Châm cứu khái yếu

 

 

 Châm cứu khái yếu

 

 

Châm cứu thuộc về phạm vi phép chữa ngoài, là một phép chữa làm cho kích thích trên những du huyệt nhất định của thân thể người ta, khiến cho sinh ra sự phản ứng nặng nhẹ khác nhau và vận dụng các thủ pháp, hoặc bổ hoặc tả theo đó mà điều chỉnh chỗ thịnh suy chênh lệch của âm dương, khí huyết trong thân thể người ta, khơi động được khả năng chữa bệnh một cách tự nhiên, để đạt được mục đích tiêu trừ tật bệnh, khôi phục sức khỏe.

 

Châm và cứu là hai bộ phận của các phép chữa bệnh. Đối với bệnh tật nói chung thường thường đều dùng cả hai cách. Châm là lấy kim bằng kim loại, châm vào trong da thịt. Cứu là lấy ngải đốt ở ngoài da. Châm thì cần dùng thủ pháp bổ tả, lúc châm vào thì có những phản ứng đặc biệt như: đau, trướng, nặng, tê. Cứu thì chỉ có cảm giác lửa đốt ấm hay nóng và lại không cần đến thủ pháp gì cả. Phương pháp và tính năng của châm, cứu có chỗ khác nhau, vì thế lúc chữa bệnh cũng đều có sự nên làm hay kiêng làm đó là điểm khác nhau của châm và cứu. Một phương diện khác, châm và cứu thường thường đều cần phải dùng thủ thuật, hoặc châm hoặc cứu trên những huyệt nhất đinh, đó lại là điểm giống nhau. Về lý luận và kinh nghiệm của phép chữa bằng châm cứu là tổng kết nhiều trong thực tiễn lâm sàng, trải qua thời kỳ lâu dài, của người xưa. Về giá trị thực dụng mà nói, thì ngoài việc sử dụng tiện lợi ra, phạm vi trị liệu của nó cũng rất rộng rãi và còn có công hiệu đặc biệt, đối với nhiều bệnh tật. Đem nội dung học thuật mà nói, đặc biệt là học thuyết Kinh lạc ở trong đó, đối với những phương diện sinh lý, bệnh lý của nhân thể và lâm sàng chẩn đoán, đều có giá trị nghiên cứu khoa học rất cao. Châm cứu là một bộ phận trọng yếu của Đông y.

 

I. Kinh lạc

 

Học thuyết Kinh lạc, quán triệt cả mọi phương diện sinh lí, bệnh lí, chẩn đoán trị liệu, trong toàn bộ Trung y. Phàm những người nghiên cứu Trung y, đều cần phải hiểu rõ kinh lạc, phép chữa bằng châm cứu thì từ lý luận đến thực hành đều không thể tách rời kinh lạc được. Cho nên học tập châm cứu, trước hết cần phải học kỹ kinh lạc. Nội dung cụ thể về kinh lạc, quyển trên đã có một chương chuyên thảo luận về kinh lạc, ở đây không nói nữa.

 

II. Du huyệt

 

 

  1. ý nghĩa của du huyệt:

 

Du huyệt là chỗ mà khí của kinh lạc, tạng phủ thấu ra ngoài thân thể. "Du" có hàm nghĩa chuyển vận. "Huyệt" có ý nghĩa trống không. Du huyệt lại còn có những tên gọi như "Khí huyệt", "Khổng huyệt", "Cốt không".

 

 

2. Phân loại của du huyệt:

 

Đại thể có mấy loại dưới đây:

 

Kinh huyệt:

 

Là du huyệt thuộc về trong hệ thống 14 kinh "Nội kinh" có thuyết 365 huyệt, nhưng vì đã lâu đời quá, có chỗ thiếu sót, cho nên hiện nay trong nguyên văn của Nội kinh có 295 huyệt. Nhưng căn cứ vào sự ghi chép của sách như: Giáp ất, Đồng nhân, Châm cứu đại thành mà bổ sung vào, thì lại không phải chỉ có chừng ấy mà thôi.

 

Ngoại kinh kỳ huyệt:

 

ước chừng có hơn 200 huyệt mà Nội kinh chưa chép đến, đó là những du huyệt mà trải qua các thời đại đã dần dần phát hiện ra, tuy cũng là chỗ kinh khí thấu đến, trên lâm sàng có công hiệu đặc biệt, nhưng còn chưa xếp vào hệ thống 14 kinh. Ngoài ra cũng có những lối xử phương phụ theo kinh huyệt như 12 tỉnh huyệt, tức là do những du huyệt ở trên đầu ngón tay và chân, của 12 kinh vùng tay và chân, mà tổ chức nên.

 

A thị huyệt:

 

* Những huyệt vị mà châm và cứu ở chỗ đau, hoặc gần đó, thì gọi là A thị huyệt. Vì những huyệt đó không có vị trí cố định, mới lấy chỗ đau làm bộ vị, cho nên Nội kinh nói "Lấy chỗ đau làm du huyệt". A thị huyệt lại có những tên "Bất định huyệt", "Thiên ứng huyệt", "Thống ứng huyệt".

 

* Dựa trên những bộ vị và tác dụng của một số du huyệt nào đó mà chia ra lại có mấy thứ tên gọi riêng biệt dưới đây:

 

- Mộ huyệt ở lưng: tức là huyệt mộ của ngũ tạng lục phủ ở vùng ngực như mộ huyệt phế là Trung phủ, mộ huyệt tâm là Cự khuyết, là chỗ kinh khí của tạng phủ tụ lại. Người xưa căn cứ tác dụng của du huyệt mộ huyệt mà chế định ra phép du mộ phối huyệt để chữa bệnh ở tạng phủ hiệu quả rất tốt.

 

- Du huyệt ở lưng: tức là huyệt du của ngũ tạng lục phủ ở vùng lưng như tâm du, phế du là những kinh khí của tạng phủ thấu đến.

 

- Tỉnh, Huỳnh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp: tức là "5 du của ngũ tạng, 6 du của lục phủ", những huyệt ấy đều ở từ khuỷu tay, đầu gối trở xuống, bắt đầu từ ngón tay, ngón chân, huyệt thứ nhất là tỉnh huyệt, lần lượt phân bố lên trên, huỳnh huyệt, du huyệt, nguyên huyệt, kinh huyệt đến chỗ gần khuỷu tay, đầu gối thì có hợp huyệt. Người xưa đem kinh lạc ví như dòng nước, thiên Cửu châm thập nhị nguyên sách Linh khu nói: "Chỗ đi ra là tỉnh, trôi chảy là huỳnh, dồn lại là du, đi qua là kinh, nhập vào là hợp". Những huyệt vị đó, dùng để chữa bệnh của bản kinh công hiệu rất cao. Người xưa lại kết hợp với học thuyết Ngũ hành định ra phép phối huyệt Tỉnh, Huỳnh, Du.

 

- Lạc huyệt: tức là du huyệt của 15 lạc mạch hợp với 14 kinh mạch ở tay, chân như huyệt Liệt khuyết của Thủ thái âm kinh, huyệt Thiên lịch của Thủ Dương minh kinh... Những lạc huyết ấy ngoài việc có thể chữa được bệnh tật của bản kinh ra đồng thời còn chủ trị các tật bệnh của những kinh có quan hệ biểu lý với nó và ở những bộ vị tuần hành của mạch lạc.

 

- Khích huyệt: "Khích" có nghĩa là chỗ trống, đó là chỗ khí huyết tụ hội cũng có một cônghiệu đặc biệt trong việc chữa bệnh, như bệnh đau dạ dày chữa ở huyệt Lương khâu v.v

 

- Bát hội huyệt: tức "khí" hội ở Đản trung, "huyết" hội ở Cách du, "mạch" hội ở Thái uyên, "cốt" hội ở Đại trữ, "cân" hội ở Dương lăng tuyền, "tủy" hội ở Tuyệt cốt, "tạng" hội ở Chương môn, "phủ" hội ở Thái thương (Trung quản) đó là tùy theo tác dụng của nó mà đặt ra. Như chữa bệnh về huyết lấy huyệt Cách du, chữa bệnh về khí lấy huyệt Đản trung.

 

- Hội huyệt: "Hội huyệt" là chỗ kinh khí giao hội của 2 kinh hoặc 2 kinh trở lên, toàn thân ước chừng có hơn 90 huyệt.

 

 

3. Tác dụng của du huyệt:

 

Bộ vị của du huyệt rải rác ở những chỗ nhất định trên đường đi ngang qua của kinh lạc, vì thế tác dụng của du huyệt và công năng của kinh lạc có quan hệ không thể tách rời nhau được, phép chữa trị bằng châm cứu là căn cứ vào đặc điểm ấy để điều chỉnh công năng của kinh lạc tạng phủ mà thu được công hiệu. Nay nói rõ về tác dụng của nó dưới đây:

 

a. Tác dụng sinh lí: thiên Cửu châm thập nhị nguyên sách Linh khu nói: "Khớp xương giao lại có 365 chỗ. Khớp xương ở đây, là nơi thần khí đi lại ra vào, không phải là da, thịt, gân, xương". Điều nói rõ du huyệt không phải là hình thức đơn thuần của da, thịt, gân, xương, mà là có công năng hoạt động đặc biệt tức là thần khí, công năng ấy thể hiện trên phương diện kinh lạc, thì gọi là kinh khí.

 

b. Tác dụng bệnh lý: khi một tạng nào đó phát bệnh thì ở trên du huyệt nào đó của kinh thuộc về tạng đó, thường thương có điểm ấn thấy đau. Sự phản ứng về bệnh lý trên du huyệt như thế, là có một giá trị nhất định trong việc chẩn đoán.

 

c. Tác dụng trị liệu: du huyệt là bộ vị để châm cứu. Mấy nghìn năm đến nay, người làm công tác châm cứu, xưa hoặc nay, trong nước hoặc ngoài nước, tuy ở trên hệ thống lý luận, thủ pháp, công cụ, có chỗ khác nhau, nhưng đều cần phải thông qua "du huyệt" để tiến hành trị liệu, điều đó thì nhất trí. Cho nên thi hành phép trị liệu bằng châm cứu để kích thích huyệt vị thông qua tác dụng của Kinh lạc thì có thể điều chỉnh được công năng của khí huyết và tạng phủ do đó đạt được mục đích chữa khỏi bệnh tật.

 

 

4. Phép lấy du huyệt:

 

Lúc chữa bệnh, chúng ta muốn nắm vững được vị trí đích xác của du huyệt thì cần phải hiểu được phương pháp lấy huyệt, mà huyệt vị có được đích xác hay không lại quan hệ trực tiếp đến vấn đề hiệu quả trị liệu. Cho nên trong bài Tiêu u phú của Đậu Hán Khanh từng nói: "Lấy 5 huyệt dùng 1 huyệt thì tất đúng, lấy 3 kinh dùng 1 kinh, ắt không sai". Phép lấy huyệt thận trọng như vậy là có giá trị nên bắt chước.

