Thiên 02: Tứ Khí Điều Thần Luận.

春三月,此謂發陳,天地俱生,萬物以榮,夜臥早起,廣步於庭,被髮緩形,以使志生,生而勿殺,予而 勿奪,賞而勿罰,此春氣之應養生之道也。逆之則傷肝,夏為寒變,奉長者少。夏三月,此謂蕃秀,天地氣交,萬物華實,夜臥早起,無厭於日,使志無怒,使華英 成秀,使氣得泄,若所愛在外,此夏氣之應養長之道也。逆之則傷心,秋為痎瘧,奉收者少,冬至重病。秋三月,此謂容平,天氣以急,地氣以明,早臥早起,與雞 俱興,使志安寧,以緩秋刑,收斂神氣,使秋氣平,無外其志,使肺氣清,此秋氣之應養收之道也,逆之則傷肺,冬為飱泄,奉藏者少。冬三月,此謂閉藏,水冰地 坼,無擾乎陽,早臥晚起,必待日光,使志若伏若匿,若有私意,若已有得,去寒就溫,無泄皮膚使氣亟奪,此冬氣之應養藏之道也。逆之則傷腎,春為痿厥,奉生 者少。

天氣,清淨光明者也,藏德不止,故不下也。天明則日月不明,邪害空竅,陽氣者閉塞,地氣者冒明,雲 霧不精,則上應白露不下。交通不表,萬物命故不施,不施則名木多死。惡氣不發,風雨不節,白露不下,則菀稾不榮。賊風數至,暴雨數起,天地四時不相保,與 道相失,則未央絕滅。唯聖人從之,故身無奇病,萬物不失,生氣不竭。逆春氣,則少陽不生,肝氣內變。逆夏氣,則太陽不長,心氣內洞。逆秋氣,則太陰不收, 肺氣焦滿。逆冬氣,則少陰不藏,腎氣獨沈。夫四時陰陽者,萬物之根本也。所以聖人春夏養陽,秋冬養陰,以從其根,故與萬物沈浮於生長之門。逆其根,則伐其 本,壞其真矣。

故陰陽四時者,萬物之終始也,死生之本也,逆之則災害生,從之則苛疾不起,是謂得道。道者,聖人行 之,愚者佩之。從陰陽則生,逆之則死,從之則治,逆之則亂。反順為逆,是謂內格。是故聖人不治已病,治未病,不治已亂,治未亂,此之謂也。夫病已成而後藥 之,亂已成而後治之,譬猶渴而穿井,鬭而鑄錐,不亦晚乎。

 

 

xuân tam nhục /ngoạt /nguyệt , thử vị phát trần , thiên địa câu /cụ sanh /sinh , vạn vật dĩ vinh , dạ ngoạ tảo khỉ /khởi , quảng bộ ô /ư đình , bị phát hoãn hình , dĩ sử /sứ chí sanh /sinh , sanh /sinh nhi vật sát , dư nhi  vật đoạn /đoạt , thưởng nhi vật phạt , thử xuân khí chi ưng /ứng dưỡng sanh /sinh chi đạo dã . nghịch chi tắc thương can , hạ vi /vị hàn biến , phụng trường /trưởng giả thiểu /thiếu . hạ tam nhục /ngoạt /nguyệt , thử vị phan /phiên /phiền /phồn tú , thiên địa khí giao , vạn vật hoa thật /thực , dạ ngoạ tảo khỉ /khởi , mô /vô yếm ô /ư nhật , sử /sứ chí mô /vô nộ , sử /sứ hoa anh  thành tú , sử /sứ khí đắc tiết , nhược sở ái tại ngoại , thử hạ khí chi ưng /ứng dưỡng trường /trưởng chi đạo dã . nghịch chi tắc thương tâm , thu vi /vị giai ngược , phụng thu giả thiểu /thiếu , đông chí trọng /trùng bệnh . thu tam nhục /ngoạt /nguyệt , thử vị dung bình , thiên khí dĩ cấp , địa khí dĩ minh , tảo ngoạ tảo khỉ /khởi , dữ kê  câu /cụ hưng /hứng , sử /sứ chí an ninh , dĩ hoãn thu hình , thu liễm thần khí , sử /sứ thu khí bình , mô /vô ngoại kỳ chí , sử /sứ phế khí thanh , thử thu khí chi ưng /ứng dưỡng thu chi đạo dã , nghịch chi tắc thương phế , đông vi /vị sôn tiết , phụng tàng /tạng giả thiểu /thiếu . đông tam nhục /ngoạt /nguyệt , thử vị bế tàng /tạng , thuỷ băng địa  sách /xích , mô /vô nhiễu hồ dương , tảo ngoạ vãn khỉ /khởi , tất đãi nhật quang , sử /sứ chí nhược phục nhược nặc , nhược hựu /hữu tư ý , nhược dĩ hựu /hữu đắc , khứ hàn tựu ôn , mô /vô tiết bì phu sử /sứ khí cức đoạn /đoạt , thử đông khí chi ưng /ứng dưỡng tàng /tạng chi đạo dã . nghịch chi tắc thương thận , xuân vi /vị nuy /uỷ quyết , phụng sanh /sinh  giả thiểu /thiếu .

