuốc hợp với số lẻ gọi là cơ phương, nói chung vì nguyên nhân sinh bệnh đơn thuần, dùng một vị thuốc chủ yếu để chữa, thì gọi là cơ phương, như Độc sâm thang.

 

Ngẫu phương: vị thuốc hợp với số chẵn gọi là ngẫu phương, nói chung vì nguyên nhân sinh bệnh phức tạp hơn, dùng từ hai vị chủ yếu trở lên để chữa, thì gọi là ngẫu phương như Kim qũy thận khí hoàn.

 

Phúc phương: những phương tễ lấy hai phương hoặc ba phương hay nhiều phương kết hợp lại như Sài hồ quế chi thang, Đại thanh long thang v.v...

 

1. Bài thuốc bổ dưỡng: (Tham khảo phép bổ ở chương Phép tắc chữa bệnh)

 

Phàm những phương tễ có thể bổ được chỗ bất túc của âm dương khí huyết trong thân thể người ta, nhờ đó mà tiêu trừ được chứng trạng suy yếu, thì gọi là tễ bổ dưỡng.

 

Tên phương thuốc

Vị thuốc

Chứng thích ứng chủ yếu

(1)

(2)

(3)

Tứ quân tử thang

(Cục phương)

Nhân sâm, bạch truật,

phục linh, cam thảo

Các chứng khí hư, tỳ vị suy yếu,

ăn ít, ỉa chảy

 

Bổ trung ích khí thang

(Lý Đông Viên)

Hoàng kỳ, nhân sâm, cam thảo, bạch truật, trần bì, đương quy, thăng ma, sài hồ, đinh khương, đại táo

Hư lao, nội thương, mình nóng đầu

nhức, dương hư, tự ra mồ hôi, hoặc

khí hư, đại tiện ra huyết và các chứng thăng dương hạ hãm, khí trung tiêu kém

Tứ vật thang

(Cục phương)

Thục địa, đương quy,

xuyên quy, bạch thược

Dinh huyết hư trệ,

đàn bà kinh nguyệt không đều

 

(2) Thập tễ: tuyên, thông, bổ, tiết, khinh, trọng, hoạt, sáp, táo, thấp.

 

Thập tễ ở Bản thảo cương mục cho là Từ Chi Tài căn cứ vào bài tựa sách Trùng tu chính hòa kinh sử chứng loại bị dung bản thảo, nắm vững thuyết của ông Vũ Tịch dẫn sách Dược đối của Từ Chi Tài, sách Thiên kim phương của Tôn Tư Mạo. Bản thảo thập dị của Trần Tàng Khi đã đối chiếu với Thiên kim phương, chứng minh rằng thập tễ là của Trần Tàng Khi đề ra, Bản thảo cương mục nói là Từ Chi Tài e là nhầm.

 

Tuyên: khơi chỗ bế tắc, như Qua đế tán.

 

Thông: thông trệ, như Thập táo thang.

 

Bổ: bổ cho sức yếu, như Tứ quân thang.

 

Tiết: mở sự đóng chặt, như Đại thừa khí thang.

 

Khinh: để trừ thực tà, như Ma hoàng thang.

 

Trọng: trấn áp sự khiếp sợ, như Châu sa an thần hoàn.

 

Hoạt: tiêu các thứ đọng lại, như phép Mật tiễn đạo (thông khoan).

 

Sáp: giữ sự thoát ra, như Xích thạch chi, Vũ dư lương thang.

 

Táo: để thắng thấp như Nhị diệu hoàn

 

Thấp: để nhuận táo như Quỳnh ngọc cao.

 

(3) Bát trận: Bổ, Hòa, Công, Tân, Hàn, Nhiệt, Cổ, Nhân

 

Bổ trận: Thích hợp với người nguyên khí hao tổn, thể chất hư yếu.

 

Hòa trận: hòa có ý nghĩa điều hoà, là điều hòa chỗ chênh lệch trong thân thể người ta.

 

Công trận: thích hợp với chứng cấp, chứng thực.

 

Tân trận: thích hợp với biểu chứng thuộc phong hàn bó ở ngoài.

 

Hàn trận: thích hợp với các chứng nhiệt, để giáng hỏa, hoặc bổ thủy.

 

Nhiệt trận: thích hợp với chứng hãn, có tác dụng trợ dương trừ hàn.

 

Cổ trận: thích hợp với các chứng hoạt tiết không cầm lại được.

 

Nhân trận: có ý ngchĩa tùy theo chứng bệnh mà đặt ra phương thuốc.

 

(1)

(2)

(3)

 

Đương quy bổ huyết thang

(Lý Đông Viên)

 

Đương quy, hoàng kỳ

Đàn ông, đàn bà huyết hư, da nóng,

mặt đỏ, phiền khát, thích uống nước, mạch hồng, đại mà hư, nặng tay thì mạch vi

 

Quy tỳ thang

(Tế sinh phương)

Nhân sâm, hoàng kỳ, long nhãn, bạch truật, phục thần, sinh khương, đương quy, táo nhân, viễn chí, mộc hương, cam thảo, đại táo

 

Bổ cả khí huyết chữa người

lao động trí óc mệt nhọc

Tiểu kiến trung thang

(Thương hàn kim quỹ phương)

Thược dược, quế chi, cam thảo, sinh khương, đại táo, kẹo mạch nha

 

Hư hàn đau bụng, đau mà ưa xoa bóp

Chíc cam thảo thang

(Thương hàn)

Cam thảo, đại táo, a giao, sinh khương, nhân sâm, sinh địa, quế chi, mạch môn, ma nhân

Thương hàn, mạch kết, đại, tâm rung động, hư lao, phế nuy

Hổ tiềm hoàn

(Chu Đan Khê)

Hoàng bá, tri mẫu, thục địa, quy bản, bạch thược, trần bì, ngưu tất, hổ lĩnh cốt, tỏa dương, đương quy, dương nhục

Chân âm không đủ, gân xương mềm

rủ, không bước đi được

 

Tả quy hoàn

(Cảnh Nhạc)

 

Thục địa, ngưu tất, quy bản giao, lộc giác giao, sơn dược, câu kỷ, sơn thù, thỏ ty tử, phục linh

Chân âm không đủ, hư nhệt, tự ra

mồ hôi, ra mồ hôi trộm, di tinh, lâm lậu, ra máu, choáng váng, tai điếc, miệng ráo cuống họng khô, lưng vế

đau mỏi

Hữu quy hoàn

(Cảnh Nhạc)

Thục địa, sơn thù, đương quy, nhục quế, sơn dược, câu kỷ, lộc giác giao, đổ trọng, thỏ ty, chế phụ tử

Nguyên dương không đủ, nhọc mệt quá độ, tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng, són

đái, hàn sán

Lục vị địa hoàng hoàn

(Tiền ất)

Thục địa, sơn thù, sơn dược, trạch tả, mẫu đơn, bạch linh

Chân âm hao tổn, đau lưng, chân mỏi, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm, di tinh, đại tiện ra huyết, tiêu khát, lâm lậu

 

Kim quỹ thận khí hoàn (Kim quỹ)

 

Thục địa, sơn thù, sơn dược, trạch tả, bạch linh, đan bì, quế chi, phụ tử

Thận khí suy kém, hạ nguyên hư hàn, bụng rốn đau ê, đêm tiểu tiện nhiều,

tiêu khát mà tiểu tiện lại nhiều,

cho đến đàn bà chuyển bào

tiểu tiện không thông

Sinh mạch tán

(Thiêm kim)

Nhân sâm, mạch đông, ngũ vị

Nhiệt thương nguyên khí, mỏi mệt, miệng khát, mồ hôi nhiều hoặc ho

 

Nội dung chủ yếu của tễ bổ dưỡng có bốn loại: bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương. Tứ quân tử thang và Bổ trung ích khí thang kê ở bảng trên đều thuộc loại bổ khí, nên dùng cho người tỳ vị khí hư; bài Bổ trung ích khí thang thì trong việc bổ khí lại kiêm cả thăng đề, nên có thể dùng cho chứng khí ở trung tiêu không đủ, khí thăng dương hãm ở dưới.

Tứ vật và Dương quy bổ huyết thang đều có đủ tác dụng bổ huyết, nhưng Tứ vật thang là dùng thuốc bổ huyết để bổ huyết, thích dụng với chứng huyết hư đơn thuần, gồm có đủ tác dụng hoạt huyết, điều kinh. Dương quy bổ huyết thang là phối hợp với thuốc bổ khí để sinh huyết, có đủ ý nghĩa dương sinh thì âm trưởng, thích dụng với chứng bệnh cả khí huyết đều hư.

Lục vị địa hoàng hoàn với Tả quy hoàn, tuy cũng cùng là bổ âm cả, nhưng Lục vị thì ba vị bổ, ba vị tả; Tả quy hoàn chỉ có bổ không tả, cho nên khi ứng dụng chữa bệnh thì Lục vị địa hoàng hoàn ứng dụng rộng rãi hơn. Kim quỹ thận khí hoàn và Hữu quy hoàn đều là phương tễ thường dùng để bổ thận dương nhưng Kim quỹ thận khí hoàn có đủ tác dụng hóa khí lợi thủy;

Hữu quy hoàn cốt yếu là bổ dương phối âm; đó là điểm khác nhau của hai phương này. Ngoài ra Quy tỳ thang chuyển bổ cả khí, huyết, chữa chứng lo nghĩ quá độ, mệt nhọc tổn thương tâm, tỳ. Tiểu kiến trung thang thì chuyển làm cho mạnh khí ở trung tiêu và bổ hư, chữa hư hàn đau bụng. Chích cam thảo thang thì có tác dụng dưỡng huyết tư âm, cho nên có thể chữa tâm huyết không đủ mà mạch kết, đại. Hổ tiềm hoànthì có đủ công dụng tiêu âm, giáng hỏa làm mạnh gân xương, nên dùng cho chứng nguy thuộc loại âm hư có nhiệt.

Còn như Sinh mạch tán đủ tác dụng dưỡng âm, chỉ khát, bổ khí, liễm mồ hôi, cho nên có thể dùng cho những chứng nhiệt làm hại nguyên khí, âm hư ho suyễn hồi hộp run sợ, nhưng phải mạch hư mà tán, không kiêm ngoại tà thì dùng mới thích đáng.

 

2. Những bài thuốc phát biểu (tham khảo ở mục phát hãn trong chương Phép tắc chữa bệnh)

 

Phàm những phương tễ có thể sơ tán ngoại tà, giải trừ biểu chứng, gọi là thuốc phát biểu.

 

Tên phương thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

Ma hoàng thang

(Thương hàn)

Ma hoàng, quế chi, hạnh nhân, cam thảo

Thái dương thương hàn (chứng biểu thực), sợ rét, phát sốt, đầu nhức, mình đau mạch phù khẩn,

không ra mồ hôi mà suyễn

Quế chi thang

(Thương hàn)

Quế chi, bạch thược, cam thảo, sinh khương, đại táo

Thái dương trúng phong (chứng biểu hư),

phát sốt ra mồ hôi, sợ gió, mạch phù, hoãn

Cát căn thang

(Thương hàn)

Cát căn, ma hoàng, cam thảo, thược dược, quế chi, sinh khương, đại táo

Thái dương phát sốt sợ gió, đầu nhức, mạch phù, khẩn, không ra mồ hôi, gáy lưng cứng đờ hoặc

đại tiện lỏng

 

Ngân kiều tán

(Ôn bệnh điều biện)

Ngân hoa, liên kiều cát

cánh, bạc hà, trúc diệp, cam thảo, kinh giới tuệ, đạm

đậu sị, ngưu bàng tử, lô căn

Ôn bệnh mới phát, phát nóng không ra mồ hôi, hoặc có ít mồ hôi, đầu nhức, miệng khát, cuống họng đau, mạch phù sác, đầu lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng mỏng

 

Nhân sâm bại độc tán

(Hoạt nhân thư)

Nhân sâm, khương hoạt,

độc hoạt, sài hồ, tiền hồ,

xuyên khung, chỉ xác, cát cánh, phục linh, cam thảo

Thân thể vốn hư yếu, bị ngoại cảm, nóng lạnh nhức đầu, mũi ngạt, tiếng nặng và các chứng thấp độc lâu trú, chân, má sưng

Tang cúc ẩm

(Ôn bệnh điều biện)

Tang diệp, cúc hoa, hạnh nhân, liên kiều, bạc hà, cát cánh, cam thảo, lô căn

Phong ôn chỉ có ho, mình không

nóng lắm, hơi khát

Hương tô ẩm

(Cục phương)

Hương phụ, tô tử, trần bì, cam thảo, sinh khương,

thông bạch

Bốn mùa cảm mạo, đầu nhức phát nóng,hoặc

lồng ngực đầy, bứt rứt ợ hơi, ngại ăn

Thông sị thang

(Trửu hậu)

Thông bạch, đậu sị

Phong hàn, phong ôn, phong nhiệt mới phát, đàn bà sản hậu, sợ rét, phát nóng, đầu nhức

 

Thuốc phát biểu chủ yếu có hai loại lớn: là tân ôn phát biểu và tân lương phát biểu. Ma hoàng thang và Quế chi thang trong tiết này đều là phương tễ đại biểu về tân ôn phát biểu. Ma hoàng thang có đủ tác dụng phát hãn định suyễn, thích hợp cho chứng thương hàn biểu thực. Quế chi thang có đủ công năng giải cơ, điều hòa dinh vệ, thích hợp cho chứng trúng phong biểu hư.

Chỗ phân biệt chủ yếu của hai phương là Ma hoàng thang thì mạch phù, khẩn, sợ rét mà không ra mồ hôi. Quế chi thang thì mạch phù, nhược (hoặc phù hoãn) sợ gió mà tự ra mồ hôi. Cát căn thang là ma, quế, cát căn hợp dùng, chứng thích ứng của nó so với chứng Ma hoàng thang là nhẹ hơn một bực, cho nên trong phương tuy rằng liều lượng của ma, quế cũng như thang trong ma hoàng, nhưng sở dĩ sức phát hãn không mạnh bằng Ma hoàng thang là vì đem phối hợp với thược dược có tính chua và thu liễm.

 

Lại như bệnh sởi mới phát, vì biểu hàn quá nặng, sởi không mọc được, có thể châm chước dùng Cát căn thang cho sởi mọc ra. Sách Kim quỹ chữa chứng cương kính vì phong hàn ngăn trở ngoài cơ biểu, gân mạch co quắp, gáy cứng, cấm khẩu, biểu thực không ra mồ hôi, cũng dùng Cát căn thang làm cho mồ hôi ra dâm dấp mà giải được tà khí.

 

Tang cúc ẩm, Ngân kiều tán đều là phương tễ đại biểu về tân lương phát biểu. Tang cúc ẩm có công dụng tuyên phế chữa ho rõ rệt hơn, Ngân kiều tán có công dụng giải biểu thanh nhiệt mạnh hơn. Ôn bệnh mới phát có thể lựa chọn mà dùng.

 

Ngoài ra như Nhân sâm bại độc tán, nhân sâm cùng với khương hoạt, độc hoạt, sài hồ, tiền hồ là giúp chính khư tà, thích hợp với chứng chính khí không đủ, ngoại cảm phong hàn. Trong Hương tô ẩm hợp dùng hương phụ, tử tô, trần bì, thông bạch là phép lý khí phát biểu, thích hợp cho chứng khí cơ uất trệ và có biểu tà. Thông sị thang là tễ nhẹ về tân ôn phát biểu, chứng ngoại cảm mới phát dùng kịp thời, làm cho mồ hôi ra dâm dấp mà giải được ngoại tà là rất ổn đáng.

 

3. Các bài thuốc gây mửa (Tham khảo phép dũng thổ ở chương Phép tắc chữa bệnh).

 

Phàm những phương tễ có thể dẫn ngoại tà vượt lên (bao quát cả ngoại tà và vật chất có hại ở trong vị) làm cho tật bệnh qua tác dụng nôn mửa mà khỏi được, gọi là tễ dũng thổ.

 

Tên phương thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

 

Qua đế tán

(Thương hàn Kim quỹ)

 

Qua đế, xích tiểu đậu, đậu sị

Đờm dãi chứa động, lấp kín thượng quản, khí

xông lên họng không thở được, cả đến chứng

bỗng nhiên phát hoảng, ngực đầy, khí suyễn, tính mệnh nguy giây phút

sâm lô ẩm

(Chu Đan Khê)

Nhân sâm lô

(cuống nhân sâm)

Cũng giống với Qua đế tán nhưng nên dùng cho người thể chất hư yếu

Giải độc hùng hoàng hoàn

(Cục phương)

 

Hùng hoàng, uất kim, ba đậu

Triền hầu phong(1), họng tê cấp tính, hoặc bỗng nhiên ngã vật, hàm răng cắn chặt,

mê man không biết gì

Thiên diêm phương

(Thiên kim)

Muối đốt, nước tiểu nóng

Càn hoắc loạn, muốn thổ không thể được, trong bụng đau thắt

 

Bốn phương tễ trên đều có tác dụng làm cho mửa, lấy bài Qua đế tán mà nói, Qua đế tuy có độc nhưng vì sau khi uống khó hấp thụ, cho nên ít phát sinh ra hiện tượng trúng độc, chẳng qua là tính vị của nó đắng lạnh, đối với người vị yếu thì không nên dùng. Sâm lô ẩm thích hợp cho người bệnh thể hư, nhưng tác dụng rất ít, sau khi uống nếu không mửa ngay thì phải dùng thêm cách móc họng thì mới đạt mục đích làm cho mửa, có thể chữa những cấp chứng triền hầu phong, hầu tê, nếu lại dùng thêm phép châm vào huyệt Thiếu dương cho ra máu thì rất chóng khỏi.

 

Tác dụng chủ yếu của Thiên diêm phương làm cho đồ ăn bị tích tụ lại đã lâu nôn mửa ra, có thể dùng cho chứng thực quyết vì đồ ăn đình trệ ở thượng quản mà thành ra, và cấp chứng như càng hoắc loạn, phương này đã tiện lợi lại rẻ tiền mà công hiệu nhanh chóng, ứng dụng rộng rãi, là một phương cấp cứu hay trong những ẽª dùng thổ. Tễ dùng thổ nếu vận dụng được đúng thì có công hiệu khởi tử hồi sinh, nhưng nôn mửa dễ thương tổn vị khí có nhiều phản ứng, nên đối với những người thể hư như đàn bà thai tiền, sản hậu, người già, trẻ con, và những người ốm có chứng ho suyễn, phiên vị, thổ huyết, lạc huyết, đều không nên dùng là để tránh khỏi sinh hậu quả không tốt.

 

4. Các bài thuốc công lý

 

(tham khảo phép hạ trong chương Phép tắc trị bệnh)

 

Phàm những phương tễ có thể thông lợi đại tiện, trừ tích trệ ở trường vị, gọi là thuốc công lý.