 

Nay đem 3 phép lấy huyệt, thường dùng phân biệt rõ dưới đây:

 

a. Phép đo cốt đạc (đo dọc xương) xưa gọi là "cốt đạc pháp" trong Linh khu có chép riêng một thiên. Phép ấy là xét theo từng bộ vị trong thân thể người ta, chia thành phân thốn làm tiêu chuẩn nhất định, rồi sau lại chiếu theo phân thốn đó mà lấy huyệt. Phương tiện sử dụng phép lấy huyệt đó, cho đến ngày nay vẫn được dùng phổ biến trong khi chữa bệnh.

 

Lược ghi về phân thốn của phép đo cốt đạc lấy huyệt

 

 

Phân mục

Chỗ từ đầu đến cuối của vùng

Bẻ ra làm thước đo

Cách đo

Thuyết minh

Phân vùng

 

 

 

 

Vùng đầu

Từ mí tóc trước đến mí tóc sau

12 thốn

Đo thẳng

Nếu chỗ mí mắt trước không rõ, có thể từ giữa lông mày thẳng lên đo đến chỗ mí tóc sau, thêm 3 thốn thành 15 thốn. Nếu chỗ mí tóc sau không rõ, có thể từ huyệt Đại chùy thẳng lên đo đến chỗ mí tóc trước, thâm 3 thốn thành 15 thốn. Nếu tất cả mí tóc trước, mí tóc sau đều hkông rõ, thì có thể từ huyệt Đại chùy đo thẳng lên, đo đến giữa lông mày tính là 18 thốn.

 

Sau tai khoảng giữa hai xương chũm.

9 thốn

Đo ngang

Dùng làm thốn đo ngang vùng đầu.

Vùng ngực bụng

Thiên đột đến Chiên trung

8 thốn

Đo thẳng

Thốn đo thẳng để đo vùng ngực và sườn, thì cứ một khoảng sườn cách nhau, tính là 1,6 thốn. Tức là lấy huyệt ở chỗ hở giữa 2 xương sườn.

Định huyệt Cưu vĩ ở bụng trên thì lấy dưới xương Tế cốt 5 phân, không có xương Tế cốt thì theo xương dưới Kỳ

cốt 1 tấc mà định huyệt Cưu vĩ.

 

Thiên khu đến Hoành cốt

5 thốn

 

 

 

Khoảng giữa hai vú

8 thốn

Đo ngang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thốn đo ngang giữa hai vú, thì vùng ngực và bụng đều dùng thốn ấy.

Vùng bên ngực bụng

Từ nách xuống đến cụt

12 thốn

 

 

 

Từ sườn cụt xuống đến khớp háng

9 thốn

Đo thẳng

 

Vùng lưng

Từ đầu cột sống xuống đến xương cùng

30 thốn (21 đốt xương sống)

Đo thẳng (số đốt xương sống)

Từ xương Đại chùy đến xương cùng có 21 đốt xương sống, đời xưa tính là 3 thước, đời nay lúc chữa bệnh đều dùng phép đếm số đốt xương sống. Còn như thốn đo ngang của vùng lưng (kinh huyệt Bàng quang) có thể dùng phép đo thốn tay.

 

Phân mục

 

 

 

Chỗ từ đầu đến cuối của vùng

Bẻ ra làm thước đo

Cách đo

Thuyết minh

Phân vùng

 

Từ nếp nhăn ngang trước nách đến lằn chỉ ngang khuỷu tay

9 thốn

Đo thẳng

Phân thốn để lấy huyệt ở tay chân, có thể dùng phép đo thốn tay.

 

Từ lằn chỉ ngang khuỷu tay đến lằn chỉ cổ tay

12,5 thốn

 

 

 

Từ phía trên xương mu xuống đến mé trên lồi cầu trong

18 thốn

Đo thẳng

Phân thốn dùng để đo ở 3 kinh âm chân

 

Từ mé dưới cầu trong xuống lồi cầu trong

13 thốn

 

 

 

Từ xương mông đến giữa đầu gối

19 thốn

 

 

Vùng chânđến mắt cá

Từ giữa đầu gối xuống đến mắt cá ngoài

16 thốn

Đo thẳng

Phân thốn dùng để đo ở 3 kinh dương chân.

 

 

b. Phép đo tấc đồng thân thốn:

 

Bảo người bệnh co ngón tay giữa với ngón tay cái lại, 2 đầu ngón tay giáp nhau thành hình vòng tròn, lấy chỗ đầu tận cùng của 2 lằn chỉ của đốt giữa ngón giữa tính làm 1 thốn. Nói chung có thể dùng làm thốn, để đo ở tay chân và lưng.

 

Ngoài ra một bề ngang ngón tay (đốt ngón cái) cũng có thể tính làm một thốn, cách này lúc dùng được tiện lợi hơn, cũng nên tham khảo

 

 

Phân mục

Phân vùng

Chỗ từ đầu đến cuối của vùng

Bẻ ra làm thuốc đo

Cách đo

Thuyết minh

 

 

 

 

Vùng tay

Từ nếp nhăn ngang trước nách đến lằn chỉ ngang khuỷu tay

9 thốn

Đo thẳng

Phân thốn để lấy huyệt ở tay chân, có thể dùng phép đo thốn tay

 

Từ lằn chỉ ngang khuỷu tay đến lằn chỉ cổ tay

12,5 thốn

 

 

 

Từ phía trên xương mu xuống đến mé trên lồi cầu trong

18 thốn

Đo thẳng

Phân thốn dùng để đo ở 3 kinh âm chân

Vùng chân

Từ mé dưới lồi cầu trong xuống đến mắt các trong

13 thốn

 

 

 

Từ xương mông xuống đến giữa đầu gối

19 thốn

Đo thẳng

Phân thốn dùng để đo ở 3 kinh dương chân

 

Từ giữa đầu gối xuống đến mắt cá ngoài

16 thốn

 

 

 

 

c. Căn cứ vào mục tiêu tự nhiên của nhân thể làm chuẩn đích để lấy huyệt, như từ hai chót tai thẳng lên để lấy huyệt Bách hội. Buông xuôi tay xuống, chỗ tận cùng đầu ngón tay giữa, để lấy huyệt Phong thi, chỗ tận cùng đầu ngón trỏ bắt chéo với nhau để lấy huyệt Liệt khuyết. Đầu chót xương sườn thứ 11 để lấy huyệt Chương môn. Đối ngang rốn để lấy huyệt Mệnh môn...

 

5. Duy huyệt thường dùng:

 

 

1. Du huyệt thường dùng của Thủ thái âm Phế kinh:

 

 

Tên huyệt

Huyệt vị và cách lấy huyệt

Chủ trị

 

Trung phủ

ở dưới xương đòn gánh, đúng giữa chỗ lõm, ở cạnh ngoài của xương sườn thứ 2

Ho suyễn, đau ngực, đau vai, lưng.

Xích trạch

Mé cạnh ngoài cái gân to, chính giữa ngấn ngang chỗ lõm của khuỷu tay.

Ho, thổ huyết, suyễn đầy, đau họng, khuỷu tay, cánh tay đau co lại.

Liệt khuyết

Về phía ngón tay cái, sau cổ tay 1/2 thốn, giữa 2 hổ khẩu của hai tay bắt chéo nhau chỗ lõm xuống mà đầu ngón tay trỏ chấm đến.

Ho, đau họng, đau nửa đầu, đau khuỷu tay.

Thái uyên

Sau bàn tay (về phía ngón tay cái) đầu lằn chỉ ngang chỗ lõm cạnh trong cái gân to.

Ho ra máu, hen suyễn thuộc hàn.

Thiếu thương

Phía cạnh trong ngón tay cái, cách góc móng gần 1 phân.

Ho, yết hầu đau, yết hầu sưng, bỗng nhiên trúng phong, cấp kinh phong.

 

 

2. Du huyệt thường dùng của Thủ Dương minh Đại trường kinh:

 

 

Tên huyệt

Huyệt vị và cách lấy huyệt

Chủ trị

 

Thương dương

Bên cạnh phía trong ngón tay 1 một phân.

Đau răng, đau họng, trúng phong hôn mê.

Tam gian

Trong chỗ lõm, sau đốt gốc về phía ngoài ngón tay trỏ

Đau răng, đau họng, ngón tay và mu bàn tay sưng đỏ.

Hợp cốc

Mở to ngón tay cái và ngón tay trỏ ra, ở vào chỗ thịt lõm xuống, trước kẽ hai xương bàn tay.

Cảm mạo, nhức đầu, mắt kéo màng, mũi chảy máu, răng đau, trúng phong không nói được, ngón tay, cánh tay đau co lại.

Thiên lịch

Sau cổ tay 3 thốn, mé trên cẳng tay, co khuỷu tay lại với Khúc trì thành một đường thẳng mà lấy huyệt

Mắt không sáng, mũi chảy máu, tai ù, khuỷu tay, cổ tay đau ê ẩm, thủy cổ.

Thủ tam lý

Dưới huyệt Khúc trì 2 thốn, co khuỷu tay lại lấy ở đấy.

Vai, cánh tay đau, tê liệt nửa người.

Khúc trì

Chỗ chính giữa phía ngoài khớp cùi tay, gập bắp tay lại, đầu chỗ tận cùng của lằn chỉ là đúng huyệt.

Khuỷu tay, cánh tay sưng đau, tê liệt nửa người, phát nóng, nổi mày đay.

Kiên ngung

Trong chỗ lõm khoảng hai cái xương đầu vai, giơ cánh tay lên có chỗ lõm xuống, đối thẳng với huyệt Khúc trì ở dưới.

Vai cánh tay đau tê liệt nửa người.

Nghinh hương

Giữa chỗ lõm, cách phía lỗ mũi 5 phân

Mũi ngạt, mũi chảy máu, mặt ngứa, phù thũng.

 

 

3. Du huyệt thường dùng của Túc Dương minh vị kinh (hình 4)

 

 

Tên huyệt

Huyệt vị và phép lấy huyệt

Chủ trị

 

Thừa khấp

Dưới mắt 7 phân, đối thẳng với con ngươi, đúng ngay bên dưới hố mắt.

Mí mắt mấp máy, mắt không trông rõ.

Địa thương

Bên khóe miệng 4 phân, đối thẳng với con ngươi.

Miệng mắt méo lệch, môi mấp máy.

Giáp xa

Trong chỗ lõm, đầu góc hàm dưới tai

Miệng mắt méo lệch, miệng mím không mở, răng đau, xương má sưng.

Hạ quan

Trước nhĩ châu, dưới xương gò má, há mồm ra có chỗ lõm là huyệt.

Răng đau, miệng, mắt méo lệch.

Đầu duy

Từ góc trán, xiên vào chỗ mí tóc 5 phân

Đầu nhức, mắt đau, nhìn không rõ.

Lương môn

Trên rốn 4 thốn, ngang ra 2 thốn tức là cách ngang huyệt Trung quân 2 thốn.

Khí tụ thành khối, đau đớn không thiết ăn uống, đại tiện lỏng.

Thiên khu

Bên rốn ngang ra 2 thốn

Đi tháo dạ, đại tiện bí, quanh rốn đau,ăn không tiêu.

Quy lai

Dưới rốn 4 thốn, ngang ra 2 thốn. Tức là cách ngang huyệt Trung cực 2 thốn.

Bìu dái đau sa xuống, sa dạ con, kinh bế.