thiên khí , thanh tịnh quang minh giả dã , tàng /tạng đức bất chỉ , cố bất hạ dã . thiên minh tắc nhật nhục /ngoạt /nguyệt bất minh , tà hại không khiếu , dương khí giả bế tái /tắc , địa khí giả mạo minh , vân  vụ bất tinh , tắc thượng /thướng ưng /ứng bạch lộ bất hạ . giao thông bất biểu , vạn vật mệnh cố bất thi , bất thi tắc danh mộc đa tử . ác /ô /ố khí bất phát , phong vũ bất tiết , bạch lộ bất hạ , tắc uyển cao bất vinh . tặc phong sác /sổ /số chí , bạo /bộc vũ sác /sổ /số khỉ /khởi , thiên địa tứ thì /thời bất tương /tướng bảo , dữ  đạo tương /tướng thất , tắc vị ương tuyệt diệt . duy thánh nhân thung /tòng /tùng chi , cố thân mô /vô cơ /kì /kỳ bệnh , vạn vật bất thất , sanh /sinh khí bất kiệt . nghịch xuân khí , tắc thiểu /thiếu dương bất sanh /sinh , can khí nội biến . nghịch hạ khí , tắc thái dương bất trường /trưởng , tâm khí nội động /đỗng . nghịch thu khí , tắc thái âm bất thu ,  phế khí tiêu mãn . nghịch đông khí , tắc thiểu /thiếu âm bất tàng /tạng , thận khí độc thẩm /trầm . phu /phù tứ thì /thời âm dương giả , vạn vật chi căn bản /bổn dã . sở dĩ thánh nhân xuân hạ dưỡng dương , thu đông dưỡng âm , dĩ thung /tòng /tùng kỳ căn , cố dữ vạn vật thẩm /trầm phù ô /ư sanh /sinh trường /trưởng chi môn . nghịch kỳ căn , tắc phạt kỳ  bản /bổn , hoại kỳ chân hĩ /hỹ .

cố âm dương tứ thì /thời giả , vạn vật chi chung thỉ /thuỷ dã , tử sanh /sinh chi bản /bổn dã , nghịch chi tắc tai hại sanh /sinh , thung /tòng /tùng chi tắc hà /kha tật bất khỉ /khởi , thị vị đắc đạo . đạo giả , thánh nhân hàng /hãng /hành  chi , ngu giả bội chi . thung /tòng /tùng âm dương tắc sanh /sinh , nghịch chi tắc tử , thung /tòng /tùng chi tắc trì /trị , nghịch chi tắc loạn . phản thuận vi /vị nghịch , thị vị nội cách . thị cố thánh nhân bất trì /trị dĩ bệnh , trì /trị vị bệnh , bất trì /trị dĩ loạn , trì /trị vị loạn , thử chi vị dã . phu /phù bệnh dĩ thành nhi hậu dược  chi , loạn dĩ thành nhi hậu trì /trị chi , thí do khát nhi xuyên tỉnh , 鬭nhi chú chuỳ , bất diệc vãn hồ .

