Thiên I : THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN.
13/01/2014 09:39 - Đăng bởi: admin上古天真论篇第一
昔在黃帝,生而神靈,弱而能 言,幼而徇齊,長而敦敏,成而登天。迺問於天師曰:余聞上古之人,春秋皆度百歲,而動作不衰;今時之人,年半百而動作皆衰者,時世異耶,人將失之耶?歧伯 對曰:上古之人,其知道者,法於陰陽,和於術數,食飲有節,起居有常,不妄作勞,故能形與神俱,而盡終其天年,度百歲乃去。今時之人不然也,以酒為漿,以 妄為常,醉以入房,以欲竭其精,以耗散其真,不知持滿,不時御神,務快其心,逆於生樂,起居無節,故半百而衰也。
夫上古聖人之教下也,皆謂之虛邪賊風,避之有時,恬惔虛无,真氣從之,精神內守,病安從來。是以志 閑而少欲,心安而不懼,形勞而不倦,氣從以順,各從其欲,皆得所願。故美其食,任其服,樂其俗,高下不相慕,其民故曰朴。是以嗜欲不能勞其目,淫邪不能惑 其心,愚智賢不肖不懼於物,故合於道。所以能年皆度百歲,而動作不衰者,以其德全不危也。 帝曰:人年老而無子者,材力盡邪,將天數然也。歧伯曰:女子七歲,腎氣盛,齒更髮長;二七而天癸 至,任脈通,太衝脈盛,月事以時下,故有子;三七,腎氣平均,故真牙生而長極;四七,筋骨堅,髮長極,身體盛壯;五七,陽明脈衰,面始焦,髮始墮;六七, 三陽脈衰於上,面皆焦,髮始白;七七,任脈虛,太衝脈衰少,天癸竭,地道不通,故形壞而無子也。丈夫八歲,腎氣實,髮長齒更;二八,腎氣盛,天癸至,精氣 溢寫,陰陽和,故能有子;三八,腎氣平均,筋骨勁強,故真牙生而長極;四八,筋骨隆盛,肌肉滿壯;五八,腎氣衰,髮墮齒槁;六八,陽氣衰竭於上,面焦,髮 鬢頒白;七八,肝氣衰,筋不能動,天癸竭,精少,腎藏衰,形體皆極;八八,則齒髮去,腎者主水,受五藏六府之精而藏之,故五藏盛,乃能寫。今五藏皆衰,筋 骨解墮,天癸盡矣。故髮鬢白,身體重,行步不正,而無子耳。帝曰:有其年已老而有子者何也。歧伯曰:此其天壽過度,氣脈常通,而腎氣有餘也。此雖有子,男 不過盡八八,女不過盡七七,而天地之精氣皆竭矣。帝曰:夫道者年皆百數,能有子乎。歧伯曰:夫道者能卻老而全形,身年雖壽,能生子也。 黃帝曰:余聞上古有真人者,提挈天地,把握陰陽,呼吸精氣,獨立守神,肌肉若一,故能壽敝天地,无 有終時,此其道生。中古之時,有至人者,淳德全道,和於陰陽,調於四時,去世離俗,積精全神,游行天地之間,視聽八達之外,此蓋益其壽命而強者也,亦歸於 真人。其次有聖人者,處天地之和,從八風之理,適嗜欲於世俗之間,无恚嗔之心,行不欲離於世,被服章,舉不欲觀於俗,外不勞形於事,內无思想之患,以恬愉 為務,以自得為功,形體不敝,精神不散,亦可以百數。其次有賢人者,法則天地,象似日月,辯列星辰,逆從陰陽,分別四時,將從上古合同於道,亦可使益壽而 有極時。
THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN THIÊN ĐỆ NHẤT
thướng /thượng cổ thiên chân luận thiên đệ nhất tích tại hoàng /huỳnh đế , sanh /sinh nhi thần linh , nhược nhi năng ngôn , ấu nhi vi /vị tề , trường /trưởng nhi đôn mẫn , thành nhi đăng /đãng thiên . nãi vấn vu thiên sư nhật :dư văn thướng /thượng cổ chi nhân , xuân thu giai đạc /độ bá /bách tuế , nhi động tác bất suy ;kim thì /thời chi nhân , niên bán bá /bách nhi động tác giai suy giả , thì /thời thế di /dị da /gia ?nhân tương /tướng thất chi da /gia ?kì /kỳ bá đối nhật :thướng /thượng cổ chi nhân , kỳ tri đạo giả , pháp vu âm dương , hoà vu thuật /truật sác /số /sổ , thực /tự ẩm hữu /hựu tiết , khỉ /khởi cư hữu /hựu thường , bất vọng tác lao , cố năng hình dư /dữ thần câu /cụ , nhi tẫn /tẩn /tận chung kỳ thiên niên , đạc /độ bá /bách tuế nãi khứ . kim thì /thời chi nhân bất nhiên dã , dĩ tửu vi /vị tương , dĩ vọng vi /vị thường , tuý dĩ nhập phòng , dĩ dục kiệt kỳ tinh , dĩ hao tán /tản kỳ chân , bất tri trì mãn , bất thì /thời ngữ /ngự thần , vụ khoái kỳ tâm , nghịch vu sanh /sinh lạc /nhạc , khỉ /khởi cư mô /vô tiết , cố bán bá /bách nhi suy dã . phu /phù thướng /thượng cổ thánh nhân chi giao /giáo hạ dã , giai vị chi hư tà tặc phong , tị /tỵ chi hữu /hựu thì /thời , điềm điều /thốc /thúc hư mô /vô , chân khí thung /tòng /tùng chi , tinh thần nội thủ , bệnh an thung /tòng /tùng lai . thị dĩ chí xiển nhi thiếu /thiểu dục , tâm an nhi bất cụ , hình lao nhi bất quyền /quyển /quyện , khí thung /tòng /tùng dĩ thuận , các thung /tòng /tùng kỳ dục , giai đắc sở nguyện . cố mỹ kỳ thực /tự , nhâm /nhậm /nhiệm kỳ phục , lạc /nhạc kỳ tục , cao /cảo hạ bất tương /tướng mộ , kỳ dân cố nhật bộc /phác /phiêu . thị dĩ kì /kỳ /thị dục bất năng lao kỳ mục , dâm tà bất năng hoặc kỳ tâm , ngu trí hiền bất tiêu /tiếu bất cụ vu vật , cố các /cáp /hợp vu đạo , sở dĩ năng niên giai đạc /độ bá /bách tuế nhi động tác bất suy giả , dĩ kỳ đức thuyên /toàn bất nguy dã . đế nhật :nhân niên lão nhi mô /vô tử /tý giả , tài lực tẫn /tẩn /tận tà ?tương /tướng thiên sác /số /sổ nhiên dã ?kì /kỳ bá nhật :nhữ /nữ tử /tý thất tuế , thận khí thành /thịnh , xỉ canh /cánh phát trường /trưởng ;nhị thất nhi thiên quí /quý chí /điệt , nhâm /nhậm /nhiệm mạch thông , thái trùng /xung mạch thành /thịnh , ngoạt /nguyệt /nhục sự dĩ thì /thời hạ , cố hữu /hựu tử /tý ;tam thất thận khí bình quân , cố chân nha sanh /sinh nhi trường /trưởng cực ;tứ thất cân /trợ cốt kiên , phát trường /trưởng cực , thân thể thành /thịnh tráng ;ngũ thất dương minh mạch suy , diện /miên /miến thỉ /thuỷ hi /hy /tiêu , phát thỉ /thuỷ đoạ ;lục thất tam dương mạch suy vu thướng /thượng , diện /miên /miến giai hi /hy /tiêu , phát thỉ /thuỷ bạch ;thất thất nhâm /nhậm /nhiệm mạch hư , thái trùng /xung mạch suy thiếu /thiểu , thiên quí /quý kiệt , địa đạo bất thông , cố hình hoại nhi mô /vô tử /tý dã . trượng phu /phù bát /cửu /quĩ /quỹ tuế , thận khí thật /thực , phát trường /trưởng xỉ canh /cánh ;nhị bát /cửu /quĩ /quỹ thận khí thành /thịnh , thiên quí /quý chí /điệt , tinh khí dật tả /tích , âm dương hoà , cố năng hữu /hựu tử /tý ;tam bát /cửu /quĩ /quỹ thận khí bình quân , cân /trợ cốt kinh /kính cường /cưỡng , cố chân nha sanh /sinh nhi trường /trưởng cực ;tứ bát /cửu /quĩ /quỹ cân /trợ cốt long thành /thịnh , cơ nhục mãn tráng ;ngũ bát /cửu /quĩ /quỹ thận khí suy , phát đoạ xỉ cảo ;lục bát /cửu /quĩ /quỹ dương khí suy kiệt vu thướng /thượng , diện /miên /miến hi /hy /tiêu , phát mấn /tấn ban bạch ;thất bát /cửu /quĩ /quỹ can khí suy , cân /trợ bất năng động , thiên quí /quý kiệt , tinh thiếu /thiểu , thận tang /táng /tảng /tạng suy , hình thể giai cực ;bát /cửu /quĩ /quỹ bát /cửu /quĩ /quỹ tắc xỉ phát khứ . thận giả chủ thuỷ , thụ ngũ tàng /tạng lục phủ chi tinh nhi tàng /tạng chi , cố ngũ tàng /tạng thành /thịnh nãi năng ①tả /tích :nguyên tác “tả ”, cổ tả /tích , tả thông . dĩ hạ đồng . tả /tích ①. kim ngũ phạm giai suy , cân /trợ cốt giải đoạ , thiên quí /quý tẫn /tẩn /tận hĩ /hỹ , cố phát mấn /tấn bạch , thân thể trọng /trùng , hàng /hãng /hành bộ bất chánh /chính , nhi mô /vô tử /tý nhĩ .
