Châm cứu trị liệu cơ bản
28/12/2013 05:06 - Đăng bởi: admin
Trị liệu châm cứu
1. Nguyên tắc trị liệu
Thiên "Cửu châm thập nhị nguyên" sách Linh khu nói: "Phàm dùng châm, hư thì làm cho thực, đầy thì làm tiết đi, tích lại thì trừ khử, tà mạnh thì làm cho đi". Thiên Kinh mạch lại nói "Thịnh thì tả, hư thì bổ, nóng thì châm nhanh, lạnh thì lưu kim, bệnh tà hãm xuống thì cứu; không thịnh, không hư thì theo kinh mà chữa" là nguyên tắc chữa bệnh bằng châm cứu, căn cứ vào những nguyên tắc ấy, kết hợp với phân chứng bát cương, đại khái quy nạp như dưới đây:
Âm Biểu Nên châm nông
Lý Nên châm sâu
Hư Châm ít, cứu nhiều, nhẹ về châm mà nặng về cứu
Thực Châm nhiều cứu ít, nặng về châm mà nhẹ về cứu
Hàn Châm nhẹ và lưu kim, cứu nhiều, cứu nặng
Nhiệt Châm nặng và rút mau, hoặc châm ra máu, không cứu.
Dương
Trừ những điều đã nói trên, khi chữa còn cần phải xem xét, thời cơ đã đúng hay chưa. Thí dụ như thiên Nghịch thuận sách Linh khu nói: "Thầy thuốc giỏi châm vào lúc bệnh chưa phát sinh; thầy thuốc khá, châm vào lúc bệnh tà chưa thịnh; thầy thuốc vừa, châm vào lúc bệnh đã suy; thầy thuốc vụng châm vào lúc bệnh mới nhóm, vào lúc bệnh đương thịnh, vào lúc bệnh với mạch trái nhau".
2. Cương yếu kinh huyệt chủ trị
Hiểu rõ phạm vi chủ trị của du huyệt, thì nắm vững và vận dụng được then chốt, chủ yếu của châm cứu; nhưng vì du huyệt rất nhiều, chủ trị cũng rất phức tạp, muốn hiểu được toàn diện một cách nhanh chóng và nắm vững trọngđiểm thì rất là khó khăn, nhưng về chủ trị của du huyệt 14 kinh là có quy luật có thể tìm ra được. Ví dụ như mỗi một du huyệt đều có thể chủ trị bệnh tại chỗ, đồng thời phạm vi chủ trị của nó hoặc ít hoặc nhiều đều có thể trị một số bệnh gần đó. Những du huyệt ở đầu, mình thì chỉ chữa bệnh tại đó hoặc lân cận quanh đó mà làm chủ yếu;
Du huyệt ở ngực, đại để điều trị bệnh ở ngực (bao quát cả nội tạng) Du huyệt ở vùng bụng, trị bệnh ở bụng; Du huyệt ở vùng m ặt trị bệnh ở mặt; Du huyệt ở đầu, trị bệnh ở đầu; Du huyệt ở vùng tai, trị bệnh ở tai; Du huyệt ngực gần bụng có thể trị bệnh ở bụng v.v cho đến những du huyệt ở chân tay, nhất là ở khuỷu tay và đầu gối trở xuống, trừ chủ trị những bệnh tại đó và gần đó như trên đã nói, đồng thời nó còn có công năng chữa bệnh ở cách xa như ở vùng đầu, mặt và mình; công năng đặc biệt đó không thể tách rời với tác dụng của kinh lạc được. Thí dụ: trọng điểm chủ trị của du huyệt Thủ tam âm kinh là ở vùng ngược; trọng điểm chủ trị của du huyệt Thủ tam dương là ở vùng đầu. Nay căn cứ du huyệt chủ trị trong sách vở các thời đại lấy hệ thống 14 kinh làm đường dọc, lấy các đường toàn thân làm đường ngang, thông qua tổng kết quy nạp thành ra cương yếu du huyệt chủ trị 14 kinh, như thế có thể nắm dược vững quy luật chủ trị của du huyệt tốt hơn . Xin giới thiệu sau đây:
a. Thủ Tam âm kinh
+ Du huyệt Thủ Thái âm kinh, chủ trị các bệnh ở họng, ngực, vùng phổi, lấy vùng phổi làm chủ yếu.
+ Du huyệt Thủ Quyết âm kinh, chủ trị các bệnh ở vùng ngực, tâm vị, và các bệnh thần chí, lấy bệnh vị làm chủ yếu.
+ Du huyệt Thủ Thiếu âm kinh, chủ trị các bệnh ở vùng ngực, tâm và bệnh thần chí, lấy bệnh tâm, bệnh thần chí làm chủ yếu.
Du huyệt của 3 kinh nói trên đều chcủ trị các bệnh ở vùng ngực.
b. Thủ tam dương kinh
+ Du huyệt Thủ Thái dương kinh, chủ trị bệnh đầu, gáy, mắt, tai, mũi, họng, bệnh thần chí và bênh nóng; lấy chữa tật bệnh ở gáy, vai (phía lưng) làm chủ yếu.
+ Du huyệt Thủ Thiếu dương kinh, chủ trị các bệnh ở các vùng: đầu, tai, mắt, họng, ngực, sườn và bệnh nóng; lấy chữa bệnh tai (phía cạnh) làm chủ yếu.
+ Du huyệt Thủ Dương minh kinh, chủ trị các bệnh ở các vùng đầu, mắt, mặt, tai, mũi, miệng, răng, họng và bệnh phát nóng, lấy chữa bệnh ở vùng mặt, miệng, răng (mặt chính) và bệnh nóng làm chủ yếu.
Du huyệt 3 kinh ở trên đều có thể chữa các bệnh ở vùng đầu.
c. Túc Tam dương kinh
+ Du huyệt Túc Thái dương kinh, chủ trị các bệnh ở vùng mắt, mũi, đầu, gáy, lưng, hậu âm và các bệnh thần chí, cùng bệnh nóng, mà lấy chữa các bệnh ở sau lưng làm chủ.
+ Du huyệt Túc Thiếu dương kinh, chủ trị các bệnh ở đầu, mắt, tai, mũi, ngực, sườn và bệnh nóng, mà lấy chữa bệnh ở phái cạnh thân thể làm chủ yếu.
+ Du huyệt Túc Dương minh kinh, chủ trị các bệnh ở vùng đầu, mắt, miệng, mũi, răng, họng và bệnh thần chí, bệnh trường vị, và bệnh nóng, mà lấy chữa bệnh ở phía chính thân thể, và lấy bệnh trường vị làm chủ yếu.
Những du huyệt 3 kinh ở trên, chủ trị các bệnh ở đầu, mặt, ngũ quan, lấy du huyệt ở vùng chân làm chủ. Du huyệt chủ trị mình mẩy, tạng phủ, phần nhiều đều ở từ đầu gối trở xuống.
d. Túc Tam âm kinh
+ Du huyệt Túc Thái âm kinh, lấy chữa các bệnh ở trường vị làm chủ yếu, các bệnh ở bộ phận sinh dục, tiểu tiện l à thứ yếu.
+ Du huyệt Túc Quyết âm kinh, lấy chữa các bệnh ở bộ phận sinh dục là chủ yếu, các bệnh ở bộ phận tiểu tiện và bộ phận ruột là thứ yếu.
+ Du huyệt Túc Thiếu âm kinh, chủ trị các bệnh ở bộ phận sinh dục, tiểu tiện và các bệnh ở ruột, ở phổi.
Những du huyệt 3 kinh ở trên đầu chữa được các bệnh ở bụng.
đ. Mạch Nhâm và mạch Đốc
Hai mạch Nhâm, Đốc thì ở chân tay không có huyệt, huyệt đều ở đầu và mình cho nên trừ ra một bộ phận huyệt có thể chữa được tật bệnh thuộc thận còn nói chung đều có thể chủ trị bệnh thần chí và bệnh cục bộ.
3. Quy luật xử phương của kinh huyệt
Căn cứ vào trọng điểm của du huyệt mà tìm ra được quy luật xử phương, tóm tắt có 3 loại dưới đây:
a. Lấy huyệt theo kinh:
Phàm khi chứng bệnh phát hiện ra ở tạng phủ, mình hoặc đầu, mặt, mà đường đi qua của kinh nào đó đến được, thì chọn dùng những du huyệt của kinh ấy, từ khuỷu tay, đầu gối trở xuống, như bệnh mũi lấy huyệt Hợp cốc, bệnh vị lấy huyệt Túc tam lý, gọi là lấy huyệt theo kinh. Phép lấy huyệt này, đối với chứng đau thuộc cấp tính, chữa rất công hiệu.
b. Lấy huyệt tại chỗ:
Phàm chứng bệnh phát hiện ra ở bộ phận nào, thì lấy huyệt ở bộ phận đó, như bệnh đau mắt lấy huyệt Tình minh; bệnh đau tai lấy huyệt Nhĩ môn; gọi là lấy huyệt tại chỗ. Phép lấy huyệt này, ngoài sự thích ứng cho tật bệnh ở phần ngoài cơ thể ra, cũng còn thích dụng cho các bệnh ở nội tạng nữa (như có bệnh ở nội tạng thì lấy du huyệt, mộ huyệt, đều thuộc vào loại này). Đối với bệnh lâu, thuộc mãn tính, công hiệu rất tốt.
c. Lấy huyệt ở lân cận:
Phàm lấy huyệt trên các kinh ở bộ vị lân cận, trên dưới và hai bên chỗ đau, như đau đầu lấy huyệt Phong trì, đau tai lấy huyệt Hạ quan, thì gọi là lấy huyệt ở lân cận.
Ba phép lấy huyệt ở trên, có thể dùng riêng, cũng có thể phối hợp dùng chung. Tóm lại là lấy sự thu được công hiệu làm mục đích.
(phụ)
vận dụng ngũ hành sinh khắc trong châm cứu chữa bệnh
Mười hai kinh mạch trong thân thể con người, đều liên thuộc với tạng phủ có quan hệ biểu lý với nhau.Vì vậy, 12 kinh mạch theo sự phối hợp với ngũ tạng lục phủ, với ngũ hành cũng có liên hệ với nhau. Sáu mươi sáu du huyệt có tác dụng lớn của 12 kinh, từ khuỷu tay đầu gối trở xuống là: Tỉnh, Huỳnh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp, cũng đều phối hợp với ngũ hành. Có thể xét theo phép "hư thì bổ mẹ, thực thì tả con" mà chữa, thường thường có công hiệu rất tốt. Nay giới thiệu sơ lược dưói đây:
bảng kê những huyệt tỉnh, huỳnh, du, nguyên, kinh, hợp của âm kinh phối với ngũ hành
Phân biệt các kinh |
Kinh thuộc về |
Tỉnh (mộc) |
Huỳnh (hỏa) |
Du nguyên (thổ) |
Kinh (kim) |
Hợp (thủy) |
Thủ Thái âm phế kinh |
Kim |
Thiếu dương |
Ngư tế |
Thái yên |
Kinh cừ |
Xích trạch |
Túc Thái âm tỳ kinh |
Thổ |
ẩn bạch |
Đại đô |
Thái bạch |
Thương khâu |
Âm lăng tuyền |
Thủ Thiếu âm tâm kinh |
Hỏa |
Thiếu xung |
Thiếu phủ |
Thần môn |
Linh đạo |
Thiếu hải |
Túc Thiếu âm thận kinh |
Thủy |
Dưỡng tuyền |
Nhiên cốc |
Thái khê |
Phục lưu |
Âm cốc |
Túc Quyết âm can kinh |
Mộc |
Đại đôn |
Hành gian |
Thái xung |
Trung phong |
Khúc tuyền |
Thủ Quyết âm tâm bào lạc |
Hỏa |
Trung xung |
Lao cung |
Đại lăng |
Giản sử |
Khúc trạch |
bảng kê những huyệt tỉnh, huỳnh, du, nguyên, kinh, hợp của dương kinh phối với ngũ hành
Phân biệt các kinh |
Kinh thuộc về |
Tỉnh (kim) |
Huỳnh (thủy) |
Du (mộc) |
Nguyên |
Kinh (hỏa) |
Hợp (thổ) |
Thủ Dương minh đại tràng kinh |
Kim |
Thương dương |
Nhị gian |
Tam gian |
Hợp cốc |
Dương khê |
Khúc trì |
Túc Dương minh vị kinh |
Thổ |
Lệ đoài |
Nội đình |
Hàn cốc |
Xung dương |
Giải khê |
Túc tam lý |
Thủ Thái dương tiểu trường kinh |
Hỏa |
Thiếu trạch |
Tiền cốc |
Hậu khê |
Uyển cốc |
Dương cốc |
Thiếu hải |
Túc Thái dương bàng quang kinh |
Thủy |
Chí âm |
Thông cốc |
Thúc cốt |
Kinh cốt |
Côn lôn |
ủy trung |
Túc Thiếu dương đởm kinh |
Mộc |
Túc thiếu âm |
Hiệp khê |
Túc lâm khấp |
Khâu khư |
Dương phụ |
Dương lăng tuyền |
Thủ Thiếu dương tam tiêu kinh |
Hỏa |
Quan xung |
Dịch môn |
Trung chữ |
Dương trì |
Chi câu |
Thiên tỉnh |
Nay đem phương pháp vận dụng thí dụ để nói rõ:
a. Thí dụ như: Kinh Thủ thái âm phế (kim) phát bệnh thì thấy có những chứng: ho, ngực đầy, suyễn thở, đau yết hầu, đó là thực chứng của phế, cách chữa có thể dùng phép "thực thì tả con", lấy huyệt "Xích trạch" là huyệt hợp của kinh ấy, (thuộc thủy, thủy là con kim). Châm huyệt "Xích trạch" tức là có ý "thực thì tả con"
b. Thí dụ như: người ốm ra nhiều mồ hôi, ho, ít hơi không đủ để thở, đó là hư chứng, vì bệnh phế mà chính khí kém, cách chữa có thể dùng phép "hư thì bổ mẹ" lấy huyệt "Thái uyên" là du huyệt của kinh ấy (thuộc thổ, thổ là mẹ kim) châm huyệt "Thái uyên" tức là có ý "hư thì bổ mẹ".