 

Tên phương thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

(1)

(2)

(3)

Đại thừa khí thang

(Thương hàn)

Đại hoàng, hậu phác, chỉ

thực, mang tiêu

Dương minh bệnh, mạch trầm thực, rêu lưỡi vàng khô, nổi gai, đại tiện không thông, trung tiện đau quanh rốn, sốt cơn, nói sảng

Tiểu thừa khí thang

(Thương hàn)

Đại hoàng, hậu phác, chỉ thực

Dương minh bệnh, bụng đầy, đại tiện rắn,

sốt cơn, nói sảng, mạch hoạt, tật

Điều vị thừa khí thang

(Thương hàn)

Đại hoàng, cam thảo, mang tiêu

Dương minh bệnh, nóng hừng hực, bụng đầy, hơi bứt rứt

Tam vật bỉ cấp hoàn

(Kim quỹ)

Đại hoàng, ba đậu, càn khương

Ngực bụng trướng đầy, tự nhiên đau như dùi đâm, khí cấp cấm khẩu, bỗng nhiên chết ngất

Đại hoàng phụ tử thang

(Kim quỹ)

 

Đại hoàng, phụ tử, tế tân

Đau một bên dưới sườn, bụng đau, đại tiện

không thông, rất sợ rét, hàn sán, ngực bụng đau thắt

Ôn tỳ thang

(Thiên kim)

Đại hoàng, phụ tử, càn khương, nhân sâm, cam thảo

Đi lỵ ra máu mủ, lâu ngày không khỏi, hoắc loạn, tỳ vị lạnh ăn không tiêu, bụng đau, ăn vào thấy đầy, mạch trầm huyền

 

(1)

(2)

(3)

 

Mộc hương binh lang hoàn

(Trương Tử Hòa)

Mộc hương, binh lang,

thanh bì, trần bì, nga truật, hoàng liên, hoàng bá, đại hoàng, hương phụ, khiên ngưu, chỉ xác, tam lăng,

mang tiêu

 

Ngực đầy, bụng trướng, đại tiện bí kết, bệnh lỵ mới phát, mót rặn

Dưỡng dinh thừa khí thang (Ôn dịch luận)

Tri mẫu, đương quy, bạch thược, sinh địa, đại hoàng, chỉ thực, hậu phác

Xổ nhiều lần bị vong âm, nóng khát chưa khỏi, lý chứng vẫn còn

Đại hãm hung thang

(Thương hàn)

Đại hoàng, mang tiêu,

cam toại

Thương hàn xổ nhầm mà thành chứng kết hung,

từ bụng trên đến bụng dưới rắn đầy đau không sờ tay vào được

Canh y hoàn

(Lan đài quỹ phạm)

Chu sa, lô hội

Tân dịch không đủ, làm cho đại tiện không thông

 

Cả ba bài thừa khí trong thuốc công lý đều thuộc về tính chất hàn hạ, đều có thể chữa chứng thực nhiệt, đại tiện bí. Trong đó Đại thừa khí thang là đại hoàng, chỉ thực, hậu phác, mang tiêu cùng dùng, liều lượng nặng, sức mạnh, nếu không có đủ bốn chứng: bỉ, mãn, táo, thực thì không nên dùng bừa. Tiểu thừa khí thang dùng đại hoàng, chỉ thực, hậu phác mà không dùng mang tiêu, liều lượng ít, sức không mạnh lắm, nếu thấy ba chứng bỉ, mãn, thực là có thể dùng được. Điều vị thừa khí thang dùng tiêu hoàng mã phối hợp với cam thảo, không dùng chỉ thực, hậu phác, sức thuốc đã nhẹ lại hoãn, nên dùng cho chứng chỉ có táo, thực mà không bỉ, mãn.

Ba phương trên đây, điều phân biệt chủ yếu là: bỉ, mãn, táo, thực, lúc chữa bệnh phải chú ý phương Tam vật bỉ cấp hoàn, Đại hoàng phụ tử thang, Ôn tỳ thang đều thuộc về phương tễ ôn hạ, và đều có thể chữa được chứng hàn thực, nhưng Bỉ cấp hoàn tính thuốc mãnh liệt, nếu không phải cấp chứng hàn thực không nên dùng bừa. Trong phương này có vị ba đậu càng hay làm thông kinh hạ thai cho nên đàn bà có thai thì cấm dùng. Đại hoàng phụ tử thang công hạ, còn có tác dụng ôn kinh, chỉ thống, thích hợp cho chứng dương hư, đại tiện bí, mà lại đau một bên dưới sườn hoặc đau bụng. Ôn tỳ thang là Tứ nghịch gia nhân sâm thang, lại thêm đại hoàng.

Bàn về căn nguyên là do Đại hoàng phụ tử thang mà phát triển ra, tác dụng chủ trị của bài này là trên cơ sở bổ tỳ trợ dương còn kiêm cả công hạ nữa cho nên có thể chữa được những chứng tỳ, vị lạnh, đồ ăn không tiêu, đi lỵ lâu ngày không khỏi. Ngoài ra, Mộc hương binh lang hoàn có khả năng thông khí, tiêu tích, tiết nhiệt, lợi đại tiện. Dưỡng dinh thừa khí thang có khả năng tư âm nhuận táo tiết nhiệt, lợi đại tiện. Canh y hoàn có khả năng tả nhiệt, nhuận trường. Đại hãm hung thang có khả năng trục thủy, thông tích trệ

.

5. Các bài thuốc biểu lý

 

Phàm những phương tễ có đủ tác dụng giải biểu có công lý (bao quát cả thanh lý, ôn lý) gọi là thuốc biểu lý. Thuốc biểu lý cũng là có đủ tác dụng quan trọng cả hai mặt, kiêm trị cả biểu và lý. Phàm đã có biểu chứng lại có lý chứng nếu chỉ giải một mình biểu, thì chứng lý cấp không khỏi; nếu chỉ công một mình lý, thì tà ở ngoài không giải được, trong tình trạng ấy thì nên dùng thuốc biểu lý.

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

Quế chi gia đại hoàng thang

(Thương hàn)

Quế chi, đại hoàng, thược dược,sinh khương, cam thảo, đại táo

Thái dương bệnh, xổ nhầm chuyển thành bệnh thái âm, bụng đầy mà đau, đại thực chứng

Đại sài hồ thang

(Thương hàn)

Sài hồ, hoàng cầm, thược dược, bán hạ, sinh khương, chỉ thực, đại táo, đại hoàng

Thiếu dương bệnh, thoạt nóng thoạt rét, dưới tim đầy cứng, uất, thấy hơi, phiền nôn không thôi, đại tiện bí, đi lỵ

Hậu phác thất vật thang

(Kim quỹ)

Hậu phác, cam thảo, đại hoàng, chỉ thực, quế chi, sinh khương, đại táo

 

Bụng đầy, phát sốt, đại tiện không thông

 

 

Phòng phong thông thánh tán

(Lưu Hà Gian bảo mạng tập)

Phòng phong, kinh giới, liên kiều, ma hoàng, bạc hà, xuyên khung, đương quy, bạch thược, bạch truật, sơn chi, đại hoàng, mang tiêu, thạch cao, hoàng cầm, cát cánh, cam thảo, hoạt thạch

 

Tất cả mọi chứng: phong hàn thử, thấp, no đói làm việc nhọc mệt, biểu lý tam tiêu đều thực rét nhiều nóng dữ, mắt đỏ mắt đau, đại tiện bí kết, tiểu tiện đỏ sẻn, mụn nhọt, thủng,

độc thuộc ngoại khoa

Tam hoàng thạch cao thang

(nguyên tên Thạch cao

thang của Thâm Sư, sau

Đào Hoa đổi tên này)

Thạch cao, hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, chỉ tử, ma hoàng, đậu sị

Thương hàn, sáu bộ mạch đều hồng sác, mặt đỏ mũi khô, phiền táo, nói sảng, đổ máu mũi phát ban

 

Năm phương đề ra ở bảng trên đều là thuốc biểu lý, nhưng vì cơ chế bệnh lý và chứng thích ứng của các bài ấy không giống nhau, do đó cách tổ chức và vị thuốc cũng đều khác nhau, thí dụ bài Quế chi gia đại hoàng thang, ở ngoài thì có thái dương biểu tà, ở trong thì có tích trệ, cho nên quế chi, đại hoàng dùng với nhau, lấy quế chi để giải chứng thái dương bên ngoài, lấy đại hoàng để công tích trệ bên trong.

 

Đại sài hồ thang ở ngoài thì có chứng thiếu dương kinh, ở trong thì có thực chứng dương minh phủ, cho nên sài hồ, đại hoàng dùng với nhau, dùng sài hồ để giải tà ở kinh thiếu dương, đại hoàng để công thực ở dương minh phủ. Chứng Hậu phác thất vật thang và chứng Quế chi gia đại hoàng thang rất giống nhau, ngoài có thái dương biểu tà, trong có tích trệ, vì thế cũng là đại hoàng, quế chi dùng với nhau. Nhưng Quế chi gia đại hoàng thang thì biểu chứng nặng mà lý chứng nhẹ, cho nên lấy quế chi làm chủ thể, nặng về giải biểu hơn. Hậu phác thất vật thang thì lý chứng nặng mà biểu chứng nhẹ, cho nên lấy hậu phác, đại hoàng, chỉ thực làm chủ thể, nặng về công lý hơn.

 

Còn như Phòng phong thông thánh tán, đã có thể giải biểu thanh nhiệt, lại hay thông đại tiện, lợi tiểu tiện; Tam hoàng thạch cao thang, ở ngoài thì phát tán biểu tà, ở trong thì thanh nhiệt giải độc, cho nên cũng là phương tễ chữa cả biểu và lý.

 

Lời bàn trên đây là sự phân biệt đơn giản về năm phương, khi dùng còn tùy chứng bệnh mà sửa đổi thì mới thỏa đáng.

 

6. Các bài thuốc hòa giải (tham khảo ở mục pchép hòa trong chương Phép tắc chữa bệnh).

 

Phàm những phương tễ dùng phương pháp hòa giải để tiêu trừ bệnh tà thì gọi là thuốc hòa giải.

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

Tiểu sài hồ tán

(Thương hàn)

Sài hồ, hoàng cầm, nhân sâm, chích thảo, sinh khương, bán hạ, đại táo

Thiếu dương bệnh nóng rét qua lại, ngực sườn đầy tức, khó chịu lim lịm không muốn ăn uống,

lòng phiền hay nôn

Tứ nghịch thang

(Thương hàn)

Sài hồ, cam thảo, chỉ thực, thược dược

Dương khí uất ở trong làm cho chân tay móp lạnh và can tỳ không điều hòa, dạ dày và bụng đau, lưng mỏi, tích trệ nhiều

 

Tiêu dao tán

(Cục phương)

Sài hồ, đương quy, bạch thuợc, bạch truật, phục linh, cam thảo, bạc hà, sinh khương

Can uất, hỏa vượng, đầu nhức, mắt hoa, má đỏ, miệng đắng, bực tức không vui vẻ, nóng, rét, sườn đau và đàn bà con gái kinh nguyệt không đều

Hoàng liên thang

(Thương hàn)

Hoàng liên, bán hạ, cam thảo, càn khuơng, quế chi, nhân sâm, đại táo

Trong ngực nóng, trong vị lạnh, bụng đau muốn nôn mửa

Hoàng cầm thang

(Thương hàn)

Hoàng cầm, thược dược, cam thảo, đại táo

ỉa chảy bụng đau, hoặc mót rặn

Cao cầm thanh đởm thang

(Thông tục thương hàn luận)

Thanh cao, trúc nhự, bán hạ, xích linh, hoàng cầm, chỉ xác, quảng bì, bích ngọc tán

Lạnh ít, nóng nhiều, miệng đắng, ngực bứt rứt, ngực sườn trướng đau

 

Thanh tỳ ẩm

(Tễ sinh phương)

Thanh bì, hậu phác, bạch truật, thảo quả nhân, sài hồ, phục linh, hoàng cầm, bán hạ, cam thảo

 

Sốt rét, nóng nhiều, rét ít, miệng đắng, cuống

họng khô, tiểu tiện sẻn và đỏ

 

Trong những bài thuốc hòa giải, Tiểu sài hồ thang là một phương tễ chủ yếu, có đủ tác dụng, hòa giải cả biểu lý, đối với tà ở thiếu dương, đã không nên hãn, lại cũng không nên thổ hoặc hạ, thì có thể dùng Tiểu sài hồ thang để hòa giải.

 

Tứ nghịch tán có công năng sơ thông dương khí và hòa lý, cho nên có thể dùng chữa chứng dương quyết bởi nhiệt tà truyền kinh uất lại, không thư được mà thành ra. Những chứng bệnh khác như can tỳ không điều hòa, can khí uất kết, kiêm có tích trệ ngăn trở ở trong mà sinh ra, cũng có thể dùng được.

 

Tiêu dao tán là chủ phương sơ can giải uất, phàm can khí uất ở trong, huyết hư hỏa vượng mà thấy có những chứng chép ở bảng trên, thì dùng phương này gia giảm mà chữa thật là thích hợp.

 

Hoàng liên thang là biến pháp của Tiểu sài hồ thang có tác dụng điều hòa nóng lạnh thăng giáng khí âm dương nên dùng cho bệnh chứng trên nóng dưới lạnh, bụng đau nôn mửa.

 

Hoàng cầm thang có thể thanh trường hòa tỳ, giãn co quắp, chỉ thống, đối với chứng ruột nóng ỉa chảy, không có tích trệ thì có thể dùng; nếu là chứng ruột lạnh ỉa chảy thì dùng không hợp.

 

Cao cầm thanh đảm thang có thể thanh đảm lợi thấp, hòa vị, hóa đờm, chứng thích ứng của nó cũng thuộc phạm vi bệnh thiếu dương, nhưng so với chứng Tiểu sài hồ thang thì đã thấy sâu hơn một bậc, nhiệt ở bán lý nhiều hơn, cho nên phương này nặng về thanh đởm, dùng thanh cao chứ không dùng sài hồ.

 

Thanh tỳ ẩm là phương chữa sốt rét, có tác dụng kiện vị hóa đờm thấp, hòa thiếu dương, thích hợp cho chứng dương ngược, nóng nhiều rét ít. Đối với chứng sốt rét, như sốt rét thuộc tam âm thì kiêng dùng.

 

7. Các bài thuốc lý khí

 

Phàm những phương tễ có thể sơ lý khí cơ, giải uất giáng nghịch và bổ khí thì gọi là thuốc lý khí. Chữ khí này xem trong sách Trung y tuy rằng chia ra làm dinh khí, vệ khí, khí của tạng phủ, khí của kinh lạc, có nhiều tên gọi, nhưng tóm lại thì những khí đó đều là chính khí của thân thể, bắt nguồn từ trung tiêu, thống thuộc vào phế, ngoài thì bảo vệ phần biểu, trong thì đi khắp phần lý, lên xuống ra vào bảo đảm sức khỏe của thân thể. Nếu sự vận hành ấy mất thường độ, thì sẽ sinh ra các loại tật bệnh.

 

Khi gây nên ra bệnh, nói gồm lại không ngoài hai loại khí hư và khí thực. Chứng trạng và phương tễ trị liệu của khí hư, đã kê trong những tễ bổ dưỡng, đây không nhắc lại nữa. Khí thực là do ấm lạnh thất thường, ăn uống không điều độ và thất tình uất ức mà sinh ra, phần nhiều thấy những chứng trong ngực buồn bực, đầy trướng mà đau, nôn ọe ợ chua, khí nghịch suyễn gấp cho nên phàm những bài thuốc chữa khí thực đều lấy việc hành khí phá trệ hoặc giáng khí làm cốt yếu.

Nhưng vì bệnh tình phức tạp kiêm cả hư thực, cho nên cũng có phương pháp dùng cả bổ khí và hành khí như Bổ trung ích khí thang dùng trần bì, là tuy bổ khí mà không làm trệ khí. Tứ ma ẩm dùng nhân sâm tuy là giáng khí mà không làm hao khí, cho nên lúc chữa bệnh, cần phải khéo xét bệnh cơ, phân biệt rõ hư thực, thì trong bụng mới sẵn sàng mà vận dụng được tốt.

 

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

Toàn phúc đại giả thang

(Thương hàn)

Toàn phúc hoa, nhân sâm, sinh khương, đại giả thạch, cam thảo, bán hạ, đại táo

 

Bụng trên cứng rắn, ợ hơi không khỏi

Bán hạ hậu phác thang

(Kim quỹ)

Bán hạ, hậu phác, phục linh, sinh khương, tô diệp

Thất tình khí uất, đờm dãi kết tụ, trong cuống họng như có vật gì vướng mắc, khạc không ra, nuốt không xuống, can và vị không điều hòa

Quất bì trúc nhự thang (Kim quỹ)

Quất bì, trúc nhự, đại táo, sinh khương, cam thảo,

nhân sâm

ốm lâu gầy yếu, nôn ọe không thôi, vị hư,

nóng lấn át, sinh nấc

Đinh hương thị đế thang

(Nghiêm thị)

Đinh hương, thị đế, sinh khương, nhân sâm

ốm lâu, nấc, bởi lạnh làm khốn khổ

 

Khải cách tán

(Y huyết)

Sa sâm, đan sâm, phục linh, xuyên bối mẫu, uất kim, sa nhân xác, cuống lá sen, cám đầu chày giã gạo

 

Bệnh nghẽn mới phát, nôn ọe không ăn được

Việt cúc hoàn

(Chu Đan Khê)

Hương phụ, thương truật, xuyên khung, thần khúc,

chi tử

Ngực ngăn bứt rứt

khó chịu ợ chua, nôn mửa

Tứ ma ẩm

(Nghiêm thị)

Nhân sâm, tân lang, trầm hương, ô dược

Thất tình thương cảm, khí xốc

suyễn gấp, ngực bụng đau đầy

 

Tô tử giáng khí thang

(Cục phương)

Tô tử, bán hạ, tiền hồ,

hậu phác, quất hồng,

đương quy, cam thảo,

nhục quế, sinh khương

 

Đờm tắc ở khoảng cách mô, ho suyễn khí nghịch lên, yết hầu không lợi

 

Tám phương trên đây, phương thì có thể hành khí giải uất, phương thì có thể giáng khí trấn nghịch, đều thuộc phạm vi những bài thuốc lý khí nay đem tác dụng chủ yếu và cách phân biệt nói đại khái như dưới đây.

 

Ba phương Toàn phúc đại giả thang, Quất bì trúc nhự thang, Đinh hương thị đế thang đều dùng nhân sâm, có tác dụng bổ ích, lại đều phối hợp với những vị giáng nghịch, đó là chỗ giống nhau của các bài ấy. Nhưng bài Toàn phúc đại giả thang nặng về mặt bình can hóa đờm, có sức trấn nghịch rất mạnh, phàm những chứng ợ hơi phiên vị(1) thuộc vị khí hư yếu đờm đặc tắc ở trong, can khí nghịch lên mà thành ra, đều có thể ứng dụng, nhưng phải xem đại tiện không lỏng mới uống được.