Âm thị

Trên đầu gối 3 thốn

Đùi, đầu gối đau ê ẩm, thiếu sức, tê liệt, không co duỗi được.

Độc tỵ

Giữa chỗ lõm, về phía ngoài cái gân chằng bánh chè, dưới xương bánh chè.

Đầu gối đau tê.

Túc tam lý

Dưới Tất nhãn 3 thốn, ngoài xương ống chân, trong gân chằng bánh chè.

Vị quản và bụng trướng đau, ăn không tiêu, đại tiện bí, đi tháo dạ, hư lao, đau mắt.

Phong long

Trên mắt cá ngoài 8 thốn, ở cách phía ngoài xương ống chân chừng 2 ngón tay nằm ngang.

Nhức đầu, choáng váng, hen suyễn, thở gấp, phong đờm đầy nghẹt, bệnh điên.

Giải khê

Trong chỗ lõm, khoảng giữa hai cái gân ở ngấn ngang cổ chân.

Nhức đầu, mặt phù cổ chân đau nhức.

 

Xung dương

Trên mu bàn chân 5 thốn, chỗ sờ thấy động mạch trong khoang xương.

Mặt phù, miệng, mắt méo lệch, bụng trướng, chân bại liệt, bệnh cuồng.

Nội đình

Khoảng giữa ngón chân thứ 2 và ngón chân giữa, trong chỗ lõm đằng trước, đốt thứ nhất.

Răng đau, mũi chảy máu, bụng trướng tả lỵ.

Lệ đoài

Mé cạnh ngoài ngón chân thứ hai, cách góc móng một phân.

Điên cuồng, mất ngủ, nhiều mơ mộng.

 

 

 

 

4. Du huyệt thường dùng của Túc thái âm Tỳ kinh (hình 5)

 

 

Tên huyệt

Huyệt vị và cách lấy huyệt

Chủ trị

 

ẩn bạch

Mé cạnh trong ngón chân cái, cách góc móng gần 1 phân

Bụng trướng, đi tả mạnh, kinh nguyệt quá kỳ mà không dứt, kinh phong.

Thái bạch

Phía trong sau đốt thứ nhất, ngón chân cái, ở giữa chỗ lõm, nơi thịt trắng đổ giáp nhau.

Vị và tâm đau, bụng trướng, nôn mửa, đi tháo dạ, đại tiện bí, mình nóng.

Công tôn

Sau đốt thứ nhất ngón chân cái 1 thốn, đúng ngay trong chỗ lõm bên cái xương phía trong, chõ cao nhất.

Đau dạ dày, hay nôn, trong ruột đau thắt.

Thương khâu

ở phía dưới đằng trước mắt cá trong của chân 5 phân.

Bụng trướng, sôi bụng, đi tháo dạ, không muốn ăn.

 

Tam âm giao

Trên mắt cá chân 3 thốn, ngang trong chỗ lõm ở phía trong xương chầy.

Ngực và bụng trướng đầy, bìu dái đau, sa xuống, trưng hà, kinh nguyệt bế tắc, băng lậu, đới hạ, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện không lợi.

Âm lăng tuyền

Giữa chỗ lõm ở phía dưới lồi cầu trong đầu gối.

Sưng trướng, thủy thũng, tiểu tiện không lợi, di tinh.

Huyết hải

Trên lồi cầu trong 2 thốn ở mé trong đùi.

Kinh nguyệt bế tắc, băng lậu, đới hạ, phong chẩn, thấp chẩn.

Đại bao

Dưới nách 6 thốn, thẳng hố nách xuống, chỗ cách sườn cụt 2 phân.

Đau trong ngực sườn, suyễn thở.

 

 

5. Du huyệt thường dùng của Thủ Thiếu âm Tâm kinh (hình 6)

 

 

Tên huyệt

Huyệt vị và cách lấy huyệt

Chủ trị

 

Cực tuyền

Chỗ lõm xuống, chính giữa nách

Kẽ sườn đau nhức, cánh tay, khuỷu tay lạnh đau

Thiếu hải

Chỗ lõm đầu lằn chỉ ngang, mé cạnh trong khuỷu tay

Tâm đau, nôn mửa, hai cánh tay tê dại, tràng nhạc

Thông lý

Về phía ngón tay út,chỗ sau bàn tay 1 thốn

Tâm rung động, hồi hộp, lưỡi cứng không nói được

Âm khích

Về phái ngón tay út, chỗ sau bàn tay 5 phân

Run sợ, đổ mồ hôi trộm

Thần môn

Về phía ngón tay út, chỗ lõm đầu ngấn, ngang sau bàn tay

Run sợ, tâm phiền, hay quên, mất ngủ, điên giản

Thiếu xung

Mé cạnh trong ngón tay út, cách chân móng 1 phân

Tâm đau, mừng giận thất thường, trúng phong phát sốt

Thiếu trạch

Mé cạnh ngoài ngón tay út, cách chân góc móng 1 phân

Đầu nhức, mắt kéo màng, đau họng, ít sữa, vú đau, trúng phong cấp cứu.

Hậu khê

Chỗ lõm đằng sau đốt thứ nhất, cạnh ngoài ngón tay út.

Điên cuồng, sốt rét, đầu và gáy cứng, năm ngón tay đau, tai điếc, mũi chảy máu, mắt đỏ.

Uyển cốt

Cạnh ngoài tay, trong chỗ lõm dưới xương đằng trước cổ tay

Đầu nhức, tai ù, hoàng đàn, cổ tay, cánh tay đau nóng, mồ hôi không ra.

Chi chính

Mé ngoài cẳng tay, về phía ngón tay út sau cổ tay 5 thốn

Gáy cứng, hàm sưng, mắt hoa, khuỷu tay co quắp, bệnh điên, kinh sợ

Tiểu hải

Chỗ lõm khoảng giữa hai cái xương mé trong đầu khuỷu tay

Tai điếc, cổ sưng, răng đau, khuỷu tay, cánh tay đau, bụng dưới đau

Nhu du

Cạnh sau đầu vai, chỗ lõm ở mé dưới xương bã vai

Bả vai đau nhức, cổ sưng

Thiên tông

Chính giữa phía dưới xương bả vai, ấn vào chỗ giữa xương bả vai lấy huyệt

Vai, lưng trên đau nhức, khuỷu tay, cánh tay không nhấc lên được, má và hàm sưng

Kiên ngoại du

Chỗ ngang khoảng giữa đốt xương sống thứ nhất và thứ hai cách ra 3 tấc

Cổ và gáy cứng đờ, vai và lưng trên lạnh đau

Quyền liêu

Chỗ lõm ở khoảng cái xương trên xương gò má

Miệng mắt méo lệch, dưới mu mắt sưng, răng đau

Thính cung

Trong chỗ lõm trước nhĩ châu

Tai ù, tai điếc.

 

 

 

6. Du huyệt thường dùng của Túc Thái dương bàng quang kinh (hình 8)

 

 

Tên huyệt

Huyệt vị và cách lấy huyệt

Chủ trị

 

Tình minh

Chỗ lõm ở phía góc trên đầu mắt

Mắt đỏ, sưng đau, mắt kéo màng, quáng gà, ra gió chảy nước mắt.

Toản trúc

Chỗ lõm đầu cạnh trong lông mày

Mắt đau, mắt kéo màng, đau gồ xương mày (xương trán), đau trước trán

Thông thiên

Trên mí tóc trước 4 thốn, đúng ngay đằng trước huyệt Bách hội 1 thốn, lệch ra bên 1 thốn 8 phân

Đầu nhức, đầu choáng váng, mũi ngạt, mũi chảy máu.

Thiên trụ

Ngang huyệt á môn, đi ra 1 thốn 5 phân, chỗ lõm mé cạnh ngoài của gân cổ.

Đầu choáng, óc đau, mắt mờ, không nhìn được, gáy cứng.

Đại trữ

Dưới đốt xương sống thứ nhất, vạch ngang ra 1 thốn 5 phân

Cảm mạo, ho, mình nóng, đầu nhức

Phong môn

Dưới đốt xương thứ 3 ngang ra 1 thốn 5 phân

Ho, ngạt mũi, nóng bứt rứt, đầu nhức

Phế du

Dưới đốt xương sống thứ 3, vạch ngang ra 1 thốn 5 phân

Ho,thổ huyết, ho lao, ngực đầy, hơi thở ngắn.

Quyết âm du

Dưới đốt xương sống thứ 4 vạch ngang ra 1 thốn 5 phân

Tim đau, ho đờm, nôn mửa, bứt rứt

Tân du

Dưới đốt xương sống thứ 5 vạch ngang ra 1 thốn 5 phân

Ho, thổ huyết, kinh hãi, không ngủ được, mộng di, hay quên, điên cuồng

Cách du

Dưới đốt xương sống thứ 7, vạch ngang ra 1 thốn 5 phân

Ho, tim đau, nghẹn, ăn vào mửa ra, các chứng huyết

Can du

Dưới đốt xương sống thứ 9, vạch ngang ra 1 thốn 5 phân

Ho, đau rút 2 bên sườn, hoàng đản, đầy tức, mắt không sáng, kinh cuồng

Đởm du

Dưới đốt xương sống thứ 10, vạch ngang ra 1 thốn 5 phân

Bụng đầy trướng, sườn đau, miệng đắng, hay nôn, hoàng đản, nóng âm ỉ, hư lao, đầu nhức

Tỳ du

Dưới đốt xương sống thứ 11, vạch ngang ra 1 thốn 5 phân

Bụng trướng, đầy tức, sôi bụng, tiết tả, thủy thũng, hoàng đản, huyền tích (báng)

Vị du

Dưới đốt xương sống thứ 12, vạch ngang ra 1 thốn 5 phân

Vị quản và bụng trướng đau, nôn mửa, tiết tả, ngực sườn đầy tức

Tam tiêu du

Dưới đốt xương sống thứ 13, vạch ngang ra 1 thốn 5 phân

Tạng phủ tích tụ, thủy thũng, bụng trướng, đi lỵ, lưng đau

Thận du

Dưới đốt xương sống thứ 14, vạch ngang ra 1 thốn 5 phân

Ngang lưng đau, di tinh, liệt dương, hư lao, xích đới, bạch đới. Kinh nguyệt không đều, đi tả lúc canh 5, thủy thũng

Đại trường du

Dưới đốt xương sống thứ 16, vạch ngang ra 1 thốn 5 phân

Sôi bụng, đau lưng, tiết tả, đại tiểu tiện không lợi, ngang lưng đau

Tiểu trường du

Dưới đốt xương sống thứ 18, vạch ngang ra 1 thốn 5 phân

Đại tiện lỏng, đái ra máu, di tinh, đái són, tiểu tiện đỏ, khó đi, bụng dưới trướng, đầu đau

Bàng quang du

Dưới đốt xương sống thứ 19, vạch ngang ra 1 thốn 5 phân

Đái són, tiểu tiện bế, đau bụng, tiết lợi đại tiện khó khăn

Thứ liêu

Dưới đốt xương sống thứ 19, vạch ngang ra độ chừng một ngón tay

Xích đới, bạch đới, lâm trọc, tiểu tiện không lợi, ngang lưng đau

Cao hoang

Dưới đốt xương sống thứ 4, vạch ngang ra 3 thốn

Ho lao, di tinh, tỳ vị hư yếu, ho suyễn, thổ huyết.