Theo hai thí dụ trên mà xét, thì phạm vi vận dụng thuyết Ngũ hành vào châm cứu rất rộng rãi, cho nên nói: sự vận dụng thuyết ngũ hành là quán triệt cả trong mỗi bộ phận của Đông y. Mười hai kinh chia ra Ngũ hành, mỗi huyệt Tỉnh, Huỳnh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp của từng kinh, lại chia ra ngũ hành; phương pháp ấy càng chia ra càng nhỏ, như vậy, là nhất trí với với quy luật diễn biến của học thuyết Âm dương, trong âm có âm dương, trong dương có âm dương.
4. Biện chứng và cách chữa những tật bệnh thường thấy.
A- bệnh nội khoa
1. trúng phong (phụ: loại trúng phong)
- Nguyên nhân bệnh: chủ yếu là bệnh hư tà, tặc phong, thốt nhiên xâm lấn, nhưng đồng thời phần nhiều cũng có quan hệ với nhân tố bên trong, như người vốn ham mê ăn uống, thích ăn những thứ ngon béo, đến nỗi đờm hỏa bốc lên ở trong, khí huyết bị chênh lệch, nguyên nhân bệnh đã phục sẵn ở trong, đến khi có tà phong dẫn động, thì bỗng chốc phát ra. Ngoài ra cũng thường thường vì tinh thần bị kích thích, bởi nghĩ ngợi quá độ, lo lắng uất ức, mừng giận không chừng mực, hoặc trong tình trạng giữ gìn không cẩn thận, mà bỗng chốc phát ra.
Chứng trạng: do trình độ trúng tà nông sâu khác nhau, cho nên khi lâm sàng cũng có chỗ phân biệt, nay chia ra như dưới đây:
Trúng tạng phủ: thốt nhiên ngã vật ra mê man. Nếu miệng mím không mở, sắc mặt đỏ hồng, hai tay nắm chặt, thở dốc, mạch hoạt mà cứng, là bế chứng thuộc thực. Nếu nhắm mắt, miệng há hốc, tay buông thõng, mũi khò khè, đái són mồ hôi toát ra nhiều, mạch vi mà yếu, là thoát chứng thuộc hư (nếu thoát chứng hiện ra cả, thì phần nhiều không cứu được).
Trúng kinh lạc: không có trạng thái ngã vật ra hôn mê, chỉ thấy những chứng trạng miệng, mắt méo lệch, hoặc nửa người tê liệt, tiếng nói ngọng nghịu. Nói chung cùng một lúc trúng tạng phủ, hoặc sau khi hơi đỡ, cũng phần nhiều kiêm có chứng trạng trúng kinh lạc.
-Phép chữa:
Trúng tạng phủ: bế chứng: nên khai bế, tiết nhiệt, lấy 12 huyệt Tỉnh(1) hoặc Thập tuyên, thích cho ra máu, châm huyệt Bách hội, Thủy câu. Những huyệt dự bị để dùng; Giáp xa, Hợp cốc, Dũng tuyền.
Thoát chứng: nên cố thoát hồi dương lấy ngay huyệt Thần khuyết (dùng lối cứu cách muối), Khí hải, Quan nguyên, dùng mồi ngải lớn mà cứu từ vài chục đến một trăm tráng, đến khi mồ hôi thu, chân tay ấm, mạch lên, tiểu tiện không thể són nữa là được, nếu tinh thần không ổnh táo có thể... châm tiếp huyệt Thủy câu, Trung xung để tinh thần tỉnh táo, khiếu khai thông.
Trúng kinh lạc: miệng, mắt méo lệch, lấy những huyệt Giáp xa, Địa thương, Hợp cốc, Thái xung. Những huyệt dự bị để dùng: Nghinh hương, Hạ quan, ế phong, Quyền liêu, Dương bạch, Liệt khuyết, Khúc trì, Hành gian, Nội đình. Phàm xếch về bên trái thì châm bên phải, xếch về bên phải thì châm bên trái.
Nửa người tê liệt, lấy những huyệt Khúc trì, Dương lăng truyền làm chủ yếu, những huyệt dự bị để dùng: hai tay thì lấy những huyệt Kiên ngung, Thiên tỉnh, Thủ tam lý, Ngoại quan, Hợp cốc. Hai chân thì lấy những huyệt Hoàn khiêu, Phong thị, Túc tam lý, Huyền chung. Nếu bệnh lâu, hoặc chữa lâu không khỏi, trước nên châm du huyệt bên không bệnh, sau châm du huyệt bên bị bệnh, và sau khi châm bên bị bệnh rồi lại cứu thêm.
Lưỡi cứng không nói: lấy những huyệt á môn, Liêm tuyền, Thông lý. Những huyệt dự bị để dùng: Phong phủ, Quan xung. (Xét) phàm người cao tuổi, khí hư, có những hiện tượng da đầu ngón tay tê dại, hoặc choáng váng, hoặc một lúc lưỡi cứng, đó là triệu chứng sắp phát bệnh trúng phong, có thể cứu những huyệt Bách hội, Phong trì, Kiên tỉnh, Khúc trì, Phong thị, Túc tam lý, Huyền chung, để đề phòng.
Phụ: Loại trúng phong (giống chứng trúng phong).
Nguyên nhân bệnh: phần nhiều bởi khí huyết thịnh suy không đều, lại thêm những nhân tố khác xúc động mà phát ra. Ngoại nhân có nhân hàn, nhân trúng ác. Nội nhân có nhân khí, nhân thực (vì ăn) v.v...
Chứng trạng: thốt nhiên ngã vật ra mê man, giống như thực chứng trúng phong, nhưng không có những trạng thái miệng, mắt méo lệch, nửa người tê liệt. Đại khái “khí trúng” là bởi tức giận quá khí xông lên, chứng hiện ra hàm răng nghiến chặt. “Thực chứng” là bởi no say quá độ, chứng hiện ra ngực bụng trướng bứt rứt. “Hàn trúng” thì chân tay lạnh toát, miệng mủi thở hơi lạnh. “ác trúng” thì nói năng lẫn lộn, đầu mặt xanh đen.
Phép chữa: Lấy những huyệt Bách hội, Nhân trung, Trung xung, Dũng tuyền. Thực trúng thì phối hợp với những huyệt: Trung quản, Thiên khu, Túc tam lý. Hàn trúng thì cứu thêm những huyệt Thần khuyết, Khí hải. ác trúng thì gia thêm những huyệt Thần khuyết, Giản sử, Túc tam lý, ẩn bạch. Phàm thể chất thiên về thực, có thể dùng phép châm nhiều. Thể chất thiên về hư, có thể dùng phép cứu nhiều, lấy những huyệt Khí hải, Quan nguyên mà cứu..
2. Cảm mạo
Nguyên nhân bệnh: bởi ngoại cảm khí phong hàn, hoặc khí trái thời tiết sinh ra.
Chứng trạng: ngạt mũi, sổ mũi, sợ gió phát sốt, đầu nhức, ho, mạch phù, rêu lưỡi mỏng.
Phép chữa: lấy những huyệt Phong trì, Đại chùy, Đại trữ, Phong môn, Hợp cốc, Ngoại quan, Phục lưu. Mũi ngạt thì phối hợp với những huyệt Thượng tinh, Nghinh hương. Ho phối hợp với những huyệt Liệt khuyết, Thái uyên. Yết hầu đau, phối hợp với những huyệt Ngư tế, Thiếu thương. Đầu nhức lấy thêm những huyệt Phong phủ, Thái dương.
3. Thử chứng
Nguyên nhân bệnh: thử chia ra hai loại: hóng mát ở sân nhà thủy tạ, thích ăn dưa, quả mà phát ra gọi là “Âm thử”. Xông pha dưới trời nắng chang chang, nhân bị thử nhiệt hun đốt mà bị bệnh thì gọi là “Dương thử”.
Chứng trạng:
a) Âm thử: đầu nhức, đau mình, sợ rét, bụng đau, nôn mửa, chân tay giá lạnh, mạch trì, rêu lưỡi trắng.
b) Dương thử: lại chia ra cảm thử, trúng thử, kinh phong do thử. Mình nóng có mồ hôi, miệng khát, bứt rứt, hồi hộp, mạch hư đại.
- Trúng thử: mặt đỏ, mình nóng lắm, ra nhiều mồ hôi, khát nước nhiều, hôn mê bất tỉnh, mạch hồng đại.
- Kinh phong do thử (say nắng lên cơn kinh): lại có tên là Thử kinh, Thử kinh phong là trên cơ sở trúng thử kịch liệt, phong tà nổi lên trong mình, phát sinh bệnh nguy cấp, thốt nhiên hôn mê ngã vật, tinh thần mờ quáng, chân tay co giật, uốn ván, hàm răng nghiến chặt, mạch huyền kính, hoạt đại, phần nhiều phát về mùa hạ. Trẻ em 10 tuổi trở xuống càng dễ phát bệnh này.
Phép chữa:
a) Âm thử: đầu nhức, sợ rét thì lấy những huyệt Phong trì, Đại trữ, Hợp cốc, bụng đau nôn mửa, chân tay quyết lạnh thì cứu những huyệt Tỳ du, Vị du, Trung quản, Thiên khu, Khí hải, Túc tam lý.
b) Dương thử: Dương thử thì lấy những huyệt Đại chùy, Hợp cốc, Khúc trì, Phục lưu; Trúng thử thì lấy thêm những huyệt Bách hội, Thập tuyên, Dũng tuyền. Nếu là say nắng lên cơn kinh (thử giản), hôn mê thì lấy những huyệt Bách hội, Nhân trung, Thập nhị tỉnh; sốt cao lấy những huyệt Khúc trì, Ủy trung, Giản sử, Thập tuyên. Co giật lấy những huyệt Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc, Thừa sơn, Hành gian. Đờm dãi dính đặc, lấy những huyệt Liệt khuyết, Phong long. Không nói được lấy những huyệt á môn, Liêm tuyền, Quan xung. Mắt trông lệch, lấy những huyệt Phong trì, Toản trúc, Thượng tinh. Đầu nhức lấy những huyệt Thượng tinh, Ấn đường, Hợp cốc. Gáy cứng lấy những huyệt Phong phủ, Đại trữ.