 

Quất bì trúc nhự thang nặng về lý khí thanh vị, có thể dùng cho chứng nấc vì vị hư mà nhiệt lấn át. Đinh hương thị đế thang nặng về ấm ở trong, giáng khí nghịch, chủ chữa chứng nấc vì vị hư và lạnh, nhưng nếu là trung khí hư và lạnh lắm thì nên dùng Lý trung thang gia đinh hương mà chữa, mới có thể khỏi được, đó là chỗ khác nhau của các phương ấy.

 

Bán hạ hậu phác thang có công dụng giáng nghịch, hóa đờm lý khí khai uất có thể dùng chữa chứng mai hạch khí (2) thiên về đờm nhiều khí kết, nếu thực âm hư thì không nên uống. Ngoài ra bài này còn thích hợp cho những chứng can, vị không điều hòa nữa.

 

Khải cách tán có thể dưỡng âm sinh tân, lý khí, hóa đờm, nên dùng cho chứng nghẽn bởi vị âm không đủ.

 

Việt cúc hoàn có thể chữa cả sáu chứng uất (khi, huyết, đờm, hỏa, thấp, thực) nhưng những chứng bệnh của sáu khí uất cùng hiện ra một lúc thì rất ít, khi chữa nên theo chứng mà gia giảm. Tứ ma ẩm có công dụng ích khí giáng nghịch, phàm vị khí vốn hư, lại kiêm tình chí không thoải mái, khí của can, của đảm xốc lên mà thấy các chứng kê trong bảng đều dùng được.

 

Tác dụng chủ yếu của Tô tử giáng khí thang là giáng khí hóa đàm, vì thế nên dùng cho chứng ho suyễn bởi đờm dãi nghẽn tắc.

 

8. Các bài thuốc lý huyết

 

Phàm những phương tễ có thể khư ứ, chỉ huyết, bổ huyết thì gọi là tễ lý huyết.

 

Huyết dịch là vật chất rất trọng yếu trong thân thể, năm tạng, sáu phủ, chân tay, xương cốt đâu đâu cũng cần huyết để thấm nhuần và nuôi dưỡng, cho nên trong thiên Dinh vệ sinh hội sách Linh khu nói: để nuôi sống cho sinh mệnh, không gì quý hơn huyết dịch. Nếu do ảnh hưởng của thương tích bên ngoài hoặc tật bệnh, làm cho huyết ở trong mình hao tổn nhiều quá, hoặc bởi sự tuần hoàn mất thường độ, thì sẽ sinh ra các loại bệnh tật về phần huyết. Những bệnh tật ấy không ngoài ba loại: huyết hư, huyết ứ, huyết dật.

 

Nguyên nhân gây ra bệnh huyết hư, ngoài sự tiêu hao vì thất huyết, và vì bệnh khác ra, thì huyết ứ đọng lại làm ngăn trở tân huyết cũng là một nhân tố trọng yếu.

 

Bệnh huyết hư thì phải dùng thuốc bổ huyết đã kê ở trong những tễ bổ dưỡng, đây chỉ giới thiệu thuốc tiêu ứ của chứng huyết ứ, và thuốc chỉ huyết của chứng huyết dật.

 

Huyết ứ, nói chung là huyết dịch ngừng trệ vì nguyên nhân bị tổn thương, thất huyết mà gây ra, trở thành loại vật chất có hại cho cơ thể. Lúc ấy nên chọn dùng ngay những bài thuốc tiêu ứ, để làm cho bài tiết ra, hoặc tiêu trừ đi, nói chung bệnh thế hơi hoãn, thì nên dùng thuốc hoạt huyết tiêu ứ, khiến cho huyết được điều hòa, lưu lợi, kinh mạch thông suốt. Nếu gặp những hiện tượng bệnh thế cấp bách, trướng đầy ứ đau, hôn mê, chóng mặt, phát cuồng thì nên dùng những phương tễ công tệuc ứ huyết, khiến cho huyết xấu theo đại tiện ra hết.

 

Huyết dịch theo kinh mạch, lưu thông khắp thân thể, một khi đi ra ngoài kinh mạch, hoặc tràn lên thì làm ra khái huyết, thổ huyết, nục huyết hoặc tràn vượt xuống thì làm ra đại tiểu tiện ra huyết, băng huyết, rong huyết đều gọi là xuất huyết, nguyên cớ rất phức tạp, nhưng chủ yếu cũng không ngoài hàn, nhiệt, hư, thực. Các chứng xuất huyết bởi thực nhiệt bức huyết đi bừa bãi, nên dùngnhững bài thuốc lương huyết thanh nhiệt. Chứng xuất huyết bởi hư hàn mà sinh ra thì nên dùng những bài thuốc ôn nhiếp.

 

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

Đào nhân thừa khí thang

(Thương hàn)

Đào nhân, đại hoàng, quế chi, cam thảo, mang tiêu

Thái dương bệnh, chứng súc huyết(1) bụng dưới kết đau, người như phát cuồng và đàn bà trước kỳ hành kinh đau bụng, cùng kinh bế không hành

Để đương thang

(Thương hàn)

Thủy diệt, manh trùng,

đào nhân, đại hoàng

Thái dương bệnh, chứng súc huyết bụng dưới đầy rắn, phát cuồng và kinh nguyệt không thông lợi thuộc chứng thực

Phục nguyên hoạt huyết thang

(Y học phát minh)

Sài hồ, qua lâu căn, đương quy, hồng hoa, cam thảo, đại hoàng, xuyên sơn giáp,

đào nhân

 

Ngã từ trên cao xuống, máu độc ứ ở dưới sườn,

đầu nhức không chịu được

Nguyên nhung tứ vật thang

(Vương Hiếu Cổ)

Đương quy, thục địa, xuyên khung, bạch thược,

đào nhân, hồng hoa

Bị đòn, bị thương, ngã huyết ứ lại, kết tạng, đại tiện bí

Thất tiếu tán

(Cục phương)

Ngũ linh chi, bồ hoàng

Sản hậu huyết hôi không thông, ngực bụng đau nhức

 

Thập khôi án

(Thập dược thần thư)

Đại kế, tiểu kế, trắc bách diệp, hà diệp, mao căn, thuần thảo căn, đại hoàng, chi tử, tông lư bì, đan bì

 

Chữa chứng lao, ho ra máu, thổ huyết, khạc ra huyết, nôn ra máu

Hòe hoa tán

(Bản sự phương)

Hòe hoa, trắc bá diệp, kinh giới, chỉ xác

Tràng phong, tạng độc ỉa ra máu

Hoàng thổ thang

(Kim quỹ)

Cam thảo, càn địa hoàn, bạch truật, phụ tử, a giao, hoàng cầm, đất lòng bếp

Các chứng đại tiện ra máu, bởi tỳ không nhiếp được huyết, thổ huyết, băng huyết

Độc thánh tán

(chép ở Y phương tập giải)

Bạch cập

Ho lâu năm, phế nuy, khạc ra máu, đờm dây máu

Tê giác địa hoàng thang

(Thiên kim phương)

Sinh địa, thược dược, đan bì, tê giác

Vị hỏa nhiệt quá, thổ huyết, đổ máu mũi, đại tiện ra máu, dương độc phát ban

 

Trong những bài thuốc chữa về huyết kể trên thì bài Đào nhân thừa khí thang và bài Để đương thang đều dùng đào nhân, đại hoàng, nhưng phương trước thì dùng đào nhân làm quân mà lấy đại hoàng, mang tiêu phối vào, để dẫn ứ huyết đi xuống, phương sau thì lấy thủy điệt, manh trùng là thần, đào nhân, đại hoàng là tá, sứ bởi vì thủy điệt, manh trùng đều có thể trục huyết xấu, phá huyết tích, cùng là thuốc tiêu ứ mạnh cho nên Để đương thang là tễ mạnh phá huyết trục ứ. Đào nhân thừa khí thang là tễ nhẹ phá huyết trục ứ. Chứng chủ trị của bài Để đương thang là người bệnh hay quên, phát cuồng. Thuộc về chứng nặng của bệnh hình như súc huyết, mà chứng chủ trị của bài Đào nhân thừa khí thang là người bệnh hình như phát cuồng, thuộc về chứng nhẹ của bệnh súc huyết. Phục nguyên hoạt huyết thang cùng Nguyên nhung tứ vật thang đều có thể chữa được chứng súc ứ huyết bởi đòn, ngã, tổn thương nhưng phương trước dùng sài hồ mà lấy đào nhân, đại hoàng phối vào, vì sài hồ có thể vào can, đởm, mà mạch của can đởm rải khắp cả sườn cho nên phương này chữa được chứng huyết xấu đọng ở dưới sườn, phương sau dùng Tứ vật thang mà lấy đào nhân, hồng hoa phối vào là vì Tứ vật có thể nuôi huyết, hoạt huyết, huyết đủ thì trường nhuận. Cho nên phương này chữa được những chứng đòn ngã bị thương huyết ứ lại, và tạng kết đại tiện bí. Theo sự tổ chức của hai phương, cũng có thể thấy phương trước thích hợp với chứng ứ huyết đơn thuần, phương sau thích hợp cho chứng ứ huyết kiêm huyết hư.

 

Thất tiêu tán có công năng tiêu ứ chỉ thống, nên dùng cho chứng sản hậu nhẹ, nhưng nên phối hợp với những vị khác làm thuốc thang rất ít khi dùng riêng một mình. Năm phương ở trên đều là thuốc tiêu ứ, nên dùng cho những bệnh ứ huyết. Dưới đây lại bàn về mấy bài thuốc chỉ huyết.

 

Thập khôi tán là phương thường dùng để chỉ huyết, bởi vì 10 vị thuốc đốt tồn tính, có tác dụng chỉ huyết mạnh hơn.

 

Hòe hoa tán, Hoàng thổ thang đều chữa chứng đại tiện ra huyết, bàn về tác dụng thì hai phương khác nhau lắm. Hòe hoa tán thì lương huyết chỉ huyết, sơ phòng lợi khí, thích hợp cho chứng tiện huyết bởi phong nhiệt ở huyết phần; Hoàng thổ thang thì ôn trung khí, giúp dương dưỡng huyết chỉ huyết, thích hợp cho chứng tiện huyết bởi khí hư có hàn.

 

Độc thánh tán có thể bổ phế, chỉ huyết, tiêu ứ, sinh cơ cho nên dùng vào chứng ho dai dẵng, phế nuy khái huyết, đờm có dây máu.

 

Tê giác địa hoàng thang đã có thể lương huyết giải độc, lại có thể tiêu ứ chỉ huyết, phàm ôn tà và dinh phận, bức huyết vọng hành, mà hiện ra những chứng xuất huyết, thì lấy bài này làm chủ.

 

9. Các bài thuốc khư phong

 

Chứng phong có ngoại phong và nội phong khác nhau, cho nên thuốc khư phong bao gồm hai phương tiện: tán phong và tức phong.

 

Ngoại phong là bệnh bởi ngoại tà lấn vào thân thể người ta (nói rõ về mục lục dâm ở chương Nguyên nhân bệnh) nhưng trong tình trạng chân khí của thân thể người ta hư trước, dinh vệ sơ hở, phong ở ngoài nhân chỗ hư mà lấn vào, đó là chứng phong tà nặng gọi là trúng phong, lúc lâm sàng lấy những chứng tự nhiên mê man bất tỉnh, gân mạch co quắp, miệng mắt méo lệch, nói năng ú ớ là đặc trưng, nên căn cứ vào các chứng của lục kinh mà chữa, gọi chung là “chân trúng”. Phép chữa lấy tán phong làm chủ yếu, như gia giảm Tiểu tục mệnh thang. Hoặc là chứng tý, mình mẩy ê ẩm tê dại, thì nên sơ phong dưỡng huyết, ôn kinh thông lạc.

 

Nội phong là bệnh của nội tạng sinh ra, như tự nhiên hôn mê ngã vật, bán thân bất toại, miệng mắt méo lệch giống như trúng phong, nhưng không có hình chứng lục kinh, gọi chung là “loại trúng”, còn như chứng can phong, tinh thần hôn mê kinh quyết, chân tay co giật, cũng thuộc vào phạm vi nội phong. Phương thuốc đã giới thiệu trong mục An thần trấn kinh, ở đây không nhắc lại nữa. Phép chữa nội phong nên lấy việc tức phong làm cốt yếu, tức phong là dập tắc nội phong, nhưng vì nguyên nhân sinh ra nội phong không phải chỉ có một, vì thế phép tức phong cũng có nhiều, thí dụ như thận suy thì dùng loại Địa hoàng ẩm tử bổ thận để tức phong, do đờm thấp thì dùng bài Tam sinh ẩm chẳng hạn, để hóa đờm tức phong.

 

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

 

 

Tiểu tục mệnh thang

(Thiên kim phương)

Ma hoàng, phòng kỷ, nhân sâm, hoàng cầm, cam thảo, thược dược, hạnh nhân, phụ tử, xuyên khung, sinh khương, đại táo, phòng phong, quế chi

 

 

Lưng và đầu gối đau, tê lạnh yếu sức. Co duỗi khó khăn

 

 

Độc hoạt ký sinh thang

(Thiên kim phương)

Độc hoạt, tang ký sinh, tần giao, phòng phong, tế tân, đương quy, thược dược,

xuyên khung, thục địa, đỗ trọng, ngưu tất, nhân sâm, phục linh, cam thảo, quế tâm

 

 

Lưng và đầu gối đau, tê lạnh yếu. Co duỗi khó khăn

 

Quyên tý thang

(Tế sinh phương)

Đương quy, xích thược,

hoàng kỳ, phiến khương hoàng, khương hoạt, chích thảo, phòng phong, sinh khương, đại táo

 

 

Mình mẩy bứt rứt đau đớn, gáy lưng co giật

Khiên chính tán

(Trực chỉ phương)

Bạch phụ tử, bạch cương

tàm, toàn yết

Trúng phong, miệng mắt méo lệch

Tam sinh ẩm

(Cục phương)

Sinh nam tinh, sinh xuyên ô, sinh phụ tử, mộc hương,

nhân sâm

Trúng phong bỗng nhiên hôn mê, đờm dãi kéo

lên nhiều, nói năng ú ớ

 

 

Địa hoàng ẩm tử

(Lưu Hà Gian)

Thục địa hoàng, ba kích,

sơn thù du, nhục thung

dung, phụ tử, sinh khương, bạc hà, đại táo, quan quế, thạch hộc, phục linh, thạch xương bồ, viễn chi, mạch đông, ngũ vị tử

 

 

Trúng phong, lưỡi ú ớ không nói được. Chân bại liệt không đi được

 

 

Trong những bài khư phong, thì Tiểu tục mệnh thang, Độc hoạt ký sinh thang, Quyên tý thang, Khiên chính tán đều là thuốc chữa ngoại phong; Tam sinh ẩm, Địa hoàng ẩm tử đều là thuốc chữa nội phong, ngoại phong cố nhiên là phải tán nhưng mà “tà đã xâm vào được thì chính khí tất đã hư”. Cho nên trừ Khiên chính tán ra, thì ba bài kia đều là thuốc khư phong, phối hợp với thuốc bổ dưỡng. Tiểu tục mệnh thang là để chữa chứng chân trúng phong, do chính khí không đủ, phong tà từ ngoài trúng vào, kiêng dùng cho chứng loại trúng phong. Bài Độc hoạt ký sinh thang, bài Quyên tý thang, đều có thể chữa chứng tê đau nhưng mà bài trước nên dùng cho chứng tê đau từ ngang thắt lưng trở xuống, bài sau nên dùng cho chứng tê đau ở gáy và lưng. Bài Khiên chính tán, thì thuốc dùng trong đó đều là những vị khư phong hóa đờm, chủ trị chứng miệng mắt méo lệch, vì phong đờm tích nhiệt mà thành ra, nhưng có rất nhiều nguyên nhân sinh ra chứng ấy, tất phải biện chứng mà chữa mới khỏi được.

 

Lại nói về thuốc chữa nội phong, Tam sinh ẩm và Địa hoàng ẩm tử, đều có thể chữa chứng loại trúng phong, nhưng tác dụng và tính thích ứng của hai bài không giống nhau. Tam sinh ẩm là trợ dương đuổi hàn, lý khí hóa đờm, cho nên chữa được chứng trúng phong vì chân tay béo đẫy, khí hư, hàn đờm ủng tắc mà sinh ra, nếu là chứng trúng phong vì tích nhiệt gây thành đờm, can phong xung nghịch, thì không dùng được. Địa hoàng ẩm tử có đủ tác dụng ôn bổ thận dương, sinh tân, liễm dịch, hóa đờm khai khiếu, đối với những chứng bị bại liệt, líu lưỡi, sinh ra bởi thận dương suy ở dưới, hóa đờm hỏa bốc lên trên, thì có thể dùng được, chẳng qua là những chứng hậu ấy thiên về âm hư cũng không phải là ít gặp tình trạng đó, lúc chữa phải lấy bổ âm tráng thủy làm chủ yếu.

 

10. Các bài thuốc khư hàn (tham khảo phép ôn ở chương Phép tắc chữa bệnh)

 

Phàm những phương tễ có thể trừ được lạnh, làm ấm trong người, bổ giúp dương khí, thì gọi là thuốc khư hàn.

 

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

Tứ nghịch thang

(Thương hàn)

Sinh phụ tử, càn khương,

cam thảo

Mửa, ỉa, mạch trầm vi, chân tay móp lạnh

Bạch thông thang

(Thương hàn)

Thông bạch, càn khương, sinh phụ

Thiếu âm bệnh, ỉa chảy mạch vi

Chân vũ thang

(Thương hàn)

Phục linh, thược dược,

bạch truật, sinh khương,

bào phụ tử

Thiếu âm bệnh, bụng đau, tiểu tiện không lợi, chân tay nặng nề đau nhức. Thái dương bệnh, sau khi phát hãn vẫn nóng, dưới tâm run động.

Phụ tử thang

(Thương hàn)

Bào phụ tử,

phục linh, nhân sâm,

bạch truật, thược dược

Mình mẩy đau, chân tay lạnh, lưng sợ lạnh, trong miệng như thường, mạch trầm vi

Đương quy tứ nghịch thang

(Thương hàn)

Đương quy, quế chi, thược dược, tế tân, cam thảo, thông thảo, đại táo

Thương hàn, chân tay quyết lạnh, mạch tế muốn tuyệt và kinh nguyệt không đều, trong bụng co thắt, chân tay đau nhức

Ngô thù du thang

(Thương hàn kim quỹ)

Ngô thù du, sinh khương, nhân sâm, đại táo

Mửa, ỉa chảy, chân tay buốt lạnh, buồn bực, vật vã như sắp chết, nôn khan, mửa ra nước dãi trong, đầu nhức

Lý trung thang

(Thương hàn kim quỹ)

Nhân sâm, càn khương, cam thảo, bạch truật

Thái âm bệnh, ỉa chảy không khát, mạch trầm tế, bụng đau nôn mửa

Đại kiến trung thang

(Kim quỹ)

Thục tiêu, càn khương, nhân sâm, kẹo mạch nha

Trong ngực lạnh lắm và đau, nôn không ăn được, trong bụng lạnh, khí xông lên làm nổi da, trông như có đầu có chân, lúc lên, lúc xuống

Đại đầu ô tiễn

(Kim quỹ)

Ô đầu, bạch truật

Hàn san đau quanh rốn, tay chân móp lạnh, mạch trầm khẩn

tứ thần hoàn

(chứng trị chuẩn thằng)

phá cố chỉ, ngũ vị tử, nhục đậu khấu, ngô thù du, đại táo, sinh khương

tỳ thận hư hàn, bụng dưới đau ê,

canh năm đi tả

 

Noãn can tiễn

(Trương Cảnh Nhạc)

Đương quy, câu kỷ, phục linh, tiểu hồi hương, ô duợc, nhục quế, trầm hương

 

Can thận hư hàn, canh năm đi tả

 

Thuốc khư hàn chủ yếu có hai loại là: hồi dương cứu nghịch và ôn trung khư hàn.