Chí thất

Dưới đốt xương sống thứ 14, vạch ngang ra 3 thốn

Liệt dương, di tinh, lâm trọc, lao trái

ủy trung

Chỗ lõm ở giữa lằn chỉ ngang khoeo chân (nhượng)

Ngang lưng đau, ngực bụng quặn đau, phong hủi, đầu gối khó co duỗi

Thừa sơn

Nơi chỗ rẽ dưới bắp trái chân

Chuyển gân, vọp bẻ, bệnh trĩ, đại tiện bí

Phi dương

Sau mắt cá ngoài thẳng lên 7 thốn, đối thẳng với huyệt Côn lôn

Đầu nhức, mắt hoa, mũi ngạt, mũi chảy máu, phong đau khớp xương, bệnh điên

Côn lôn

Chỗ lõm sau mắt cá ngoài

Đầu nhức, gáy cứng, lưng co quắp, đau nhức, nhau (rau) không ra, động kinh

Kinh cốt

Mé cạnh ngoài bàn chân, sau đốt thứ nhất ngón chân út, ở khoảng thịt đỏ trắng

Đầu nhức, gáy cứng, mũi chảy máu, mắt đỏ, điên, động kinh, hay sợ

Chí âm

Mé cạnh ngoài ngón chân út, cách góc móng 1 phân

Đầu nhức, mắt đau, mũi ngạt, chậm đẻ

 

 

 

7. Du huyệt thường của Túc Thiếu âm Thận kinh (hình 9)

 

 

Tên huyệt

Huyệt vị và cách lấy huyệt

Chủ trị

 

Dũng tuyền

Chỗ lõm gang bàn chân

Đỉnh đầu nhức, trẻ con kinh phong, tiêu khát, chuyển bào, bí tiểu tiện

Nhiên cốc

Trước mắt cá trong ở trong chỗ lõm

Trẻ con uốn ván, kinh nguyệt không đều, di tinh, bạch trọc

Thái khê

Đằng sau mắt cá trong chân ở trong chỗ lõm trên xương gót

Kinh nguyệt không đều, liệt dương, sốt rét kinh niên, tiêu khát, hư lao

Đại chung

Sau gót chân, ở giữa khoảng hai cái chân

Tiểu tiện buốt dắt, đại tiện bí, ho suyễn, ngây ngất, thích nằm

Chiếu hải

Đầu mắt các trong, thẳng xuống 1 thốn ở chỗ lõm của gân xương

Nghịch kinh, sa dạ con, bìu dái đau sa xuống, điên giản, mất ngủ, mắt mờ

Phục lưu

Trên mắt cá trong 2 thốn, ở chỗ lõm cạnh sau xương chầy

Lâm trọc, tiết tả, thủy thũng, bụng trướng, thương hàn không ra mồ hôi

Âm cốc

Phía sau lồi cầu trong, trong gối đầu phía trong lằn chỉ khoeo chân, dưới lằn gân to, trên lằn gân nhỏ

Liệt dương, sán thống, băng lậu, tiểu tiện mót dắt

Hoang du

Ngang rốn 5 phân

Bụng đầy, đau thắt, hàn sán, đại tiện táo bón

Du phủ

Dưới xương đòn gánh, từ chỗ chính giữa xương ngực, vạch ngang ra 2 thốn

Ho suyễn, đau ngực

 

 

8. Du huyệt thường dùng của Thủ Quyết âm Tâm bào kinh (hình 10)

 

 

Tên huyệt

Huyệt vị và cách lấy huyệt

Chủ trị

 

Thiên trì

Đầu vú vạch ra 1 thốn

Ngực sườn đau, phiền muộn, nách sưng

Khúc trạch

Chỗ lõm trong cái gân to chính giữa lằn chỉ ngang khuỷu tay

Tim đau, run sợ, mình nóng, tâm phiền, cánh tay, khuỷu y đau

Giản sử

Sau bàn tay chính giữa đi lên 3 thốn ở khoảng giữa hai cái gân

Bệnh nóng, tâm phiền, kinh sợ, điên giản, sốt rét lâu, ngực đầy, bĩ trướng (nấc), nôn mửa

Nội quan

Sau bàn tay chính giữa đi lên 2 thốn ở khoảng giữa 2 cái gân.

Tâm vị thống, tâm phiền, ngực đầy trướng (nấc), nôn mửa

Đại lăng

Sau bàn tay, chính giữa lằn chỉ ngang, ở khoảng hai cái gân

Hồi hộp, run sợ, tâm phiền không dứt, thổ huyết, ngực sườn đau, bệnh dạ dày

Trung xung

ở đầu nhọn ngón tay giữa cách móng 1 phân

Mình nóng, phiền đầy, cấp kinh phong, bỗng nhiên trúng phong

 

 

9. Du huyệt thường dùng của Thủ Thiếu dương Tam tiêu kinh (hình 11)

 

 

Tên huyệt

Huyệt vị và cách lấy huyệt

Chủ trị

 

Quan xung

Cạnh ngoài ngón vô danh, cách góc móng 1 phân

Nhức đầu, mắt kéo màng, hầu tê, trúng phong

Trung chữ

Chỗ lõm sau đốt thứ nhất của ngón tay vô danh (gần ngón út)

Nhức đầu, họng sưng, tai ù, tai điếc

Dương tri

Chỗ lõm chính giữa lằn chỉ ngang cổ tay, hơi chếch ra ngoài

Tiêu khát, phiền muộn, cổ tay đau ê ẩm

Ngoại quan

Sau cổ tay 2 thốn chỗ lõm giữa hai cái xương

Nhức đầu, tai ù, tai điếc, sốt nóng

Chi câu

Sau cổ tay 3 thốn, chỗ lõm ở khoảng giữa 2 cái xương

Tự nhiên câm, ngực sườn đau, phát nóng nôn mửa

Thiên tỉnh

Co khuỷu tay lại ở trên đầu nhọn khuỷu tay 1 thốn, chỗ lõm giữa 2 cái gân

Nửa đầu đau, đuôi mắt đau, tai điếc, tràng nhạc, cánh tay, khuỷu tay đau

ế phong

Chỗ lõm ở khoảng giữa 2 cái xương sau dái tai, bắt cụp dái tai lại rồi theo đường biên dai tai mà lấy huyệt.

Tai ù, tai điếc, cấm khẩu, má sưng

Ty trúc không

Chỗ lõm ở đuôi lông mày

Đau nửa đầu hoặc cả đầu, mắt đỏ đau nhìn không rõ

 

 

10. Du huyệt thường dùng của Túc thiếu dương đơm kinh (hình 12)

 

 

Tên huyệt

Huyệt vị và cách lấy huyệt

Chủ trị

 

Đồng tử liêu

Cách đuôi mắt 5 phân, đương lúc nhắm mắt, lấy ở chỗ tận cùng cuzả ngấn đuôi mắt

Đầu nhức, mắt đau, nhìn xa không rõ

Thính hội

Chỗ lõm ở phía dưới trước nhĩ châu, há mồm mà lấy huyệt.

Tai ù, tai điếc, răng đau

Dương bạch

Trên lông mày một thốn, ở dưới thì đối thẳng với con ngươi

Đầu nhức, mắt mờ, quáng gà.

Phong trì

Dưới xương chẩm ở sau tai, chỗ lõm xuống ở chân tóc, hai bên huyệt phong phủ.

Đau nửa đầu hoặc cả đầu, cổ và gáy cứng đờ, trúng phong không nói được

Kiên tỉnh

Dang thẳng 2 tay ra ngang vai co cánh tay lại chỗ đầu ngón tay giữa áp lên vai là chính huyệt, đối xứng với huyệt Khuyết bồn ở dưới.

Đỉnh đầu đau, trúng phong không nói, vú sưng

Nhật nguyệt

Đầu mút kẽ sườn thứ 3 dưới vú, cách dưới huyệt Kỳ môn một kẽ sườn.

Nôn mửa, hoàng đản, nấc cụt, sườn đau

Kinh môn

Dưới đầu mút trước kẽ sườn thứ 12 nằm nghiêng dưới co chân lên, duỗi chân mà lấy huyệt

Ngang lưng đau, nóng rét, bụng trướng, nước tiểu vàng, đi tiết tả, đau xương đùi.

Đới mạch

ấn tay vào chỗ đầu mút kẽ sườn thứ 11, thẳng xuống chỗ ngang với rốn.

Kinh nguyệt không đều, xích đới, bạch đới, bụng dưới đau, đi đại tiện mót rặn.

Hoàn khiêu

Nằm nghiêng, co chân trên, duỗi chân dưới, ở chỗ lõm dưới đằng sau phía ngoài, khớp xương đùi.

Lạnh phong, thấp tê, đau ngang eo lưng, nửa người tê liệt.

Phong thị

Đứng thẳng, hai tay buông xuống huyệt ở chỗ đầu ngón giữa chấm đến.

Lệ phong, cước khí chân đau, ê ẩm, đùi, đầu gối không có sức.

Dương lăng tuyền

Dưới khớp phía ngoài gối, đúng ngay chỗ lõm của đầu xương mác, đối xứng với huyệt Âm lăng tuyền.

Nửa người tê liệt, đùi và đầu gối đau ê ẩm, sườn đau, mặt sưng.

Quang minh

Đầu xương mắt cá ngoài thẳng lên 5 thốn.

Đau mắt, sườn đau, nuy tích (liệt chân)

Huyền chung

Giữa xương mắt cá ngoài kéo thẳng lên 3 thốn.

Mũi chảy máu, hầu tê, cổ và gáy cứng, đau các khớp xương khắp người, trúng phong, chân tay tê liệt.

Khâu khư

ở chỗ lõm xế phía trước xương mắt cá ngoài.

Mắt kéo màng, nách sưng, sườn đau, đầu gối, ống chân đau ê ẩm.

Hiệp khê

Chỗ lõm trước đốt thứ nhất khoảng giữa ngón chân thứ 4 và ngón út.

Tai ù, tai điếc, mắt hoa, sườn đau, nhức nóng bứt rứt, không ra mồ hôi.

Khiếu âm

Mé cạnh ngoài ngón chân út, cách góc móng độ 1 phân

Đầu nhức, tai điếc, sườn đau, hay chiêm bao, phiền nóng, mồ hôi không ra.

 

 

11. Du huyệt thường dùng của Túc quyết âm can kinh (hình 13)

 

 

Tên huyệt

Huyệt vị và cách lấy huyệt

Chủ trị

 

Đại đôn

Mé cạnh trong ngón chân cái ở chỗ góc móng xiên về sau 3 phân

Sán khí, đau cửa mình, băng lậu, sa đì.

Hành gian

Chỗ lõm trước đốt thứ 1 của ngón thứ 2, cạnh ngón cái

Đái són, tiểu tiện bế, sườn đau, mắt đỏ sưng, mất ngủ, điên giản, trúng phong

Thái xung

Sau đốt thứ 1, ngón chân cái 1 thốn rưỡi, chỗ lõm giữa xương ngón chân cái và ngón thứ 2.

Sán khí, lâm trọc, tiểu tiện không lợi, băng lậu, bụng dưới đau.