Xét: Dương thử nói chung dùng phép tả, chỉ châm không cứu, nhất là say nắng, lên cơn kinh lại phải lấy tả nhiệt, định phong, khai khiếu, làm cần kíp, phép tả rất cần.
4. Nôn mửa (phụ: “nấc”)
Nguyên nhân bệnh: nguyên nhân của chứng nôn mửa rất nhiều, như tỳ vị hư yếu bởi khí hàn, tà nhiệt, thức ăn uống làm cho tổn thương, đều có thể sinh ra bệnh này.
Chứng trạng: ăn uống vào lại mửa ra.
a) Hàn thổ: chân tay mát lạnh, miệng không khát, ăn không tiêu, luôn luôn mửa nước trong đờm dãi, không có mùi hôi, mạch phần nhiều trì hoãn, rêu lưỡi trắng dày, bệnh phát từ từ.
b) Nhiệt thổ: thích lạnh, ghét nóng, ngực và vị quản đầy, bứt rứt, ợ hăng, nuốt chua, phiền khát, mửa ra chất đục nóng hôi, tiểu tiện đỏ sẻn, mạch hồng mà sác, rêu lưỡi vàng nhám, bệnh phát nhanh gấp.
Phép chữa:
a) Hàn thổ lấy những huyệt Đởm du, Vị du, Chiên trung, Trung quản, Khí hải, Nội quan, Túc tam lý. Những du huyệt ở trên thân mình thì dùng phép cứu, những du huyệt ở chân tay có thể trước châm sau cứu.
b) Nhiệt thổ: lấy những huyệt Trung quản, Nội quan, Túc tam lý, Phong long đều dùng phép châm. Như lấy những huyệt trên không công hiệu, mà bệnh thế nguy cấp thì châm những huyệt Kim tân ngọc dịch cho ra máu, công hiệu rất tốt. Nếu trong có thức ăn ngừng trệ, mà thành ra nôn mửa, tất nhiên phải đợi sau khi trừ hết thức ăn đình trệ rồi mới chữa khỏi nôn được.
Nấc phần nhiều bởi can khí xông lên, làm cho nấc luôn luôn, tiếng khẽ mà nhiều lần, có thể thêm huyệt Cự khuyết vào trong phép trị nôn mửa nói ở trên mà chữa, như ốm đã lâu thấy nấc là triệu chứng vị khí sắp tuyệt, phần nhiều thuộc về bệnh khó chữa.
5. ỉa chảy
Nguyên nhân bệnh: ngoài bị thủy thấp làm hại, trong do thức ăn uống làm hại, đều có thể sinh ra bệnh này. Cũng có khi bởi tỳ thận dương hư mà gây nên.
Chứng trạng: sôi, đau bụng, đại tiện lỏng, thức ăn không tiêu, tiểu tiện trong, không khát, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì, đó là hàn tả. ỉa chảy màu vàng phân sệt, thối, nóng rát hậu môn, miệng khát phiền táo, tiểu tiện sẻn đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, đó là nhiệt tả. Lại có bệnh tả canh năm bởi tỳ thận dương khí suy yếu, không thể tiêu hóa được thức ăn uống, gọi là thận tiết, cứ mỗi ngày lúc gần sáng (canh năm) ỉa tháo 2, 3 lần.
Phép chữa: tiết tả lấy những huyệt Tỳ du, Vị du, Trung quản, Thiên khu, Khí hải, Túc tam lý, Thượng cự hư, Tam âm giao, Công tôn. Hàn tả thì cứu những huyệt Tỳ du, Vị du, Đại tràng du, Thiên khu, Khí hải làm cốt yếu. Nhiệt tả thì châm những huyệt Thiên khu, Túc tam lý, Âm lăng truyền làm cốt yếu. Nếu là thận tiết về canh năm thì lại cứu thêm những huyệt Mệnh môn, Thận du, Thần khuyết, Quan nguyên, Tam âm giao công hiệu rất tốt.
6. Thổ tả cấp tính
Nguyên nhân bệnh: chứng này phần nhiều bởi ăn những thức ăn không sạch sẽ, lại kèm cả thử, nhiệt, hàn, thấp, chất trong đục lẫn lộn, khí cơ bế tắc làm cho tiêu hóa mất bình thường mà sinh ra.
Chứng trạng: bởi vì bệnh này thốt nhiên phát ra, lung tung rối loạn, cho nên người xưa gọi là “Hoắc loạn”. Đại khái chia ra mấy loại sau đây:
a) Bụng dạ đau quặn, hoặc thổ, hoặc tả, hoặc cả thổ, cả tả, chân tay lạnh, mồ hôi toát ra, sắc mặt xanh xạm, hai mắt mất thần, khát không uống được nhiều, mạch tế hoặc phục, đó là thuộc hàn mà có chiều hướng vong dương.
b) Phiền khát không yên, thở mạnh, nôn khan, ỉa chảy nước vàng, đầu ngón tay móp, chân tay lạnh vọp bẻ, rêu lưỡi vàng dày khô nhám, thần chí hôn mê, mạch phần nhiều trầm sác, đó là thuộc nhiệt, mà có chiều hướng vong âm.
c) Bụng dạ đau quặn, muốn thổ không thổ được, muốn tả không tả được, móng chân, móng tay bầm, phiền táo không yên, mạch trầm phục, người xưa đặt tên là “càn hoắc loạn” tục gọi là phát sa trướng, thể bệnh rất nguy cấp.
Phép chữa:
a) Hàn chứng: lấy những huyệt Trung quản, Thần khuyết (cứu cách muối), Thiên khu, Quan nguyên, Túc tam lý. Những huyệt dự bị để dùng: Tỳ du, Vị du, Đại tràng du, Âm lăng tuyền.
b) Nhiệt chứng: lấy những huyệt Thập tuyên, Ủy trung, Khúc trạch (đều thích cho ra máu), Trung quản, Khí hải, Hợp cốc, Nội đình, Nội quan, Túc tam lý, hoặc dùng đồng xu chấm dầu xát vào những huyệt Khúc trạch, Ủy trung và hai hàng huyệt của bàng quang kinh, ở vùng lưng, khiến cho chỗ da thịt bị xát hiện ra những vầng đỏ là được (cạo gió).
7. Sốt rét
Nguyên nhân bệnh: phong, hàn, thử, thấp, chướng, dịch đều có thể gây ra sốt rét.
Chứng trạng: rất nhiều loại, phần nhiều đều khi sốt, khi rét, phát ra từng cơn cử. Trước rét, sau sốt, rét nhiều sốt ít gọi là sốt rét hàn. Trước sốt, sau rét, nóng nhiều, rét ít gọi là sốt rét ôn. Như 1 ngày 1 cơn, gọi là sốt rét hàng ngày. Cách 1 ngày 1 cử gọi là sốt rét cách nhật, 3 ngày 1 cơn gọi là sốt rét tam nhật. Cũng có sốt rét không rõ ràng rất dễ lẫn lộn với bệnh nhiệt.
Phép chữa:
Bệnh sốt rét tuy nhiều loại nhưng trong phép chữa bằng châm cứu thì việc triệt cơn là điều tiên quyết, lấy những huyệt Đại chùy, Đào đạo, Giản sử, Hậu khê làm cốt yếu. Linh đài, Chương môn, Nội quan, Hợp cốc, Phục lưu, nên tùy nghi phối dụng.
Phàm chữa sốt rét, tất phải châm trước lúc làm cử 2 giờ, mới có thể kiềm chế không cho lên cơn, lúc châm nên dùng phép tả, đến khi cảm thấy đau rồi thì lưu kim từ 15 đến 20 phút, trong khi lưu kim, cứ cách 4, 5 phút lại vê kim một lần.
8. Kiết lỵ
Nguyên nhân bệnh: kiết lỵ thời xưa gọi là “Trệ hạ” thường thường lưu hành vào khoảng mùa hè thu. Vì trời nóng nực người ta phần nhiều thích mát, cảm phải gió, sương, dịch lệ, ăn uống thức ăn sống lạnh không sạch sẽ, tỳ vị bị tổn thương, kiện vận không làm được, vị không tiêu hóa thức ăn thời khí độc của thời tiết đem vật tích trệ dồn xuống ruột.
Chứng trạng: những chứng trạng nói chung là bụng đau mót rặn, đại tiện có lẫn mủi, hoặc hoàn toàn những mủi, mỗi ngày đi nhiều đến vài mươi lượt không chừng. Đi ra những mũi sắc trắng gọi là bạch lỵ; đi ra mủi sắc đỏ gọi là xích lỵ; đi ra mủi đỏ trắng lẫn lộn gọi là xích bạch lỵ. Nếu lúc đi, lúc thôi liên miên không khỏi gọi là hưu tức lỵ, phần nhiều bởi bệnh cấp tính chuyển biến mà thành ra, đến nỗi thân thể suy yếu, chân tay không có sức.
Phép chữa: lấy những huyệt Vị du, Đại tràng du, Trung quản, Khí hải, Khúc trì, Hợp cốc, Phục lưu, Đại đô, Công tôn lấy Thiên khu, Túc tam lý làm cốt yếu. Thiên về nhiệt thì châm, thiên về hàn thì sau khi châm lại cứu thêm. Nếu là hưu tức lỵ, lại nên lấy những huyệt Tỳ du, Thận du, Quan nguyên, dùng cả châm và cứu.
9. Đại tiện bí
Nguyên nhân: đại tiện bí là một loại chứng trạng nguyên nhân rất nhiều, bởi hạ tiêu âm hư, tân dịch ít mà thành ra.
Chứng trạng: đại tiện bí kết không thông, lúc đi ngoài rất khó khăn, có khi vài ngày mới đi một lần, mãi mãi thành ra thói quen.
Phép chữa: trừ phép chữa đối chứng ra, tất phải tìm được nguyên nhân chủ yếu của bệnh.
Châm cứu lấy những huyệt Trung quản, Thiên khu, Chi câu, Túc tam lý làm chủ yếu. Đại tràng du, Trường cường, Đại hoành, Phong long, Nội đình, Chiếu hải, Đại đôn đều có thể phối hợp mà châm.
10. Thoát Giang (lòi trôn trê)
Nguyên nhân: đại khái bởi rặn quá, khí trung tiêu hạ hãm mà gây ra.
Chứng trạng: hậu môn lòi ra không thu vào được, thực nhiệt thì đỏ sưng, đau như kim châm, ngứa ngáy, khí hư thì không sưng đau lắm, tinh thần tiều tụy.
Phép chữa: lấy những huyệt Bách hội, Đại tràng du, Trường cường. Những huyệt dự bị để dùng: Khí hải du, Hội dương, Thừa phù, Thừa sơn, hết thảy chứng thoát giang đều nên dùng cả châm cứu. Nếu thuộc thực nhiệt thì chỉ nên châm, không nên cứu.
11. Bí tiểu tiện
Nguyên nhân: phần nhiều bởi khí hóa ở Tam tiêu mất bình thường, thấp nhiệt đọng lại ở bàng quang mà sinh ra. Đàn bà chửa có khi bởi bong bóng chèn ép mà gây nên.
Chứng trạng: tiểu tiện ra từng giọt, hoặc tiểu tiện không thông, đại tiện bí kết, bụng dưới trướng đau, phiền táo không yên, mạch hoạt thực.
Phép chữa: Lấy những huyệt Thận du, Khúc tuyền, Khí hải, Quan nguyên, Xích trạch, Âm lăng tuyền, mà lấy 3 huyệt Bàng quang du, Trung cực, Tam âm giao làm cốt yếu. Nói chung đều dùng phép châm.
Nếu là thai khí hãm xuống thì không nên châm, có thể cứu những huyệt Bách hội, Âm lăng tuyền.
12. Đái dầm
Nguyên nhân: là khí của hai kinh thận và bàng quang hư yếu, thường thấy ở trẻ con.
Chứng trạng: phần nhiều đêm nằm ngủ đái dầm ra không biết, hoặc khi mơ mộng thấy đái mà đái dầm ra giường.
Phép chữa: lấy những huyệt Thận du, Bàng quang du, Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Tam âm giao làm cốt yếu, Bát liêu, Đại tràng du, Khí hải du cũng có thể chọn dùng. Chữa bệnh này bằng châm cứu rất công hiệu, thường châm 1 đến 2 lần thì khỏi hẳn.
