Trầm cảm ( kỳ 1 )
02/01/2014 03:56 - Đăng bởi: admin
Thưa các bạn, căn bệnh về tâm lý và tinh thần hiện đang trở thành nỗi ám ảnh lớn mà con người đang đối mặt, trong đó thì bệnh trầm cảm được liệt vào một trong ba căn bệnh nguy hiểm của thế kỷ 21. Theo báo cáo điều tra, trên thế giới hiện nay có 340 triệu người đang mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là 20% trong số đó là những thanh thiếu niên. Càng nguy hiểm hơn khi có hơn 4% những thanh thiếu niên mắc bệnh này đã không vượt qua được áp lực của bệnh tật và đã tìm đến cái chết. Tại sao con người lại mắc phải căn bệnh trầm cảm này. Làm sao để thoát khỏi nó? Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi câu chuyện.
Vào một buổi tối tháng 5 năm 2005, người mẹ bỗng nhiên nghe tiếng khóc phát ra từ phòng cậu con trai 16 tuổi tên là Vương Tân. Người mẹ vội vàng chạy đến và phát hiện cậu con trai của mình đang ngồi khóc ngoài bệ cửa sổ của căn hộ ở tầng 19 và đang có ý định nhảy xuống. Chuyện gì đã xảy ra đối với cậu bé? Người mẹ hoảng hốt, và cô ấy biết nguyên nhân của vấn đề khi nhớ đến câu chuyện xảy ra chiều hôm đó. Đó là việc cô và chồng của mình đã la mắng cậu con trai về kết quả học tập sút kém. Cô không ngừng khuyên bảo con trai.
- Tôi nói với cháu, con muốn chết là con có tội đối với công lao nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ bấy lâu nay. Mình con chết đi thì khác nào việc cha mẹ sẽ chết theo.
Sau một hồi khuyên giải của mẹ, Vương Tân đã chịu leo khỏi bệ cửa sổ.
- Chính là vì tôi không muốn thấy mọi người đau lòng, cũng vì không muốn để người đầu bạc tiễn người đầu xanh vì thế tôi mới vất bỏ đi ý định tự vẫn của mình.
Cuối cùng nguy hiểm đã qua, đêm đó, sau khi an ủi cậu con trai, trong lòng người mẹ, Dương Tuyết mới cảm thấy bình tĩnh trở lại. Nhưng kể từ ngày hôm sau, “cơn bão mới” lại bắt đầu nổi lên.
- Lúc đó, tôi rất đau đầu, cơn đau đầu dữ dội. Sau đó khi cơn đau lên đến đỉnh điểm, tôi lăn lộn trên giường, lúc đó có cảm giác đầu óc tôi như đang vỡ tung ra.
- Tôi cho cháu uống thuốc cảm. Lúc đó cháu nói đầu rất đau, thế là tôi lấy chiếc khăn ướt đắp lên. Sau khi đắp, cháu nó cảm thấy dễ chịu hơn.
Dương Tuyết nghĩ rằng có lẽ do con trai tối hôm qua ngồi ngoài bệ cửa sổ với thời gian quá lâu nên trúng gió, bị cảm. Nhưng hơn 1 tuần sau, Vương Tân lại xuất hiện vấn đề khác.
- Cả ngày 2 bữa ăn tôi đều bỏ ăn. Ăn một bữa duy nhất nhưng rốt cuộc cũng chỉ rất ít.
- Khi đến lớp cháu nó tinh thần mệt mỏi, miệng cứ lẩm bẩm, và hét lên rằng cháu không muốn đi học nữa.
Nhìn thấy cậu con trai không ăn không uống, không muốn đi học, Dương Tuyết rất lo lắng. Cô ấy vội vàng đem con đến khám Bác sĩ.
- Bác sĩ nói cháu bị ức chế thần kinh. Vừa đến Bác sĩ đã kê cho cháu thuốc uống, nhưng không dám uống. Tôi cảm thấy con tôi làm sao thần kinh có vấn đề được chứ. Tôi nói con tôi làm gì có bệnh gì, không có bệnh gì cả.
Trong ý nghĩ của Dương Tuyết, con mình còn trẻ tuổi thế thì làm sao lại mắc bệnh thần kinh chứ. Cách nghĩ của cô ấy cũng nhận được sự đồng tình của người chồng.
- Tôi còn có ý nghĩ là phải chăng con mình phóng đại sự việc lên, hoặc phải chăng là nó đang giả vờ.