Trung phong

Trước mắt cá trong, hơi chếch xuống chỗ lõm phía trong cái gân to, ngang với huyệt Giải khê ở phía ngoài gân to.

Sán khí, dái thụt vào bụng, di tinh, lâm trọc, tiểu tiện không lợi, đau eo lưng, chân lạnh.

Lái câu

Chỗ phía trên trước mắt cá trong chân 5 thốn.

Băng đới, kinh nguyệt không đều, trứng dái đau, tiểu tiện không lợi, hàn sán.

Khúc tuyền

Co đầu gối ngang phía dưới bụng, mé trong đầu gối, đầu mút lằn chỉ ngang chỗ lõm ở khoảng 2 cái gân.

Sán khí, huyết hà, sa đì, bụng dưới đau, tiểu tiện khó khăn.

Chương môn

Nằm nghiêng, ngang phía dưới đằng trước kẽ sườn thứ 11, buông cẳng tay xuống, co khuỷu tay lên, chỗ đầu khuỷu chỉ vào là đúng huyệt.

Bụng trướng, sôi bụng, ăn không tiêu, tích báng, đi tiểu nhiều, bạch trọc.

Kỳ môn

Nằm ngửa, trong chỗ lõm giữa kẽ sườn thứ 2 và kẽ sườn thứ 3 dưới vú.

Ngực sườn đau, hay nôn, ăn không xuống, đàn bà bị lạnh, nhiệt nhập huyết thất.

 

 

12. Du huyệt thường dùng của Đốc mạch kinh (hình 14)

 

 

Tên huyệt

Huyệt vị và cách lấy huyệt

Chủ trị

 

Trường cường

Chỗ lõm ở khoảng giữa đầu mút xương cụt và hậu môn.

Trĩ sang, trường phong hạ huyết, tiết tả, xương sống lưng đau, điên cuồng kinh giản.

Dương quan

Chỗ lõm dưới đốt xương sống thứ 16.

Đau ngang thắt lưng, chân tê dại, bệnh kinh nguyệt, đới hạ, di tinh, bạch trọc.

Mệnh môn

Chỗ lõm dưới đốt xương sống thứ 14.

Hư lao, xương sống lưng cứng và đau, đầu nhức, mình nóng, xích đới, bạch đới, trẻ con kinh giản.

Chí dương

Chỗ lõm dưới đốt xương sống thứ 7

Hoàng đản, sườn đau, ho suyễn.

Thân trụ

Chỗ lõm dưới đốt xương sống thứ 3

Hư lao, ho suyễn, co giật, trẻ con kinh giản.

Đại chùy

Chỗ lõm trên đốt xương sống thứ 1

Đầu nhức, xương sống cứng, sốt rét, nóng rét, hư lao.

á môn

Đằng sau gáy, đi vào chân tóc 5 phân, trong chỗ lõm của cái gân to.

Xương sống cứng, uốn ván, câm, lưỡi cứng, không nói được.

Phong phủ

Sau gáy vào mí mắt một thốn, chỗ lõm của cái gân to, dưới xương sau đầu.

Điên cuồng, đầu nhức, gáy cứng, trúng phong, cứng lưỡi, nói không được.

Bách hội

Ngay ở đường chính giữa đầu từ chỗ mí tóc đằng trước thẳng lên 5 thốn.

Trúng phong, đầu phong, run sợ, hay quên, mũi ngạt, tai ù, lòi dom.

Thượng tinh

Ngay ở chính giữa đầu từ chỗ mí tóc đằng trước thẳng lên 1 thốn

Nhức đầu, đau mắt, ngạt mũi, mũi chảy máu.

Thủy câu

Chỗ 1/3 của rãnh môi và mũi (nhân trung)

Điên giản uồng, thốt trúng, cấp kinh phong mặt phù, thủy thũng, cấm khẩu.

Ngân giao

Trong môi trên, chỗ 1/3 lợi trên.

Răng lợi sưng đau, miệng hôi.

 

 

13. Du huyệt thường dùng của Nhâm mạch kinh (hình 15)

 

 

Tên huyệt

Huyệt vị và cách lấy huyệt

Chủ trị

 

Hội âm

ở chỗ chính giữa tiền âm và hậu âm.

Kinh nguyệt không đều, cửa mình sưng đau, di tinh.

Trung cực

Dưới rốn 1 thốn

Lòi dom, ngứa âm hộ, kinh nguyệt không đều, đi tiểu luôn, hoặc không đi tiểu được

Quan nguyên

Dưới rốn 3 thốn

Di tinh, lâm trọc, bụng dưới quặn đau, bệnh kinh nguyệt, đới hạ, hư thoát

Thạch môn

Dưới rốn 2 thốn

Trưng hà (đau bụng có hòn), băng lậu, đau sán khí, thủy thũng.

Khí hải

Dưới rốn 1,5 thốn

Băng lậu, xích đới, bạch đới, đau quanh rốn, sán hà, hư lao, tiết tả.

Thần khuyết

Chính giữa rốn

Sôi bụng, đau bụng, ỉa chảy không dứt, trúng phong hư thoát, chân tay quyết lạnh.

Thủy phân

Trên rốn 1 thốn

Thủy thũng, sôi bụng, đau quanh rốn.

Kiến lý

Trên rốn 3 thốn

Vị qủan và bụng trướng đau, nôn mửa.

Trung quản

Trên rốn 4 thốn

Tâm đau, vị quản và bụng trướng đau, ăn vào mửa ra, nuốt chua, ỉa chảy.

Cự khuyết

Trên rốn 6 thốn

Tâm đau, ăn vào mửa ra, nghẽn nôn mửa, điên giản, run sợ, hay quên.

Cưu vĩ

Đằng trước ngực, dưới chuôi xương ức 5 phân.

Tâm đau, ăn vào mửa ra, điên cuồng.

Đản trung

Giữa khoảng hai vú.

Ho, hen suyễn, hơi thở ngắn, nghẽn, đau ngực, ít sữa.

Thiên đột

Chỗ lõm sâu, đầu xương ức.

Ho suyễn, trong cuống họng đờm khò khè, ngực bực tức.

Liêm tuyền

Chỗ lõm ở phía trên cục Adam (họng lồi).

Dưới lưỡi sưng, nói khó khăn, khí đưa lên, ho xốc lên.

Thừa tương

ở chính giữa rãnh môi dưới.

Mặt sưng, miệng mắt méo lệch, tiêu khát.

 

 

14. Kinh ngoại kỳ huyệt thường dùng

 

 

Tên huyệt

Huyệt vị và cách lấy huyệt

Chủ trị

 

Bách lao

Trên huyệt đại chùy 2 thốn, vạch ngang ra 1 thốn, ngồi cúi sắp mà lấy.

Tràng nhạc kết hạch

Suyễn tức

Trên đốt sống thứ 1, vạch ngang ra 1 thốn.

Khó thở.

Khí suyễn

Đốt xương sống thứ 7, vạch ngang ra 2 thốn và dốt xương thứ 10, đều vạch ngang ra 1 thốn 5 phân tương đương với Cách du và Đởm du cộng có 4 huyệt.

Hen suyễn.

Bĩ căn

Dưới đốt xương sống thứ 13, ngang ra 3 thốn 5 phân.

Cục báng, sốt rét dai dẳng.

Tứ hoa

Dưới đốt xương sống thứ 7 và đốt xương sống thứ 10, đều vạch ngang ra 1 thốn 5 phân tương đương với Cách du, Đởm du cộng có 4 huyệt.

Khí suyễn hư lao.

Yêu nhãn

ở hai bên, khoảng giữa đốt xương sống thứ 16 và 17 nằm xếp xuống thì có chỗ lõm sâu.

Hư lao gầy yếu.

Tứ phùng

ở giữa lằn chỉ ngang của đốt giữa 4 ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp, ngón út. Hai tay cộng 8 huyệt.

Bệnh cam còm trẻ em.

Tam giác

Dưới rốn 2 thốn, ngang ra độ 2 thốn, liền với Thần khuyết cộng là 3 huyệt.

Đau sán khí, vị lạnh đau.

Thập tuyên

Trên đầu 10 ngón tay chỗ cách móng độ 1 phân cộng 10 huyệt.

Thốt nhiên trúng phong hôn mê ngã lăn ra. Bệnh thổ tả dữ dội.

Bát phong

Khoảng giữa kẽ xương của 5 ngón chân, bên tả và bên hữu, cộng có 8 huyệt.

Cước khí, ngón chân co quắp.

Bát tà

Khoảng giữa kẽ xương của 5 ngón tay, bên tả và bên hữu, cộng có 8 huyệt.

Mu bàn tay sưng đỏ, ngón tay co quắp.

Kim tân Ngọc dịch

Trên mạch máu tim hai bên rìa dưới, đưa đầu lưỡi cong lên sát với hàm trên mà lấy huyệt.

Lưỡi cứng, tiêu khát, nôn mửa không dứt.

Nữ tất

ở chỗ thịt đỏ trắng trên xương gót chân.

Bệnh cốt tào phong.

Kỵ trúc mã

Chính chỗ đốt xương sống thứ 10, vạch ngang ra mỗi bên 5 phân.

Tràng nhạc ung thũng.

Thái dương

ở khoảng cuối lông mày, đuôi mắt, chếch về phía sau 1 thốn.

Đau nửa đầu, đau mắt.

ấn đường

ở khoảng giữa đầu lông mày, đối thẳng chính giữa mũi.

Trẻ con kinh phong, sản hậu huyết vựng (xây xẩm).

Tử cung

Chỗ huyệt Trung cực ngang ra 3 thốn.

Lòi dom, đàn bà vô sinh.

Yêu kỳ

Trên xương cụt 3 thốn

Lên cơn kinh.

 

 

III. Phép châm

 

 

1. ý nghĩa của phép châm

 

Khi người ta bị bệnh, căn cứ vào bệnh tình khác nhau, lựa chọn những thứ kim khác nhau, chọn đúng và châm vào những du huyệt cần thiết, thi hành thủ pháp thích đáng, khiến cho khí huyết điều hòa, kinh lạc thông suốt, để đạt được mục đích đuổi tà giúp chính, khôi phục sức khỏe, phương pháp ấy gọi là châm.

 

2. Công cụ để châm:

 

 

a. Chín loại kim của đời xưa: căn cứ vào ghi chép của thiên Cửu châm thập nhị nguyên sách Linh khu thì hình thức và lối dùng đều có chỗ khác nhau, nay giới thiệu như sau:

 

- Sàm châm: dài 1 thốn 6 phân, đầu kim to và nhọn, dùng để châm nông, thích dụng với trường hợp bệnh còn ở ngoài phần biểu.

 

- Viên châm: dài 1 thốn 6 phân, mũi hình viên chùy thích dụng khí tà còn ở ngoài phần thịt, châm khơi qua ở quãng ấy, không được châm sâu, làm tổn thương đến bắp thịt.

 

- Đề châm: dài 3 thốn 5 phân, thân to mà mũi tròn, thích dụng khí tà còn ở huyết mạch nhưng không nên ấn vào sâu.