13. Sán khí
Nguyên nhân: chủ yếu là khí hàn, nhiệt thấp xâm lấn, làm cho khí huyết bế tắc ở can kinh mà thành ra.
Chứng trạng: loại bệnh sán khí tuy nhiều, nhưng đa số lấy chứng đau bụng dưới làm chủ chứng. Căn cứ vào tinh thần sách Nội kinh, có thể chia ra làm 7 loại như:
Tiểu tiện không thông gọi là lung sán
Khí xung lên gọi là xung sán
Khí xông lên trên xuống dưới, sang phải sang trái không nhất định, chân tay quyết lạnh, gọi là quyết sán
Bụng có hòn báng nóng mà đau gọi là hà sán
Bụng dưới kéo giằng đến hòn dái, sưng trướng đau gấp, bìu đái sưng to như cái đấu, cái thăng gọi là đồi sán
Một loại hòn dái sưng rắn chắc như đá, đau kéo lên rốn gọi là hội sán
Nằm thì vào bụng, đứng thì ra khỏi bụng, ẩn hiện không ngừng gọi là hồ sán.
Phép chữa: lấy những huyệt Khí hải, Quan nguyên, Tam giác cứu, Tam âm giao, Trung phong làm chủ yếu. Như khí xông lên thì lấy Tam giác cứu, Quan nguyên, Khúc tuyền, Tam âm giao, Thái khê, Thái xung, hòn dái sưng to thì lấy Khúc tuyền, Hoành cốt, Túc tam lý, Tam âm giao, Hành gian, Đại đôn.
(Xét những chứng trạng ở trên, như thuộc thực nhiệt thì nên dùng châm thích, thuộc hư hàn thì dùng cứu, chườm. Nếu là hồ sán ẩn hiện không chừng, dùng châm cứu để chữa chỉ có thể làm hoãn sưng đau, tất phải có phép khác chữa từ gốc).
14. Ho lao
Nguyên nhân: ngũ tạng đều có thể thành lao. Nói chung phần nhiều bởi ngoại tà lưu lại lâu làm tổn thương phế. ăn uống, lao động, mỏi mệt làm tổn thương đến tỳ. Tức giận, uất ức làm tổn thương đến can. Tinh thần mỏi mệt quá độ làm tổn thương đến tâm. Dâm dục thái quá làm tổn thương đến thận mà sinh ra. Người xưa cũng nhận rằng bệnh này có tính truyền nhiễm, cho nên sách “Chư bệnh nguyên hậu chép”: “Sau khi chết truyền sang người ở gần, rồi đến chết cả nhà”.
Chứng trạng: bệnh này sau khi đã thành, ngũ tạng lục phủ đều ảnh hưởng lẫn nhau, cho nên chứng trạng cũng phức tạp đem quy nạp lại, có thể chia làm 2 loại: dương hư, âm hư.
a) Dương hư: mình mẩy mỏi mệt, tinh thần không phấn chấn, hơi lo, có lúc đau ngực, ăn uống giảm sút, trọng lượng giảm dần, da dẻ xanh xao, con gái kinh nguyệt ít, mà sắc nhợt.
b) Âm hư: ho có nhiều đờm, thỉnh thoảng khạc ra máu, sức khỏe suy yếu rõ rệt, nóng âm ỉ, sốt cơn, ra mồ hôi trộm, có khi di tinh. Con gái thì kinh nguyệt bế tắc.
Phép chữa:
a) Dương hư: lấy những huyệt Phế du, Cao hoang, Quan nguyên, Túc tam lý, cứ 3 ngày cứu một lần, mồi ngải to bằng hạt lúa mạch, mỗi huyệt mỗi lần đều cứu 3 tráng. Túc tam lý có thể cứu 7 tráng. Các huyệt khác như Tứ hoa, Hoạt nhục môn, Yêu nhãn đều có thể chọn dùng.
b) Âm hư phát nóng: lấy huyệt Đại chùy, Giản sử, Đại lăng, Tam âm giao, Phục lưu, Thái khê; ra mồ hôi trộm lấy Âm khích, Hậu khê, Phục lưu; ho lấy Phế du, Xích trạch, Thái uyên; đờm nhiều lấy Phong long, Thái khê; khạc ra máu lấy Cách du, Can du, Xích trạch, Ngư tế, Hành gian; ăn không biết ngon lấy Tỳ du, Trung quản, Túc tam lý. Trừ chứng đổ mồ hôi trộm ra, có thể cứu huyệt Âm khích. Nói chung đều là châm thích, không nên cứu chườm.
* Chữa ho lao cần phải chú ý mấy điểm dưới đây:
+ Mạch tứ chí (một hơi thở 4 lần đập) có thể dùng phép cứu. Như mạch ngũ chí trở lên, nên dìng phép châm, nhất thiết chớ nên cứu. Bệnh âm hư sau khi những chứng sốt cơn, đổ mồ hôi trộm đã lui, mạch tứ chí thì vẫn chữa với phép cứu. Trong quá trình trị liệu, người bệnh tất phải thanh tâm tiết dục yên tâm chịu cho chữa.
+ Khi châm nói chung thủ thuật đều dùng phép bổ.
+Về những du huyệt ở vùng ngực và lưng, mồi ngải dùng để cứu nên nhỏ nên ít (nói chung 3 tráng). Những du huyệt ở hạ bộ như Yêu nhãn, Túc tam lý thì mồi ngải nên to, nên nhiều (nói chung 7 tráng).
+ Thứ tự của phép chữa: xét hoãn hay cấp để xử phương định huyệt, như đổ mồ hôi trộm và sốt cơn đều hiện ra thì nên chỉ hãn làm chính, giải biểu làm phụ, sốt cơn và khạc ra máu cùng hiện ra, nên giải nhiệt làm chính, chỉ huyết làm phụ. Khạc ra máu và ho cùng hiện ra, chỉ huyết làm chính, cắt cơn ho làm phụ.
+ Phụ nữ kinh nguyệt bế tắc, da khô bong vẩy, mắt trông có lúc tối sẫm, đó là có triệu chứng huyết khô, nên dùng cả thuốc để chữa. Nếu như kinh nguyệt thông được thì còn có thể cứu vớt.
+ Như thấy người gầy trơ xương, sắc mặt khô bợt, thở khó khăn, tiếng rè rè, đại tiện lỏng, đó là lao trái đã đến giai đoạn nghiêm trọng, dùng phép chữa bằng châm cứu cũng không công hiệu nhiều.
15. Di tinh
Nguyên nhân: có mơ mộng mà di tinh, phần nhiều bởi tướng hỏa vượng quá tâm thận bất giao mà gây nên. Không mơ mộng mà xuất tinh là vì thận không vững chắc, tinh khiếu trơn tuột, so với chứng có mơ mộng mà di tinh thì bệnh nặng hơn.
Chứng trạng:
a) Mộng di: là trong khi ngủ có mơ mộng mà di tinh, bệnh nhẹ thì không cảm thấy đau khổ bệnh nặng thường có hiện tượng đầu choáng váng mỏi mệt, lưng đau ê ẩm,
b) Hoạt tinh: không mơ mộng mà xuất tinh, hoặc nghĩ đến tức thời di tinh không cứ ngày đêm, chân tay không có sức, trí nhớ kém dần, hoặc có khi choáng váng, hoa mắt, thường thường lâu năm không khỏi.
Phép chữa:
a) Mộng di: lấy những huyệt Tâm du, Thận du, Thần môn, Tam âm giao. Các huyệt dự bị để dùng: Quan nguyên, Trung cực, Trung phong, Thái xung. Phần nhiều dùng phép châm.
b) Hoạt tinh: lấy những huyệt Thận du, Tinh cung, Quan nguyên, Túc tam lý. Các huyệt dự bị để dùng: Khí hải, Trung cực, Đại hách, Tam âm giao. Phần nhiều dùng phép cứu.
16. Liệt dương
Nguyên nhân: phần nhiều bởi thủ dâm, hoặc dâm dục quá độ mà gây nên.
Chứng trạng: dương vật không cương được hoặc nhập phòng không lâu, tinh tức khắc thoát ra, lưng đau ê ẩm, đùi vế mềm yếu, đầu choáng váng, mắt hoa, tinh thần tiều tụy.
Phép chữa: lấy những huyệt: Mệnh môn, Thận du, Yêu dương quan, Quan nguyên, Trung cực, Túc tam lý, Tam âm giao. Châm thích, phần nhiều dùng phép bổ hoặc lấy phép cứu giúp vào.
17. Mất ngủ
Nguyên nhân: phần nhiều bởi nghĩ ngợi quá độ. Tâm thận bất giao hoặc can đởm hỏa vượng, hoặc đồ ăn, đờm ứ đọng ở vị phủ mà gây nên.
Chứng trạng: đêm không ngủ được, hoặc ngủ mà dễ tỉnh, tỉnh rồi không ngủ lại được nữa.
a) Tâm thận bất giao, mạch phần nhiều tế sác, kiêm có những chứng đầu choáng váng, di tinh.
b) Can đởm hỏa vượng, phần nhiều kiêm có tính nóng nảy, hay tức giận, đầu nhức, sườn căng trướng.
c) Vị không điều hòa thì kiêm thấy những chứng ngực bứt rứt không thoải mái, đại tiện không khoan khoái.
Phép chữa: lấy những huyệt Thần môn, Tam âm giao làm chủ yếu. Nội quan, Hợp cốc, Túc tam lý, cũng có thể chọn dùng. Như tâm thận bất giao lấy thêm Thận du, Tâm du, Chiếu hải, Dũng tuyền; can đởm hỏa vượng lấy thêm Phong trì, Can du, Đởm du, Hành gian, Thái xung, Túc khiếu âm; vị không điều hòa lấy thêm Tỳ du, Vị du, Thượng quản, Thương khâu, ẩn bạch, Lệ đoài. Nói chung trước khi ngủ 2 giờ làm thủ thuật, thì chữa có công hiệu hơn, dùng phép lưu kim. Bệnh tình đã lâu có thể phối hợp với phép cứu.
18. Ho
Nguyyên nhân: đại khái chia làm hai loại: ngoại cảm và nội thương. Ho ngoại cảm bởi ngoại tà xâm lấn bên ngoài, phế khí không thông mà gây nên. Ho nội thương phần nhiều bởi âm hư ở dưới, phế ráo ở trên, hoặc tỳ dương không kiện vận, sinh thấp, sinh đờm.
a) Ho ngoại cảm: phát sốt, sợ rét, ngạt mũi, tiếng nặng, ho không dễ dàng, mạch phần nhiều phù, rêu lưỡi mỏng trắng.
b) Ho nội thương: âm hư thì ho khan không có đờm, cuống họng rát mà đau, mình mẩy gầy mòn, mạch tế sác, chất lưỡi đỏ sẫm.Ho bởi tỳ dương không kiện vận thì ho đờm nhiều hơn, mùa đông bệnh phát càng nặng, nặng lắm hoặc trong họng có đờm khò khè, khí nghịch không xuôi, mạch phần nhiều huyền hoạt, rêu lưỡi trắng trơn dày nhờn.
Phép chữa:
a) Ngoại cảm: lấy những huyệt Đại trữ, Phong môn, Phế du, Hợp cốc, Thái uyên đều có thể dùng phép châm.
b) Nội thương: âm hư dương lấn lên thì lấy những huyệt Phế du, Trung phủ, Xích trạch, Ngư tế, Túc tam lý, Thái khê, tất cả đều dùng phép châm; tỳ dương không vận hóa lấy Phế du, Cao hoang, Tỳ du, Chiên trung, Trung quản, Thái uyên mà cứu; Túc tam lý, Phong long dùng cả châm và cứu.
19. Hen
Nguyên nhân: bị cảm hàn không uống thuốc phát tán, ăn quá nhiều đồ chua mặn, đờm, nước đình trệ mà thành ra “hen hàn”. Đờm nhiệt đọng lại ở trong mà thành ra “hen nhiệt”.
Chứng trạng: thở dốc, trong cuống họng có tiếng khò khè. Hen hàn thì sợ rét thích nóng, chân tay phát lạnh, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch khẩn hoạt, phần nhiều phát về mùa đông. Hen nhiệt thì phát sốt thích lạnh, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác, phần nhiều phát về mùa hè.