- Tôi cứ nghĩ là đương nhiên không có bệnh gì cả. Chỉ là tiêu hóa kém, phải mau chóng điều chỉnh cho cháu. Cháu nó cũng tự cảm thấy mình không mắc bệnh gì.
Nhưng đợt điều dưỡng này không những không hề thấy có hiệu quả, liên tục 3 tháng liền ăn uống thất thường, ăn không ngon đã khiến cho Vương Tân đến một ngày không thể chịu được nữa.
- Ý thức đều sắp lẫn lộn đến nơi, cứ cảm giá trước mắt là 1 mảng tối, cứ có cảm giác như sắp rơi vào hố sâu.
- Cháu gọi mẹ ơi, con không xong rồi. Tôi lập tức đến xem thì thấy đã sắp ngã tới nơi. Tôi lao đến đỡ lấy cháu, rồi từ từ đặt cháu ngồi xuống đất.
Từ lần đó, Dương Tuyết cảm thấy con trai mình có thể là bị bệnh thật rồi. Ngay ngay hôm sau, cô ấy vội vã mang con trai đến thẳng Bệnh viện Đông y Trung Quốc.
- Tôi chỉ vốn nghĩ là khám xem cháu có phải bị tiêu hoá kém hay là dạ dày có vấn đề gì.
Theo thông lệ khám chữa bệnh, trước tiên Bác sĩ điều trị cho Vương Tân yêu cầu Vương Tân điền đầy đủ địa chỉ gia đình và họ tên lên trên cuốn sổ y bạ. Nhưng không thể ngờ được, một chi tiết khi Vương Tân điền thông tin vào sổ đã khiến cho bác sĩ phát hiện ra manh mối của căn bệnh thực sự mà Vương Tân mắc phải.
- Chúng tôi phát hiện khi bệnh nhân này viết chữ. Khi yêu cầu viết địa chỉ gia đình, bệnh nhân viết rất khó khăn chữ “Điện” trong chữ Hải Điện trong địa chỉ gia đình.
- Cảm thấy đầu óc mơ màng, không nhớ được cái gì cả, cũng không muốn suy nghĩ đến.
Việc đang viết bỗng nhiên quên chữ vốn là việc hoàn toàn bình thường, nhưng phản ứng của Vương Tân lại khiến cho Bác sĩ hoài nghi.
- Cháu bé có cảm giác áy náy, nói rằng sao tôi vô dụng thế này, đến chữ đơn giản thế mà không viết được.
- Tôi cảm thấy tình cảnh của đứa trẻ không được tốt lắm. Cháu bé rất bực bội, không muốn biểu đạt gì.
Bác sĩ điều trị cảm thấy là tình hình của Vương Tân không chỉ là không muốn ăn uống, hệ thống tiêu hoá có vấn đề. Bởi vì khi bác sĩ quan sát tỉ mĩ lại Vương Tân thì phát hiện cổ tay của cháu bé có một số vết cứa. Thế là bác sĩ vội hỏi cặn kẽ tình hình gần đây của nó.
- Buồn bực, sau đó thì muốn dùng dao lam cứa vào cổ tay của mình. Tôi muốn mượn khoảng thời gian ngắn về đau đớn về xác thịt đó để quên đi những việc nghĩ mãi không thông được.
- Bệnh nhân ngủ không ngon, bực bội, không thể làm được công việc gì. Cháu bé vốn là đứa trẻ rất hiếu học, nhưng bây giờ thấy sách vở thì bức rứt, không thể tập trung đầu óc được. Đồng thời cũng thường xuất hiện một số ý nghĩ như con ngườí đang sống có ý nghĩa gì, cảm thấy vô nghĩa, bi quan, tuyệt vọng.
Dựa theo những miêu tả về bệnh trạng cuả 2 mẹ con Vương Tân và cũng như biểu hiện mà Vương Tân đã biểu hiện ra, bác sĩ điều trị cho rằng vấn đề đang thực sự dày vò Vương Tân, không phải là vấn đề của hệ thống tiêu hoá mà là tình trạng thần kinh của cậu bé.
- Tôi đang xem xét phải chăng đứa trẻ này đang bị ức chế việc gì.