 

- Phong châm: dài 1 thốn 6 phân, ba mặt có cạnh sắc, tương đương với tam lăng đời nay, dùng để châm cho chảy máu, thích dụng cho bệnh ung nhọt nhiệt độc hoặc bệnh tê liệt lâu ngày thành tật.

 

- Phi châm: dài 4 thốn, thân kim và mũi kim như mũi gươm dùng để chích rộng mà nặn cho ra mủ.

 

-Viên lợi châm: dài 1 thốn 6 phân, mũi tròn mà thân hơi thô có thể chữa những tật bệnh cấp tính và ung nhọt, tê liệt.

 

- Hào châm: dài 3 thốn 6 phân thân kim và mũi kim rất nhỏ, có thể chữa những bệnh thống lý. Hào châm đời nay là do loại kim này được cải tiến.

 

- Trung châm: dài 7 thốn, mũi sắc mà thân mỏng, có thể chữa được bệnh lý dai dẳng.

 

- Đại châm: dài 4 thốn, mũi kim hơi tròn, có thể chữa những bệnh khớp xương có nước đọng.

 

Chín loại kim này, do y học đời sau, phân khoa càng ngày càng tinh vi, có một bộ phận đã phân vào các khoa khác. Theo sự tiến bộ của công nghiệp, sự cải tiến của phép châm thì hình thức của phép châm và phẩm chất của kim châm cũng ngày càng tốt hơn.

 

b. Kim thường dùng hiện nay đại khái chia làm 3 loại:

 

- Hào châm: dài ngắn có mấy thứ từ 5 phân đến 3 thốn 5 phân, to nhỏ cũng có những số khác nhau cỡ 26, 28,30, 32. Thân kim tròn trơn, lấy các sợi dây kim loại , inox chế thành ra, là loại kim đúc sử dụng rất rộng rãi trong lâm sàng, còn như của các địa phương khác và các y gia chế ra thì không kể vào đây.

 

(1) Bệnh cốt tào phong: chứng này do phong hỏa của hai kinh Thủ Thiếu dương tam tiêu và Túc Dương minh vị kinh gây nên. Mọc ở trước tai, liên cập đến má đau ngầm trong gân cốt, lâu ngày lở loét gân cốt trong ngoài mà vẫn sưng lan ra đau cứng, cứng hàm đều do phong xâm nhập sâu vào gân cốt mà ra, cho nên ở trong gân cốt, nên mới phát thì sưng cứng khó tiêu, lỗ dò thì khó thu miệng, phần nhiều khó cứu được.

 

- Tam lăng châm: là thứ kim mũi nhọn, hình 3 cạnh, cũng có to, nhỏ, dài, ngắn khác nhau, phần nhiều là dùng để châm cho chảy máu.

 

- Bì phu châm: Lại có tên là "Tiểu nhi châm" hoặc "Thất tinh châm", "Mai hoa châm" là dùng 5,7 cái kim nhỏ, cắm lên một đầu cán châm, hình như cái gương sen, phần nhiều dùng cho phụ nữ và trẻ em hay sợ đau để gõ nhè nhẹ vào.

 

Ngoài ra còn có hỏa châm (lại gọi là phiên châm, toái châm) phần nhiều dùng về ngoại khoa; khoa châm cứu thỉnh thoảng cũng dùng đến.

 

 

3. Chứng nên châm và chứng cấm châm:

  

Về chứng nên châm hiện nay cũng còn khó khẳng định tuyệt đối được. Đại để những bệnh ở trường vị, bệnh về bộ phận sinh dục, bộ bài tiết, bệnh lao phổi, bệnh thần chí, bệnh liệt, bệnh tý và các chứng đau thì công hiệu đều tốt. Còn về châm đại khái có thể chia làm 4 phương diện dưới đây:

 

a. Cấm châm nói chung: thiên Chung thủy sách "Linh khu" nói: "Phàm cấm châm là: mới nhập phòng chớ châm, đã châm chớ nhập phòng; đã say rượu chớ châm, đã châm chớ uống rượu say; mới tức giận chớ châm, đã châm chớ tức giận; mới làm lụng mệt nhọc chớ châm, đã châm chớ ăn no; đã châm chớ để đói, đã khát chớ châm, đã châm chớ để khát; kinh quá, sợ quá tất phải định khí rồi mới châm; đi xe đến hãy nằm nghỉ, độ chừng ăn xong bữa cơm rồi mới châm; đi bộ đến hãy ngồi mà nghỉ khoảng đi được 10 dặm rồi mới châm".

 

b. Cấm châm trên bộ vị sinh lý giải phẫu: phàm thuộc những chỗ thóp thở, trong mắt, tim, phổi, cổ, họng, âm môn, đầu vú, rốn đều không nên châm, hoặc không nên châm sâu. Đàn bà có thai 5 tháng trở xuống chỗ bụng dưới, chỗ ngang lưng và chỗ xương cùng cấm châm; 5 tháng trở lên chỗ bụng trên cũng cấm châm; gặp tình hình ấy thì ở những huyệt cảm ứng mạnh như Hợp cốc, Tam âm giao, Côn lôn cũng cấm châm.

 

c. Cấm châm về bệnh lý khác thường: thiên Nghịch thuận sách "Linh khu" nói "Nóng bừng bừng không châm; mồ hôi ra ròng ròng không châm; mạch lộn xộn không châm; mạch và bệnh trái nhau không châm". Nóng bừng bừng là hình dung độ sốt cao; về mồ hôi ròng ròng là hình dung mồ hôi ra nhiều; mạch lộn xộn là hình dung tượng hư thực chưa rõ; bệnh với mạch trái nhau là chỉ mạch và chứng không phù hợp. Trong những tình hình ấy không nên tùy tiện chữa ngay.

 

d. Những huyệt cấm châm ghi chép trên sách vở: Não bộ, Tín hội, Thần đình, Ngọc chẩm, Lạc khích, Thừa linh, Thanh linh, Lư tức, Giác tôn, Thừa khấp, Thần đạo, Linh đài, Đản trung, Thủy phân, Thần khuyết, Hội âm, Hoàn cốt, Khí xung, Cơ môn, Thừa cân, Thủ ngũ lý, Tam dương lạc, Cấp mạch, Nhũ trung, cộng có 24 huyệt. Xét trong đó, có một số huyệt hiện nay không tuyệt đối cấm châm, sở dĩ được như thế vì loại kim đời nay so với đời xưa có tinh xảo hơn.

 

 

4. Quá trình thao tác lâm sàng:

 

a. Rèn luyện lực ngón tay và cách chọc kim: khi mới học châm trước hết phải rèn luyện ngón tay và luyện tập cách chọc kim; đến khi thành thạo rồi thì lúc chọc kim vào mới có thể làm cho bệnh nhân đỡ đau đớn và tăng cao được hiệu quả.

 

Cách rèn luyện: lấy nhiều tờ giấy bản (xếp lại dày độ nửa thốn, dùng chỉ buộc thành nhiều ô vuông, tay trái cầm chặt bó giấy, tay phải cầm kim vào 3 ngón: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, luôn luôn cứ chọc vào giấy và vừa vê chuyển vừa nâng lên, cắm xuống, làm như thế để cho lực ngón tay mạnh thêm. Trải qua một thời gian luyện tập, thì chọc kim tự nhiên nhanh chóng, vê kim và nâng lên cắm xuống cũng vận dụng được tự nhiên. (hình 16).

 

b. Tiêu độc: trước khi châm ngoài việc cần kiểm tra lại kim và các dụng cụ khác ra thì ngón tay của thầy thuốc và chỗ phải châm trên mình người ốm (tức là du huyệt) đều phải tiếu hành tiêu độc, theo qui tắc là đề phòng nhiễm độc.

 

c. Tư thế: trước khi châm phải điều chỉnh tư thế của bệnh nhân, nói chung chọn những tư thế ngồi ngửa tựa ghế, ngồi cúi nghiêng, ngồi chống cằm, ngồi cúi sấp, ngồi duỗi ngửa tay, ngồi co khuỷu tay, nằm nghiêng, nằm ngửa, co gối và nằm sấp... Lúc chữa bệnh cần cố gắng dùng tư thế nằm trước hết, lại dùng gối kê để điều chỉnh tư thế để bệnh nhân thoải mái chịu đựng được lâu.

 

d. Thứ tự, chiều hướng khi châm:

 

- Thứ tự thông thường khi châm là "trước trên, sau dưới; trước lưng ,sau bụng; trước đầu mình, sau chân tay, trước dương sau âm".

 

- Chiều hướng của kim châm là căn cứ vào nơi chọc kim mà quyết định, nói chung có thể chia làm 3 loại dưới đây:

 

Châm thẳng: thân kim 900, châm thẳng vào, đó là một loại thường dùng nhất.

 

Châm xiên: thân kim 45 0, châm xiên vào những huyệt Phong trì ở đầu, huyệt Trung phủ ở ngực, huyệt Liệt khuyết ở cổ tay, huyệt Côn lôn ở chân v.v đều nên lựa theo hướng châm xiên mà châm vào.

 

Châm ngang (còn gọi là châm dưới da): thân kim đặt 150 châm ngang và không nên dùng những chỗ da thịt mỏng như huyệt Bách hội, huyệt Thượng tinh ở đầu, huyệt Địa thương, huyệt Dương bạch, huyệt Toản trúc , huyệt Đản trung ở ngực.

 

e. Châm sâu, châm nông: nói chung xét theo tiêu chuẩn người lớn, như trong bảng giới thiệu dưới đây, nếu gặp trẻ em hoặc người gầy quá, béo quá thì căn cứ vào tình hình cụ thể mà linh động (xem bảng dưới đây).

 

f. Cách ấn tay: cách ấn tay là cách mà thầy thuốc dùng tay trái, giúp tay phải châm kim vào, có tác dụng cố định được huyệt vị: để phòng cho thân kim khỏi cong, tránh châm vào mạch máu, làm cho đỡ dau đớn. Cách ấn tay thường dùng có 4 loại dưới đây:

 

- ấn sát huyệt : là dùng móng tay cái, hoặc ngón tay trỏ tay trái, bấm sát huyệt, mũi kim theo ven móng châm vào, cách này nên dùng cho loại kim ngắn.

 

- Đè tay đỡ kim: dùng ngón tay cái và ngón trỏ tay trái, đỡ lấy thân kim, tay phải đâm mũi kim vào. Châm bằng loại kim dài nên dùng cách này.

 

- Đè thẳng bàn tay: duỗi thẳng 5 ngón tay trái, đè bằng xuống chỗ huyệt, mũi kim châm từ kẽ ngón vào. Cách này thường dùng cho chỗ huyệt ở lưng.

 

- Véo da lên: Ngón cái và ngón trỏ tay trái, nắm chặt lấy da thịt ở chỗ huyệt, tay phải đưa kim ngược về hướng của đầu ngón tay trái điđến mà châm xuyên vào. Cách này phần nhiều dùng cho những huyệt ở mặt như Giáp xa, Địa thương (Hình 26).