 

  

 

Thiên hai: TỨ KHÍ ĐIỀU THẦN LUẬN

Ba tháng mùa xuân gọi là lúc phô bầy cái mới mẻ, Trời đất đều đang lúc sinh, vạn vật được tươi tốt [1]. Con người nên đi ngủ muộn và thức dậy sớm, đi bộ trong sân, xõa tóc với dáng điệu hòa hoãn, tất cả nhằm làm cho cái chí với mình được sinh ra [2]. Chúng ta chỉ nên làm những hành động giúp cho sự sống (sinh) mà không nên làm những hành động giết chết, nên cho mà không chiếm đoạt, nên thưởng thức mà không nên phạt [3]. Đó là chúng ta ứng với xuân khí, cũng là đạo ‘dưỡng sinh’ vậy [4]. Nếu nghịch lại, sẽ làm thương đến Can, đến mùa Hạ sẽ bị bệnh hàn, đó là vì xuân khí không ‘phụng’ đủ khí ‘hạ trưởng’ cho mùa hạ [5].


Ba tháng mùa hạ gọi là thì của cây cỏ sum sê, tươi tốt, khí của Trời Đất giao nhau, vạn vật đều được kết trái, con người nên đi ngủ muộn và thức dậy sớm, đừng trễ lười vào những ngày hạ [6]ï. Tất cả nhằm làm cho cái chí của mình đừng ‘nộ’, làm cho anh hoa được chín đẹp [7]. Phải để cho hạ khí trong người thoát bớt ra ngoài, giống như là nó đi chơi ra ngoài một cách thích thú [8]. Đó là chúng ta ứng với hạ khí, cũng là Đạo ‘dưỡng trưởng’ [9]. Nếu nghịch lại sẽ làm thương đến Tâm, sang mùa thu sẽ bị bệnh sốt rét, đó là vì hạ khí không ‘phụng’ đủ khí ‘thu Thu’ cho mùa thu, mùa đông đến sẽ bị trúng bệnh [10].


Ba tháng mùa thu gọi là thời của vạn vật thịnh và hoa trái được chín, khí Trời trôi nhanh, khí Đất sáng sủa, Con người nên ngủ sớm và thức sớm, cùng gây hứng với gà [11]ø. Tất cả nhằm làm cho cái chí của mình được an tĩnh, làm cho tránh được khí tiêu sai (sát) của mùa thu [12]. Nên thu liễm Thần khí lại, làm cho chúng ta thích ứng được với khí dung bình của mùa thu, đừng để cho chí của mình thoát ra ngoài, làm cho Phế khí được thanh, đó là chúng ta thích ứng được với thu khí, cũng là Đạo “dưỡng thu” vậy [13]. Nếu nghịch lại sẽ làm thương đến Phế, mùa đông sẽ bị bệnh tiêu chảy, đó là vì thu khí không “phụng” đủ khí “đông tạng” cho mùa đông [14].


Ba tháng mùa đông là thì vạn vật bế tạng, nước đóng băng, đất nứt nẻ, chúng ta không nên làm nhiễu loạn Dương khí, nên ngủ sớm, dậy muộn, phải đợi có mặt trời rồi mới dậy, tất cả đều làm cho chí của mình như núp như trốn, như có ý riêng tư, như đã có được một cái gì [15]. Chúng ta phải tránh lạnh tìm ấm, đừng để cho Dương khí thoát ra ngoài bì phu, khiến cho chân khí bị hao tổn một cách nhanh chóng, đó là chúng ta thích ứng được với đông khí, cũng là Đạo ‘dưỡng tạng’ [16]. Nếu nghịch lại sẽ làm thương đến Thận, đến mùa xuân sẽ bị bệnh ‘nuy quyết’, đó là vì đông khí không “phụng” đủ khí “xuân sinh” cho mùa xuân [17].