đế viết :hữu /hựu kỳ niên dĩ lão nhi hữu /hựu tử /tý giả hà dã ?kì /kỳ bá viết :thử kỳ thiên thọ qua /quá đạc /độ , khí mạch thường thông , nhi thận khí hữu /hựu dư dã . thử tuy hữu /hựu tử /tý , nam bất qua /quá tẫn /tẩn /tận bát /cửu /quĩ /quỹ bát /cửu /quĩ /quỹ , nhữ /nữ bất qua /quá tẫn /tẩn /tận thất thất , nhi thiên địa chi tinh khí giai kiệt hĩ /hỹ . đế viết :phu /phù đạo giả , niên giai bá /bách sác /số /sổ , năng hữu /hựu tử /tý hồ ?kì /kỳ bá viết :phu /phù đạo giả , năng khước lão nhi thuyên /toàn hình , thân niên tuy thọ , năng sanh /sinh tử /tý dã .
hoàng /huỳnh đế viết :dư văn thướng /thượng cổ hữu /hựu chân nhân giả , đề chí /xiết thiên địa , bả ác âm dương , hô hấp tinh khí , độc lập thủ thần , cơ nhục nhược nhất , cố năng thọ tệ thiên địa , mô /vô hữu /hựu chung thì /thời , thử kỳ đạo sanh /sinh . trung /trúng cổ chi thì /thời , hữu /hựu chí /điệt nhân giả , thuần đức thuyên /toàn đạo , hoà vu âm dương , điều /điệu vu tứ thì /thời , khứ thế li /ly /nhữu /nhựu tục , tích tinh thuyên /toàn thần , du hàng /hãng /hành thiên địa chi dản /gian /nhàn , thị thính bát /cửu /quĩ /quỹ đạt chi ngoại , thử cái ích kỳ thọ mệnh nhi cường /cưỡng giả dã , diệc qui /quy vu chân nhân . kỳ thứ hữu /hựu thánh nhân giả , xứ /xử thiên địa chi hoà , thung /tòng /tùng nhân phong chi lí /lý , quát /thích kì /kỳ /thị dục vu thế tục chi dản /gian /nhàn , mô /vô ý điền chi tâm , hàng /hãng /hành bất dục li /ly /nhữu /nhựu vu thế , bị phục chương , cử bất dục quan /quán vu tục , ngoại bất lao hình vu sự , nội mô /vô tư tưởng chi hoạn , dĩ điềm thâu vi /vị vụ , dĩ tự đắc vi /vị công , hình thể bất tệ , tinh thần bất tán /tản , diệc khả /khắc dĩ bá /bách sác /số /sổ . kỳ thứ hữu /hựu hiền nhân giả , pháp tắc thiên địa , tượng tự nhật ngoạt /nguyệt /nhục , biên /biện liệt tinh thần /thìn , nghịch thung /tòng /tùng âm dương , phân /phận biệt /tệ tứ thì /thời , tương /tướng thung /tòng /tùng thướng /thượng cổ các /cáp /hợp đồng vu đạo , diệc khả /khắc sứ /sử ích thọ nhi hữu /hựu cực thì /thời .