Trầm cảm được y học định nghĩa là 1 trở ngại về tinh thần. Trở ngại về tinh thần này có 2 mức độ. Một mức độ là ức chế về tinh thần. Trong cuộc sống của mỗi một chúng ta đều sẽ có xuất hiện nhiều hoặc ít, dài hay ngắn những ức chế về tinh thần như buồn bực, phiền muộn. Nếu những nỗi buồn bực hay phiền muộn kia được bản thân người đó tự khống chế và tự giải quyết thì sẽ không xem là gây nên bệnh gì. Nhưng nếu những ức chế về tinh thần tiếp tục kéo dài hơn 2 tuần mà vẫn không thể hoá giải được thì có thể sẽ dẫn đến sự mất cân bằng dây thần kinh truyền dẫn vật chất trong não bộ, khiến phần vật chất điều chỉnh thần kinh phản ứng trong não bộ bị rối loạn. Đến một mức độ nào đó sẽ trở thành 1 loại bệnh tâm thần, đó chính là căn bệnh trầm cảm.
Nhưng lúc đó, khi bác sĩ thông báo kết quả chẩn đoán cho hai mẹ con Vương Tân thì cả hai người đều không hiểu.
- Cậu bé hình như không chấp nhận nó có vấn đề gì về ức chế thần kinh cả. Cậu bé nói tôi chỉ cần giúp cho cháu chữa trị về chuyện ăn uống là được rồi.
- Khó mà chấp nhận được chẩn đoán đó.
Tuy khó lòng chấp nhận chẩn đoán đó của bác sĩ nhưng đây lại là lần thứ 2 Dương Tuyết nghe thấy cậu con trai bị chẩn đoán mắc bệnh Ức chế thần kinh. Lẽ nào con trai mình bị bệnh này thật? Khi Dương Tuyết còn đang bán tín bán nghi, các bác sĩ đã cho Vương Tân làm một bài trắc nghiệm về tâm lý để cho cô ấy buộc phải chấp nhận đối mặt với sự thật.
DCT : Bác sĩ đã cho Vương Tân làm một bảng đo về mức độ ức chế. Một bảng trắc nghiệm như thế có 20 câu hỏi và có thể dùng để kiểm tra cho tất cả mọi người. Mỗi câu đều đưa ra các đáp án khác nhau để chọn lựa và mỗi đáp án đều có mức điểm riêng biệt. Nếu bài trắc nghiệm của bạn trong khoảng 40 điểm đồng thời những ức chế về thần kinh có chuyển biến tốt lên chỉ nội trong 1 hay 2 tuần thì có nghĩa bạn hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu là trên 40 điểm thì phải đi đến các trung tâm y tế kiểm tra. Còn bây giờ mời quý vị và các bạn cùng quay trở lại xem Vương Tân làm được bao nhiêu điểm?
- Chúng tôi thông qua bài trắc nghiệm này đã có thể đưa ra kết luận. Cậu bé có số điểm trên 70, như vậy mức độ ức chế là khá nghiêm trọng.
Kết quả bài kiểm tra không chỉ một lần nữa khẳng định chẩn đoán của bác sĩ điều trị là đúng mà còn cho thấy mức độ ức chế của Vương Tân đã khá nghiêm trọng, càng giúp cho cha mẹ của Vương Tân nhận ra rằng con trai mình đúng là bị bệnh.
- Tôi nghĩ đúng là căn bệnh đó rồi, phải chấp nhận điều đó thôi.
- Tôi cũng rất lo lắng. Nói thế nào nhỉ, về mặt tinh thần cũng khá hụt hẫng. Nhưng có thể trị hết bệnh không? Lúc đó cứ nghĩ nhỡ khi rốt cuộc không trị khỏi thì cả đời con tôi xem như bỏ đi sao?
Thực ra chứng bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể chữa trị khỏi. Nhưng theo một báo cáo điều tra cho thấy chỉ có không đến 10% người mắc chứng trầm cảm được chữa trị. Nguyên nhân là nhiều gia đình cũng có suy nghĩ giống như cha mẹ của cậu bé Vương Tân vậy. Họ không cho rằng đây là một căn bệnh hoặc có cảm giác xấu hổ, không chấp nhận việc con em mình bị chẩn đoán là mắc bệnh thần kinh. Hầu như mọi người chưa có những nhận thức đầy đủ về loại bệnh này mà dẫn đến bỏ qua cơ hội chữa trị. Nếu căn bệnh trầm cảm không phát hiện sớm và có phương pháp chữa trị kịp thời thì sẽ khiến bệnh càng tiến triển nặng hơn. Còn như trường hợp bệnh của Vương Tân đã đến giai đoạn nặng thì có phương pháp nào để chữa trị hay không?
