Mơ lông
Paederia foetida Linn.
Họ: Cà phê (Rubiaceae).
Tên khác: Cây lá mơ, dắm chó, co tốt ma (Thái).
Mô tả:
Thân: dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm.
Lá: lá mỏng, mọc đối, nếu mặt dưới lá màu tím đỏ thì gọi là mơ tam thể.
Hoa: hoa màu trắng điểm tím nhạt, mọc thành xim ở kẽ lá.
Quả: quả dẹt, nhẵn bóng, toàn cây có lông mềm và có mùi khó ngửi.
Nơi mọc: cây mọc hoang khắp nơi, ở bờ bụi, hàng rào, còn được trồng ở các vườn thuốc, trồng bằng dây vào mùa xuân và mùa thu.
Mùa hoa quả: tháng 7-9.
Bộ phận dùng: lá thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân.
Công dụng: chữa lỵ.
Liều dùng: mỗi ngày 20-30 g lá tươi, thái nhỏ, trộn với lòng đỏ trứng gà, bọc lá chuối đem hấp, nướng hoặc rán khô (không dùng mỡ), ăn làm 2 lần. Dùng 2-3 ngày.
Mức hoa trắng
Holarrhena antidysenterica Wall.
Họ: Trúc đào (Apocynaceae).
Tên khác: Mức lông, thừng mực lá to, sừng trâu, mộc vài (Thổ).
Mô tả:
Thân: cây to, có thể cao 12-15 m, cành già màu nâu nhạt, có nốt sần, cành non có lông tơ.
Lá: lá to gần như không cuống, mọc đối.
Hoa: hoa trắng mọc thành xim ngù ở kẽ lá hoặc ngọn cành.
Quả: quả là hai đại, cong, màu nâu, hạt có chùm lông, toàn cây có nhựa mủ.
Nơi mọc: cây mọc hoang ở rừng núi, chỗ dãi nắng ven đường, ven rừng.
Mùa hoa quả: hoa: tháng 5, quả: tháng 8.
Bộ phận dùng: vỏ cây thu hái vào mùa xuân, hạt lấy ở quả chín, phơi khô.
Công dụng: chữa lỵ amíp.
Liều dùng: mỗi ngày uống 10 g (bột vỏ cây) hoặc 3-6 g (bột hạt).
Nhọ nồi
Eclipta prostrata Linn.
Họ: Cúc (Asteraceae).
Tên khác: Cỏ mực, hạn liên thảo, nhả cha chát (Thái).
Mô tả:
Thân: cây cỏ, cao 30-40 cm, thân có lông cứng, đôi khi có màu đỏ tía.
Lá: lá mọc đối, có lông ở cả hai mặt.
Hoa: hoa màu trắng mọc thành đầu ở kẽ lá hoặc ngọn cành.
Quả: quả bế, ba cạnh.
Nơi mọc: cây mọc hoang ở khắp nơi, chỗ ẩm mát.
Mùa hoa quả: tháng 2-5.
Bộ phận dùng: cả cây thu hái quanh năm, phơi khô.
Công dụng: chữa rong kinh, trĩ ra máu, băng huyết.
Liều dùng: mỗi ngày 6-12 g sắc uống.
4. Nhót
Elaeagnus latifolia L.
Họ: Nhót (Elaeagnaceae)
Tên khác: Hồ đồi tử.
Mô tả:
Cây: bụi, mọc dựa, phân nhiều nhánh.
Cành: vươn rất dài, không gai hoặc có gai do cành nhỏ biến đổi.
Lá: mọc so le, phiến dai, hình bầu dục, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm đen, mặt dưới trắng bc.
Hoa: màu vàng rơm, mọc riêng lẻ hoặc tụ họp.
Quả hạch: hình bầu dục, màu đỏ khi chín, mềm, mọng nước, vị chua.
Cành, lá, hoa, quả đều có lông trắng hình khiên óng ánh.
Nơi mọc: Cây trồng hoặc mọc hoang.
Mùa hoa quả: tháng 1-2, mùa quả: tháng 3-4.
Bộ phận dùng: Quả chín, lá.
Công dụng:
1. Lá: chữa lỵ trực khuẩn, tiêu chảy, hen suyễn.
2. Quả: dùng để ăn tươi hoặc nấu canh chua.
Liều dùng: Lá tươi 20-30g hoặc lá khô 6-12g thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Có thể dùng dưới dạng thuốc bột.
Cỏ sữa (Lá nhỏ)
Euphorbia thymifolia Linn.
Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tên khác: Thiên căn thảo, nhả mực nọi (Thái).
Mô tả:
Thân: cây cỏ, sống lâu năm, có nhựa mủ, thân và cành mảnh, màu đỏ tím, có lông rất nhỏ.
Lá: lá mọc đối, hình bầu dục.
Hoa: cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim ít hoa.
Quả: quả nang, có lông, hạt nhẵn có 4 góc.
Nơi mọc: cây mọc hoang khắp nơi ở các bãi cỏ, ven đường xe lửa, mép sân gạch ...
Mùa hoa quả: tháng 5-10.
Bộ phận dùng: cả cây thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô.
Công dụng: chữa lỵ, mụn nhọt, ít sữa.
Liều dùng: mỗi ngày 20-30 g có thể hơn, sắc uống, phối hợp với rau sam chữa lỵ rất tốt.
Cỏ sữa (lá to)
Euphorbia hirta Linn.
Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tên khác: Co nhả mực (Thái).
Mô tả:
Thân: cây cỏ, sống hằng năm hoặc sống dai, có nhựa mủ, thân màu đỏ nhạt, có lông.
Lá: lá mọc đối, mép khía răng, có lông mặt dưới.
Hoa: cụm hoa hình cầu, mọc ở kẽ lá, gồm nhiều hoa nhỏ.
Quả: quả nang màu trắng nhạt, hạt hình trứng hoặc hình 4 cạnh.
Nơi mọc: cây mọc hoang khắp nơi ở bãi cỏ, bờ đường, ven đồi.
Mùa hoa quả: tháng 5-10.
Bộ phận dùng: cả cây thu hái quanh năm, tốt nhất vào đầu mùa hạ, dùng tươi hoặc phơi khô.
Công dụng:
Chữa lỵ, ho, hen suyễn: cả cây khô sắc uống.
Chữa hắc lào: cả cây tươi giã bôi.
Liều dùng: mỗi ngày 20-30 g.
Bài viết này có 0 bình luận