 

 

Bộ vị

Sâu nông

Bộ vị

Sâu nông

 

Đỉnh đầu

2-3 phân (châm ngang)

Ngực

3-5 phân (châm ngang)

Mặt

2-4 phân (châm ngang)

Lưng trên

3-5 phân (châm xiên)

Tai

2-8 phân (châm thẳng)

Bả vai

3-8 phân (châm thẳng)

Cổ

2-5 phân (châm thẳng)

Eo lưng

5-8 phân (châm thẳng)

Gáy

2-8 phân (châm thẳng)

Khoảng đốt xương sống

3-8 phân (châm thẳng)

Chính giữa bụng trên

5 phân - 1 thốn (châm thẳng)

Cổ tay

2-4 phân (châm thẳng)

Hai bên bụng trên

3-8 phân (châm thẳng)

Ngón tay

1-2 phân (châm thẳng)

Bụng dưới

5 phân - 1 tấc 5 phân (châm thẳng)

Mông đít

5 phân - 2 thốn 5 phân (châm thẳng)

Vai

5 phân đến 1 thốn (châm thẳng)

Đầu gối ống chân

5 phân - 1 thốn 5 phân (châm thẳng)

Khuỷu tay cánh tay

3-8 phân (châm thẳng)

Ngón chân

1-2 phân (châm thẳng)

 

 

g. Chọc kim thường dùng:

 

- Đơn thích: khi chọc kim vào da, đến độ sâu nhất định thì rút kim ra ngay không xoay chuyển nữa. Phép này nên dùng cho phụ nữ, trẻ em và bệnh nhân thể chất gầy yếu, hoặc bệnh nhân mới đến châm lần đầu.

 

- Xoay chuyển kim: chọc kim vào và rút kim ra đều dùng cách xoay chuyển sang phải, sang trái, như thế có thể làm cho bệnh nhân phát sinh cảm giác tê, đau, nặng, trướng. Xoay chuyển nhiều lần thì phản ứng nhiều; xoay chuyển ít lần thì phản ứng cũng ít. Cách này lúc chữa bệnh được dùng rất nhiều.

 

- Chim sẻ mổ: khi kim đâm vào da thịt, đã đến mức sâu nhất định rồi, lại luôn luôn nâng lên cắm xuống, giống như chim sẻ mổ thóc. Tốc độ nâng lên và cắm xuống nhanh, và để lâu thì phản ứng mạnh; tốc độ nâng lên cắm xuống chậm, và thời gian chóng thì phản ứng yếu. Cách này nói chung phần nhiều dùng cho bệnh cấp và các bệnh đau nhức.

 

- Châm cho chảy máu: hông dùng cho cách ấn tay, trực tiếp đem kim ba cạnh đâm vào trong huyệt, rồi rút ra ngay; hoặc trực tiếp đâm ở trên tĩnh mạch, rút kim ra, không cần lấp lỗ kim, để cho huyết tự do chảy. Cách này dùng cho bệnh phát sốt và bệnh đột nhiên xảy ra.

 

h. Châm đợi đắc khí: sau khi châm kim vào, trước hết xét xem dưới kim có đắc khí không, như thầy thuốc thấy dưới kim nặng và chặt, bệnh nhân cảm thấy: đau, tê, nặng, trướng, đó là phản ứng đã đắc khí. Nếu thấy dưới kim nhẹ và trơn mà không thấy cảm giác: đau, tê, nặng, trướng, đó là chưa đắc khí. Nên xét kỹ xem huyệt vị đúng hay sai, nếu huyệt vị không chệch sai, có thể đợi sau chốc lát lại xoay chuyển, đó gọi là "châm đợi đắc khí". Nếu bệnh tình rất nguy, kinh khí đã tuyệt, hoặc cục bộ tê dại thì không ở trong lệ này. Có đắc khí mới hiệu quả trị liệu, Thiên Cửu châm thập nhị nguyên sách Linh khu nói: "Điều cốt yếu của việc châm, là đắc khí mới có công hiệu".

 

i. Bổ tả của phép châm: bổ tả là 2 cương lĩnh lớn của phép châm trong việc chữa bệnh, đại khái có:

 

- Bổ tả theo hô hấp: Thiên ly hợp chân tà luận sách Tố vấn nói: "Hít vào thì đâm kim vào... Thở ra hết thì rút kim ra, đại khí ra cả cho nên gọi là Tả... Thở ra hết thì châm vào... đợi khí hít vào thì đẩy kim... khiến cho thần khí vẫn còn, đại khí lưu lại, cho nên gọi là bổ". Đó là nói rõ hít vào thì châm kim, thở ra thì rút kim là phép tả, trái lại là phép bổ.

 

- Bổ tả châm theo châm đón (nghinh): thiên Chung thủy sách Linh khu nói: "Tả là nghinh, bổ là tùy". Đó là nói rõ châm theo hướng đi của kinh mạch là Bổ, châm trái hướng đi của kinh mạch là Tả. (Ba Kinh âm tay từ ngực đi ra tay. ba Kinh dương tay từ tay đi lên đầu. Ba Kinh dương chân, từ đầu đi xuống chân. Ba Kinh âm chân từ chân đi lên bụng).

 

- Bổ tả châm nhanh, châm chậm: Thiên Châm giải sách Tố vấn nói: "Chậm rồi nhanh, là làm cho thực, tức là rút kim ra từ từ mà đè vào thật nhanh. Nhanh rồi chậm là làm cho hư, tức là rút kim ra nhanh, mà đè vào từ từ". Đó là nói rõ sau khi từ từ rút kim ra, lập tức lấy tay đè bịt chỗ châm, là phép bổ, trái lại là phép tả.

 

k. Lưu kim: châm vào huyệt đã đến mức sâu nhất định, sau khi bệnh nhân thấy có cảm giác: nhức, tê, nặng, trướng rồi, nói chung nên lưu kim lại trong huyệt từ 10-20 phút đồng hồ; có khi cần lưu lại lâu mấy giờ, rồi mới rút ra, lưu kim phần nhiều dùng cho chứng bệnh đau, hoặc bệnh đã lâu.

 

l. Rút kim: khi rút kim, tay trái cầm cục bông đã tiêu độc, theo thân kim ấn giữ lấy huyệt vị, ba ngón: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, tay phải nhè nhẹ xoay chuyển thân kim, từ từ kéo ra. Sau khi mũi kim ra khỏi da rồi, lấy ngay nắm bông, ấn giữ lỗ châm và nhấn nhè nhẹ một lát có thể phòng khỏi chảy máu và sưng đỏ.

 

m. Xử lý khi có hiện tượng khác thường:

 

- Kim bị cong: phần nhiều bởi thủ pháp quá mạnh, hoặc bởi thân thể chuyển động mà sinh ra, phải sữa lại tư thế như trước, thuận theo thế tự nhiên mà rút kim ra.

 

- Kim bị rít: phần nhiều vì chỗ châm chặt cứng, thân kim bám chặt mà gây nên, phải thử nhè nhẹ kéo lên, cắm xuống, đợi khi lay động được thì có thể rút kim ra.

 

- Châm rồi bị ngất: phần nhiều do các nguyên nhân thân thể hư, tinh thần không yên, hoặc mới châm lần đầu hoặc thủ pháp quá mạnh, thường thấy những hiện tượng hư thoát, lợm giọng, nôn mửa, hôn mê ra mồ hôi, lạnh toát. Khi gặp tình hình ấy lập tức rút kim ra, bảo bệnh nhân nằm ngay ngắn, cho uống nước sôi để ấm, nhẹ thì một lúc tự nhiên khỏe, nặng thì có thể châm vào những huyệt Nhân trung, Trung xung, và cứu những huyệt Bách hội, Tam lý để cho chóng tỉnh.

 

- Gãy kim: phần nhiều do những nguyên nhân thân kim bám chặt, tư thế chuyển động, gânthịt co cứng. Nông thì dùng cái nhíp gắp kim ra, sâu thì mổ mà lấy kim ra.

 

- Tình huống sau khi châm: sau khi rút kim, nếu chỗ ấy sưng tấy bầm, nên ấn nắn vào chỗ đau, hoặc dùng phép xoa bóp. Nếu đau ê ẩm, sưng nặng quá, không tiêu được, có thể cứu chỗ ấy một lần nữa, thì tiêu hết rất nhanh.

 

 

 

IV. Phép cứu:

 

 

1. ý nghĩa của phép cứu:

 

Nói chung lấy mồi ngải đặt lên du huyệt hoặc chỗ đau mà đốt làm cho ấm nóng, hoặc bỏng, đau, để thông kinh lạc, làm cho người ấm lại, do đó đạt được mục đích phòng bệnh, hoặc chữa bệnh, phép ấy gọi là phép cứu.

 

2. Nguyên liệu để cứu:

 

Nguyên liệu dùng để cứu, chủ yếu là lấy lá ngải chế thành ngải nhung, lại đem ngải nhung làm ra điếu ngải hoặc mồi ngải để chữa bệnh.

 

- Cách chế mồi ngải: dùng một ít ngải nhung bỏ trên mảnh ván phẳng và nhẵn, lấy ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa của tay phải, vê lại thành hình là được, to hoặc nhỏ theo sự cần thiết mà định, nói chung thứ thường dùng thì to bằng hạt đậu nành.

 

- Phép chế điếu ngải: đem giấy hút thuốc lá, cắt thành hình chữ nhật dài 28cm, rộng 24cm, lấy ngải nhung thật sạch 20g, rải lên trên giấy dàn cho đều, ép cho chắc, sau cuộn lại làm điếu, rồi dùng cái ván cuộn, cuộn chặt dán hồ kín miệng (Hình 27,28).

 

3. Chứng nên cứu:

 

Phần nhiều chữa bệnh thuộc mãn tính đã lâu ngày, dương khí suy kém làm chủ yếu.

 

4. Chứng cấm cứu:

 

 

a. Tình hình chung: đại khái cũng như cấm châm.

 

b. Cấm cứu theo sinh lý giải phẫu: trên mặt không nên cứu thành sẹo, vùng tim chỗ huyết mạch ở nông và chỗ bụng dưới phụ nữ có thai đều cấm cứu.

 

c. Cấm cứu theo bệnh lý: bệnh thuộc nhiệt tính, không cứu.

 

d. Những huyệt cấm cứu ghi trên sách vở: á môn, Phong phủ, Thiên trụ, Thừa quan, Lâm khấp, Đầu duy, Ty trúc không, Toản trúc, Tinh minh, Tố liêu, Hòa liêu,Nghinh hương, Quyền liêu, Hạ quan, Nhân nghinh, Thiên dũ, Thiên phủ, Chu vinh, Uyển dịch, Nhũ trung, Cưu vĩ, Phúc ai, Kiên trinh, Dương trì, Trung xung, Thiếu thương, Ngư tế, Kinh cừ, Địa ngũ hội, Dương quan, Tích trung, ẩn bạch, Lậu cốc, Âm lăng tuyền, Điều khẩu, Độc tỳ, Âm thị, Phục thố, Bễ quan, Thân mạch, ủy trung, ẩn môn, Thừa phù, Bạch hoàn du, Tâm du (Xét trong những huyệt cấm cứu nói trên, có một ít huyệt vị, hiện nay vẫn đem cứu).