Đối với tình trạng bệnh của Vương Tân, các bác sĩ sử dụng phương pháp đông y, chủ yếu là sử dụng các loại thuốc đông y có tác dụng chống ức chế để chữa trị cho cậu bé.
- Ức chế chủ yếu là không ……………………, ảnh hưởng đến công năng vận hoá của tỳ vị, do đó tạo thành những chứng như buồn bực, bực bội, chán ăn v. v…Vì thế chúng tôi lấy ………………….
Theo đơn thuốc mà bác sĩ đã kê cho Vương Tân, từ năm 2005 đến giữa năm 2006, sau hơn nữa năm uống thuốc, việc ăn uống của Vương Tân đã trở lại bình thường như trước đây.
- Những biểu hiện như kích động, khóc la dần dần có dấu hiệu giảm đi rõ rệt.
Nhưng chưa được bao lâu, Dương Tuyết phát hiện tình trạng của con trai hình như vẫn chưa được giải quyết triệt để.
- Về mặt tâm lý vẫn chưa có những biến chuyển lớn, tinh thần rất sút kém.
- Lúc đó thấy trong lòng vẫn rất rối, không cách gì cởi bỏ được
Khi tái khám cho Vương Tân, bác sĩ điều trị cho cậu bé hiểu rằng tuy những biểu hiện bên ngoài của chứng trầm cảm của Vương Tân đã có giảm đi nhưng cơ bản muốn bản thân cậu bé thoát khỏi trầm cảm thì e rằng chỉ dùng thuốc là không đủ.
- tinh thần của cháu bé có quan hệ rất nhiều với suy nghĩ của cháu. Cháu bé có điều gì đó đang lo lắng, khiến cho cháu buồn bực nhưng vẫn không cách nào giải quyết được gây ra.
Năm 2006, theo đề nghị của bác sĩ điều trị, Dương Tuyết mang con trai đến trung tâm tư vấn dịch vụ sức khỏe tâm thần của bệnh viện Hữu nghị Bắc Kinh. Trung tâm này đã hoạt động nhiều năm chuyên về nghiên cứu chữa trị tâm thần, đặc biệt là có những phương pháp chữa trị riêng biệt dành cho các bệnh nhân có độ tuổi vị thành niên mắc chứng trầm cảm. Nhưng sau khi nắm những thông tin về tình hình chữa trị trước đây của Vương Tân, các nhà tâm lý trị liệu lại đưa ra yêu cầu trước hết Vương Tân hãy vẽ ra 3 bức tranh.
- Tôi thầm nghĩ tại sao mình lại mang con đến cái nơi này chứ! Sao lại bắt cháu vẽ 3 bức tranh. Tôi thật không hiểu được.
- Vốn dĩ khi mắc chứng trầm cảm, tinh thần của bệnh nhân rất sút kém, năng lực tổ chức ngôn ngữ đều sẽ giảm đi, sẽ có nhiều điều suy nghĩ. Do đó sẽ có nhiều kháng cự mà khi đang có kháng cự mà chúng ta lại bắt anh ta dùng ngôn ngữ để biểu đạt là điều khó khăn. Vì thế chúng tôi dùng cách đơn giản, nhẹ nhàng hơn. Đó chính là cho cháu vẽ hình, đối với trẻ thì như thế sẽ vui vẻ và nhẹ nhàng hơn nhiều.
- Lúc đó tôi đã nghe theo lời của họ. Sau đó tôi liền hồi tưởng đến cuộc sống trước đây và vẽ lại chúng.
Sau khi xem xong những bức tranh của Vương Tân đã vẽ ra, Bác sĩ Bá Hiểu Lợi, người sáng lập và phụ trách trung tâm đã đưa ra kết luận với Dương Tuyết.
- Cô ấy nói không phải đứa trẻ này bị bệnh, mà là chúng tôi mới có bệnh. Tôi nghĩ tại sao xem 3 bức tranh xong thì hóa ra vấn đề lại nằm ở chúng tôi?
Bác sĩ Lợi cũng đề nghị, nếu muốn chữa trị cho cậu bé thì cha mẹ cậu cũng cần điều trị.
- Tôi cho là những người này bị bệnh nghề nghiệp rồi, không đáng tin.