Tứ nghịch thang ở trong tiết này là chủ phương hồi dương cứu nghịch, phàm những chứng hàn thịnh dương suy, hoặc dương khí sắp hết mà thấy mửa ỉa, mạch vi chân tay móp, không có phương này thì không cứu chữa được, phương này gia cam thảo, gia thông bạch tức gọi là Bạch thông thang. So sánh chứng thích ứng của nó với Tứ nghịch thang, thì chứng Tứ nghịch không những vì dương khí ở trung tiêu hạ tiêu đều suy, mà cả đến tân dịch cũng thương tổn, cho nên lấy cam thảo phối với khương phụ để hồi dương cứu tân dịch;

chứng Bạch thông thang thì lấy chứng tả làm chủ yếu, bệnh tà nặng về hạ tiêu, cho nên dùng hai vị khương phụ, đi thẳng vào hạ tiêu để tán âm hàn, đem thông bạch làm tá để thông dương khí.

 

Còn như hai phương Chân vũ thang và Phụ tử thang, dùng thuốc chỉ khác nhau một vị,

Chân vũ thang thì dùng linh, truật, thược, phụ, sinh khương; Chân vũ thang mà bỏ sinh khương gia nhân sâm, gấp bội truật, phụ tử tức là Phụ tử thang.

Đem hai phương so sánh, thì phương trước dùng sinh khương mà không dùng nhân sâm, trọng điểm là ở chỗ bổ dương lợi thủy, thích hợp cho chứng dương hư thủy đình trệ lại;

phương sau dùng nhân sâm bỏ sinh khương, lại dùng nhiều truật, phụ, trọng điểm ở chỗ bổ dương trừ phong thấp, chỉ đau nhức, thích hợp với chứng dương hư lý hàn, phong thấp lấn vào trong, mình mẩy và các đốt xương đều đau.

Còn có Dương quy tứ nghịch thang là thuốc dưỡng huyết tán hàn, đối với những chứng huyết hư ở can kinh, bị cảm phong hàn, chân tay móp lạnh, mạch tế sắp tuyệt, có thể dùng được.

 

 

Ngô thù du thang là tễ ôn trung khư hàn, có tác dụng ôn trung, giáng nghịch bổ hư, chỉ thống, đối với những người trung tiêu hư lạnh, trọc ẩm nghịch lên, vị khí không giáng được, ma thấy chứng nôn mửa đờm dãi, đầu nhức, vị quản đau, nuốt chua, cồn cào thì công hiệu rất tốt. Những chủ phương trong thuốc ôn trung khư hàn thì phải coi trọng Lý trung thang.

 

Phàm trung tiêu hư lạnh, sinh ra những chứng đi tả không khát, nôn mửa bụng đau, thì dùng phương này để bổ ích tỳ vị, ôn trung khư hàn là thích đáng. Còn như Đại kiến trung thang, trên cơ sở bổ hư làm mạnh trung khí lạ gồm có công hiệu ấm trung khí, tiêu thủy ẩm hạ khí, cẩi đau cho nên có thể chữa chứng đau vì lạnh nhiều ở lồng ngực, có chứng nôn mửa mà không ăn được.

 

Đại đầu ô tiễn có thể trừ lạnh chỉ thống cho nên chữa được bệnh hàn sán. Tứ thần hoàn có thể bổ mệnh môn hỏa, ấm tỳ, vị, cho nên chữa được tỳ thận dương suy, cứ gần sáng lại đi tả. Noãn can tiễn có thể dưỡng huyết bổ can lý khí trừ hàn, cho nên chữa được những chứng bụng dưới đau ê ẩm, vì đau sán khí bởi âm hàn ở can kinh.

 

 

11. Các bài thuốc thanh thử

 

 

Phàm tất cả những phương tễ có thể chữa được bệnh thử (nắng) đều gọi chung là thuốc thanh thử.

 

 

Chữ “thử” là theo mùa phát bệnh mà đặt tên, vì thế nó là tên gọi chung của bệnh về thời tiết mùa hạ. Tất cả những bệnh gọi là bệnh “thử” thì có rét có nóng, có biểu có lý, lại có ôn tà lẫn lộn vào. Cho nên thuốc thanh thử cũng rất phức tạp. Vì phép chữa bệnh “thử” liên quan đến rất nhiều mặt. Cho nên khi dùng thuốc thanh thử cần phải nắm vững được các kiêm chứng hay không, thử và thấp bên nào nặng, bên nào nhẹ.

 

 

Tiết sinh bạch nói: “thấp nhẹ thử nặng thì thuộc về dương minh bệnh, thử ít thấp nhiều thì thuộc về thái âm bệnh” (Thấp nhiệt bệnh nhiên tự chu) đã nêu ra chỗ cốt yếu về cơ chuyển bệnh lý của chứng thử thấp.

 

 

Tiết này chỉ giới thiệu mấy phương tễ thưòng dùng trong đó Bạch hổ thang, Trúc diệp thạch cao thang, đã kê vào trong tễ tả hỏa, Sinh mạch tán, đã kê vào trong tễ bổ dưỡng, đây không nói lại nữa.

 

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

Hương nhu ẩm

(Cục phương)

Hương nhu, bạch

biển đậu, hậu phác

Mùa nắng hóng mát uống nước lạnh, dương khí bị âm tà ngăn át, phát ra nóng rét nhức đầu,

không có mồ hôi, đầu nặng hoặc đau bụng, thổ tả

Lục nhất tán

(Lưu Hà Gian)

Hoạt thạch, cam thảo

Mình nóng, thổ tả, đi lỵ ra máu mũ,

bí đái đau buốt

 

Quế linh cam lộ ẩm

(Lưu Hà Gian)

Phục linh, cam thảo, bạch truật, trạch tả. quan quế, trư linh, thạch cao, hàn thủy thạch, hoạt thạch

 

Trúng thử, cảm thấp, uống nước quá nhiều, đầu nhức phiền khát, tiểu tiện không lợi

 

 

Lục hòa thang

(Cục phương)

Sa nhân, hoắc hương, hậu phác, hạnh nhân, bán hạ, biến đậu, mộc qua, nhân sâm, bạch truật,

xích linh, cam thảo,

sinh khương, đại táo

 

 

Trong bị thương tổn vì đồ ăn sống lạnh, ngoài cảm nắng, nóng rét lẫn lộn, hoắc loạn thổ tả

 

Hoắc hương chính khí tán

(Cục phương)

Hoắc hương, tử tô, bạch chỉ, đại phúc bì, phục linh, thổ sao, bạch truật, trần bì, bán hạ khúc, hậu phác, cam thảo, sinh khương, đại táo

Phong hàn cảm ở ngoài, thấp trệ làm thương tổn ở trong, nóng rét đầu nhức, ngực đầy tức. Phàm cảm phải khí lam chướng bất chỉnh đều có thể gia giảm chữa được

 

 

Thanh thử ích khí thang

(Lý Đông Viên)

Hoàng kỳ, thương truật, thăng ma, nhân sâm, trạch tả, thần khúc, quất bì, bạch truật, mạch đông, đương qui, chích thảo, thanh bì, hoàng bá, cát căn, ngũ vị, sinh khương, đại táo

 

Mùa hè chân tay rời rã, ngực đầy tức khó thở, mình nóng, tâm phiền, miệng khát, tự ra mồ hôi, mình nặng, tiểu tiện đỏ, đại tiện lỏng, mạch hư

Đại thận tán

(Cục phương)

Càn khương, nhục quế, hạnh nhân, cam thảo

Cảm nắng có phục nhiệt, uống nước quá nhiều, tỳ vị bị thấp, âm dương khí nghịch, hoắc loạn thổ tả

 

 

Trong những thuốc thanh thử kể trên, Hương nhu ẩm là phương thuốc thường dùng về mùa hè. Vị hương nhu tính ôn, phát hãn, người xưa gọi là ma hoàng của mùa hè, tức là vị thuốc chủ yếu để giải biểu về mùa nắng, nhưng chỉ thích hợp cho chứng thử có kiêm thấp, nếu không kiêm cảm thì cấm dùng. Lục nhất tán là phương chủ yếu để chữa thử, trong phương ấy hoạt thạch phối hợp với cam thảo, có công năng lợi tiểu tiện thấm thấp.

Chứng thử phần nhiều kiêm thấp, phương này làm cho thấp nhiệt theo tiểu tiện tống ra thì nóng lui được, khát trừ được, lợi tiểu được, nhưng người không có thấp tà, uống vào lại bị hao tân dịch. Quế linh cam lộ ẩm là từ Ngũ linh tán gia thạch cao, hoạt thạch, hàn thủy thạch mà tổ thành, đã có thể sinh tân thanh nhiệt, lại có thể hóa khí lợi thủy. Đối với bệnh cảm thử nhiệt mà thấy chứng Ngũ linh tán thì có thể dùng được.

 

Lục hòa thang là đem bài Tứ quân tử gia giảm tổ thành, có đủ công năng điều hòa tỳ, vị, hóa thấp, hành khí, phàm mùa hè ăn uống không điều hòa, trong bị đồ sống lạnh làm tổn thương, sinh ra những chứng đã kể trong bảng trên thì dùng phương này rất tốt. Nếu thấy kiêm cả những biểu chứng như sợ lạnh phát sốt, thì có thể lại gia hương nhu, lạnh nhiều gia tô điệp.

 

Hoắc hương chính khí tán là bài thuốc giải biểu trừ thấp thường dùng của mùa hè, phàm phong hàn cảm ở ngoài, thấp trệ ngăn ở trong, phát ra những chứng trướng đầy, thổ tả, đều có thể gia giảm mà dùng nhưng tất phải “thấp nặng nhiệt nhẹ” mới là đúng phép, nếu không, thì sẽ làm hao tổn tân dịch.

 

Thanh thử ích khí thang thích hợp cho bệnh thử làm tổn thương nguyên khí mà kiêm có chứng hậu thấp tà, người bị thương thử thân thể hư yếu mà không có thấp tà, thì khi dùng phương này nên biến hóa cho thông.

 

Đại thuận tán là tễ ôn trung khư hàn, có thể dùng cho chứng âm thử về mùa nắng uống nước lạnh quá nhiều, mà đến nỗi tỳ vị dương hư, nếu là dương thử chớ nên dùng nhầm.

 

12. Các bài thuốc lợi thấp

 

Phàm những phương thuốc làm cho thấp tà theo cơ biểu hoặc đại tiểu tiện mà bài tiết ra thì gọi là thuốc lợi thấp.

 

Bệnh thấp chia làm hai loại: nội thấp và ngoại thấp. Nội thấp phần nhiều bởi mồ hôi, dầm mưa áo ướt, hoặc ở chỗ ẩm thấp khiến cho thấp tà từ cơ biểu lấn vào; nội thấp phần nhiều bởi ăn nhiều thức ăn như dưa quả, rượu, nước, đồ béo trệ, làm cho tỳ, vị mất sức kiện vận mà sinh ra ở trong. Trong thân thể người ta thì thấp tà không chỗ nào là không đến được.

 

Thấp ở trên thì đầu nặng mắt vàng; thấp ở ngoài thì sợ rét phát sốt, mình nặng đầu ê ẩm, hoặc tay chân mình mẩy phù thũng; thấp ở trong thì ngực bị nôn ọe, dạ dày, bụng đầy, trướng đầy, hoặc phát chứng hoàng đản, hoặc đi đại tiện lỏng, thấp ở dưới thì dưới chân phù thũng, hoặc tiểu tiện lâm trọc, về mặt trị liệu, phàm thấp tà ở trên ở ngoài, thì nên dùng phép cho ra mồ hôi dâm dấp, thấp tà ở trong ở dưới, thì nên dùng phép kiện tỳ lợi thủy.

 

Ngoài ra còn cần xem thuộc hàn hay thuộc nhiệt mà chữa khác nhau. Thuộc hàn thì gia những vị cay ấm ráo thấp như thương truật, hậu phác, khấu nhân, trần bì, thấp theo nhiệt hóa nên gia những vị đắng lạnh, ráo thấp như hoàng cầm, hoàng liên, hoàng bá. Đến như thủy thấp ủng thịnh, mà làm ra thũng trướng, lại phải phân biệt hư thực. Nếu là thực chứng, thân thể khỏe mạnh, mạch thực, đại tiểu tiện đều khó đi, thì nên dùng phép trục thủy; nếu là hư chứng, thân thể hư yếu, mạch trầm, trì, đại tiểu tiện không lợi thì nên kiện tỳ hóa thấp, thông dương khí, lợi thủy.

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

Ngũ linh tán

(Thương hàn kim quỹ)

Phục linh, trạch tả, trư linh, bạch truật, quế chi

Thái dương bệnh, nước đọng ở bàng quang, mạch phù, tiểu tiện không lợi, phiền khát, thủy nghịch

Trư linh thang

(Thương hàn kim quỹ)

Trư linh, phục linh, trạch tả, hoạt thạch, a giao

Dương minh bệnh, mạch phù, phát sốt, khát muốn uống nuớc, tiểu tiện không lợi

Ngũ bì ẩm

(Đạm liêu thang)

Đại phúc bì, phục linh bì, tang bạch bì, sinh khương bì, trần bì

Bệnh thủy thũng, phù thũng, khí đưa lên, suyễn gấp, hoặc phù từ ngang lưng trở xuống

Việt tỳ thang

(Kim quỹ)

Ma hoàng, thạch cao, sinh khuơng, đại táo, cam thảo

Bệnh phong thủy sợ gió khắp mình phù thũng, mạch phù không khát nước, tự ra mồ hôi luôn, không nóng lắm.

 

Thập táo thang

(Thương hàn kim quỹ)

 

Đại táo, nguyên hoa, cam toại, đại kích

Dưới tâm bỉ, rắn, đầy, đau giằn xuống dưới sườn, mồ hôi ra, nôn khan, huyền ẩm, chảy ở dưới sườn, có hiện tượng như nước, ho hoặc nhổ thì đau ran, mạch trầm huyền

Phòng kỳ hoàng kỳ thang (Kim quỹ)

Phòng kỷ, hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo, sinh khương, đại táo

Bệnh phong thấp mạch phù, mình nặng, mồ hôi ra, sợ gió. Bệnh phong thủy mạch phù nhưng

phù thũng từ ngang lưng trở xuống

 

Chân xa thần hựu hoàn (Lưu Hà Gian)

Hắc khiên ngưu, đại hoàng, cam toại, quất hồng, đại kích, nguyên hoa, thanh bì, mộc hương, khinh phấn

 

Bệnh thủy thũng thủy trướng, hình khí đều thực mà có hiện tượng chứng nhiệt (dương thủy)

 

Thực tỳ ẩm

(Tế sinh khương)

Bạch truật, phục linh, hậu phác, đại phúc bì, thảo quả nhân, mộc hương, mộc qua, phụ tử, bào khương, chích cam thảo

 

Mình nặng biếng ăn, chân tay mình mẩy phủ thũng, miệng không khát, đại tiện không thực, tiểu tiện không lợi (âm thủy)

Linh quế truật cam thang

(Thương hàn kim quỹ)

Phục linh, quế chi, bạch truật, cam thảo

Dưới tâm có đờm ẩm, ngực sườn tức đầy, mắt hoa, mạch trầm khẩn

Khương hoạt thắng

thấp thang

(Cục phương)

Khương hoạt, độc hoạt, cao bản, phòng phong, chích thảo, xuyên khung, mạn kinh tử

 

Thấp khí ở biểu, đầu nhức mình nặng, đau khắp mình mẩy, nóng ít mỏi mệt

Nhân trần cao thang (Thương hàn)

Nhân trần cao,

chi tử, đại hoàng

Thấp nhiệt uất kết, nung cấu, tiểu tiện không lợi, mà phát ra hoàng đản

Nhị diệu hoàn

(Chu Đan Khê)

 

Hoàng bá, thương truật

Thấp nhiệt nhiều ở hạ tiêu, mà thành

chứng bại xụi và bởi thấp nhiệt mà

sinh ra gân xương đau nhức

 

 

Trong 12 phương thuốc kể trên nếu phân loại ra thì có hai loại: tán biểu thấp và khư lý thấp. Nay đem phân biệt tác dụng và chứng thích ứng của những phương ấy kể tóm tắt như dưới đây.

 

Ngũ linh tán, Trư linh thang đều là phương thuốc lợi thủy, nhưng bài Ngũ linh tán dùng quế chi mà phối hợp với trư linh, bạch truật, trạch tả, công dụng của nó là hóa khí lợi thủy; Trư linh thang dùng a giao mà phối hợp với trư linh, bạch linh, hoạt thạch, trạch tả, công dụng của nó là tư âm lợi thủy, cho nên bài trước thích hợp cho chứng thủy nghịch do khí hóa ở bàng quang không kịp, tiểu tiện không lợi, khát muốn uống nước, nhưng uống nước lại mửa ra; bài sau thích hợp cho chứng âm hư nước đọng trệ lại, tiểu tiện không lợi.

 

Ngũ bì ẩm là phương thuốc chữa thủy thũng có đủ tác dụng tả phế giáng khí, kiện tỳ lợi thủy. Phàm bệnh thủy thũng mà thủy tà đọng lại ở khoảng bì phu, bệnh thế thấy nửa người dưới thũng nhiều. Gồm có những chứng ngực đầy, khí suyễn, tiểu tiện không lợi, thì có thể dùng phương này.

 

Bài Việt tỳ thang cùng Phòng kỷỳ hoàng kỳ thang đều có thể chữa bệnh phong thủy nhưng có chia hư thực khác nhau: Chứng phong thủy mà Việt tỳ thang chữa được là thuộc về chứng thực do phong nhiệt ở biểu, phù thũng khắp mình, phàm thực chứng lấy khư tà làm cốt yếu, tà khí hết thì phù thũng tự lui. Vì thế phương này dùng ma hoàng, thạch cao, khương táo mà tổ thành, để sơ phế thanh nhiệt lợi thủy tiêu thũng. Chứng phong thủy mà Phòng kỷ hoàng kỳ thang chữa được là thuộc chứng hư do thấp tà thiên thắng, mình mẩy nặng nề, phàm hư chứng tấc phải chiếu cố đến chỗ hư, có thể làm cho nước tiêu mà không tụ lại được, phương này trọng dụng hoàng kỳ tức là ý ấy.