Phép chữa: trên nguyên tắc thì hen hàn dùng phép cứu, hen nhiệt dùng phép châm. Lấy những huyệt Phế du, Cao hoang, Thiên đột, Chiên trung, Liệt khuyết, Túc tam lý, Phong long. Những huyệt dự bị để dùng: Phong phủ, Phong môn, Trung phủ, Trung quản, Thái uyên.
20. Suyễn
Nguyên nhân: bởi ngoại cảm phong hàn hoặc phong nhiệt, làm cho thủy khí bế tắc là suyễn thực. Bởi thận suy yếu, làm cho mọi khí đưa lên là suyễn hư.
Chứng trạng: chứng trạng chung là thở dốc, những chứng thuộc thực thì ngực dô thở mạnh, làm nẩy vai và lưng, không nằm bằng phẳng được, mạch hoạt thực. Thuộc hư thì thở nhanh nhưng yếu, khí từ bụng dưới đưa ngược lên, chân tay quyết lạnh, tâm run động, mồ hôi chảy ra, mạch phù, vi, nhược.
Phép chữa: đại khái suyễn thực chữa ở phế, suyễn hư chữa ở thận.
a) Thực suyễn lấy những huyệt Phế du, Phong môn, Khí suyễn, Xích trạch, Phong long. Những huyệt dự bị để dùng: Đại trừ, Chiên trung, Trung quản, Kinh cừ đều dùng châm tả.
b) Hư suyễn, lấy những huyệt Cao hoang, Thận du, Du phủ, Quan nguyên, Phong long. Những huyệt dự bị để dùng: Thân trụ, Linh đài, Túc tam lý, nên dùng phép cứu kiêm châm bổ.
21. Thủy thủng
Nguyên nhân: Nguyên nhân gây nên bệnh này, nói chung không tách rời 3 kinh phế, tỳ, thận. Vì phế chủ thông điều, tỳ chủ thâu bố, thận chủ hóa thủy. Nếu 3 kinh ấy không làm tròn nhiệm vụ, thì khí cơ bế tắc không thông, thủy thấp ứ đọng mà không bài tiết được. Đại khái có thể phân ra hai chứng hư và thực. Nếu phong thấp cảm ở ngoài, trường vị ngừng trệ thì phần nhiều là chứng thực. Như khí của tỳ, vị, thận hư yếu không làm được công năng vận hóa, tuyên tiết mà thành ra thì phần nhiều là hư chứng.
Chứng trạng: bắt đầu mí trên, mí dưới mắt hơi sưng lên, hình như con tằm nằm, dần dần thấy đầu, mặt, chân tay phù lên, rồi đến cả mình mẩy. Nặng lắm thì khí bứt rứt suyễn gấp, bìu dái sưng bóng, cũng có khi phù từ bụng ra chân tay.
a) Chứng thực: mặt phù, chân tay sưng, bụng to, rốn lồi, tiểu tiện sẻn ít, ngực bứt rứt, thở dốc, không nằm bằng phẳng được, thường thường phần nhiều phát ra bệnh cấp tính.
b) Chứng hư: phần nhiều ở mặt hoặc chân, khi phù khi xẹp, không khi nào sưng to khắp toàn thân, tiểu tiện hoặc lợi hoặc sẻn, đại tiện phần nhiều lỏng, thường thấy ở bệnh đã lâu.
Phép chữa:
a) Chứng thực: lấy những huyệt Thủy phân, Khí hải cứu bằng mồi ngải mỗi lần hơn 10 tráng. Hoặc lấy những huyệt Thiên lịch, Hợp cốc, Âm lăng truyền, Túc tam lý, Tam âm giao mà châm.
b) Chứng hư: lấy những huyệt Phế du, Tỳ du, Thận du, Bàng quang du, nếu thủy thũng xẹp dần dần, duy ống chân hoặc mu bàn chân không tiêu. Có thể dùng kim to số 26 châm những huyệt Tam âm giao, Túc lâm khấp. Sau khi châm rồi, lấy dầu bôi vào lỗ châm khiến cho nước toát ra. Nói chung ở những huyệt Thủy phân, Quan nguyên, Túc tam lý, Tam âm giao, phần nhiều dùng phép cứu.
22. Hoàng đản
Nguyên nhân: bởi tử thấp hoặc thực tích uất lại nung nấu mà thành ra. Đại khái không ngoài phạm vi của can, đảm, tỳ, vị.
Chứng trạng: dDa dẻ, mắt và tiểu tiện đều vàng, ngại lao động, ăn khó tiêu, ngực thường đau như bị đè, no bứt rứt, không biết đói. Như mạch sác, miệng khát, da dẻ vàng mà tươi sáng là dương chứng. Mạch trì, thích nằm, da dẻ vàng mà sẩm tối, là âm chứng.
Phép chữa: đương chứng lấy những huyệt Trung quản, Nội quan, Đởm du, Vị du, Túc tam lý. Những huyệt dự bị để dùng: Dương cương, Dương lăng tuyền, Lao cung, Kiến lý. Âm chứng lấy Can du, Tỳ du, Chí dương, Trung quản, Hợp cốc, Túc tam lý. Những huyệt dự bị để dùng: ý xá, Kiến lý, Công tôn. Nói chung dương chứng dùng phép châm, âm chứng sau khi châm lại cứu thêm.
23. Điên cuồng, động kinh
Nguyên nhân:
a) Chứng điên: phần nhiều bởi tình chí uất ức, dục vọng không được thoả mãn mà gây nên.
b) Chứng cuồng: bởi thất tình quá độ, làm cho đờm hỏa kết tụ che lấp tâm bào mà gây nên. Cũng có khi bởi bệnh nhiệt mà sinh ra.
c) Chứng động kinh: trừ những chứng thuộc về tiên thiên ra, phần nhiều bởi trong thời kỳ thơ ấu thường phát kinh quyết, đến nỗi tạng khí không bình thường, uất lại mà sinh đờm, sinh hỏa, bế tắc mọi đường kinh mà thành ra.
Chứng trạng:
a) Chứng điên: thấy trạng thái ngây dại, hoặc cười hoặc khóc như say rượu, như mơ mộng, nói năng lộn xộn, bệnh nặng thì không biết sạch hay bẩn, lâu năm không khỏi, tục gọi là văn si (ngơ ngẩn bi lẫn).
b) Chứng cuồng: cuồng táo bạo tợn, trèo lên cao mà hát, vất áo mà chạy, mắng chửi không từ kẻ thân người sơ, ngày đêm không yên, tục gọi là võ si, phát dại dữ dội.
c) Chứng động kinh: khi phát bệnh thốt nhiên ngã vật mê man, rồi thì co duỗi giật gân, mắt trông xiên, mửa nước bọt, lại có tiếng kêu đặc biệt khác thường (như dê, lợn kêu). Sau khi tỉnh rồi lại như người không bệnh, có khi phát liên tiếp, hoặc một tháng vài cơn, vài tháng một cơn không chừng, tục gọi là dương giản(1)
Phép chữa:
a) Chứng điên: lấy những huyệt Bách hội, Tâm du, Tỳ du, Nhân trung, Trung quản, Nội quan, Đại lăng, Thần môn, Thiếu thương, Túc tam lý, Phong long, ẩn bạch, nên dùng cả châm và cứu.
b) Chứng cuồng: lấy 13 quỹ huyệt theo Thiên kim phương: Nhân trung, Thiếu thương, ẩn bạch, Đại lăng, Thân mạch, Phong phủ, Giáp xa, Thừa tương, Lao cung, Thượng tinh, Hội âm, Khúc trì, Thiệt hạ phùng, dùng kim to số 26 làm phép tả, sau lưu kim, Nói chung không dùng phép cứu. Bệnh nhân sẽ thấy trở lại yên tĩnh, về nhà có thể ngủ yên. Sau 3, 4 bận thì có thể dần dần chuyển ra tốt. Những huyệt dự bị để dùng: châm những huyệt Cưu vĩ, Giản sử, Hậu khê, Tứ thần thông, có thể cứu cả huyệt Quỷ khốc.
c) Chứng động kinh: lấy những huyệt: Phong trì, Tâm du, Can du, Yêu kỳ, Cưu vĩ, Trung quản, Giản sử, Thần môn, Phong long, Giải khê lần lượt sử dụng, như bệnh phát ban ngày, thì thêm huyệt Thân mạch, phát ban đêm thì thêm huyệt Chiếu hải.
24. Nhức đầu
Nguyên nhân: nguyên nhân sinh ra chứng nhức đầu rất nhiều, bởi ngoại cảm gây ra, thì nên chủ chứng luận trị, ở đây không nói lại nữa. Thuộc về nội thương nên chia ra làm hai loại: hư, thực.
a) Chứng thực: phần nhiều bởi đờm, thức ăn ngưng trệ ở trong, tiêu hóa kém, hoặc uất ức, tức giận, khí nghịch mà gây nên.
b) Chứng hư: phần nhiều bởi khí huyết trong mình suy yếu, làm cho âm dương hư lệch mà gây nên.
Chứng trạng:
a) Chứng thực: nhức đầu bởi đờm, thức ăn ngưng trệ ở trong, phần nhiều thấy lợm giọng, nôn mửa đờm dãi, hoặc có những chứng ngực bụng trướng bứt rứt nuốt chua, ợ hăng, đại tiện bí. Bởi uất ức, tức giận, khí nghịch mà sinh ra nhức đầu, thì phần nhiều có uất ức, tức giận hoặc sườn nhâm nhẩm đau.
b) Chứng hư: nhức đầu bởi khí hư, thì có lúc đau nhức có lúc không, lao động quá càng nặng hơn, ngày thường biến nói chán ăn, mỏi mệt, hơi thở ngắn, mạch hư đại hoặc vô lực. Nếu là nhức đầu bởi huyết hư thì tuy không nhức lắm, nhưng suốt ngày nhâm nhẩm nhức, như có sợi găng nhỏ kéo giằng lên, thường cùng hiện ra với những chứng run sợ, hồi hộp.
Phép chữa: lấy những huyệt Bách hội, Đại chùy, Đầu duy, Phong trì, Thái dương, Hợp cốc, Liệt khuyết, Nội đình, Phục lưu. Chứng thực dùng phép châm, chứng hư dùng phép cứu. Như bởi đờm, thức ăn ngưng trệ ở trong mà gây nên thì lấy cả Tỳ du, Vị du, Trung quản, Thiên khu, Phong long; như vì uất ức, tức giận, khí nghịch mà gây nên thì lấy cả Can du, Đởm du, Dương lăng tuyền, Hiệp khê; khí hư cứu thêm Khí hải, Quan nguyên; huyết hư cứu cả Tâm du, Cách du.
(Phụ) Chia huyệt vị chủ trị ra từng bộ. Nhức ở trước đầu: lấy những huyệt Thượng tinh, Ấn đường, Đầu duy, Dương bạch, Toản trúc, Hợp cốc (đốc mạch vị kinh) làm chủ yếu.
Đau nhức ở sau đầu: lấy những huyệt Hậu đính, Phong trì, Đại trử, Côn lôn (đốc và bàng quang kinh) làm chủ yếu. Đau nhức ở đỉnh đầu: lấy Bách hội, Thông thiên, Côn lôn, Chí âm (đốc và bàng quang) làm chủ yếu. Đau nhức ở hai bên đầu: lấy Thái dương, Đầu duy, Suất cốc, Giác tôn, Liệt khuyết, Trung chữ, Hiệp khê (đởm và tam tiêu kinh) làm chủ yếu.
25. Can phong
Nguyên nhân: là can âm hư, mà can dương thịnh, đến nỗi phong ở nội tạng bốc lên quyấy rối mà đầu choáng mắt hoa, nhẹ thì mí mắt máy động, nặng thì kinh quyết thường vì buồn bực, tức giận mà phát ra, nay trình bày như dưới đây.
a) Choáng váng mắt hoa: đầu choáng váng, mắt tối sầm, trong ngực lờm lợm muốn mửa, thậm chí mắt không nhìn thấy.
b) Kinh quyết: thốt nhiên uốn ván, nghiến răng, chân tay lạnh toát, giật động, nhưng sau khi tỉnh không có chứng trạng, miệng mắt méo lệch; nếu thường thường phát ra phần nhiều là chứng động kinh.
c) Mí mắt máy động: khóe mắt thỉnh thoảng kéo giằng về một bên, mí mắt khi nhắm mở máy động thường lâu năm không khỏi rất là gay go.