Thiên khí trong sạch và sáng sủa [18]. Thiên Đức ẩn tạng và vận hành không ngừng, cho nên không cần phải đi xuống [19]. Nếu Thiên khí (bộc lộ ra) thì mặt trời mặt trăng không còn sáng và do đó mà tà khí len vào làm hại các không khiếu [20]. Nếu Thiên khí bị bế tắc thì Địa khí sẽ mất ánh sáng [21]. Nếu vân và vụ không còn ‘tinh’ thì sẽ làm ảnh hưởng đến bên trên làm cho bạch lộ không giáng xuống được [22]. Nếu sự giao hòa giữa Thiên khí và Địa khí không bộc lộ sáng tỏ thì sức sống của vạn vật không thi hóa được, do đó đa số các danh mộc sẽ bị chết, ác khí sẽ phát dương rộng ra [23]. Gió mưa không trúng tiết, bạch lộ không rơi xuống thì cỏ và lúa sẽ không được tươi tốt [24]. Gió dữ cuộn đến, mưa bạo ào rơi, bốn mùa trong Trời Đất không còn giữ được điều hòa, sẽ làm thất đi cái Đạo Như vậy cuộc sống chưa được nửa đường đã bị tuyệt diệt [25]. Duy chỉ có bậc thánh nhân là theo đúng với Thiên Đạo, vì thế họ giữ được thân mình không bị bệnh lạ, vạn vật không mất đi lẽ sống, sinh khí không bị kiệt [26].


Sống nghịch lại với xuân khí, sẽ làm khí Thiếu dương không sinh, Can khí bị nội biến [27]. Sống nghịch lại với hạ khí, sẽ làm cho khí Thái dương không trưởng, Tâm khí bị nội động [28]. Sống nghịch lại với thu khí thì khí Thái Âm không thu, Phế khí bị tiêu mãn [29]. Sống nghịch lại với đông khí thì khí Thiếu Âm không tạng, Thận khí bị độc trầm [30].


Ôi! Âm Dương vận hành trong 4 mùa là cái căn (rễ), cái bản (gốc) của vạn vật [31]. Cho nên, bậc thánh nhân đến mùa xuân và mùa hạ thì dưỡng Dương, đến mùa thu và mùa đông thì dưỡng Âm, đó là để theo đúng với cái căn và cũng để cùng với vạn vật chìm nổi theo cánh cửa của việc sống chết [32].


Nếu sống nghịch lại với cái căn, đó là chặt đứt cái “bản”, là hủy hoại cái “chân” vậy [33].


Cho nên, Âm Dương vận hành trong 4 mùa là nơi chung thỉ của vạn vật, là cái gốc của việc sống chết [34]. Sống nghịch lại với Âm Dương thì tai và hại sẽ sinh ra, sống thuận theo với Âm Dương thì những tật bệnh nặng không thể xẩy, đó gọi là ‘đắc Đạo’ [35].


Đạo là con đường mà thánh nhân đi theo, kẻ ngu thì làm nghịch lại [36]. Theo đúng với Âm Dương thì sống, nghịch lại thì chết, theo đúng với Âm Dương thì trị (yên), nghịch lại thì loạn [37]. Xoay ngược cái thuận thành cái nghịch, gọi là ‘nội cách’ [38].


Cho nên, bậc thánh nhân không “trị: để ý, nghiên cứu” cái đã bệnh mà lo “trị” cái chưa bệnh, không “trị” cái đã loạn mà lo “trị” cái chưa loạn, đúng với ý nghĩa trên đã nói [39]. Ôi! Đợi khi bệnh đã thành rồi mới dùng thuốc, đợi khi loạn đã thành rồi mới trị loạn, cũng ví như đợi khát (nước) rồi mới đào giếng, đợi lúc đánh nhau rồi mới đúc binh khí, như vậy, cũng chẳng là muộn lắm sao? [40].

Bài viết này có 0 bình luận

Viết một bình luận :

4157