 

Bài Thập táo thang là bài thuốc mãnh liệt trong các bài thuốc lợi thủy, nếu dùng được đúng thì công hiệu rõ rệt khác thường. Nhưng khi dùng phải nên để ý đến chính khí của bệnh nhân. Ngoài sự có đủ các chứng trạng kể trên ra, đồng thời còn phải thấy kiêm có chứng đại tiện bí kết, mạch trầm huyền mà thực, thì dùng mới thích hợp.

 

Bài Châu sa thần hựu hoàn, là do những phương Thập táo, Hãm hung mà phát triển ra, sức trục thủy tiêu thũng cũng rất mạnh, nhưng tất phải là bệnh dương thủy, mà hình thực, khí thực mới có thể dùng được, không như thế thì chớ nên coi thường mà dùng thử.

 

Bài Thực tỳ ẩm có đủ tác dụng trợ dương, kiện tỳ lợi thủy, đạo thủy, đối với bệnh âm thủy, trung dương (1) suy yếu, hình khí đều hư, thì nên dùng phương này để chữa.

 

Bài Linh quế truật cam thang là phương thuốc chữa đờm ẩm. Phàm bệnh đờm ẩm ngực sườn đầy tức, mắt hoa, tâm động, hoặc hơi thở ngắn mà ho, rêu lưỡi trơn ướt, miệng không khát, dùng phương này để kiện tỳ trừ thấp, hóa khí lợi thủy thì có công hiệu rất tốt.

 

Bài Khương hoạt thắng thấp thang, chủ trị chứng biểu thấp. Phàm thấp tà ở biểu, đầu nhức mình nặng, có thể dùng phương này để phát hãn trừ thấp. Bài Nhân trần cao thang có công năng thanh nhiệt lợi thấp, nếu nhiệt ứ ở phần lý, không vượt ra ngoài được phát thành hoàng đảm thì nên dùng phương này.

 

Bài Nhị diệu hoàn có thể thanh nhiệt táo thấp. Phàm thấp nhiệt nhiều ở hạ tiêu thành ra chứng bại xụi hoặc thấp tà lẫn vào gân xương, làm cho những chứng đau nhức, đều có thể dùng được.

 

13. Các bài thuốc nhuận táo

 

Những phương tễ có khả năng thanh tiết táo tà bị cảm ở ngoài và tư nhuận tạng phủ, sinh dưỡng tân dịch, đều gọi là thuốc nhuận táo.

 

Bệnh táo chia ra hai loại: ngoại táo và nội táo. Phần ngoại táo lại có ôn táo và lương táo khác nhau. Nếu cuối thu mới lạnh, gió tây heo hắt, bị cảm phần nhiều là thuộc về lương táo; nắng thu gây gắt, lạnh lâu không mưa, cảm phải tức là ôn táo. Khi lương táo phạm vào phế thì sinh ho, mũi ngạt, đầu nhức sợ rét, môi họng khô, khi ôn táo làm thương tổn phế thì đầu nhức mình nóng, ho khan ít đờm, tâm phiền miệng khát, rêu lưỡi mỏng trắng mà ráo, rìa lười đầu lưỡi đều hồng.

 

Còn như bệnh nội táo phần nhiều bởi ốm nặng uống nhiều thuốc công phạt, hoặc thổ tả làm tổn thương tân dịch, hoặc phòng lao thái quá, và uống rượu, ăn nhiều đồ xào rán mà sinh ra.

 

Táo ở trên thì mũi ráo họng khô, ở giữa thì phiền khát, ở dưới thì đại tiện khô. Nguyên tắc chữa bệnh này đại khái không ngoài việc táo ở trên thì cứu tân dịch, táo ở giữa thì thêm tân dịch, táo ở dưới thì thêm huyết.

 

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

 

Hạnh tô tán

(Ôn bệnh điều biện)

Tô diệp, bán hạ, phục linh, tiền hồ, cát cánh, hạnh nhân, chỉ xác, cam thảo, quất bì,

sinh khương, đại táo

 

Đầu nhức, sợ lạnh, ho, mũi ngạt, mạch huyền, không ra mồ hôi, miệng không khát

 

Thanh táo cứu phế thang

(Dụ gia ngôn)

Tang diệp, thạch cao, cam thảo, nhân sâm, hồ ma nhân, a giao, mạch đông,

hạnh nhân, tỳ bà diệp

Đầu nhức, phát sốt, ho khan

không đờm, khí xốc lên mà suyễn, cuống

họng khô đau, tâm phiền miệng khát

Quỳnh ngọc cao

(Chu Đan Khê)

Sinh địa, bạch phục linh, nhân sâm, bạch truật

Hư lao ho khan

 

Thanh táo dưỡng dinh thang

(Ôn dịch luận)

Tri mẫu, thiên hoa phấn, đương quy thân, sinh bạch thược, tiễn sinh địa, trần bì, sinh cam thảo, đăng tâm

 

Sau khi xổ nhiều lần, mắt khô xít,

lưỡi khô, môi miệng ráo nứt

Thông u thang

(Lý Đông Viên)

Đào nhân, hồng hoa,

sinh địa, quy thân,

cam thảo, thăng ma

 

Nghẽn tắc không thông, đại tiện khó khăn

Tế xuyên tiễn

(Trương Cảnh Nhạc)

Đương quy, ngưu tất, nhục thung dung, trạch tả, thăng ma, chỉ xác

 

Tân dịch khô, đại trường ráo, đại tiện khó đi

Ngũ nhân hoàn

(Thế y đắc hiệu phương)

Đào nhân, hạnh nhân, bá tử nhân, tùng tử nhân, úc lý nhân, trần bì

 

Khi huyết suy yếu, làm khô tân dịch, đại tiện bí

*

Trong những bài thuốc nhuận táo thì bài Hạnh tô tán là phương chữa lương táo. Thiên Chí chân yếu đại luận sách Tố vấn nói: “Táo khi xâm vào ở trong lấy vị đắng ấm mà chữa, lấy vị ngọt cay làm tá". Đó là chỉ về phép chữa lương táo mà nói. Sự tổ hợp bài Hạnh tô tán là căn cứ vào nguyên tắc ấy mà chọn dùng một loại vị thuốc đắng, ấm, ngọt, cay như hạnh nhân, tô diệp, cam thảo.

 

Bài Thanh táo cứu phế thang là phương chữa ôn táo, ôn táo là bởi táo nhiệt ở ngoài vào nung nấu làm hại phế âm, cho nên phương này dùng những vị thuốc cay, mát, ngọt, nhuận, để thanh phế nhuận táo.

 

Bài Quỳnh ngọc cao là phương chữa hư lao ho khan, phàm âm hư hóa vượng ho khan không đờm, hoặc cả ho ra máu dùng phương này để dưỡng âm nhuận phế ích khí kiện tỳ thì rất có công hiệu.

 

Bài Thanh táo dưỡng dinh thang, có thể dưỡng dinh nhuận táo sinh tân dịch, đối với bệnh nhiệt tính đã công hạ nhiều lần, làm mất nhiều tân dịch, hoặc sau khi ốm nặng, âm huyết khô ráo mà thấy có chứng đã kê trong bảng, thì có thể dùng phương này để chữa.

 

Những bài Thông u thang, Tế xuyên tiễn, Ngũ nhân hoàn đều là thuốc nhuận tràng thông đại tiện. Nhưng ba phương ấy trong chỗ giống nhau cũng có khác nhau. Thông u thang thì dưỡng huyết nhuận tràng; Tế xuyên tiễn thì bổ can thận để nhuận tràng, đó là điểm không giống nhau của hai phương này; còn như hai phương đều dùng thăng ma là ý nghĩa khí trong đi lên, thì khí đục đi xuống. Ngũ nhân hoàn đem so với hai phương trên thì một bên là kiêm tư dưỡng, một bên là chuyên tư nhuận, đó là điểm khác nhau chủ yếu, khi chữa có thể căn cứ vào tình hình chứng bệnh mà chọn dùng.

 

14. Các bài thuốc tả hỏa (tham khảo ở trong chương Phép tắc chữa bệnh)

 

 

Phàm những phương tễ có thể thanh nhiệt giữ tân dịch, mát huyết giải độc, thì gọi là thuốc tả hỏa.

 

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

Bạch hổ thang

(Thương hàn luận)

Sinh thạch cao, tri mẫu, cam thảo, ngạnh mễ

Dương minh bệnh, nóng khát nhiều,

mồ hôi nhiều, mạch hồng đại

Hóa ban thang

(Ôn bệnh điều biện)

Sinh thạch cao, tri mẫu, cam thảo, huyễn sâm, tê giác, ngạnh mễ

 

Ôn bệnh phát ban, thần chí hôn mê, nói sảng

 

Trúc diệp thạch cao thang

(Thương hàn luận)

Trúc diệp, sinh thạch cao, bán hạ, nhân sâm, mạch môn đông, cam thảo,

ngạnh mễ

Bệnh thương hàn đã giải biểu rồi,

ít hơi, khí xốc lên muốn mửa, và

thương thử phát nóng, mạch hư

Ngọc nữ tiễn

(Trương Cảnh Nhạc)

Sinh thạch cao, sinh địa, mạch đông, tri mẫu,

hoài ngưu tất

Thiếu âm không đủ, dương minh có thừa, phiền nóng khô khát, đầu nhức răng đau, thất huyết

 

 

Thanh ôn bài độc ẩm

(Dư Sư Ngu)

Sinh thạch cao, sinh địa, tê giác, xuyên liên, Bạch chi, cát cánh, hoàng cầm,

tri mẫu, xích thược,

huyền sâm, liên kiều,

cam thảo, đàn bì,

lá tre tươi

Tất cả các chứng hỏa nhiệt biểu lý đều nóng dữ, nói sảng, phiền táo, miệng khô, cuống họng đau, thổ huyết, chảy máu mũi, nặng lắm thì phát ban

Tả tâm thang

(Kim quỹ)

Đại hoàng, hoàng liên, hoàng cầm

Tâm khí không đủ, thổ huyết, chảy máu mũi, hoặc nóng hãm ở trong vị, bụng trên tích tụ,

tay ấn vào thấy mềm

 

Thanh dinh thang

(Ôn bệnh điều biện)

Tê giác, sinh địa, huyền sâm, trúc diệp, ngân hoa, liên kiều, hoàng liên, đan sâm, mạch môn

 

Ôn bệnh tà nhập tâm bào, bức rứt khát nước, không ngủ, lưỡi đỏ, nói sảng

Hoàng liên giải độc thang (Ngoại đài dẫn thôi thị phương)

Hoàng cầm, hoàng bá, hoàng liên, chi tử

Tất cả các chứng hỏa nhiệt, biểu lý đều nóng dữ, bứt rứt vật vả, nói sảng,

thổ huyết, chảy máu mũi

 

 

Phổ tế tiêu độc ẩm

(Lý Đông Viên)

Hoàng cầm, hoàng liên, trần bì, cam thảo, huyền sâm, liên kiều, bản lam căn, mã bột, thử niêm tử, bạc hà, cương tàm, thăng ma,

sài hồ, cát cánh

 

Dịch do thời tiết, đầu mặt sưng to,

mắt không mở được, miệng

khát nước, lưỡi ráo (đại đầu ôn)

Dưỡng âm phế thang (Trùng lầu ngọc thược)

Sinh địa, mạch đông, cam thảo, huyền sâm, bối mẫu, đan bì, bạc hà, bạch thược

Âm hư bạch hầu, chỗ yết hầu nát trắng,

mũi khô môi ráo

Tả bạch tán

(Tiền Ất phương)

Địa cốt bì, tang bạch bì, sinh cam thảo, ngạnh mễ

Phế hỏa, da dẻ nóng hâm hấp, buổi chiều nóng hơn, ho suyễn thở gấp

Tả hoàng tán

(Tiền ất phương)

Hoắc hương, sơn chi, sinh thạch cao, sinh cam thảo, phòng phong, trúc diệp

Miệng ráo môi khô, miệng lở, miệng hôi,

trẻ con tỳ nóng, lưỡi run

Thanh vị tán

(Lý Đông Viên)

Thăng ma, đan bì, đương quy, sinh địa, hoàng liên

Đau răng, chân răng lở nát, răng lợi chảy máu

Bạch đầu ông thang

(Thương hàn kim quỹ)

Bạch đầu ông, hoàng bá, hoàng liên, trần bì

Lỵ nhiệt mót rặn, đại tiện ra máu đặc,

tâm phiền miệng khát

Lương cách tán

(Cục phương)

Đại hoàng, mang tiêu, cam thảo, sơ chi nhân, bạc hà, hoàng cầm, liên kiều

Nóng giữ, miệng khát, bứt rứt vật vả, thổ huyết, chảy máu mũi, mắt mặt đỏ, môi se, đại tiện bí

 

 

Thuốc tả hỏa đại khái chia làm bốn loại: thanh nhiệt ở khí phận, thanh nhiệt ở dinh phận, thanh nhiệt ở cả khí và huyết, thanh nhiệt ở các chỗ khác.

 

Thuốc thanh nhiệt ở khí phận như các bài Bạch hổ thang, Trúc diệp thạch cao thang, Hoàng liên giải độc thang, Lương cách tán, đều có tác dụng làm thanh nhiệt và tiết nhiệt ở khí phận, nhưng trong những phương đó còn có chỗ khác nhau, như Bạch hổ thang là bài thuốc tán hàn thanh nhiệt, nên dùng cho chứng nhiệt ở khí phận thương hàn dương minh kinh chứng, nóng dữ, phiền khát, còn Trúc diệp thạch cao thang là phương thuốc cam, tân, hàn, thanh nhiệt, so với Bạch hổ thang thì có tác dụng sinh tân dưỡng vị nhiều hơn,

vì thế cho nên thích dùng cho những bệnh như bệnh nhiệt đã khỏi mà nóng còn lưu luyến, âm tân bị hao tổn, hoặc thử nhiệt làm thương khí. Hoàng liên giải độc thang là thuốc khổ, hàn, thanh nhiệt, nên dùng cho bệnh nhiệt còn ở khí phận mà tân dịch chưa bị tổn thương. Lương cách tán là từ bài Điều vị thừa khí thang gia những vị sơ phong thanh nhiệt mà thành ra, phương này có đủ tác dụng thanh nhiệt thông đại tiện, nên dùng cho chứng nóng dữ phiền khát, mà khí ở phủ không thông.

 

Thuốc thanh nhiệt ở phần dinh như Thanh dinh thang là do bài Tê giác địa hoàng thang phát triển ra, phàm ôn bệnh nhiệt tà lấn vào phần dinh, mà thấy những chứng mình nóng phiền táo, nói sảng, phát ban thì nên dùng.

 

Thuốc thanh cả và huyết khí như những bài Hóa ban thang, Ngọc nữ tiễn, Thanh ôn bại độc ẩm, Phổ tế tiêu độc ẩm, đều có đủ tác dụng thanh nhiệt ở phần khí và phần huyết; phàm nhiệt tà vẫn lưu luyến ở khí phần và huyết phần tức là những thứ bệnh mà người xưa nói: “Nóng đốt cả phần khí và phần huyết” có thể dùng loại thuốc này để chữa, nhưng trong đó cũng có phân biệt,

Hóa ban thang là từ Bạch hổ thang gia tê giác, huyền sâm mà thành, chú trọng làm lương huyết thanh nhiệt ở vị, thường dùng cho ôn bệnh phát ban. Ngọc nữ tiễn, tuy cũng từ Bạch hổ thang gia giảm mà thành (Bạch hổ bỏ cam thảo, ngạnh mễ gia thục địa, ngưu tất, mạch đông) nhưng chú trọng về tư âm kiêm thanh nhiệt, thường dùng cho những chứng đau răng nóng, nhức đầu, thổ huyết, nục huyết, còn như bài Thanh ôn bại độc ẩm và Phổ tế tiêu độc ẩm, tuy rằng đều có hoàng cầm, hoàng liên, liên kiều, cam thảo, nhưng phương trước thì phối hợp với tê giác, đại hoàng, để thanh nhiệt lương huyết, mà phương sau thì phối hợp với thăng ma, sài hồ, bạc hà, cương tàm để sơ tiết phong tà, đó là điểm khác nhau trong chỗ giống nhau, nên phân biệt rõ ràng.

 

 

15. Các bài thuốc trừ đờm

 

 

Phàm những phương tễ có thể hóa đờm hoặc khiến cho đờm đặc tụ ở trong cơ thể bài tiết ra, do đó mà tiêu trừ được bệnh tật vì đờm gây nên thì gọi là thuốc trừ đờm.

 

Bệnh đờm theo khí lên xuống, làm cho ho, suyễn, tả, nôn, đầu choáng, mắt hoa, trong tâm cồn cào, kinh động hồi hộp, và điên giản v.v... Chứng trạng rất phức tạp, nhưng đem chỗ cốt yếu mà nói, cũng không ngoài mấy phương diện kể dưới đây:

 

Do thấp khí mà trở ngại tỳ dương, vận hóa không được mà sinh đờm, đều gọi là “thấp đờm”, thì nên dùng những vị táo thấp hóa đờm. Do khí âm ở phế không đủ, tân dịch bị hun đốt làm ra đờm, đều gọi là “táo đờm” thì nên dùng những vị nhuận táo hóa đờm, vì nhiệt thành ra đờm gọi là “nhiệt đờm” thì nên dùng những vị thanh nhiệt hóa đờm. Nếu vì hàn thành ra đờm gọi là “hàn đờm” thì nên dùng những vị khư hàn hóa đờm; nếu vì đồ ăn đình trệ không tiêu hóa mà thành đờm gọi là “thực đờm” thì nên dùng những vị tiêu đạo hóa đờm. Lại có khi vì khí uất kết không được thoải mái mà thành ra “uất đờm” thì nên dùng những vị hành khí hóa đờm.

 

Tóm lại, đờm là sản vật trong quá trình bệnh lý, là ngọn chứ không phải gốc của bệnh, cho nên chữa đờm phải xét rõ lý do gây nên, tìm lấy nguồn gốc sinh ra đờm, sau mới sử dụng thuốc trừ đờm, đó là cách chữa từ nguồn gốc.