Phép chữa:
a) Choáng váng mắt hoa: lấy những huyệt Bách hội, Phong trì, Trung quản, Túc tam lý, Can du, Hành gian.
b) Kinh quyết: châm những huyệt: Nhân trung, Đại chùy, Hợp cốc, Côn lôn, Hành gian. Nặng thì châm thêm 12 huyệt “Tỉnh”. Nếu khắp mình mẩy da thịt máy động, có thể châm Bách hội, Khúc trì, Dương lăng tuyền.
c) Mí mắt máy động, lấy những huyệt Quyền liêu, Giáp xa, Địa thương, Hợp cốc, dùng phép tả, sau lưu kim.
Nhận xét: người xưa theo trong thực tiễn không ngừng xem xét và nhận biết. Phàm những chứng thốt nhiên biến đổi lớn như gân mạch co giật, da thịt máy động, đầu choáng, mắt hoa, run đây đẩy, đều gọi tên là phong, và quy nạp vào loại bệnh thuộc can. Xét theo lý luận và tùy chứng luận trị, công hiệu rất tốt.
26. Đau dạ dày
Nguyên nhân: nguyên nhân thì khá nhiều, nhưng thường thấy nhiều là do sự tức giận, uất ức, ăn uống bừa bãi đồ sống lạnh mà gây nên.
Chứng trạng: vùng dạ dày đau, lợm giọng, nôn mửa, mạch phần nhiều trầm tế, hoặc huyền tế; thích xoa nắn là hư, không cho xoa nắn là thực.
Phép chữa: Lấy những huyệt Trung quản, Nội quan, Túc tam lý làm chủ yếu. Những huyệt Tỳ du, Vị du, Bất dung, Lương môn, Thượng cự hư, Hạ cự hư, Phong long, đều có thể chọn dùng. Đau thuộc thực dùng phép châm, đau thuộc hư sau khi châm lại cứu thêm. Nếu vốn có bệnh thổ huyết thì ở vùng dạ dày, không nên dùng phép châm.
27. Mai hạch khí (nghẹn hột me)
Nguyên nhân: tâm tình bị uất ức, khí trệ gây nên.
Chứng trạng: tTrong cuống họng thấy có vật vướng mắc, giống như hạt me (thực ra không có vật gì(. Nuốt không xuống, khạc không ra, ngực đầy tức, bứt rứt, khí không khoan khoái.
Phép chữa: lấy những huyệt Cách du, Thiên đột, Chiên trung, Giản sử, Hợp cốc, đều dùng phép châm. những huyệt dự bị để dùng: Thương dương, Thiếu dương, Túc tam lý đều dùng phép châm.
28. Đau sườn
Nguyên nhân: phần nhiều bởi can khí, đởm khí bị uất ức gây nên.
Chứng trạng: đau sườn, có lúc đau một bên, có lúc đau hai bên, miệng đắng, mạch huyền.
Phép chữa: lấy những huyệt Can du, Đởm du, Nhật nguyệt, Kỳ môn, Chương môn, Chi câu, Dương lăng tuyền.
29. Đau bụng
Nguyên nhân: bệnh này gồm những chứng tả, lỵ hoặc đau ruột (trường ung) gây ra, phần nhiều là cảm lạnh, thức ăn đình trệ và bụng có tích khối gây nên.
Chứng trạng: đại khái có thể chia làm hai loại: thực, hư.
a) Thực thống: đau có chỗ nhất định, bụng phình, không cho xoa nắn, ợ hăng, ngực bứt rứt, đại tiện bí kết, nặng thì hoặc mửa khan.
b) Hư thống: dddau không có chỗ nhất định, ngực và dạ dày không bứt rứt, không đầy, thích xoa nắn, chườm nóng thì dễ chịu, hơi cho ăn uống tức khắc thì dễ chịu, giảm nhẹ cơn đau.
Phép chữa: thực thì dùng phép châm, hư thì dùng phép cứu. Đau chung quanh rốn, lấy những huyệt Hạ quản, Thần khuyết, Thiên khu, Khí hải, Túc tam lý, Phong long; đau ở bụng dưới lấy Quan nguyên, Quy lai, Tam âm giao, Hành gian.
30. Đau lưng
Nguyên nhân: ngoài bởi hàn thấp xâm lấn, trong bởi thận khí không đủ.
Chứng trạng:
a) Lưng đau ê ẩm, bởi ngoại cảm, không thể cúi ngẩng xoay chuyển được, quá lắm thì đau ran cả đùi vế, mỗi khi gặp trời âm u thì đau nặng thêm, chỗ đau thường cảm thấy rét lạnh.
b) Lưng đau bởi thận hư, lâm râm đau mãi không thôi, lưng đùi ê ẩm, mềm yếu không có sức, tinh thần tiều tụy.
Phép chữa: lấy những huyệt Mệnh môn, Thận du, Yêu dương quan, Chí thất, Thượng liêu, Ủy trung, Thừa sơn, Côn lôn, Hoàn khiêu. Thận hư phần nhiều cứu cả du huyệt ở chỗ đau. Ngoại cảm phần nhiều châm các du huyệt theo kinh.
31. Tê thấp
Nguyên nhân: phần nhiều bởi lao động quá mạnh, thớ thịt sơ hở, cảm phải 3 khí phong, hàn, thấp xâm lấn vào trệ lại ở kinh lạc mà thành ra.
Chứng trạng: ê ẩm, nặng nề, ấn vào thì đau, hoặc tê dại, khớp xương co duỗi khó khăn. Phong khí mạnh thì phần nhiều chạy chỗ nọ chỗ kia, không nhất định. Hàn khí mạnh thì phần nhiều đau. Thấp khí mạnh thì phần nhiều ở nguyên một chỗ mà không xê dịch, thường phát ra ở những chỗ chân tay, lưng, xương sống, chỗ đau hay cảm thấy lạnh, được ấm áp thì dễ chịu, thường theo khí hậu biến hóa mà phát bệnh.
Phép chữa:
a) Hai tay: lấy những huyệt: Kiên tĩnh, Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hậu khê, Hợp cốc. Những huyệt dự bị để dùng: Đại chùy, Thiên tông, Vân môn, Thiên tỉnh, Túc tam lý, Trung chử.
b) Hai chân: lấy những huyệt Hoàn khiêu, Phong thị, Túc tam lý, Lương khâu, Tất nhãn, Huyền chung, Côn lôn. Những huyệt dự bị để dùng: Yêu dương quan, Thứ liêu, Ủy trung, Dương lăng tuyền, Giải khê, Hiệp khê.
c) Lưng, xương sống: lấy những huyệt Đại chùy, Thận du, Mệnh môn, Hoàn khiêu, Ủy trung, Côn lôn. Những huyệt dự bị để dùng: Phong trì, Thân trụ, Chí thất, Kinh môn, Yêu du.
Phép châm cứu: có thể lựa cứu thêm sau khi châm.
32. Chứng bại (Nuy)
Nguyên nhân: bệnh này phần nhiều bởi ngũ tạng có nhiệt đốt hao tân dịch hoặc bởi chứng tê lâu ngày, chuyển biến mà thành ra.
Chứng trạng: ở tay hoặc chân, thiên về bên tả hoặc bên hữu, mềm yếu mà không có sức, hoặc tê dại, hoặc hoàn toàn không cử động được, da thịt ngày càng gầy mòn như cỏ cây héo rũ.
Phép chữa:
a) Ở tay: lấy những huyệt Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc; Những huyệt dự bị để dùng: Kiên liêu, Thiên tỉnh, Thủ tam lý, Ngoại quan, Hậu khê.
b) Ở chân: lấy những huyệt Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Huyền chung. Những huyệt dự bị để dùng: Bát liêu, Phong thị, Túc tam lý.
Phép châm cứu: như thế bệnh nhiệt vẫn tồn tại, chỉ nên tả nhiệt, tạm không dùng phép cứu, nếu nhiệt đã trừ hết, thì nên bổ hư, dùng cả châm cứu.
33. Cước khí
Nguyên nhân: phần nhiều bởi khí thủy thấp xâm lấn vào ống chân mà gây nên.
Chứng trạng:
a) Thấp cước khí: chân thủng, ê ẩm, nặng nề, không có sức hoặc tê dại, mềm nhão, nặng thì phù thũng đến đầu gối.
b) Can cước khí: bởi thấp cước khí chuyển biến lại mà gây ra, chân mềm yếu không có sức, da thịt ngày càng gầy mòn, tê đau lạnh nhức, so với trước càng nặng hơn.
Phép chữa: lấy những huyệt Túc tam lý, Huyền chung, Tam âm giao, Côn lôn, Giải khê. Thương khâu. Những huyệt dự bị để dùng: Phong thị, Dương lăng tuyền, Hành gian.
Lời nhận xét: không cứ Can cước khí, hay Thấp cước khí, nếu chỗ mắc bệnh phát nóng, thì không thể dùng phép cứu. Nếu thốt nhiên có hiện ra chứng trạng: tâm rung động, hơi thở gấp, trong ngực đau, bứt rứt, chân tay lạnh, người nóng dữ thì gọi là “cước khí xung tâm” cần phải dùng cả phép chữa bằng thuốc.
B. bệnh Phụ khoa
1. Kinh bế
Nguyên nhân: bệnh này có khi bởi mất huyết, hoạt động tình dục nhiều, đẻ nhiều, ốm lâu, làm cho huyết mạch khô cạn, cũng có khi bởi lo nghĩ, tức giận làm cho huyết mạch ứ trệ không thông mà thành ra.
Chứng trạng:
a) Huyết khô kinh bế: phần nhiều có chứng trạng tiêu hóa kém, như ăn được ít, đại tiện lỏng, sắc mặt và môi không tươi nhuận, kinh huyết cứ dần dần giảm ít, rồi sau cũng đến bế tắc, rêu lưỡi thường trắng nhợt, mạch thường tế sáp.
b) Huyết trệ kinh bế: thường có hỏa ở trong, ngũ tâm phiền nhiệt, bụng có hòn cục, đại tiện táo kết, da dẻ bong vẩy, quầng mắt thâm, miệng khô thích uống nước, chất lưỡi thường hồng mà rêu lưỡi vàng, mạch thường tế sác.
Phép chữa:
a) Huyết khô kinh bế: lấy việc giúp tiêu hóa, bổ can thận làm mục đích, thì châm huyệt Tỳ du, Vị du, Trung quản, Khí hải, Túc tam lý. Những huyệt dự bị để dùng: Cao hoang, Can du, Vị du, Quan nguyên, Tam âm giao.
b) Huyết trệ kinh bế: làm bớt phiền nhiệt, giải uất kết là mục đích thông kinh thì châm huyệt Đại tràng du, Quan nguyên, Khúc trì, Hợp cốc, Tam âm giao, Huyết hải, Hành gian. Những huyệt dự bị để dùng: Thận du, Bát liêu, Chi câu, Giản sử, Khúc tuyền, Trung phong, Đại đôn.
2. Hành kinh đau bụng
Nguyên nhân: bởi lo nghĩ tức giận, hoặc bị cảm khí hàn, ăn uống đồ lạnh làm cho uất kết, kinh không hành mà sinh đau.
Chứng trạng: đại để có thể chia làm hai loại: thực, hư.
a) Đau thuộc thực: mỗi khi trước kỳ hành kinh, bắt đầu bụng dưới thấy đau, sợ xoa nắn, màu kinh bầm, có cả máu cục.
b) Đau thuộc hư: mỗi khi sau kỳ hành kinh qua rồi, bụng dưới đau, thích xoa nắn, huyết ít, sắc nhợt.
Phép chữa:
a) Đau thuộc thực: lấy những huyệt Khí hải, Hợp cốc, Tam âm giao. Những huyệt dự bị để dùng: Thận du, Khúc trì, Giản sử, Huyết hải, Địa cơ, Thủy tuyền, phần nhiều dùng phép châm.
b) Đau thuộc hư: lấy những huyệt Thận du, Quan nguyên, Túc Tam lý, Tam âm giao. Những huyệt dự bị để dùng: Tỳ du, Mệnh môn, Trung quản, Khí hải, Quy lai, Huyết hải, phần nhiều dùng phép cứu.