Thiên một: THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN
Ngày xưa, Hoàng Đế khi sinh ra đã có tính thần linh, tuổi còn nhỏ đã biết nói, còn bé đã xử lý mọi việc nhanh nhẹn và chu đáo. Khi lớn lên, tính tình ông đôn hậu, minh mẫn. Khi thành nhân ông được lên ngôi vua [1]. Có lần ông hỏi Thiên Sư (Kỳ Bá) rằng: “Ta nghe rằng người thì thượng cổ tuổi tác có đến trăm tuổi mà động tác vẫn không suy yếu, người thì nay tuổi mới nửa trăm mà động tác đều suy yếu. Đó là vì thì thế khác nhau ư? Hay là con người sắp mất đi (sự hòa điệu Âm Dương)? [2]
- Kỳ Bá đáp:
“Người thì thượng cổ đều biết đạo dưỡng, họ bắt chước theo lẽ (biến hóa) của Âm Dương, hòa hợp được với thuật luyện tinh khí, Ăn uống có điều độ, thức ngủ theo lẽ thường, không lao động mệt nhọc 1 cách cẩu thả, do đó hình thể và thần khí của họ đầy đủ để có thể sống trọn tuổi trời, trăm tuổi mới chết [3]. Người thì nay thì không thế, họ lấy rượu làm thứ uống, lấy sự cẩu thả làm lẽ thường, say sưa rồi giao hợp, lấy sắc dục làm cho tinh khí bị hao kiệt, hao tổn đến chân khí, họ không biết giữ vững cái chén đầy, không theo đúng sự thay đổi khí tiết bốn mùa để bảo dưỡng tinh thần, họ chỉ muốn làm cho khoái cái tâm, làm nghịch lại cái vui chân thực, họ thức ngủ không điều độ, do đó mà tuổi mới nửa trăm thì đã suy yếu vậy [4]. Ôi! Thì thượng cổ, bậc thánh nhân dạy người dân dưới mình, (muốn cho họ) đều phải rõ về (tai hại) của hư tà, tặc phong, muốn cho họ tùy theo thì tiết mà tránh tà khí, phải giữ lòng điềm đạm, hư vô, phải sống đúng với chân khí mình [5]. Tinh thần có giữ được bên trong thì bệnh làm sao có thể đến được? [6] Được vậy thì chí sẽ nhàn mà ít ham muốn, tâm được an mà không sợ sệt, hình thể nhọc nhằn mà không mệt mỏi [7]. Khí được theo với lẽ thuận, mọi việc theo đúng ý muốn của mình và đều được toại nguyện [8]. Nhờ vậy mọi người được ăn ngon, mặc theo ý muốn, vui với tập tục nơi mình sống [9]. Kẻ ở vùng cao hay thấp không ham muốn cái gì ngoài nơi của mình ở [10]. Nhờ vậy, ta gọi người dân này là “phúc” [11]. Nhờ vậy, sự ham muốn không làm mắt bị mệt, điều dâm tà không làm Tâm bị mê hoặc [12]. Tất cả kẻ ngu, bậc trí, bậc hiền, người đúng đắn không bị ngoại vật làm cho kinh sợ [13]. Cho nên, ta gọi đó là hợp với Đạo [14].
Lý do tại sao những người này có thể sống đến trăm tuổi mà động tác không suy yếu, đó là nhờ họ đã giữ được cái Đức của mình toàn vẹn, nên không bị nguy (tính mạng ) (15).
- Hoàng Đế hỏi:
“Con người khi tuổi già không thể có con, đó là do tinh lực đã tận ư? Hay là do Thiên số khiến như vậy?” [16]
- Kỳ Bá đáp:
“Con gái 7 tuổi Thận khí thịnh, răng thay, tóc dài; tuổi mười bốn (nhị thất - 2 x 7) thì Thiên quý đến, Nhậm mạch thông, Xung mạch thịnh, Nguyệt sự theo đúng thì chảy xuống, cho nên có thể sinh con; tuổi hai mươi mốt (tam thất - 3 x 7) Thận khí sung mãn, cho nên răng thực mọc lên và dài hẳn; tuổi hai mươi tám (tứ thất - 4 x 7) thì gân và xương cứng chắc, tóc dài nhất, thân thể thịnh tráng; tuổi ba mươi lăm (ngũ thất - 5 x 7) mạch Dương minh bị suy, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu rụng; tuổi bốn mươi hai (lục thất - 6 x 7) mạch Tam dương bị suy ở trên, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu trắng; tuổi bốn mươi chín (thất thất - 7 x 7) Nhậm mạch bị hư, mạch Thái xung suy thiếu, Thiên quý kiệt, mạch đạo ở hạ bộ không còn thông, cho nên hình thể bị hoại và không còn sinh con nữa [17]. Trượng phu (con trai) 8 tuổi thì Thận khí thực, tóc dài, răng thay; tuổi mười sáu (nhị bát - 2 x 8 Thận khí thịnh, Thiên quý đến, tinh khí (có thể) chảy tràn ra, Âm Dương được hòa, cho nên có thể có con; tuổi hai mươi bốn (tam bát - 3 x 8 Thận khí được sung mãn, gân xương thẳng cứng, cho nên răng thực mọc lên và dài hẳn; tuổi ba mươi hai (tứ bát - 4 x 8 gân xương đã to và thịnh, cơ nhục được đầy đủ và khỏe mạnh; tuổi bốn mươi (ngũ bát - 5 x 8 Thận khí suy, tóc rụng, răng bị khô; tuổi lục bát Dương khí suy kiệt ở trên, mặt nhăn, tóc bạc hoa râm; tuổi năm mươi sáu (thất bát) Can khí suy, cân không còn có thể động; tuổi sáu mươi tư (bát bát - 8 x 8 thiên quý kiệt, tinh khí ít đi, tThận ạng bị suy, hình thể đều bị suy cực, do đó mà tóc và răng bị rụng [18]. Thận chủ thủy, nhận tinh khí của ngũ tạng lục phủ để tạng chứa, cho nên nếu ngũ tạng thịnh thì có thể cho chảy ra; nay nếu ngũ tạng đều suy, cân cốt bị yếu, không còn sức, Thiên quý tận, do đó tóc và tóc mai bị trắng, thân thể nặng nề, bước đi không vững, và sẽ không có con” [19].