Khi cha của Vương Tân nghe tin mình cũng cần đi chữa trị thì càng không hiểu nỗi. Rõ ràng là con mình có bệnh, tại sao lại nói cha mẹ cần đi chữa trị chứ?
- Anh chị là người nuôi dưỡng cháu trưởng thành, không phải chúng tôi. Chúng tôi chỉ có thể giúp cho cháu thay đổi một phần nào đó thôi. Còn tương lai phát triển của cháu là phụ thuộc vào anh chị.
Trong 3 bức tranh đó, Vương Tân đã vẽ nội dung gì? Trong bức tranh thứ nhất, khi được bác sĩ yêu cầu hãy vẽ một việc mà em thấy vui nhất, cậu bé đã vẽ cảnh một mình được tự do ngồi chơi trò chơi trên mạng. Bức thứ hai yêu cầu vẽ cảnh về gia đình, Vương Tân đã vẽ gia đình 3 người ngồi ăn cơm rất vui vẻ. Và trong bức tranh cuối cùng, cậu lại vẽ cảnh cha mẹ đang cãi nhau, còn cậu bé trốn vào một góc ngồi khóc khi bác sĩ yêu cầu cậu vẽ việc gì khiến cậu đau buồn nhất. Đối với những người mắc bệnh trầm cảm, họ không tin tưởng người khác, không muốn nói ra những điều nghĩ trong lòng. Chỉ bằng cách thông qua các hình vẽ mới có thể đoán biết được những gì họ muốn nói. Vậy thì Vương Tân muốn nói lên điều gì?
- Thực ra từ nội dung 3 bức ảnh chúng ta cũng có thể nhìn thấy, bởi vì cậu bé chỉ là một đứa trẻ chỉ hơn mười mấy tuổi. Theo lẽ thường thì điều khiến cậu vui vẻ nhất là được cùng vui chơi với bạn bè chứ. Nhưng cậu bé lại vẽ cảnh được ngồi một mình lên mạng.
- Điều đó nói lên vấn đề giao tiếp của cậu bé. Vương Tân trốn tránh những giao tiếp trực tiếp với mọi người trong đời sống thật mà muốn có được niềm vui từ trong cuộc sống ảo trên mạng Internet.
Theo cách nhìn của những nhà tâm lý, bức tranh thứ nhất chỉ nói ra được tình hình cuộc sống thực lúc đó của Vương Tân mà thôi. Còn 2 bức tranh kia mới phản ánh ra được nguyên nhân tạo ra tình trạng đó của cậu bé.
- Bức tranh thứ 2, cả gia đình cùng ngồi ăn cơm bên nhau. Mọi người ngồi bên nhau rất vui vẻ. Trên khuôn mặt mỗi người đều đang cười tươi. Từ đó chúng ta cảm nhận được rằng, Vương Tân rất để tâm hoặc là cậu bé rất mong muốn bầu không khí đầm ấm, thân tình trong gia đình mình. Cậu bé rất chú ý và trân trọng những giờ khắc đó. Còn ở bức tranh thứ 3 lại vẽ cảnh cha mẹ đang cãi nhau và cậu bé rất đau khổ. Chúng tôi có thể thấy rằng trong lòng cậu bé có những cảm giác không an toàn.
- Vương Tân nghĩ phải chăng là mình đã sai, phải chăng là do mình không tốt nên cha mẹ mới cãi nhau. Cậu bé nhận lỗi về mình, khiến bản thân cậu dày vò, cha mẹ không yêu mình.
Sau khi phân tích tỉ mỉ những bức tranh của Vương Tân, các bác sĩ phán đoán chứng trầm cảm của Vương Tân là do tính tự ti quá lớn và thiếu hụt cảm giác an toàn tạo nên. Mà những điều đó liên quan đến cha mẹ cậu bé. Vậy thì, phía sau của 3 bức tranh đó đã nói lên điều gì?
Thưa các bạn, qua những bức tranh, các bác sĩ tâm lý đã biết được nguyên nhân khiến cho cậu bé Vương Tân mắc phải căn bệnh trầm cảm. Nhưng liệu căn bệnh cậu bé có thể chữa khỏi không? Về sâu xa, căn bệnh này có liên quan đến cha mẹ cậu bé. Vậy cha mẹ cậu cũng sẽ được chữa trị như thế nào? Chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi câu chuyện này.
Bài viết này có 0 bình luận