 

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

Nhị trần thang

(Cục phương)

Trần bì, bán hạ,

phục linh, cam thảo

Tất cả các bệnh đờm, ho đầy trướng, nôn mửa, lợm giọng, đầu choáng tim hồi hộp

Mông thạch cổn đờm hoàn (Vương Ân Quân)

Mông thạch, trầm hương, đại hoàng,

hoàng cầm, phác tiêu

Tất cả ngoan đờm quái chứng sinh điên,

động kinh run sợ, đại tiện bí,

rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác

 

Thanh khí hóa đờm hoàn (Nghiệm phương)

Khương chế bán hạ, đởm tinh, chỉ thực sao cám,

qua lâu nhân, hạnh nhân,

hoàng cầm sao rượu,

phục linh, quất hồng

 

Nhiệt đờm, kết đặc keo, nôn mửa, ngục bĩ phát nóng, kinh sợ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác

Khống diên đan

(Tam nhân phương)

Cam toại, đại kích,

bạch giới tử

Đờm ẩm sinh bệnh, hoặc ngực lưng,

chân tay ngâm ngấm đau, hoặc mỏi mệt,

hay ngủ, ăn uống không biết ngon

Chỉ mê phục linh hoàn (Chỉ mê phương)

Bán hạ khúc, phục linh (tẩm sữa), chỉ xác (sao cám), phong hóa tiêu

 

Đờm đọng ở trung quản, hai cẳng tay đau nhừ

Tam tử dưỡng thân thang

(Hàn Mậu)

Tử tô tử, la bặc tử, bạch

giới tử

Ho, nhiều đờm, suyễn đầy, biếng ăn

Đình lịch đại táo

tả phế thang

(Kim quỹ)

 

Đình lịch tử, đại táo

 

Đờm suyễn không nằm được

Thanh châu bạch hoàn tử (Cục phương)

Thiên nam tinh, bạch phụ tử, xuyên ô, bán hạ

Đờm lạnh tắc đầy, nôn mửa bọt dãi,

trẻ con kinh phong

 

 

Trong những bài thuốc trừ đờm ở trên thì Nhị trần thang là một phương thường dùng, có đủ tác dụng hóa đờm lợi thấp, lý khí hòa trung. Mông thạch cổn đờm hoàn, và Thanh khí hóa đờm hoàn, đều là phương thanh nhiệt hóa đờm, nhưng mà trong những phương trước, thì Đại hoàng, Mông thạch có công dụng tẩy trừ đờm quánh đặc, giáng hỏa tiết nhiệt, sức thuốc mãnh liệt, chứng thực mới nên dùng, còn phương sau thì dùng cầm, linh, quất, bán, có đủ tác dụng hóa đờm thanh nhiệt hạ khí chỉ ho, tính thuốc hòa bình, phàm chứng ho ngoại cảm, lâu ngày không khỏi, tà uất lại hóa nhiệt hoặc ngày thường ăn nhiều thứ cay, nóng, xào, rán, cho đến can hỏa vốn thịnh, nóng uất lại thành đờm, đều có thể dùng được.

 

Khống diên đan, là từ bài Thập táo thang bỏ nguyên hoa, đại táo, gia bạch giới tử mà thành, có đủ tác dụng trục thủy khử đờm, nhưng tính thuốc mãnh liệt, hư chứng không nên dùng, hoặc phối hợp với thuốc bổ mà dùng chung, hoặc cùng với thuốc bổ thay đổi nhau mà dùng.

 

Chỉ mê phục linh hoàn, có đủ tác dụng tẩy đờm thông lạc, trong phương tuy không có thuốc thông lạc, nhưng linh, hạ, chỉ xác lợi khí hóa đờm, đờm tiêu thì lạc tự thông, cho nên có thể dùng chữa cẳng tay đau bởi đờm ngăn trở gây ra.

 

Tam tử dưỡng thân thang có thể tiêu thực hóa đờm, cho nên dùng để chữa những bệnh bởi đồ ăn đình trệ mà thành đờm.

 

Tác dụng của bài Đình lịch đại táo tả phế thang là ở chỗ tả phế trục đờm, sức thuốc mạnh hơn, phàm chứng suyễn không nằm được, rêu lưỡi nhờn bẩn, mạch hoạt hữu lực, mới có thể dùng được.

 

Thanh châu bạch hoàn tử là do một loạt vị thuốc cay ấm và cay nóng tổ chức nên, có đủ tác dụng khư hàn, táo thấp, hóa đờm trục phong, trấn kinh, phàm chứng thuộc về hàn tính, còn sót lại sau khi trúng phong, chứng trẻ con mạn kinh, đều có thể dùng phương này.

 

 

16. Các bài thuốc phương hương khai khiếu

 

Phàm những tễ có khí vị thơm tho, có công năng khai khiếu, làm thanh sảng tinh thần, dùng để chữa bệnh thần chí hôn mê, thì gọi là thuốc phương hương khai khiếu.

 

Bệnh thần chí hôn mê, nói chung là bởi nhiệt tà hãm vào tâm bào, hoặc đờm dãi lấp kín thanh khiếu hoặc cảm phải khí uế trọc mà sinh ra, cho nên bài thuốc phương hương khai khiếu, ngoài công năng khai khiếu, làm thanh sảng tinh thần ra, còn có tác dụng thanh nhiệt tiêu đờm hóa trọc, loại phương tễ có đều dùng cho bế chứng thuốc thực, nếu vì hư quá mà thành hôn quyết, thì không nên dùng thuốc phương hương nữa, để nguyên khí khỏi bị hao tán mà thành ra hư thoát.

 

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

Ngưu hoàng thanh tâm hoàn

(Vạn thị phương)

Ngưu hoàng, xuyên liên, hoàng cầm, sinh chi tử, uất kim, thần sa

Ôn bệnh, nhiệt tà vào tâm bào, tinh thần hôn mê, nói sảng và trẻ con cấp kinh phong

 

 

An cung ngưu hoàng hoàn

(Ôn bệnh điều biện)

Ngưu hoàng, xuyên liên, hoàng cầm, sơn chi,

uất kim, tê giác,

mai phiến, xạ hương, trân châu, hùng hoàng, kim bạc, chu sa

 

 

Ôn bệnh tà vào tâm bào, tinh thần hôn mê, co giật, lưỡi líu không nói được

 

Chí bảo đan

(Cục phương)

Tê giác, đại mạo, hổ phách, chu sa, hùng hoàng, mai phiến, xạ hương, ngưu hoàng, an tức hương, kim bạc, ngân bạc

 

Mọi chứng trúng ác nặng, hôn mê, trẻ con làm kinh nặng, hai tay nắm chặt

 

 

 

Tử tuyết đan

(Cục phương)

Hoàng kim, hàn thủy thạch, thạch cao, hoạt thạch, từ thạch, thăng ma, cam thảo, huyền sâm, tê giác, linh dương giác, trầm hương, mộc hương, đinh hương, phác tiêu, tiêu thạch,

thần sa, xạ hương

 

 

Nhiệt tà hãm vào trong, thần chí hôn mê, phát cuồng nói sảng, nóng dữ, phiền táo, lưỡi đỏ không có rêu, trúng ác bỗng nhiên hôn mê và chứng trẻ em kinh quyết vì nhiệt sinh ra

 

 

Tô hợp hương hoàn

(Cục phương)

Tô hợp, hương du, xạ

hương, mai phiến, huân lục hương, an tức hương, đinh hương, mộc hương, đàn hương, trầm hương, hương phụ, tất bát, kha tử,

châu sa, tê giác, bạch truật

 

 

Kinh giản, trúng phong đờm quyết,

hôn mê ngã xuống, chứng hàn khí tắc,

ngực bụng bỗng nhiên đau

Nhân mã bình an tán

Xạ hương, mai phiến, hùng hoàng, châu sa, hỏa tiêu

Bệnh dịch bỗng hôn mê không biết gì

 

Trong những bài thuốc phương hương khai khiếu kể ở trên, thì bốn bài Ngưu hoàng thanh tâm hoàn, An cung ngưu hoàng hoàn, Chí bảo đan, Tử huyết đan đều có tác dụng thanh nhiệt khai khiếu, nhưng Ngưu hoàng thanh tâm hoàn lấy thanh nhiệt giải độc làm chủ yếu, An cung ngưu hoàng hoàn lại gia các vị tê giác, xạ hương, băng phiến, trân châu, cho nên công hiệu thanh nhiệt giải độc, khai khiếu càng mạnh hơn; còn Chí bảo đan thì công hiệu về phương hương khai khiếu có trội hơn, nhưng về mặt giải độc thanh nhiệt lại không bằng Ngưu hoàng hoàn; Tử quyết đan lại sở trường về thanh nhiệt trục phong, nhưng sức khai khiếu kém Chí bảo đan. Còn như Tô hợp hương hoàn phần nhiều là những vị thuốc tân ôn, cho nên chỉ dùng chữa các chứng kinh giản, đờm quyết, chứng hàn mà khí bế, ngực bụng bỗng đau, có những kinh nhiệt thì không dùng được, Nhân mã bình an tán là thuốc phương hương tiêu trừ uế khí để thông thần minh, cho nên dùng vào chứng trúng ác bỗng nhiên hôn mê ngã vật.

 

 

17. Các bài thuốc an thần trấn kinh

 

 

Phàm những bài thuốc có thể yên định thần chí, chữa được phong, được kinh thì gọi là thuốc an thần trấn kinh.

Thuốc an thần trấn kinh nói chung, nên dùng cho những chứng đánh trống ngực, hồi hộp, mất ngủ hay quên, điên cuồng, kinh giản, kinh quyết co giật. Những chứng hậu ấy phần nhiều là bởi tình chí bị thương tổn ở trong, âm hư huyết kém hoặc đờm hỏa uất kết, trong mình nóng nhiều mà gây nên. Cho nên trong những bài thuốc này có bài nặng về bổ dưỡng, có bài nặng về tiêu đờm, có bài lấy thanh nhiệt làm chủ, cần tùy theo chứng hậu khác nhau mà dùng cho đúng.

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

Châu sa an thần hoàn

(Lý Đông Viên)

Châu sa, hoàng liên,

cam thảo, sinh địa hoàng,

đương quy đầu

Huyết hư ở tâm kinh, tâm bị rối loạn,

phiền nóng, run sợ, hồi hộp ngủ không yên

 

Thiên vương bổ tâm đan

(Đạo tạng phương chép ở Lan Đài quỹ phạm)

Nhân sâm, phục linh, huyền sâm, cát cánh, viễn chí, đương quy, ngũ vị tử, mạch đông, thiên đông, đan sâm, toan táo nhân, sinh địa hoàng, bách tử nhân

 

 

Tâm huyết không đủ, thần chí

không yên, hay quên hồi hộp

Toan táo nhân thang

(Kim quỹ)

Toan táo nhân, cam thảo, tri mẫu, phục linh,

xuyên khung

 

Rạo rực bứt rứt không ngủ được

 

Trân châu mẫu hoàn

(Bản sự phương)

Châu mẫu, đương quy, thục địa, nhân sâm, phục thần, toan táo nhân, bách tử nhân, tê giác, trầm hương, long xỉ, thần sa

 

Hư phong ở can đởm. Thần hồn không yên,

hình như run sợ

An thần định chí hoàn

(Y học tâm ngộ)

Phục linh, phục tồ©n, nhân sâm, viễn chí, thạch xương bồ, long xỉ, thần sa

 

Điên giản hồi hộp không ngủ

Bạch kim hoàn

(chép ở Thành phương

tiện độc)

 

Bạch phàn, uất kim, bạc hà

 

Điên cuồng, đờm mê, tâm thần rối loạn

 

 

Linh dương giác tán

(Bản sự phương)

Linh dương giác, độc hoạt, phòng phong, khung cùng, đương quy, toan táo nhân, phục thần, hạnh nhân, dĩ nhân, mộc hương, cam thảo, sinh khương

 

 

Điên giản và chứng tử giản của đàn bà có thai

 

Linh dương câu đằng thăng

(Thông tục thương hàn luận)

Linh dương giác, tang diệp, xuyên bối, tiêu sinh địa, câu đằng, cúc hoa, phục thần, sinh bạch thược, sinh cam thảo, trúc nhự

 

Bệnh nóng can phong dông ở trong,

kinh quyết co giật

 

A giao kế tử hoàng thang (Thông tục thương hàn luận)

A giao, sinh bạch thược, thạch quyết minh, song câu, phục thần, kê tử hoàn, lạc thạch đằng

 

Nhiệt tà thương âm, môi lưỡi khô ráo,

kinh mạch câu cấp, chân tay nhu động

 

Trong những bài thuốc an thần trấn kinh kể ở trên thì bài Châu sa an thần hoàn, bài Thiên vương bổ tâm đan và Toan táo nhân thang đều là bài thuốc bổ huyết an thần, trong đó Châu sa an thần hoàn trọng dụng hoàng liên, cho nên chứng huyết hư tâm hỏa thịnh quá thì nên dùng. Thiên vương bổ tâm đan, thì chuyên về bổ huyết dưỡng tâm phần nhiều dùng cho những chứng lo nghĩ quá độ, tâm tỳ tổn thương, tâm huyết không đủ. Toan táo nhân thang có thể chữa tâm và đởm đều hư phiền không ngủ được. An thần định chí hoàn, Trân châu mẫu hoàn đều có tác dụng trong trấn kinh an thần, những bài trước chỉ dùng cho những chứng điên cuồng không ngủ bởi tâm khí bất túc, bài sau thì chữa được chứng run sợ mất ngủ bởi âm hư hỏa vượng.

Bạch kim hoàn có tác dụng tiêu đờm lợi khiếu, phàm chứng điên cuồng, động kinh bởi đờm mê sinh ra, thì có thể dùng bài này.

Linh dương giác tán nên dùng cho những chứng điên, điên giản và chứng tử giản của đàn bà có thai, chứng này phần nhiều vì người vốn huyết hư, huyết không nuôi gân, hơi cảm phải ngoại phong thì dẫn động đến nội phong, làm cho sinh ra những chứng trạng giản quyết. Cho nên bài này là bài thuốc dưỡng huyết, an thần thanh can dẹp phong, những khi lâm sàng thì lấy chứng này thường kiêm có đờm, lúc dùng bài này có thể châm chước, gia những vị tẩy đờm, như trúc lịch, đởm tinh. Linh dương câu đằng thang, A giao kê tử hoàng thang đều dùng chữa các chứng bởi nhiệt mà sinh ra phong, nhưng Linh dương câu đằng thang là bài thuốc mát gan dẹp phong, chứng can phong nhiệt thịnh thì nên dùng; A giao kê tử hoàng thang là để tư âm dẹp phong, chứng can phong thiên về âm hư thì nên dùng.

18. Các bài thuốc tiêu đạo (tham khảo phép tiêu trong chương Phép tắc chữa bệnh)

Những bài thuốc có thể tiêu tích hành khí, kiện tỳ hòa vị, thì gọi là thuốc tiêu đạo.

 

 

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

Bình vị tán

(Cục phương)

Thương truật, hậu phác, trần bì, cam thảo

Đờm ngừng lại, đồ ăn tích lại

không tiêu mà đầy tức nôn mửa

Chỉ truật hoàn

(Trương Khiết Cổ)

Bạch truật, chỉ thực

Tiêu bĩ trừ đờm, kiện tỳ,

làm cho ăn được nhiều hơn

Bảo hòa hoàn

(Chu Đan Khê)

Sơn tra, thần khúc, phục linh, bán hạ, trần bì, la bặc tử, liên kiều, mạch nha

Đồ ăn uống ngừng tích,

đau bụng tháo dạ, tích đầy, đi tả

Kiện tỳ hoàn

(Nghiệm phương)

Nhân sâm, bạch truật,

trần bì, mạch nha,

sơn tra, chỉ thực

 

Tỳ hư khí yếu, ăn uống không tiêu

 

Chỉ thực tiêu bĩ hoàn

(Lý Đông Viên)

Chỉ thực, hoàng liên,

hậu phác, càn khương,

bán hạ khúc, mạch nha, nhân sâm, bạch truật,

phục linh, cam thảo

 

 

Bụng trên tích hơi, chán ăn mỏi mệt

 

Trong những bài thuốc tiêu đạo kể trên, Bình vị tán là bài thuốc táo thấp kiện tỳ, có thể trừ đờm thấp, tiêu tích trệ cho nên có thể chữa được những chứng bởi đờm ngừng, đồ ăn tích lại làm cho ngực đầy nôn mửa.

Chỉ truật hoàn là bài thuốc vừa tiêu vừa bổ, nhưng sức tiêu hóa cực nhẹ, nếu bệnh tích trệ nặng, có thể gia vị mà chữa. Bảo hòa hoàn có thể tiêu tích kiện vị thanh nhiệt lợi thấp, nên dùng cho bệnh thương thực, thương tửu, tỳ vị không vận hóa, đờm ngừng ở trong mà hiện ra, những chứng ngực bụng bí đầy, ợ hơi, ợ chua, đau bụng tháo dạ, bài này gia bạch truật gọi là Đại an hoàn, thì trong thuốc tiêu lại kiêm có thuốc bổ, tính thuốc hòa hoãn, nên đối với trẻ con, có bệnh thực tích tỳ khí hư lắm, dùng càng thích hợp; Kiện tỳ hoàn cũng là bài thuốc vừa tiêu vừa bổ nhưng mà sức tiêu và sức bổ so với Chỉ truật hoàn có mạnh hơn. Nếu tỳ hư không vận hóa có tích trệ ở trong, không chịu nổi sức công phạt mãnh liệt thì có thể dùng phương này mà chữa từ từ.

Chỉ thực tiêu bĩ hoàn là những bài Chỉ truật, Tứ quân, Bình vị hợp lại mà thành công dụng có thể lợi thấp tiêu bĩ, kiện tỳ bổ hư. Phàm tỳ vị hư yếu, sức kiện vận không bình thường, tích trệ ngăn trở ở trong thì hiện ra những chứng đầy bụng, chán không muốn ăn, mình mẩy mỏi mệt, dùng phương này để bổ hư hóa tích thì sức kiện vận của tỳ có thể khôi phục và tích trệ cũng có thể dần dần tiêu hết.

19. Các bài thuốc thu sáp

Những bài thuốc có tính thu liễm và cố sáp tinh khí tân dịch đều gọi là thuốc thu sáp.

Phàm bệnh đã lâu thân thể đã hư hoặc chữa không đúng, công phạt đã nhiều thường dễ sinh ra những chứng đi tháo dạ, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm, hoạt tinh, đi đái vặt, băng đới, lúc ấy phải nên chọn dùng các bài thuốc thu sáp. Như đi ỉa lâu ngày, đường ruột không cố sáp, đến nỗi hoạt thoát không cầm được, thì nên làm cho săn ruột ngay, để giữ không cho chảy tuột xuống. Tự ra mồ hôi, phần nhiều thuộc về dương hư của biểu, nên cố biểu để chỉ hãn, ra mồ hôi trộm, phần nhiều thuộc về âm hư, nên cố biểu tư âm để chi hãn, nếu mồ hôi ra đầm đìa thì nên lấy phép hồi dương cứu nghịch làm chủ, phối hợp với những vị thu liễm mới có thể có hiệu quả được. Như thận khí bất túc không làm được trách nhiệm đóng kín tinh quan, đến nỗi sinh ra chứng hoạt tinh không cầm được, đầu choáng váng lưng mỏi, thì nên lấy phép cố sáp tinh khí làm chủ, những tễ thu sáp thì ngoài sự thích dụng với các chứng hậu kể ở trên ra, về phương diện đàn bà băng đới cũng thường đem ứng dụng, sẽ nói rõ trong mục thuốc kinh sản.