3. Băng huyết lậu huyệt
Nguyên nhân: chủ yếu vì mạch Xung, mạch Nhâm không giữ được và can tỳ mất chức trách tàng huyết, thống huyết mà gây nên.
Chứng trạng: kinh nguyệt tự nhiên ra dữ dội là băng huyết Kinh nguyệt đầm đìa là lậu huyết. Tuy nhiên chia ra hoãn cấp những điều nguy hiểm là mất huyết cả.
Phép chữa: lấy những huyệt Cách du, Can du, Thận du, Quan nguyên, Huyết hải, Tam âm giao, Đại đôn, ẩn bạch. Những huyệt dự bị để dùng: Chí thất, Tỳ du, Bát liêu, Túc tam lý, Trung phong.
4. Đới hạ:
Nguyên nhân: bởi Tỳ thận khí hư hãm xuống, hoặc thấp nhiệt dồn xuống mà thành ra.
Chứng trạng: ngoài những kỳ hành kinh, thường thường từ trong âm đạo thấm ra chất dịch đặc và dính, liên miên không dứt, bởi tỳ hư thấp nhiệt chảy xuống thì sắc hoặc đỏ hoặc vàng mà tanh hôi. Bởi khí hư hãm xuống hoặc kiêm có thấp nhiệt thì sắc trắng mà tanh hôi, chất dịch hơi loãng hơn.
Phép chữa: lấy những huyệt Thận du, Quan nguyên, Trung cực, Âm lăng tuyền, Tam âm giao. Những huyệt dự bị để dùng: Tỳ du, Đơí mạch, Túc tam lý, Trung đô, Hành gian.
5. Sa dạ con
Nguyên nhân bệnh: bởi tỳ thận khí hư hạ hãm, lúc đẻ rặn quá nhiều, dùng sức lao động mạnh quá, làm cho bào lạc bị tổn thương mà gây nên.
Chứng trạng: đàn bà, con gái có vật trong âm hộ lòi ra giống như cái ngọc hành, hoặc như trứng ngỗng, sắc hồng nhạt, nét mặt vàng bủng, tinh thần uất ức, bệnh tình có khi lâu hơn hai, ba mươi năm không khỏi.
Phép chữa: lấy những huyệt: Khí hải, Quan nguyên, Đại hách, Quy lai, Khúc tuyền, Tam âm giao, Trung cực, Chiếu hải, Hành gian, Thái xung mà châm. Có thể cách một ngày châm một lần, mỗi lần lấy từ 3 đến 5 huyệt, dùng thủ pháp kích thích mạnh, lưu kim từ 20 đến 30 phút, hoặc dùng mồi ngải mà cứu các huyệt Trung cực, Quan nguyên.
6. Đẻ chậm
Nguyên nhân bệnh: bởi mới đẻ lần đầu, chưa có kinh nghiệm, lên giường cử quá sớm mà gây nên.
Chứng trạng: nước ối đã vỡ, ngang lưng ê ẩm, bụng đau nhưng chưa đau dồn, thai nhi chầm chậm không xuống, sản phụ sắc mặt, sắc lưỡi bình thường.
Phép chữa: lấy những huyệt Hợp cốc, Tam âm giao, Thái xung; cứu huyệt Chí âm.
7. Sót nhau
Nguyên nhân bệnh: lúc đẻ sức yếu, mỏi mệt, không thể rặn ra được.
Chứng trạng: nhau không xuống, bụng dưới đau, huyết hôi không ra nhiều.
Phép chữa: lấy những huyệt Kiên tỉnh, Trung cực, Hợp cốc, Tam âm giao, Độc âm.
8. Sản hậu xây xẩm
Nguyên nhân bệnh: Sản hậu khí huyết thốt nhiên hư quá, tâm không có gì nuôi, huyết không về kinh, tinh thần vượt ra ngoài mà gây nên.
Chứng trạng: sau khi đẻ xong, bỗng nhiên đầu choáng váng, mắt hoa, trọng tâm không tự chủ được, sắc mặt xanh bợt, mồ hôi lạnh đầm đìa, chân tay lạnh toát, mê mẫn không biết gì.
Phép chữa: châm cứu huyệt Ấn đường, châm huyệt Thủy câu, cứu huyệt Túc tam lý. Những huyệt dự bị để dùng: Chí câu, Tam âm giao.
9. Sữa ít
Nguyên nhân bệnh: ngày thường vốn hư yếu, hoặc ra mất huyết nhiều quá, cũng có khi bởi tình chí mất điều hòa mà gây nên.
Chứng trạng: sản hậu sữa không đủ.
Phép chữa: lấy những huyệt Chiên trung, Thiếu trạch, Nhũ căn, Can du.
C. Bệnh nhi khoa
1. Trẻ con phát sốt
Nguyên nhân bệnh: Lấy ngoại cảm làm chủ yếu, thứ đến thực tích, cũng có khi bởi kinh hãi mà gây nên. Ở đây chỉ nói về các chứng phát sốt.
Chứng trạng: phát sốt hoặc có hiện tượng phiền táo không yên, nhưng ăn uống, đại tiện, tiểu tiện đều không biến đổi nhiều.
Phép chữa: lấy những huyệt Đại chùy, Khúc trì, Hợp cốc, Thiếu dương, Thương dương đều dùng phép châm.
2. Cấp kinh phong
Nguyên nhân bệnh: trẻ con thể chất yếu đuối, ngoài bị cảm phong hàn, trong kèm có đờm trệ, tích lại mà hóa nhiệt, nhiệt cực độ sinh ra phong. Nhiệt vào tâm thì thành ra kinh can, sinh phong mà thành giật.
Chứng trạng: nóng dữ dội, miệng mím, uốn ván, mắt trông ngược, thần chí hôn mê, co giật, sắc mặt xanh tía.
Phép chữa: lấy những huyệt Thủy câu, Đại chùy, Thập tuyên, Hợp cốc, Dũng tuyền, Hành gian mà châm. Những huyệt dự bị để dùng: Khúc trì, Ủy trung, Thái xung đều dùng phép châm.
3. Mạn kinh phong
Nguyên nhân bệnh: bệnh này phần nhiều hiện ra sau khi đi lỵ lâu, sốt rét lâu, thổ tả hoặc phong hàn, ăn uống tích trệ, dai dẳng lâu ngày mà thành ra.
Chứng trạng: thần chí hôn mê, hơi thở ngắn, ngủ li bì, mắt mở trao tráo, hư hàn sốt cơn, trong họng nhiều đờm, sắc mặt trắng bợt, chân tay mát lạnh, luôn luôn co giật, tiểu tiện trong, đại tiện lỏng hoặc đi sống phân, mạch hư yếu, rêu lưỡi trắng bợt.
Phép chữa: châm cứu huyệt Đại chùy, cứu những huyệt Tỳ du, Thiên khu, Quan nguyên, Túc tam lý. Những huyệt dự bị để dùng: Bách hội, Can du, Vị du, Khí hải đều dùng phép cứu.
4. Tề phong (uốn ván rốn)
Nguyên nhân bệnh: trẻ con mới đẻ khi cắt rốn bị khí phong, hàn, thủy thấp xâm phạm vào hoặc vật dơ bẩn lọt vào trong huyết mà thành ra.
Chứng trạng: bắt đầu hay hắt hơi, khóe mắt, chóp mũi sắc vàng, mút vú không mạnh, rồi thì bụng trướng, hàm răng co cứng, uốn ván, phần nhiều hiện ra sau khi sinh từ 4 đến 7 ngày, cho nên gọi là Thất triêu phong.
Phép chữa: châm cứu những huyệt Nhiên cốc, Chiếu hải, cứu chung quanh rốn và trên gân xanh ở rốn, miệng mím thì châm thêm Giáp xa, Địa thương, Hợp cốc.
5. Bệnh cam
Nguyên nhân bệnh: chứng này phần nhiều bởi ăn uống không điều độ, ăn bừa bãi những đồ béo ngọt, hoặc kèm có giun sán, tỳ vị bị tổn thương mà sinh ra.
Chứng trạng: mình gầy, da dẻ bong vẩy như củi khô, bụng trướng to, lông tóc cằn cỗi hay rụng, không thích ăn, đại tiện thối khẳm lạ thường, tiểu tiện vẩn đục, nóng cơn không ra mồ hôi, lúc khóc không có nước mắt, nước mũi, rêu lưỡi lỗ chỗ như hoa, chất lưỡi tươi, đầu lưỡi đỏ sẫm, mạch huyền tế mà sác.
Phép chữa: lấy những huyệt Tỳ du, Tam tiêu du, Hợp cốc, Túc tam lý, Tứ phùng.
Trừ huyệt Tứ phùng dùng kim tam lăng chích cho chảy nước vàng ra, các huyệt khác đều dùng phép thích nóng, lại dùng thuốc kiện tỳ sát trùng để chữa phụ vào.
D. Bệnh ngoại khoa
1. Bệnh uốn ván (phá thương phong)
Nguyên nhân bệnh: bệnh này bởi bên ngoài bị thương, da thịt rách, đứt, phong tà xâm phạm vào kinh lạc mà phát ra.
Chứng trạng: bị thương trong một thời gian ngắn, thường thường không có chứng trạng toàn thân, khi sưng đau đã vỡ, vết thương dần dần lành miệng, mới phát ra chứng hàm răng nghiến chặt, kế đến chân tay co giật, uốn ván hết cơn nọ đến cơn kia, tinh thần mỏi mệt, nói khó ra tiếng.
Phép chữa: lấy những huyệt Bách hội, á môn, Phong phủ, Đại chùy, Hạ quan, Giáp xa, Thừa sơn, Hợp cốc, Hành gian. Những huyệt dự bị để dùng: phàm các du huyệt của kinh đốc mạch và các huyệt Khúc trì, Dương lăng tuyền đều có thể thay đổi sử dụng. Phép châm cứu đều lấy kim to thích mạnh, thời gian lưu kim lâu nhất có thể từ 24 đến 48 giờ.
2. Mụn đầu đanh
Nguyên nhân bệnh: chứng này phần nhiều bởi ăn bừa bãi những thức ăn béo bổ, nhiệt độc tích tụ hoặc cảm phải khí trái thời tiết đến nỗi khí huyết ngừng đọng mà thành ra.
Chứng trạng: bệnh này phần nhiều sinh ra ở đầu, mặt, chân tay, mới mọc như hạt thóc, hình nhỏ chân sâu giống như cái đinh, trước ngứa tê, rồi nhức lắm, kèm cả sợ rét phát sốt. Nếu phát hiện ra những chứng phiền táo nôn mửa, đầu choáng váng, thậm chí mê loạn, thì gọi tên là tẩu hoàng(1) cũng khá nguy hiểm.
Phép chữa: lấy huyệt Linh đài thích cho ra máu làm chủ yếu, còn các huyệt khác thì lấy theo kinh như mọc ở vùng mặt lấy huyệt Hợp cốc, mọc ở vùng lưng lấy huyệt Ủy trung, mọc ở chân tay, chỗ đau có một tia như sợi chỉ hồng, đi rất nhanh về khuỷu tay, đầu gối gọi là Hồng tỵ đinh, nếu không cấp cứu thì cũng nguy hiểm, có thể theo từ đuôi đến đầu dây đỏ ấy mà châm cho tiết hết máu độc, công hiệu chóng.
3. Nhũ ung (nhọt ở vú)
Nguyên nhân bệnh: phần nhiều bởi nhiệt độc ứ đọng ở vị kinh, cũng có khi bởi dòng sữa bế tắc mà gây ra.
Chứng trạng: đỏ sưng bầu vú, nóng bừng đau nhức, lại có những hiện tượng nóng rét phiền khát.
Phép chữa: trước khí chưa mưng mủ, chữa bằng châm cứu, công hiệu rất tốt, lấy những huyệt Kiên tỉnh, Phong môn, Xích trạch, Túc tam lý. Những huyệt dự bị để dùng: Hành gian, Túc lâm khấp, Ngư tế, Hạ cự hư.
