Thu hái dược liệu

 

Chất lượng dược liệu (tức lượng hoạt chất cần có để bảo đảm tác dụng chữa bệnh) phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khí hậu, đất đai, cách chăm sóc, thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây, thời kỳ thu hoạch và cách thu hái ...
 
Việc thu hái các bộ phận của cây thuốc phải tiến hầnh đúng mùa, đúng thời gian, vào lúc cây chứa nhiều hoạt chất nhất. Mỗi loại cây thuốc, mỗi bộ phận dùng làm thuốc đều có một thời kỳ thu hoạch nhất định. Để bảo đảm chất lượng dược liệu, khi thu hái cần chú ý thực hiện đúng những nguyên tắc đối với từng loại dược liệu như sau:
 
1. Đối với rễ, rễ củ và thân ngầm:
 
thu hái vào lúc lá cây đã ngả màu vàng (ngưu tất, sinh địa) hoặc cây bắt đầu tàn lụi (bố chính sâm, củ mài) lúc này trong cây tập trung nhiều chất dự trữ nhất nên lượng hoạt chất cũng cao nhất, nên thu hoạch rễ, rễ củ, thân ngầm vào lúc đất còn ẩm ướt bì dễ đào, không bỏ sót, không làm xây xát dược liệu, hơn nữa muốn tái sinh cây cũng dễ dàng.
 
2. Đối với búp cây:
 
thu hái vào mùa xuân khi búp non bắt đầu phát triển, nhưng chưa thầnh lá, cũng có thể hái búp kèm theo 1-2 lá nhỏ.
 
3. Đối với thân gỗ và vỏ cây:
 
- Thân gỗ: thu hái vào mùa đông là thời kỳ cây đã ngừng sinh trưởng, lá rụng, lúc này, cây có nhiều hoạt chất, gỗ lại chắc và để được lâu.
- Vỏ cây: thu hái vào mùa xuân hoặc đầu mùa hạ, lúc cây đang phát triển mạnh, vỏ cây có nhiều nhựa, lại dễ bóc, cũng có khi hái vào mùa thu khi cây sắp tàn lụi. Cần chọn cây không già quá hoặc non quá, cây già quá sẽ cho vỏ gồm nhiều tế bào chết, vỏ non chứa nhiều nước và ít hoặt chất.
 
4. Đối với lá:
 
thu hái vào lúc cây đang sinh trưởng mạnh, lá rậm tốt hoặc lúc cây bắt đầu chớm có hoa, lúc này tỷ lệ hoạt chất cao nhất. Không nên hái sớm quá có thể hại cho sự phát triển của cây, đối với những cây mọc 2 năm, thường hái vào năm thứ hai, lá chứa nhiều hoạt chất hơn lá ở năm thứ nhất.
 
Cần chú ý một số ngoại lệ như lá chè, lá rau ngót rừng nếu để già, phẩm chất sẽ kém, tỷ lệ hoạt chất giảm, ở những cây thuộc họ cam quýt, lá bánh tẻ lại nhiều dầu hơn và dầu bền, thơm. Nên hái lá sau khi mặt trời mọc độ 2-3 giờ để cây thoát bớt hơi nước (dễ dàng phơi sấy), tránh lèn lá quá mạnh, khi thu hoạch nhiều, lá bị đen, kém phẩm chất, bỏ những lá bị sâu, lá úa.
 
5. Đối với hoa:
 
vớt những cây thuốc mà bộ phận dùng là nụ hoa, cần thu hái ngay lúc nụ bắt đầu hình thành, chưa nở (hòe) với những cây mà bộ phận thu hoạch là hoa cần hái ngay lúc hoa mới chớm nở (kim ngân, hoa hồng), với những cây cần thu hoạch cánh hoa, thì hái sau khi hoa bắt đầu nở rộ (hồng hoa). Nếu chậm, nhựa sẽ chuyển xuống phần dưới bao hoa và hoa tàn, cánh rụng, nên hái hoa vào những lúc khô ráo để hoa không bị ướt, không bị biến màu, biến chất khi phơi sấy. Nếu là hoa để cất tinh dầu, nên hái vào buổi sớm tránh ánh nắng làm bay mất hương thơm.
 
6. Đối với quả:
 
- Quả thịt, quả mọng: có loại quả cần hái lúc còn non như chỉ trực, chỉ xác, có loại quả phải hái lúc còn xanh hoặc nửa xanh nửa chín khi quả đã hết mức lớn như canh, mơ, có những quả lại phải đợi lúc chín già mới thu hoạch như câu kỷ, gấc.
 
- Quả khô: thu hái sau khi quả đã phát triển đầy đủ, có màu vàng hoặc hơi nâu và đã lấy hết nhựa trước khi khô hẳn như thuốc phiện.
 
7. Đối với hạt:
 
nên thu hái vào lúc quả chín hoàn toàn như gấc, đào, có loại hạt phải để thật khô lớp vỏ quả bên ngoài mới thu hoạch như thảo quyết minh, thầu dầu, cà độc dược. Có hạt khi vỏ quả khô xác thường tự mở làm rơi vãi hết hạt thì phải hái sớm trước khi quả nở như hạt keo, sừng dê. Đối với các quả thuộc họ đậu, họ hoa tán, họ hòa thảo, thường hái cả cây và phơi khô, rồi đập lấy hạt vừa dễ lấy vừa đỡ tốn công, hạt lại không rơi vãi đi mất.
 

Bài viết này có 0 bình luận

Viết một bình luận :

5481