 

 

5. Các loại cứu cùng cách cứu:

  

a. Cứu trực tiếp:

 

- Cứu bằng mồi ngải: đem mồi ngải trực tiếp để trên du huyệt đốt cháy, đợi khi đốt gần hết mà bệnh nhân kêu nóng lắm rồi, phải lấy ngay mồi ngải đương đốt ấy ra, thay một mồi khác lại đốt. Thường thường, mỗi huyệt vị chỉ nên cứu từ 3-5 tráng. Bệnh nặng hoặc bệnh lâu ngày, có khi nên cứu vài mươi tráng đến vài trăm tráng. Phép cứu này thích dụng cho hết thảy bệnh thuộc mãn tính, hoặc bệnh đã lâu ngày.

 

- Cứu bằng điếu ngải: vốn từ phép châm Thái ất đời xưa phát triển ra, lúc chữa bệnh lấy một thoi ngải, đốt cháy một đầu, hơ vào chỗ cách du huyệt một thốn làm cho chỗ cứu đỏ ửng lên, hơi cảm thấy nóng, mà tùy sức chịu được nóng làm chừng mực. Phép cứu này gọi là cứu ôn hòa. Thời gian cứu nói chung từ 3-5 phút; cókhi cũng cầm điếu ngải nhằm vào huyệt vị, dí vào rồi lại kéo ra, giống như chim sẻ mổ thóc, gọi là cứu tước trác, gần đây phần nhiều dùng hai phép này.

 

b. Cứu gián tiếp: là để vị thuốc vào chỗ cứu, bên trên đặt mồi ngải rồi đốt, như cứu cách gừng, cứu cách muối, cứu cach tỏi... đều có công dụng khác nhau.

 

- Cứu cách gừng: là gừng tươi cắt thành lát dày độ nửa phân, đường kính chừng nửa thốn, dùng kim xâm nhiều lỗ trên miếng gừng, rồi để trên cã« phải cứu, lại đem mồi ngải để trên gừng mà đốt cháy. Đợi bệnh nhân cảm thấy nóng bỏng mới thay mồi ngải khác. Nếu miếng gừng cháy khô, có thể lại thay miếng khác. Phép cứu này thích dụng cho hết thảy các bệnh đường ruột nôn mửa, tả lỵ và khớp xương chân tay đau nhức.

 

- Cứu cách muối: cứu cách muối phần nhiều dùng cho huyệt Thần khuyết (rốn, phép này lấy muối hột lấp phẳng núm rốn, sau để mồi ngải lên trên mà đốt cháy, khi bệnh nhân cảm thấy nóng bỏng đau nhức, thì lại thay mồi khá, số mồi cứu tùy bệnh. Đối với những chứng tay chân phát lạnh, mạch trầm phục do đau bụng, thổ tả gây ra thì phép cứu này có công cấp cứu hồi dương. Nhưng phải cứu liên tiếp đến khi tay, chân âm nóng, mạch nổi lên mới thôi.

 

- Cứu cách tỏi: đem củ tỏi to thái thành lát (tỏi một càng tốt) y như nhát gừng nói trên, phép cứu cũng thế. Thích dụng cho những bệnh mụn nhọt mới mọc, rắn cắn và bệnh phế lao.

 

c. Các phép cứu khác: trừ những phép cứu nói trên ra, còn có phép cứu ôn châm là đốt mũi kim. Phép cứu Thái ất châm, Lôi hỏa châm, là lấy thuốc chế thành hình như chiếc pháo; Phép Thiên cứu là bôi thuốc vào cục bộ cho phổng lên; phép cứu Ôn đồng là sử dụng ống để cứu; cả đến phép cứu gỗ dâu và phép Thần đăng chiếu mà ngoại khoa thường dùng.

 

 

6. Tư thế

 

Tư thế cứu cũng như phép châm, căn cứ bộ vị khác nhau, chọn tư thế khác nhau để cứu cho tiện mà lại có kết quả, khiến cho thân thể bệnh nhân khoan khoái làm nguyên tắc.

 

7. Thứ tự và tiêu chuẩn của phép cứu

 

Thứ tự của phép cứu với thứ tự của phép châm đại khái giống nhau. Mỗi lần cứu một mồi ngải gọi là một "tráng". "Tráng" là có ý nghĩa lấy người tráng niên làm tiêu chuẩn. Phàm khi cứu ở những chỗ đầu, mặt, và đầu ngón chân, tay, mồi ngải nên nhỏ mộ tít; (người già và trẻ con cũng nên giảm nhỏ, giảm ít vừa vặn) lưng, bụng, vai, vế, đùi thời nên to, nên nhiều, đồng thời còn nên căn cứ vào bệnh tình mà quyết định, nói chung tiêu chuẩn người lớn như dưới đây.

 

Bộ vị

Số tráng

Thời gian cứu

Bộ vị

Số tráng

Thời gian cứu

 

Đỉnh đầu

 

3-5 phút

Mông đít, đùi vế

5-10 tráng

5-10 phút

Vùng mặt

3-5 tráng

3-5 phút

Lưng

3-10 tráng

3-10 phút

Vùng tai

3-5 tráng

3-5 phút

Bả vai

3-10 tráng

3-10 phút

Cổ gáy

3-5 tráng

3-5 phút

Eo lưng

5-15 tráng

5-15 phút

Vùng ngực

3-10 tráng

3-10 phút

Xương sống lưng

3-10 tráng

3-15 phút

Bụng dưới

5-20 tráng

5-20 phút

Bụng trên

5-15 tráng

3-15 phút

Vai

5-15 tráng

5-10 phút

Đầu gối, ống chân

5-10 tráng

5-10 phút

Khuỷu tay

5-15 tráng

5-10 phút

Mắt cá, ngón chân

3-7 tráng

3-5 phút

Cổ tay, ngón tay

3-5 tráng

3-5 phút

 

 

 

 

 

8. Những việc cần chú ý trong lúc cứu

 

a. Phòng bỏng: lúc cứu mồi ngải nên để ngay ngắn, đề phòng động đậy, cứu bằng điếu ngải, nên thỉnh thoảng hướng lên trên, hoặc xê dịch qua lại đề phòng đốt quá nóng, lại luôn luôn gạt tàn, chú ý tàn lửa rơi xuống, để khỏi bỏng da thịt hoặc cháy nệm, cháy mền.

 

b. Xử lí sau khi cứu: cứu xong, chỗ da thịt bệnh nhân bị cứu nói chung hơi ửng đỏ, một lúc rồi tự nhiên tiêu hết, không phải xử lí gì nữa. Nếu chỗ ửng đỏ sẫm, hoặc có cảm giác bỏng đau, nên xoa một ít thuốc mỡ. Nếu vết bỏng đã phồng lên, có thể dùng kim châm 1 lỗ nhỏ ở chân mụn phỏng, cho nước ra hết, lại xoa một ít cao sinh cơ ngọc hồng, lấy vải thưa cuốn lại, dùng vải băng buộc cho chặt, đề phòng mưng mủ. Lần sau đổi huyệt khác mà cứu.

 

phụ: ống giác

 

ống giác thường gọi là bầu giác, lại còn có tên là phép giác; vốn là một phép chữa bệnh của nhân dân, gần đây thầy châm cứu cũng nhiều người dùng làm phép chữa phụ.

 

1. Các loại ống giác

 

a. ống giác bằng tre: Dùng một ống tre thẳng, đường kính 1,2 thốn, theo từng đốt cưa ra, một đầu để đốt làm đáy, một đầu bỏ đốt đi làm miệng, có độ 3,4 thốn, bóc hết vỏ ngoài mài nhẵn miệng ống, hai đầu vót hơi nhỏ, đoạn giữa để to, như hình tang trống, không cứ to nhỏ có thể tùy theo sự cần thiết mà chọn dùng.

 

b. ống giác bằng sành: to nhỏ không cứ dùng đất thô chế ra, miệng và đáy phải phẳng, hình như cái bát gỗ, hoặc cái liễn sứ. Thứ ống giác này có sức hút mạnh nhưng dễ rơi vỡ.

 

c. ống giác bằng thủy tinh: hình như cái đấu, bụng to, miệng nhỏ, rìa miệng chìa ra ngoài, có ba thứ to, nhỏ, nhỡ, giác xong có thể trông ở ngoài mà biết được da biến đổi thế nào, dễ nắm vững mức độ phản ứng cục bộ, nhưng cũng dễ rơi vỡ (Hình 29).

 

 

2. Phương pháp dùng ống giác

 

Thông thường dùng hai phép dưới đây:

 

a. Cách dán bông: Dùng bông thấm nước hình vuông nặng độ 1 gam, nhúng cồn 900 (không nên ướt quá) dán vào giữa thành trong ống, đánh diêm châm, rồi lập tức úp lê trên chỗ cần giác.

 

b. Cách giật lửa: Dùng cái panh giữ chặt cục bông thấm cồn đã cháy khua vào trong ống, để cho cồn cháy ở trong ống; rồi giật mau ra, úp lên trên chỗ cần giác.

 

 

3. Thứ tự dùng ống giác:

 

a. Chuẩn bị: trước khi giác phải chuẩn bị những đồ dùng:ống giác, panh, cụ bông, diêm, Va-dơ-lin, cao ngọc hồng, vải gạc, vải băng, kiểm tra xem chỗ giác có trở ngại hay không và chỗ giác có thích đáng không ?

 

b. Thủ tục thao tác:

 

- Trước tiên đem ống giác to, hoặc nhỏ, so với chỗ phải giác xem có thích hợp không.

 

- ống mới thì nên xoa một ít Va-dơ-lin lên miệng ống để tránh khỏi hút mạnh làm cho da thịt bị thương.

 

- Thời gian nhấc ống, nói chung là: từ 5-10 phút, nhưng bệnh nhân cảm thấy đau lắm phải nên nhấc ống ra sớm.

 

 Ngón trỏ tay trái ấn nhẹ vào da thịt ở bên miệng ống, để cho không khí vào suốt trong ống, thì ống rời ra.

 

- Sau khi nhấc ống ra, nếu da thịt có bị tổn thương, nên bôi cao ngọc hồng vào, đắp vải gạc, băng lại cho chặt để khỏi mưng mủ.

 

4. Chứng nên dùng ống giác

 

a. Những chứng ngoại cảm phong hàn, đầu nhức choáng váng, mắt sưng đau dữ dội, nhìn ra ánh sáng thì chói, có thể dùng ống giác, giác ở huyệt Thái dương.

 

b. Ho khi suyễn và đờm suyễn lâu năm, có thể giác ở vùng lưng.

 

c. Đau bụng, sôi bụng, tiết tả, có thể giác sở vùng bụng.

 

d. Phong thấp, tê đau gân xương ê ẩm, có thể giác ở vùng đau.

 

5. Chứng cấm dùng ống giác.

 

a. Chỗ da thịt có bệnh, hoặc khắp thân thể gầy còm, da thịt mất sức co giãn thì cấm dùng.

 

b. Khắp thân thể co giật kịch liệt thì cấm dùng.

 

c. Khớp xương lồi lên, tĩnh mạch nổi lên, và những vùng trước tim đầu vú đều cấm dùng.

 

d. Trong thời gian có mang thai cấm dùng ở bụng dưới.

 

đ. Bộ phận bướu sưng và tràng nhạc cấm dùng.

 

e. Đối với người mắc bệnh thủy thũng, nên dùng cẩn thận.

Bài viết này có 0 bình luận

Viết một bình luận :

4999