- Hoàng Đế hỏi:
“Có những người đã già mà vẫn có thể có con, tại sao thế?” [20]
- Kỳ Bá đáp:
“Đó là trường hợp người đó bẩm thụ khí tiên thiên vượt mức, mạch đạo của khí hậu thiên còn thông, vì thế nên Thận khí hữu dư. Trường hợp này, con người có thể có con, nhưng dù sao, nam cũng không thể vượt qua tuổi bát bát, nữ cũng không thể vượt qua tuổi thất thất là tuổi mà tinh khí đều kiệt vậy” [21].
- Hoàng Đế hỏi:
“Người nào biết tu dưỡng theo Thiên đạo, thì sống đến trăm tuổi, có con được không?” (22]
- Kỳ Bá đáp:
“Người nào biết tu dưỡng có thể thay cho tuổi già để bảo toàn hình thể, dù thân thể và tuổi tác có thọ, vẫn sinh con được” [23].
- Hoàng Đế hỏi:
“Ta nghe bậc chân nhân thì thượng cổ chống giữ được với Thiên Địa, nắm giữ được Âm Dương, hô hấp tinh khí, đứng vững để giữ được thần, cơ và nhục rắn chắc. Cho nên họ sống quá tuổi thọ của Thiên Địa không có lúc chấm dứt, đó là do ở tu dưỡng đúng Đạo mà được như vậy [24].
Thì trung cổ, có bậc chí nhân, giữ Đức được thuần, giữ Đạo được toàn, hòa được với Âm Dương. Điều được với tứ thì, tâm họ xa rời được những phiền toái của cuộc đời, thân tránh khỏi bị phiền nhiễu bởi thế tục, tích chứa được cái tinh, bảo toàn được cái thần, đi rong chơi trong cõi Trời Đất, nghe thấy trong cõi xa của tám phương, Đây chính là phép làm cho tăng thêm tuổi thọ để được mạnh khỏe vậy, Những bậc này cũng sẽ có thể quay về với các bậc chân nhân [25].
Thứ đến là các bậc thánh nhân, đứng được trong cái hòa của Trời Đất, theo được cái lý của tám phương, thích ứng được với lòng ham muốn trong khoảng thế tục, không có cái Tâm tức giận, sân si; Hành động của họ không muốn xa rời với cuộc đời, cử chỉ họ không muốn trông vào nơi thế tục; Bên ngoài họ để hình thể mình bị lao nhọc bởi sự việc, bên trong không có cái lo lắng về tư tưởng, lấy sự điềm tĩnh, vui vẻ làm nhiệm vụ, lấy việc thực hiện cái Đạo là công lao; Hình thể họ không bị che lấp, tinh thần họ không bị phân tán; Được vậy, họ cũng sẽ sống được trăm tuổi [26].
Thứ đến là có bậc hiền nhân, Họ bắt chước theo lẽ vận hành của Trời Đất, mô phỏng theo cái tượng của mặt trời mặt trăng, sống theo sự thay đổi của Thiên vận, theo đúng lẽ nghịch tùng của Âm Dương, phân biệt rõ sự thay đổi của bốn mùa; Họ theo đúng được với nếp sống của người thượng cổ, thích hợp và đồng điệu với Thiên Đạo; Được như thế, họ cũng có thể làm tăng tuổi thọ đến chỗ cao nhất [27].
Bài viết này có 0 bình luận