4. Tràng nhạc
Nguyên nhân bệnh: tức bực, uất giận, kèm có độc của đờm, thấp, phong, nhiệt đọng lại ở huyết mạch mà không đi, đến nỗi gân căng mà sinh ra tràng nhạc.
Chứng trạng: tràng nhạc phần nhiều sinh ở khoảng trước, sau tai và cổ gáy, hình như hạt đậu, một hoặc ba, năm chẳng hạn, ấn vào có thể chuyển động được thì dễ chữa, như đẩy không chuyển được thì phép châm cứu không chữa nổi.
Phép chữa: Bách lao (cứu), Kiên tỉnh, ế phong, Thiên tỉnh đều dùng phép châm. Những huyệt dự bị để dùng: Khúc trì, Trửu tiêm, Thái xung, Khâu khư, Túc lâm khấp đều dùng phép châm.
5. Thấp chẩn
Nguyên nhân bệnh: da dẻ không sạch sẽ, thấp nhiệt ứ đọng ở da thịt mà sinh ra.
Chứng trạng: đa mọc mụn nhỏ, thường cảm thấy rất ngứa, gãi sượt da, nhơm nhớp nước vàng.
Phép chữa: lấy Khúc trì, Huyết hải, Ủy trung. Những huyệt dự bị để dùng: Cách du, Can du, Đại lăng đều dùng phép châm.
6. Bong gân
Nguyên nhân bệnh: bệnh này phần nhiều sinh ra trong lúc vận động mạnh hoặc trong lúc lao động chân tay, như mang nặng, trượt ngã, nhảy cao, làm sái và tổn thương gân mạch, khiến cho khí huyết ngừng trệ mà gây nên.
Chứng trạng: phần nhiều phát sinh ở chỗ khớp xương, thường cảm thấy đau như bị đè ê ẩm, hoặc sưng tấy xanh tím, đến không vận động được.
Phép chữa: căn cứ vào bộ vị chỗ đau mà lấy huyệt.
a) Khớp cổ tay: Dương trì, Dương khê, Hợp cốc, Dương cốc, Ngoại quan.
b) Khớp khuỷu tay: Khúc trì, Khúc trạch, Tiểu hải, Thiên tỉnh.
c) Khớp đầu gối: Độc ty, Lương khâu, Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền.
d) Khớp mắt cá chân: Thương khâu, Giải khê, Khâu khư, Côn lôn, Thân mạch, Thái khê.
7. Sái cổ
Nguyên nhân bệnh: lúc nằm ngủ, thân thể không bình thường, bị phong hàn xâm phạm đến nỗi gân mạch không được khoan khoái.
Chứng trạng: sau khi ngủ dậy, cổ gáy cứng đờ, đau đớn, cử động khó khăn.
Phép chữa: Không thể cúi xuống đằng trước, ngửa ra đằng sau được thì lấy những huyệt Đại trữ, Kinh cốt. Những huyệt dự bị để dùng: Phong phủ, Thiên trụ, Đại chùy, Côn lôn; không thể ngẩng sang bên phải, bên trái được thì lấy những huyệt Kiên ngoại du, Hậu khê. Những huyệt dự bị để dùng: Phong trì, Kiên tỉnh, Thiên tỉnh.
8. Chai chân
Nguyên nhân bệnh: vì bị sức ép bên ngoài, hoặc đi giày chật quá, cọ sát vào da dần dần phát sinh ra.
Chứng trạng: thường đều thấy ở gót chân và ngón chân, da lồi lên rắn chắc, hình tròn như mắt gà, chân rễ khá sâu, chạm thì đau đớn, bệnh nhân vì thế mà không đi giày được.
Phép chữa: dùng dao con gọt hết da rắn ở phía ngoài chỗ đau, lấy mồi ngải mà cứu, làm như thế 4, 5 lần thì có thể khô quắt mà rụng đi.
Đ- Bệnh ngũ quan
1. Tai ù tai điếc (Phụ: câm, điếc)
Nguyyên nhân bệnh: nguyên nhân của bệnh này là vì khí bế, can đờm hỏa, đưa đờm xốc lên; thận hư, phong dương quấy rối ở trong đều có thể gây nên.
Chứng trạng:
a) Tai ù: là trong tai có tiếng vo vo, lúc kêu lúc không. Nhấn tay vào thấy tiếng kêu khẽ mà giảm bớt đi là thuộc hư, không giảm là thuộc thực.
b) Tai điếc: là không nghe thấy gì, hoặc sức nghe giảm kém, bệnh thốt nhiên phát ra, phần nhiều thuộc thực; cũng có khi dần dần mới thành bệnh thì phần nhiều thuộc hư.
Phép chữa: chứng thực thì lấy những huyệt Thính hội, ế phong, Trung chữ, Hiệp khê, phần nhiều dùng phép châm. Những huyệt dự bị để dùng: Tiisnh cung, Nhĩ môn, Ngoại quan, Hợp cốc, Túc lâm khấp. Như thuộc về chứng hư, dùng cả châm và cứu, lại lấy Thận du, Túc tam lý làm chủ yếu.
(Phụ): Câm điếc
Nguyên nhân bệnh: trừ bệnh thuộc về tiên thiên ra, phần nhiều bởi bệnh nhiệt và bệnh thối tai gây nên.
Chứng trạng: không nghe thấy, không nói được.
Phép chữa: chữa điếc thì cũng như phép trên chữa câm thì lấy những huyệt á môn, Liêm tuyền, Phong phủ, Thiên đột, Thông lý, Quan xung, sử dụng lần lượt mỗi lần lưu kim từ 10 đến 30 phút, cứ cách một ngày châm một lần, lấy 10 lần làm một đợt, sau nghỉ 10 hôm lại làm đợt thứ hai.
Nhận xét: phàm chữa bệnh câm điếc, trước hết nên chữa điếc, lấy ế phong, Thính hội làm chủ yếu; chờ đến khi sức nghe dần dần hồi phục, thì bảo bệnh nhân tập nói; trước hết bắt đầu nói tiếng ba, má, rồi sau từ dễ đến khó; lại dặn dò người nhà bệnh nhân chịu khó dẫn bảo. Như bệnh thuộc về tiên thiên, hoặc màng nhỉ thủng, hay dày quá, chữa đến hơn 20 lần vẫn không thấy công hiệu thì thường khó khỏi.
2. Đau mắt
Nguyên nhân bệnh: đại khái vì phong gây tổn thương, hỏa uất, huyết hư, khí yếu gây nên.
Chứng trạng:
a) Mắt đau sưng: đỏ, sợ ánh sáng, ghèn che kín khó mở mắt, hoặc sinh ra mây màng, nước mắt ràn rụa.
b) Ra gió chảy nước mắt: mắt không sưng đau, ra gió tức khắ chảy nước mắt.
c) Hoa mắt: mắt không có hiện tượng gì khác thường nhưng nhìn không rõ.
d) Quáng gà: ban ngày trông vật như thường, đến tối chỉ nhìn thấy lờ mờ, nặng hơn thì không thấy gì cả.
Phép chữa:
a) Mắt sưng đau: Châm huyệt Tinh monh, lể huyệt Thái dương cho ra máu; châm huyệt Hợp cốc và Khúc trì, lễ huyệt Thượng tinh cho ra máu.
b) Ra gió chảy nước mắt: châm các huyệt Phong trì, Tinh minh, Đầu duy; châm và cứu cá huyệt Can du, Túc lâm khấp.
c) Hoa mắt: châm các huyệt Phong trì, Tình minh, Toản trúc, Dưỡng lão, cứu các huyệt Can du, Túc tam lý.
d) Quáng gà: châm những huyệt Tinh minh, Can du, Hợp cốc, Túc tam lý, Quang minh, Hành gian. Trẻ con quáng gà cứu huyệt Phương nhãn.
3. Bệnh mũi
Nguyên nhân bệnh:
a) Ngạt mũi: vì phong hàn xâm phạm vào.
b) Chảy máu cam: huyết nhiệt đi càn mà thành ra.
c) Sổ mũi: là đờm thấp nhiệt, đọng lại ở trong, mà đưa nóng lên óc.
d) Đỏ mũi: là do tửu thấp tích nhiệt mà thành ra.
Chứng trạng:
a) Ngạt mũi: thở khó khăn, mũi ngạt, ra nhiều nước mũi, khướu giác kém sút.
b) Chảy máu cam: lỗ mũi chảy máu, quá lắm thì máu trào ra không ngừng.
c) Sổ mũi: trong mũi thường chảy ra nước mũi hôi hám, ngửi không biết mùi thơm hay thối, đầu và trán thường đau
.
d) Đỏ mũi: mũi đỏ như mào gà hoặc như gan heo.
Phép chữa:
a) Ngạt mũi: châm và cứu huyệt Thông thiên, châm những huyệt Nghinh hương, Hòa liêu, Hợp cốc.
b) Chảy máu cam: cứu huyệt Tín hội; châm những huyệt Thượng tinh, Nghinh hương, Hợp cốc, Thiếu thương, Nội đình.
c) Sổ mũi: châm những huyệt Thông thiên, Phong trì, Nghinh hương, Hợp cốc, Thái xung.
d) Đỏ mũi: châm những huyệt Tố liêu, Nghinh hương; (lể nông huyệt A thị cho ra máu). Cấm dùng phép cứu.
4. Đau răng
Nguyên nhân bệnh: chứng này trừ sâu răng ra, phần nhiều bởi nhiệt của Dương minh, hoặc phong hàn xâm phạm mà gây ra.
Chứng trạng:
a) Răng sâu: răng có lỗ thủng, thường thấy đau nhức.
b) Răng đau: chân răng đau nhức, nếu rêu lưỡi vàng, mồm hôi không thích uống nước nóng, phần nhiều thuộc nhiệt thịnh ở Dương minh. Trái lại lưỡi không có rêu, miệng không hôi, phần nhiều thuộc âm hư, dương lấn lên.
Phép chữa: lấy những huyệt Hạ quan, Giáp xa, Hợp cốc, Thiên lịch, Nội đình (nói chung răng sâu chỉ có thể tạm thời chữa được khỏi đau thôi). Còn bệnh bởi âm hư dương lấn lên có thể lấy thêm những huyệt Thái khuê, Hành gian.
5. Bệnh yết hầu
Nguyên nhân bệnh: bởi vì ăn những thức ăn ngon lành, béo bổ, tích nhiệt ở phế vị, lại cảm phải phong tà, đến nỗi khí huyết ngưng đọng mà sinh ra.
Chứng trạng:
a) Hầu phong: bắt đầu sợ rét phát sốt, yết hầu sưng đỏ, đau nhói; nặng hơn thì sưng lên và tắc lại, nước uống vào không nuốt xuống được, đờm dãi ứ đọng, thở khó khăn.
b) Hầu nga: mọc ở bên yết hầu, giống như con ngài tằm, sưng đỏ đau nhức.
c) Hầu thống: khoản yết hầu hơi sưng đỏ, đau nhức, thường hiện ra sau khi bị thương phong.
Phép chữa:
a) Hầu phong: châm những huyệt Phong phủ, Thiên đột, Hợp cốc; thích những huyệt Xích trạch, Thiếu thương cho ra máu. Những huyệt dự bị để dùng; thích những huyệt Ngoại quan, Phong long, Thương dương, Quan xung cho ra máu.
b) Hầu nga: châm những huyệt Hợp cốc, Dịch môn, Ngư tế, Thiếu thương.
c) Hầu thống: châm những huyệt Hợp cốc, Chiếu hải, Túc tam lý, Nội đình.
6. Cấm khẩu
Nguyên nhân bệnh: phần nhiều là kiêm chứng của những bệnh khác.
Chứng trạng: hàm răng co cứng, miệng mím chặt không mở.
Phép chữa: lấy những huyệt Giáp xa, Hợp cốc, Nội đình, Những huyệt dự bị để dùng: ế phong, Hạ quan, Thương dương, Quan xung, Giải khê.
Bệnh này có chứng trạng nóng và sưng chỉ nên châm thích, không nên cứu chườm. Như không có chứng trạng nóng và sưng thì có thể làm cả châm và cứu tại chỗ.
Bài viết này có 0 bình luận