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

(1)

(2)

(3)

Đào hoa thang

(Thương hàn)

Xích thạch chi,

càn khương, ngạnh mễ

ỉa chảy, đại tiện ra máu đặc và

hoạt thoát, không cầm được

Xích thạch chi vũ

dư tương thang

(Thương hàn)

Xích thạch chi,

vũ dương lương

 

Hạ tiêu không giữ chặt, đi tả như tháo

 

Chân nhân dưỡng tạng thang

(Khiêm phủ)

Anh túc xác, kha tử,

nhục đậu khấu, mộc hương, nhục quế, cam thảo,

nhân sâm, bạch truật, đương quy, thược duợc

 

Trường vị hư lạnh, đi lỵ đỏ trắng,

giang môn sa xuống, tửu độc, đại tiện ra huyết

Mẫu lệ tán

(Y phương tập giải)

Mẫu lệ, ma hoàng căn, hoàng kỳ, tiểu mạch

Thường tự ra mồ hôi, lâu ngày không khỏi

Ngọc bình phong tán

(Thế y đắc hiệu phương)

Hoàng kỳ, phòng phong, bạch truật

Phong tà lưu trệ lâu ngày không tản được,

vệ khí hư, tự ra mồ hôi không dứt

Đương quy lục hoàng thang (Lan thất bí tàng)

Đương quy, sinh địa, thục địa, hoàng bá, hoàng liên, hoàng cầm, hoàng kỳ

Huyết hư ra mồ hôi trộm,

nóng ở trong, nóng cơn

Kim tỏa cố tinh hoàn

(Y phương tập giải)

Sa uyển tật lê, khiếm thực, liên tu, long cốt,

mẫu lệ, liên nhục

 

Tinh hoạt không cầm được

Thủy lục nhị tiên đan

(Y phương tập giải)

Kim anh tử,

khiếm thực nhục

Di tinh bạch trọc

 

Tang phiêu tiêu tán

(Khấu thị)

Nhân sâm, phục linh, viễn chi, thạch xương bồ, tang phiêu tiêu, long cốt, quy bản, đương quy

 

Tâm hồi hộp, hay quên, đi đái nhắt

 

Trong các bài thuốc thu sáp có thể chia ra ba loại là: sáp trường, cố thoát, liễm hãn, cố biểu, nhiếp tinh, chỉ di(1)

Đào hoa thang, Xích thạch chi vũ dư lương thang, Chân nhân dưỡng tạng thang đều thuộc về loại sáp trường, cố thoát, trong đó Đào hoa thang là bài thuốc ôn trung cố thoát, thích dùng với bệnh ỉa chảy hư hàn đi ra máu đặc, mà thấy có hiện tượng hoạt thoát không cầm được; Xích thạch chi vũ dư lương thang là bài thuốc cố sáp hạ tiêu, phàm ỉa chảy mà hoạt thoát cho đến nỗi không cầm được cho uống Lý trung không khỏi, có thể dùng phương này để cố thoát; Chân nhân dưỡng tạng thang ở trong bài thuốc thu sáp cố thoát còn có thể ôn trung và bổ hư, đối với những chứng tả lâu, lỵ lâu thoát giang sa xuống thuộc hư hoàn, đều có thể ứng dụng được, phàm những bài thuốc cố sáp chẳng qua chỉ dùng để khi bệnh lỵ đã lâu thành hoạt thoát, nếu lỵ mới bắt đầu, tích trệ đang còn nhiều, thì không nên vội uống. Ba bài Mẫu lệ tán, Ngọc bình phong tán, Đương quy lục hoàng thang đều là những bài thuốc liễm hãn cố biểu. Mẫu lệ tán có thể ích khí cố vệ, liễm tân dịch chỉ mồ hôi, nên thích dụng với chứng ra mồ hôi, bởi vệ dương không có, tâm có hư nhiệt. Ngọc bình phong tán có thể ích khí khư phong, nên dùng với chứng ra mồ hôi, bởi vệ dương hư mà có phong tà. Đương quy lục hoàng thang có thể tư âm tả hỏa, cố biểu chỉ mồ hôi, nên dùng với bệnh âm hư hỏa động mà có mồ hôi trộm.

Kim tỏa cố tinh hoàn, Thủy lục nhị tiêu đan, có thể bổ thận, sáp tinh, cho nên chữa được di tinh, bạch trọc. Tang phiêu diêu tán có thể bổ thận ninh tâm, đã chữa được bệnh đi đái vặt, đái són, lại chữa được bệnh hay quên.

20. Các bài thuốc khu trùng

Những bài thuốc có thể diệt chết và dồn đuổi hết ký sinh trùng ở trong ruột thì đều gọi là thuốc khu trùng.

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

 

Ô mai hoàn

(Thương hàn)

Ô mai, tế tân, càn khương, hoàng liên, đương quy,

phụ tử, thục tiêu,

nhân sâm, quế chi, hoàng bá

 

Chân tay móp lạnh, nôn phiền mửa ra giun,

lại chữa bệnh lỵ đã lâu ngày

Hóa trùng hoàn

(Y phương tập giải)

Hạc sắt, binh lang, khổ

luyện căn bì, hồ phấn (sao),

khô phàn, vu di, sử quân tử

Đau bụng nôn ọe, sắc mặt xanh vàng,

hình gầy gò, nóng rét

An hồi thang

(Vạn bệnh hồi xuân)

Nhân sâm, bạch truật,

phục linh, ô mai,

hoa tiêu, càn khương

Tỳ vị hư lạnh, trên thì mửa ra giun,

dưới thì đại tiện ra giun

 

Phi nhi hoàn

(Cục phương)

Thần khúc, hoàng liên,

nhục đậu khấu, sử quân tử, thanh bì, binh lang,

mộc hương, mạch nha

 

Trẻ con bị bệnh cam, vì hư giun quấy, bụng to phồng ra, mặt vàng, miệng hôi

Sử quân tử hoàn

(Y phương tập giải)

Sử quân tử, nam tinh, binh lang

Cổ trướng đau bụng, thực lao, phát hoàng đản, thích ăn lá chè, gạo sống, than đất v.v...

 

Chứng trạng thường thấy của ký sinh trùng, nói chung là sắc mặt vàng úa hoặc ban trắng hoặc hiện ra tía đỏ, ven trong môi có những chấm hồng trắng, tâm cồn cào bụng đau, mủa ra nước trong, nghiến răng, tinh thần mỏi mệt, ăn kém, đại tiện không điều hòa, thích ăn những thức lạ, phép chữa nên sát trùng làm chủ yếu, như những bài Hóa trùng hoàn, Sử quân tử hoàn, còn nên phân biệt tình hình bệnh hoãn hay cấp, thể chất khỏe hay yếu, sau mới dùng phương pháp cấp công hoặc hoãn hóa, nhất là đối với những người yêú đuối, nếu có trùng thì nên bổ trước công sau hoặc vừa công vừa bổ hoặc trong bài thuốc chữa bệnh gia thêm một hai vị sát trùng, ngay cả đến thực chứng, sau khi dồn đuổi hết trùng rồi, nếu nên điều bổ, để lấp hẳn nguồn gốc sinh ra trùng. Không như thế thì trùng hết rồi, nguyên khí vẫn theo đó mà thương tổn. Tóm lại dùng thuốc sát trùng cần phải kết hợp tình hình mọi mặt của bệnh nhân, nên dùng những phương pháp khác nhau, mơí có thể thu được hiệu quả tốt.

Trong những bài thuốc sát trùng kể trên, thì Ô mai hoàn chua, cay, mà đắng, là bài thuốc dùng cả vị hàn, vị nhiệt, có đủ tác dụng ôn tạng an trùng, thích hợp cho bệnh nóng rét lẫn lộn, phát sinh chứng mửa ra giun và đi lỵ đã lâu. Tác dụng của Hóa trùng hoàn thì không giống ô mai hoàn, trong bài ấy, dược lực của các bài thuốc sát trùng rất mạnh, cho nên chỉ thích dùng những thể chất không hư, hoặc không hư lắm; An hồi thang là trên cơ sở bài Lý trung thang bỏ cam thảo gia phục linh, xuyên tiêu, Ô mai mà thành ra, là bài thuốc ôn trung bổ hư, kiêm sát trùng, đem so sánh với OÔmai hoàn thì tuy cũng dùng mai, tiêu, sâm, khương giống nhau, nhưng Ô mai hoàn còn phối hợp với phụ tử cay nóng, hoàng liên, hoàng bá đắng lạnh, cho nên Ô mai hoàn là chữa nóng lạnh lẫn lộn kiêm sát trùng. An hồi thang là chữa trung tiêu hư, lạnh kiêm sát trùng.

Phì nhi hoàn có đủ tác dụng sát trùng kiện vị kiêm thanh nhiệt nên thích dụng với trẻ con bệnh cam thuộc trùng tích mà kiêm vị nhiệt. Thuốc dùng trong Sử quân tử hoàn cũng đều là những vị sát trùng, nhưng khác với Hóa trùng hoàn. Hóa trùng hoàn có những vị hồ phấn, khô phàn, tính mãnh liệt hơn, còn phương này thì hòa bình hơn, duy trong bài có vị nam tính đắng ấm, tính ráo, cho nên thích dụng với bệnh trùng mà còn thấp nhiều.

21. Các bài thuốc chữa mắt

Những bài thuốc chữa được các bệnh đau mắt, thì gọi là thuốc chữa mắt. Mắt là khiếu của can, mà tinh khí của ngũ tạng lục phủ đều dồn lên mắt (Đại hoặc luận sách Linh khu) cho nên tạng phủ không điều hòa cũng có thể ảnh hưởng đến mắt mà sinh ra đau mắt. Nhưng vì huyết yếu khí hư không dưỡng được tâm, tâm hỏa vượng quá, đến nỗi con ngươi tán đại không trông rõ, nên dùng những bài thuốc dưỡng huyết tả hỏa; nếu vì can, thận khí hư, đến nỗi hai mắt mù tối, thì nên dùng những bài thuốc bổ can tư thận, ích tinh cường âm; nếu vì lao động ăn uống không dè dặt, làm cho tỳ hư mà sinh ra nội chướng thì nên bổ tỳ vị; còn như những phép sơ thông táo thấp tả hỏa, là có thể thông dụng với các môn khác.

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

 

Tư âm địa hoàng

(Lý Đông Viên)

Thục địa, sinh địa, sài hồ, hoàng cầm, đương quy, thiên môn đông, địa cốt bì, ngũ vị tử, hoàng liên, nhân sâm, cam thảo, chỉ xác

 

Khí huyết hư yếu, tâm hỏa vượng quá,

con ngươi tán đại trông không rõ

 

Gian giảm chú cảnh hoàn

(Dị giản)

Câu kỷ tử, ngũ vị tử, xa

tiền tử, chữ thực, xuyên tiêu, thục địa, đương quy, thỏ ty tử

 

Can thận khí hư, hai mắt mờ

Đinh chí hoàn

(Cục phương)

Viễn chí, xương bồ,

nhân sâm, phục linh

Mắt có thể trông gần mà không trông xa được

 

 

Tiêu phong dưỡng huyết

(Y phương tập giải)

Kinh giới, mạn kinh tử, cúc hoa, bạch chỉ, ma hoàng, phòng phong, đào nhân, hồng hoa, xuyên khung, đương quy, bạch thược,

thảo quyết minh, cam thảo

 

 

Mắt đỏ sinh đau nhức

 

Tẩy can tán

(Cục phương)

Bạc hà, khương hoạt,

phòng phong, đương quy, xuyên khung, chi tử,

đại hoàng, cam thảo

 

Phong độc công lên mắt, hai mắt sưng đỏ, nhìn ra sáng thì chói

 

Phòng phong ẩm tử

(Y phương tập giải)

Hoàng liên, cam thảo,

nhân sâm, đương quy,

cát căn, phòng phong,

tế tân, mạn kinh tử

 

Mắt mọc lông quặm

 

 

Bạt vân thoái ế hoàn

(Ngân hải tinh vi)

Đương quy, xuyên khung, địa cốt bì, bạch tật lê, mật mông hoa, cúc hoa, khương hoạt, kinh giới, mộc tặc, xuyên tiêu, hoàng liên, xà thoái, trùng thoái

 

 

Phong nhiệt màng mộng, nhìn ra sáng

thì chói, chảy máu mắt

Dương can hoàn

(Loại uyển)

Dạ minh sa, thuyền thoái, mộc tặc, đương quy, gan dê

Quáng gà, sinh ra nội chứng

Nhân sâm ích vị thang

(Y phương tập giải)

Hoàng kỳ, nhân sâm, cam thảo, bạch thược, hoàng bá, mạn kinh tử

Lao động mỏi mệt, ăn uống không điều độ,

sinh ra nội chướng

 

Bốn bài Tư âm địa hoàng hoàn, Gia giảm Chú cảnh hoàn, Định chí hoàn, Địa chi hoàn trong loại bài thuốc này chủ yếu là dùng một loạt thuốc bổ dưỡng mà tổ chức nên. Tư âm địa hoàng hoàn thì nặng về bổ khí dưỡng huyết, tả hỏa sáng mắt; Gia giảm Chú ủanh hoàn thì thiên về tư bổ can, thận vả, lại trong bài có những vị ôn nhiệt như xuyên tiêu, đương quy, thỏ ty, trái với bài trước có cầm, liên, cho nên bài trước thì dùng về chứng hư có hỏa, nhưng bài sau nên dùng về chứng hư có hàn. Công năng của Định chí hoàn là bổ tâm khí mà khai tâm khiếu, nên dùng với người tâm khí bất túc, chỉ có thể trông gần mà không trông xa được. Địa chi hoàn là bài tư thận lương huyết, khư phong, minh mục, nên dùng với người thận thủy không đủ, chỉ có thể trông xa, không trông gần được.

Bốn bài Tiêu phong dưỡng huyết thang, Tẩy can tán, Phòng phong ẩm tử, Bạt vân thoát ế hoàn, đều là lấy sơ tán phong nhiệt làm chủ yếu. Hai phương Tiêu phong dưỡng huyết thang và Tẩy can tán, cũng đều là chữa mắt đỏ sưng đau. Nhưng bài trước nặng về tiêu phong hoạt huyết, cho nên thích hợp với bệnh phát dữ dội đỏ sưng mà có biểu chứng, bài sau tuy cũng có vị tiêu phong hoạt huyết, nhưng sức kém bài trước, vả lại còn phối hợp cùng đại hoàng, chi tử để tả hỏa, cho nên thích hợp với chứng mắt đỏ sưng đau, đại tiện bế, mạch thực. Phòng phong ẩm tử có đủ công năng tiêu phong thanh nhiệt mà kiêm khí huyết bất túc... Bạt vân thoát ế hoàn có công dụng tán phong nhiệt sạch màng mộng, cho nên thích hợp với những chứng phong nhiệt công lên, mắt sinh màng mộng, mắt rít đỏ sợ ánh sáng, đi ra gió thì chảy nước mắt.

Hai phương Dương can hoàn và Nhân sâm ích vị thang đều là bài thuốc chữa mắt sinh nội chướng, nhưng bài trước thì nuôi can sáng mắt, thương dùng cho chứng quáng gà, hoa mắt vì can kinh huyết thiếu; bài sau là bổ khí chữa tỳ, thường dùng cho chứng đau mắt nội chướng vì tỳ vị hư yếu, đó là điểm không giống nhau của hai bài ấy.

22. Các bài thuốc nhọt ghẻ

Phàm những bài thuốc chữa được hết thảy bệnh tật ngoài da (ngoại khoa) thì gọi là thuốc nhọt ghẻ.

Ngoại khoa của Trung y, trừ những phương pháp chữa ngoài như thủ thuật đao châm ra, còn có nhiều bài thuốc uống trong nữa. Những bài thuốc ấy cũng cần theo sự chỉ đạo của nguyên tắc “biện chứng luận trị” mới có thể dùng đúng được. Nói chung, đỏ sưng, bừng nóng, đau nhức phát ra dữ dội, thì gọi là ung, chứng ấy thuộc dương; khi mới mọc nên dùng thuốc thanh lương tiêu tán; nếu kiêm có biểu chứng thì trước hết nên giải biểu, nếu lý thực đại tiện bí, thì nên kiêm thông lợi ở phủ, nếu sưng lan rộng mà sắc trắng, rắn chắc không đau, phát ra hòa hoãn thì gọi là thư, chứng ấy thuộc âm, nên ôn tẩu lý. Còn có một loại không nóng đỏ lắm, không rắn chắc lắm, sưng dần dần, hơi đau, thuộc về nửa dương nửa âm thì nên bổ và làm cho tan đi.

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

(1)

(2)

(3)

 

Chân nhân hoạt mệnh

ẩm tức tiên phương

hoạt mệnh ẩm

(Chứng trị chuẩn thắng)

Xuyên sơn giáp, tạo giác thích, quy vĩ, cam thảo tiết, kim ngân hoa, xích thược, chế nhũ hương, chế một dược, hoa phấn, phòng phong, bối mẫu,

bạch chỉ, trần bì

 

 

 

Ung thư mụn nhọt mới mọc, thiên về dương

 

Thác lý thấu nung thang

(Y tông kim giám)

Nhân sâm, bạch truật, xuyên sơn giáp, bạch chỉ, thăng ma, cam thảo tiết, đương quy, sinh hoàng kỳ, tạo giác thích, thanh bì

 

Nhọt gáy sắp vỡ, sắc tím hãm, không có mủ,

chân mụn lan rộng

 

Dương hoà thang

(Ngoại khoa toàn sinh tập)

Thục địa, nhục quế,

ma hoàng, lộc giác giao,

bạch giới tử, khương thán, sinh cam thảo

 

Hạc tất phong, niêm cốt thư và hết thảy âm thư

(1)

(2)

(3)

 

Nội sơ hoàng liên thang

(Ngoại khoa chính tông)

Mộc hương, hoàng liên, sơn chi, đương quy, hoàng cầm, bạch thược, bạc hà, tân lang, liên kiều, cam thảo, đại hoàng

 

Ung thư sưng rắn, phát nóng lợm nôn,

đại tiện bí kết, mạch trầm thực hữu lực

 

Tiểu kim đan

(Ngoại khoa toàn sinh tập)

Bạch giao hương, thảo ô, ngũ linh chi, địa long,

mộc miết tử, quy thân,

nhũ hương, một dược,

xạ hương, mặc thán

 

Nhọt di chuyển, đờm hạch, nhũ nham(1),

hột xoài, mụn mạch lươn

Thấu nùng tán

(Ngoại khoa chính tông)

Sinh hoàng kỳ, sơn giáp, xuyên khung, đương quy, tạo giác châm

Các thứ mụn độc, ung thư, nung mủ

mà không vở, uống cho chóng võ

 

Nội bổ hoàng kỳ thang

(Ngoại khoa chính tông)

Hoàng kỳ, nhân sâm,

phục linh, xuyên khung, quy thân, bạch thược,

thục địa, nhục quế, mạch đông, viễn chi, cam thảo

 

Ung thư sau khi vỡ, hư yếu

không có sức, ăn uống không biết ngon,

mạch “sắc” không ngủ được

 

 

Xung hòa thang

(Dưong khoa tuyển túy)

Nhân sâm, hoàng kỳ, trần bì, bạch truật, đương quy, bạch chỉ, phục linh, xuyên khung, tạo giác thích, nhũ hương, một dược, kim ngân hoa, cam thảo tiết

 

Ung thư, tựa như sưng không phải sưng,

muốn vỡ không vỡ được.

Chứng thuộc về nửa âm nửa dương

Đại hoàng mẫu đan bì thang (Kim quỹ)

Đại hoàng, mẫu đan bì,

đào nhân, đông qua tử, mang tiêu

 

Trường ưng chưa thành mủ (thuộc thực)

ýdĩ phụ tử bại tương tán (Kim quỹ)

ý dĩ nhân, phụ tử, bại tương

Trường ung đã thành mủ (thuộc hư)

 

Trong những bài thuốc kể trên, thì Chân nhân hoạt mệnh ẩm là bài thường dùng của dương khoa, công dụng có thể thanh nhiệt giải độc, hòa dinh tiêu thũng. Phàm ung thư mới mọc thiên về dương, thì rất thích hợp, nhưng cũng có thể dùng trước khi chưa vỡ, sau khi vỡ rồi thì không nên uống nữa. Thác lý thấu nùng thang có tác dụng giúp chính khí thác độc. Ngoài việc chủ trị về ngược chứng như não thư khí huyết đều hư ra, đối với hết thảy ung thư trong lúc sắp vỡ chưa vỡ được, như thấy những chứng sắc tía hãm không có mủ, chân mụn lan rộng đều có thể dùng được. Dương hoà thang thì nên ôn bổ còn kiêm khai tấu lý, nên đối với âm hư thuộc hư hàn, rất có công hiệu, nếu là dương chứng đỏ sưng, thì không nên dùng. Nội sơ hoàng liên thang, có thể tả lý nhiệt, điều chỉnh khí huyết, phàm ung thư mới mọc, đỏ sưng rắn đau, lại thấy phát sốt lợm nôn, đại tiện bí kết, phiền táo thích uống nước lạnh, lưỡi khô miệng đắng sáu mạch trầm thực hữu lực, có thể dùng phương này, cấp tả lý nhiệt. Tiểu kim đan có sức hóa đờm khư thử, hành ứ thông lạc rất tốt, phàm hàn đờm và thấp khí ngăn trở kinh lạc làm thành ra lưu trú, đờm hạch thuộc về thực chứng, đều có thể chữa bằng phương này. Nhưng mục đích dùng phương này chủ yếu là tiêu tán, nếu thế nhọt sắp vỡ và vỡ rồi, đều không nên dùng. Thấu nùng tán có thể bổ và cho chóng vỡ mủ, phàm nhọt ở ngoài, khí huyết đều hư, mủ không được nhiều, sau khi đã vỡ rồi chân lan rộng ra, không thể dùng đao châm được, là có thể dùng phương này để bổ khiến cho chóng vỡ mủ.

Nội bổ hoàng kỳ thang là từ Thập toàn đại bổ thang bỏ bạch truật gia viễn chi, mạch đông mà thành, là phương thuốc để bổ cho chóng vỡ mủ rất tốt, phàm ung thư vỡ mủ rồi, khí huyết đều hư và hiện ra nhiều chứng hư, thì rất nên dùng, cho nên khí nhiệt độc còn thịnh thì chớ dùng càn. Còn như Dương hòa thang thì đem nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, đương quy dùng chung với tạo giác thích, nhũ hương, một dược, ngân hoa để bổ chính khí mà tiêu ung thũng cũng là phép vừa bổ vừa công. Trường ung chưa thành mủ, có thể dùng Đại hoàng mẫu đơn bì thang, trục ứ thông đại tiện; mủ đã thành rồi, nên dùng ngay ý dĩ phụ tử bại tương tán để bài nùng giải độc, có hiệu quả rất tốt.

23. Các bài thuốc về kinh nguyệt thai sản

Phàm những bài thuốc chữa bệnh đàn bà con gái về mặt kinh nguyệt, đới hạ thai tiền, sản hậu, thì đều gọi là thuốc kinh sản.

Đàn bà con gái, trừ những tật bệnh giống với bệnh đàn ông ra, vì trên sinh lý có chỗ khác nhau, do đó mà có một số bệnh phụ khoa, chủ yếu là bốn phương diện: kinh, đới, thai, sản, trong phụ khoa điều kinh là rất trọng yếu.

Cho nên có câu nói: “Kinh đều thì trăm bệnh không sinh ra” nhưng nếu bởi kinh nguyệt không đều mà sinh ra các bệnh tật khác, thì trước hết nên điều kinh, sau mới chữa bệnh; nếu bởi bệnh tật khác, làm cho kinh nguyệt không đều, thì trước hết nên chữa về chủ bệnh, rồi sau mới điều kinh, đó là nguyên tắc căn bản chữa bệnh kinh nguyệt.

Đới hạ có năm sắc đỏ, trắng, xanh, vàng, đen, nhưng khi lâm sàng thấy rất nhiều là bạch đới, hoàng đới và xích đới. Nguyên nhân sinh ra bệnh này bởi phong hàn thương bào cung, thấp nhuệt dồn xuống, tỳ vị khí hư, âm hư có hỏa và lo nghĩ uất giận, thương tổn tâm tỳ. Còn như phép chữa có nhiệt thì thanh nhiệt, có thấp thì lợi thấp, âm hư thì dưỡng âm, khí hư thì bổ khí, cũng có khi vì cho uống quá nhiều thuốc thanh lợi, hoặc thuốc kiện tỳ cố thận, mà làm cho bệnh nặng thêm, thì nên lấy phép thăng để dùng chung với phép khổ tiết(1) làm cho nhiệt tích ở trong được phân giải ra, hoặc lấy phép thông lợi dùng chung với phép bổ nhiếp, làm cho lợi thấp mà không thương tổn đến âm, có thể căn cứ vào nguyên tắc này để suy xét lựa chọn phương thuốc và vị thuốc cho thích đáng.

Đàn bà sau khi thụ thai, thường thường phát sinh chứng nôn mửa, nhẹ thì tuy không chữa cũng tự khỏi, nhưng nặng thì đối với mẹ và con đều ảnh hưởng không tốt. Nếu trong khi thai nghén, phát sinh ra chứng động thai, băng huyết, rong huyết, thì phải chữa kịp thời, cho uống an thai chi huyết. Nếu đau mà có kiêm tật bệnh khác, thì trong quá trình chữa bệnh, đối với những vị thuốc có trở ngại cho thai nguyên, dùng phải cẩn thận. Nhưng khi gặp tà khí dữ dội, cần phải dùng đến những vị thuốc trở ngại thai, thì lại không nên câu nệ quá, nên theo nguyên tắc “có bệnh thì không tổn hại” và “chữa cho bớt quá nửa thì thôi” đã nêu ra trong thiên Lục nguyên chính kỷ đại luận sách Tố vấn. Sau khi sinh đẻ, các mạch đều hư, dễ bị mắc bệnh, nhưng cũng không nên cho rằng sản hậu thì nhất định là hư, mà dùng thuốc bổ sớm quá nhiều quá, như thấy có tà thì trước hết phải khử tà hoặc cân nhắc hoãn hay cấp để có kế hoạch kiêm cố cả tà cả chính. Người xưa cũng có chủ trương sản hậu thì cốt yếu lấy khứ ứ làm chính, lý do là huyết trệ không lưu thông, có thể tức khắc biến sinh ra mọi bệnh, đó tuy không phải là lời bàn nhất định, nhưng thực ra lời nói kinh nghiệm. Ngoài ra đối với phép chữa bệnh sản hậu cũng giống như chữa các tật bệnh khác, phải “biện chứng luận trị” không có thể câu nệ thuyết “thai tiền nên lương, sản hậu nên ôn”.

 

Tên bài thuốc

Vị thuốc trong bài

Chứng thích ứng chủ yếu

 

Giao ngải thang

(Kim quỹ)

Khung, a giao,

cam thảo, ngải cứu,

đương quy, thược dược,

địa hoàng

 

Kinh nguyệt ra dầm dề, có thai ra huyết,

trở dạ đau bụng

Cố kinh hoàn

(Phụ nhân lương phương)

Quy bản, thược dược,

hoàng bá, hoàng cầm,

hương phụ, sư bì

 

Kinh hành không dứt, băng huyết, rong huyết

 

Ôn kinh thang

(Kim quỹ)

Ngô thù, đương quy, thược dược, xuyên khung, nhân sâm, quế chi, a giao, đan bì, sinh khương, cam thảo, bán hạ, mạch đông

 

Đã từng bị đẻ non, ứ huyết ngừng lại, bụng dưới đau gấp, môi khô, miệng ráo và mạch xung, mạch nhâm hư tổn, kinh nguyệt không đều

Bá tử nhân hoàng

(Phụ nhân lương phương)

Bá tử nhân, ngưu tất,

quyển bá, trạch lan,

tục đoạn, thục địa

Huyết hư có hỏa, kinh nguyệt hao kém gầy yếu, nóng từng cơn, con gái lo nghĩ quá độ,

kinh bế thành bệnh lao

Cố hạ hoàn

(Trương Tử Hòa)

Sư bì, bạch thược, lương khương, hoàng bá

Xích bạch đới hạ

Đương quy thược dược tán

(Kim quỹ)

Đương quy, phục linh,

bạch thược, bạch truật, trạch tả khung

 

Đàn bà có thai đau bụng

Hắc thần tán

(Cục phương)

Hắc đậu, thục địa, đương qui, nhục quế, càn khương, cam thảo, bạch thược, bồ hoàng

Thai chết trong bụng,sót nhau, sản hậu huyết vậng, đẻ rồi nhức đầu chóng mắt

Chỉ thực thược dược tán

(Kim quỹ)

Chỉ thực, thược dược

Sản hậu đau bụng, phiền đầy không nằm được

Sinh hóa thang

(Phó Thanh Chủ)

Đương quy, xuyên khung, đào nhân, hắc huơng,

chích cam thảp

 

Sản hậu huyết hôi ra nhiều quá, bụng đau

Cam mạch đại táo thang (Kim quỹ)

Cam thảo, tiểu mạch, đại táo

Đàn bà mắc bệnh tạng táo, vô cố và khóc thương

 

Trong những bài thuốc kinh sản thì Giao ngải thang, có thể ôn dưỡng bổ huyết, an thai chỉ lậu, phàm mạch nhâm, xung hư hàn, băng lậu hạ huyết, hoặc thai nghén hạ huyết, đau bụng động thai, hoặc sau khi đẻ non hạ huyết không ngừng hoặc sản hậu băng lậu dây dưa không khỏi, nếu thuộc tính hư hàn đều có thể dùng phương này để chữa. Cố tinh hoàn là chữa băng lậu bởi âm hư huyết nhiệt, cho nên lấy dưỡng âm thanh nhiệt làm cốt yếu, như gặp chứng dương hư, khí không giữ được huyết thì nhất thiết không được dùng. Ôn kinh thang có thể ấm kinh lạc bổ hư, dưỡng huyết tư âm, phàm đàn bà kinh nguyệt không đều, băng lậu đới hạ có chất trong loãng, kinh nguyệt sắc nhợt, đại tiện lỏng lại thấy những chứng trạng nóng bên trên, môi miệng khô ráo, chạng vạng tối thì phát sốt, ngũ tâm phiền nhiệt, đều có thể dùng được. Còn như tác dụng khử ứ của phương này là ý nói huyết được ôn thì lưu thông, không có thể nói chung với thuốc phá huyết trục ứ được. Bá tử nhân hoàn có thể dưỡng tâm thần bổ can thận thông kinh bế, nhưng nguyên nhân của kinh bế không phải có một, phương này vì huyết khô kinh bế mà đặt ra, những chứng kinh bế khác bởi huyết ứ, khí uất gây nên thì không thể dùng được.

Cố hạ hoàn có thể thanh nhiệt hóa thấp, liễm âm chỉ đới; nhưng nguyên nhân sinh ra đới hạ cũng nhiều, mà phương này là chỉ chữa được một loại bệnh vì thấp nhiệt dồn xuống mà gây ra. Nếu tỳ, vị khí hư, hoặc can thận âm hư gây nên, thì phương này không thể chữa được. Dương quy thược dược tán có thể dưỡng huyết chỉ thống kiện tỳ lợi thủy đối với thai nghén đau bụng thuộc huyết hư tỳ yếu và kiêm thủy khí thì có thể dùng được.

Hắc thần tán có khả năng bổ huyết khư hàn, tiêu ứ hạ thai chết trong bụng, hoặc huyết hôi chưa sạch, nhau không ra, sản hậu huyết vựng, những chứng ấy nếu quả là huyết hư có hàn, và có ứ huyết chưa ra hết thì có thể dùng được. Chỉ thực thược dược có khả năng lý khí hành huyết dãn co quắp khỏi đau, như sản hậu khí ngừng huyết trệ, huyết hôi không ra hết, bụng đau phiền đầy mà không nằm yên được, có thể dùng Sinh hóa thang là bài thuốc chữa sản hậu đau bụng. Phó Thanh Chủ là bài chủ yếu về sản hậu, là bài thuốc chữa huyết hư rất hay, nhưng đem dùng cũng có tiêu chuẩn nhất định như sản hậu huyết hư cảm hàn gồm có ứ huyết, huyết hôi không thông ứ lại làm đau bụng thì nên dùng phương này để hóa dinh thông ứ, ôn trung khư hàn, khi huyết ứ đã ra hết thì đau bụng sẽ tự khỏi. Cam mạch đại táo thang có thể dưỡng tâm tư âm, đối với đàn bà có bệnh tạng táo vô cớ buồn thương khóc lóc hoặc vô cớ cười không ngớt (cơn thần kinh) đều nên dùng.

 

Phụ chú

1. Như ý kim hoàng tán (Ngoại khoa chính tông) thiên nam tinh, cam thảo, trần bì, hậu phác, thương truật đều 2 cân, đại hoàng, quyển bá, bạch chỉ, khương hoàng đều 5 cân, thiên hoa phấn 10 cân, nghiền nhỏ trộn đều dùng.

2. Tích loại tán (Kim quỹ dực phương) tượng nha tiết (ngà voi sấy khô tán bột), trân châu đều 3 phân, thanh đại (phi) 6 phân, mai phiến 3 ly, bích tiền (trứng nhện ôm) 20 cái, ngưu hoàng, móng tay người đều 5 ly tán nhỏ.

3. Hồng thăng đan (Y tông kim giám) châu sa, hùng hoàng đều 5 đồng, thủy ngân 2 đồng, hỏa tiêu 4 lạng, bạch phàn 1 lạng, tạo phàn 6 đồng. (Phép chế văn quá dài không ghi vào đây).

4. Bạch giáng đan (Y tông kim giám) châu sa, hùng hoàng (thủy phi) đều 9 đồng cân, thủy ngân 1 lạng, bằng sa 5 đồng cân, hỏa tiêu, thực diêm (muối ăn), bạch phàn, tạo phàn đều 1 lạng 5 đồng (Phép chế văn quá dài không chép vào đây).

5. Tịch ôn đan (Nghiệm phương) linh dương giác, hoàng bá, phác tiêu, nha mộc, quảng mộc hương, mao truật, thuyết thảo, hoàng cầm, bán hạ (khương chế), văn cáp, ngân hoa, xuyên liên, tê giác, xuyên phác, xuyên ô, đại mạo, đại hoàng, hoắc hương, huyền tinh thạch, quảng uất kim, phục linh, hương phụ, quế tâm, đều 3 lạng, xích tiểu đậu, giáng chân hương, qủy tiễn vũ, châu sa, mao từ cô, đại táo đều 1 lạng; cam toại, đại kích, tang bì, thiên kim sương, đào nhân sương, binh lang, hồng nga truật, hồ tiêu, đình lịch tử, tây ngưu hoàng, ba đậu sương, tế tân, bạch thược, công đình hương, toàn đương quy, vũ dư lương, hoạt thạch, sơn đậu căn đều 1 lạng; ma hoàng, xạ hương, xương bồ, an tức hương, càn khương, bồ hoàng, đan sâm, thiên ma, thăng ma, sài hồ, tử tô, xuyên khung, thảo hà xa, đàn hương, cát cánh, bạch chỉ đều 2 lạng, tử uyển 8 đồng, nguyên hoa 5 đồng, thư hoàng, hổ phách, băng phiến, quảng bì, yêu hoàng đều 1 lạng 5 đồng cân, ban miêu 30 con, ngô công 9 con, thạch long tử 3 con.

Đều nghiền thành bột mịn, luyện với hồ nếp nặn thành thoi, mỗi thoi nặng 8 phân, cất kín chớ để mất hơi.

6. Thái ất tử kim đỉnh (chép ở Hoắc loại luận) sơn từ cô 2 lạng (rửa bằng nước gừng, bỏ sạch lòng và vỏ rồi sấy khô), ngũ bội tử (bỏ hết sâu và đất, đập nát rửa sạch), thiên kim tử (dùng nhân trắng bỏ vỏ, làm sạch đầu) đều 1 lạng, châu sa (phi), hùng hoàng (lựa thứ cục to sắc hồng tươi, thủy phi), xạ hương (bỏ sạch da và lông) đều 3 đồng cân, hồng nha đại kích 1 lạng 5 đồng cân (bỏ núm, rễ, nấu với rượu, bỏ lõi rồi sấy khô) nghiền nhỏ luyện với cháo nếp giã nặn thành thoi.

7. Hương phụ bỉnh (Ngoại khoa chính tông) hương phụ nghiền nhỏ, hòa với rượu, nặng thành bánh rồi rịt vào.

8. Phàn thạch thang (Kim quỹ yếu lược) phàn thạch sắc với nước sôi 5 dạo ngâm chân vào.

9. Hùng hoàng huân pháp (Kim quỹ yếu lược) hùng hoàng tán nhỏ đốt lấy khói, xông giang môn.

10. Ngũ bội tử tỗªn thang huân tẩy phương (Trực chi phương) ngũ bội tử sắc lấy nước để xông rửa.

11. Thổ qua căn trấp đạo pháp (Thương hàn luận) lấy rễ dây dưa chuột dại, giã vắt nước, dùng cái ống thụt vào trong hậu môn để cho thông.

12. Phàn thạch hoàn (Kim quỹ yếu lược) phàn thạch 3 phân (đốt), hạnh nhân 1 phân, nghiền nhỏ viên với mật uống, hoặc nhét vào âm đạo.

13. Xà sàng tử tán (Kim quỹ yếu lược) xà sàng tử nhân nghiền nhỏ, gia một ít bạch phàn hòa đều, viên to bằng quả táo, bọc bông nhét vào trong âm đạo.

 

Bài viết này có 0 bình luận

Viết một bình luận :

3400